intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị phần thẻ tín dụng của NH TMCP Công Thương VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- NGUYỄN THỊ TRÚC LINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- NGUYỄN THỊ TRÚC LINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân Hàng (Hướng ứng dụng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi và được đúc kết từ quá trình học tập nghiên cứu trong thời gian qua. Số liệu trong luận văn được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trúc Linh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 1.4. Kết cấu của luận văn.......................................................................................5 1.5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM HIỆN NAY ...........................................................6 2.1 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng Việt Nam. ............................................6 2.1.1 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam trong thời gian qua....................................................................................................................6 2.1.2 Thực trạng hạ tầng hỗ trợ phát hành và thanh toán thẻ ...............................12 2.1.3 Thực trạng mức độ cạnh tranh và an ninh giao dịch ...................................16 2.2 Hoạt động thẻ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam. ............................19 2.2.1 Giới thiệu về hoạt động thẻ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam… .....19 2.2.2 Thực trạng hoạt động thẻ Vietinbank .........................................................20 2.2.3 Một số sản phẩm thẻ tín dụng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam.....22 2.2.4 Mức độ cạnh tranh của TTD Vietinbank so với một số NH khác… .........23 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................27 3.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết về thẻ tín dụng ..................................................27 3.1.1 Khái niệm và phân loại ................................................................................27 3.1.1.1 Khái niệm ..............................................................................................27
  5. 3.1.1.2 Lịch sử hình thành ................................................................................28 3.1.1.3 Phân loại ...............................................................................................29 3.2 Những lợi ích và rủi ro của thẻ tín dụng .....................................................31 3.2.1 Những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại ......................................................31 3.2.2 Những rủi ro trong thanh toán thẻ tín dụng .................................................34 3.3 Xác định phương pháp nghiên cứu .............................................................36 CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH ...........44 4.1 Phân tích, lựa chọn các nhân tố và đề xuất giả thiết kiểm định. ..............44 4.2 Thực hiện kiểm định và phân tích kết quả mô hình. .................................45 4.2.1 Thống kê cơ bản dữ liệu thu thập ................................................................45 4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu thẻ tín dụng Vietinbank (giả thiết H1) .......................................................................................47 4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. ............................................................................................................51 4.2.3.1 Mục đích sử dụng thẻ ............................................................................51 4.2.3.2 Mức độ sử dụng thẻ...............................................................................52 4.2.3.3 Xu hướng quay vòng thẻ .......................................................................54 4.2.3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính thẻ tín dụng..............56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................60 5.1 Cơ sở đưa ra giải pháp và kiến nghị ...........................................................60 5.1.1 Ưu nhược điểm hình thức thanh toán thẻ tín dụng tại Vietinbank hiện nay60 5.1.2 Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu ........................................................62 5.1.3 Định hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới ............64 5.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường thẻ tín dụng của NH TMCP Công Thương Việt Nam. ..............................................................65 5.2.1 Giải pháp......................................................................................................65 5.2.2 Kiến nghị .....................................................................................................68 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. ...................................70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 76
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ TTD/DS trưởng thành của Việt Nam qua các năm ......................... 8 Bảng 2.2: Mức độ phổ cập thẻ tín dụng tại một số quốc gia (số liệu 2011) ............... 9 Bảng 2.3: Số lượng và giá trị giao dịch của các PTTT trong quý III/2018 .............. 10 Bảng 2.4: Tốc độ internet tại Việt Nam và một số nước trên thế giới ...................... 14 Bảng 2.5: Mức độ phổ cập internet của 20 quốc gia hàng đầu thế giới .................... 15 Bảng 2.6: Sản phẩm thẻ tín dụng Vietinbank .......................................................... 22 Bảng 2.7: Mức độ ưu đãi của thẻ tín dụng Vietinbank và VPbank .......................... 24 Bảng 2.8: So sánh một số chi phí sử dụng TTD của Vietinbank và VPbank ........... 25 Bảng 4.1: Thống kê cơ bản dữ liệu thu thập được .................................................... 46 Bảng 4.2: Thống kê về việc sử dụng thẻ ................................................................... 47 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Chi – bình phương ................................. ……………48 Bảng 4.4: Kết quả mô hình hồi quy nhị phân ........................................................... 50 Bảng 4.5: Omnibus Tests of Model Coefficients ...................................................... 50 Bảng 4.6: Classification Tablea ................................................................................. 51 Bảng 4.7: Kết quả phân tích tần số mục đích sử dụng thẻ tín dụng .......................... 52 Bảng 4.8: Kết quả Levene test .................................................................................. 53 Bảng 4.9: Kết quả phân tích Anova .......................................................................... 54 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định xu hướng duy trì số dư ............................................. 55 Bảng 4.11: Kết quả One-Sample Statistics ............................................................... 56 Bảng 4.12: Model Summaryb ..................... 57 Bảng 4.13: ANOVAa ................................................................................................. 57 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy đa biến .......................................................................... 58
  7. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Đồ thị, sơ đồ Trang Hình 2.1: Tổng số thẻ ngân hàng phát hành qua các thời kỳ .................................... 6 Hình 2.2: Số lượng các loại thẻ ngân hàng qua các thời kỳ ...................................... 7 Hình 2.3: Cơ cấu thẻ ngân hàng cuối năm 2014........................................................ 7 Hình 2.4: Tỷ lệ thẻ tín dụng trong tổng số thẻ ngân hàng năm 2014 ....................... 8 Hình 2.5: Số lượng giao dịch nội địa theo các phương tiện thanh toán .................... 11 Hình 2.6: Giá trị giao dịch nội địa theo các phương tiện thanh toán ........................ 11 Hình 2.7: Số lượng máy ATM/POS .......................................................................... 12 Hình 2.8: Số lượng giao dịch qua ATM/POS ........................................................... 13 Hình 2.9: Giá trị giao dịch qua ATM/POS ............................................................... 13 Hình 2.10: Thị phần thẻ Việt Nam năm 2015 ........................................................... 16 Hình 2.11: Mô hình hoạt động của Trung tâm thẻ Vietinbank ................................. 19 Hình 2.12: Thị phần doanh số sử dụng thẻ TDQT năm 2018 ................................. 20 Hình 2.13: Số lượng kích hoạt thẻ TDQT Vietinbank khu vực Miền Nam ........... 21 Hình 2.14: Doanh số thanh toán thẻ Vietinbank khu vực Miền Nam ................... 21 Hình 2.15: Thu phí hoạt động thẻVietinbank khu vực Miền Nam ........................ 22
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG 1. ATM : Automated Teller Machine (máy rút tiền tự động) 2. NH : Ngân hàng 3. NHNN : Ngân hàng nhà nước 4. NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần 5. OLS : Ordinary Least Square ( bình phương nhỏ nhất) 6. OTP : One Time Password 7. POS : Point of sale (điểm chấp nhận thẻ) 8. PTTT : Phương thức thanh toán 9. TTD : Thẻ tín dụng 10. TDQT : Tín dụng quốc tế 11. Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 12. SMS : Short Message Services 13. VN : Việt Nam 14. VIP : Very Important Person
  9. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của chúng. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định lại mô hình của Abdul-Muhmin và Umar đã thực hiện năm 2007 và sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu thẻ tín dung là độ tuổi, thu nhập bình quân và cảm nhận về nợ và chỉ có nhân tố thu nhập bình quân là có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng thẻ của khách hàng. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn tìm ra mục đích sử dụng thẻ được nhiều người hướng đến nhất là “Dùng để mua trả góp các hàng hóa dịch vụ” và thuộc tính TTD được nhiều người quan tâm nhất là “Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất)”. Kết quả này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường TTD VN nói chung và Vietinbank nói riêng trong tương lai. Từ khóa: thẻ tín dụng, quyết định sử dụng, quyết định sở hữu. ABSTRACT This study aims to find out the factors that influence customers' decision to own and use credit cards at VietinBank in Ho Chi Minh City as well as determine the extent of their impact. In this study, the author will re-examine the model of Abdul-Muhmin and Umar conducted in 2007 and use the methods of convenient sampling. The results show that there are three factors that influence the decision of credit card ownership: age, average income and attitude towarddebt and only the average income factor that affects to the decision of usage intensity. Besides that, the research also found the purpose of using the card is the most aimed at is "To take advantage of discounts" and the attribute of credit card is most interested in is "Service charges (interest)". This result will play an important role in providing solutions and recommendations to promote the development of Vietnam's credit card market in general and Vietinbank in particular in the future. Keywords: Credit card, decision to use, ownership decision.
  10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, ngân hàng điện tử nói chung và việc thanh toán qua TTD nói riêng sẽ giúp đa dạng dịch vụ và gia tăng lợi thế cho các NH. Vì vậy, nếu NH nào phát triển tốt mảng dịch vụ này sẽ có được một lợi thế cạnh tranh lớn đối với những NH khác. Nhưng thực tế cho thấy rằng các dịch vụ về TTD vẫn chưa thực sự phát triển mạnh ở VN. Vì vậy, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD ở VN có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho các NH có thể đưa ra những chính sách tiếp thị phù hợp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ TTD ở VN. Tính đến quý III/2018, tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế đã lên tới 147,3 triệu thẻ, tăng 11,59% so với đầu năm (NHNN, 2018). Số lượng phát hành thẻ vẫn liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây, cùng với xu hướng thanh toán đang dần thay đổi từ tiền mặt sang phi tiền mặt. Trong số hơn 147,3 triệu thẻ ngân hàng kể trên, phải đến hơn 90% là thẻ ghi nợ, đồng nghĩa các loại thẻ khác như TTD chỉ chiếm một phần rất nhỏ.Trong khi dân số VN có hơn 70 triệu người trưởng thành, tốc độ tăng trưởng thu nhập và chi tiêu thuộc hàng nhanh nhất trong khu vực. Điều này cho thấy dư địa của thị trường TTD vẫn còn lớn và cuộc đua cạnh tranh giành giật thị phần trên thị trường này mới chỉ bắt đầu. Hơn 10 năm tham gia thị trường, hoạt động kinh doanh thẻ của VietinBank đã phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhờ những tiện ích vượt trội, VietinBank đã vươn lên trở thành một trong những NH dẫn đầu tại VN với 28,9% thị phần TTD quốc tế; 29,9% thị phần phát triển máy chấp nhận thẻ (POS).Tuy nhiên, những năm gần đây, các NH nhỏ, NH ngoại và thậm chí gần đây là các công ty tài chính trong nước, tổ chức tài chính nước ngoài cũng đã nhảy vào, sẵn sàng cạnh tranh quyết liệt để nhanh chóng giành giật thị phần TTD. Chẳng hạn Shinhan Bank đặt tham vọng lọt vào top 3 tổ chức phát hành TTD trong 3 năm tới ở VN. FE Credit và Home Credit, 2 công ty cho vay tiêu dùng hàng đầu cũng đang đẩy mạnh mời chào phát hành TTD với nhiều ưu đãi, khuyến mại. Lotte Card thông qua thương vụ thâu tóm Techcom Finance trở thành công ty tài chính Hàn Quốc đầu tiên được phép phát hành TTD tại VN...
  11. 2 Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó, Vietinbank cần có những chính sách thực sự hiệu quả để duy trì và cải thiện vị thế hiện có trên thị trường TTD. Để đưa ra được những chính sách như vậy, việc nắm bắt tâm lý, hành vi của khách hàng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng có một cái nhìn chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại Vietinbank, làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả và bền vững. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị phần TTD của NH TMCP Công Thương VN. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM. - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM. - Đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị phần TTD của NH TMCP Công Thương VN trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM. Đối tượng khảo sát: Các khách hàng có sở hữu và sử dụng TTD của NH TMCP Công Thương VN. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất cả nước.
  12. 3 Câu hỏi nghiên cứu: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào? - Cần làm gì để phát triển thị phần TTD của NH TMCP Công Thương VN hiện nay. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp cận thực tế thu thập thông tin kết hợpvới việc phân tích mô hình kinh tế lượng để rút ra kết luận. Tham khảo các nghiên cứu trước TTD đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới. Những vấn đề thị trường thẻ VN đang đối mặt cũng đã từng được nhiều nhà kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ lựa chọn mô hình được cho là phù hợp nhất với thị trường TTD VN hiện nay để đưa vào nghiên cứu định lượng. Kết quả của quá trình hồi quy, kiểm định sẽ cho biết mô hình được chọn có phù hợp hay không và nếu mô hình là phù hợp thì chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào. Một số nghiên cứu được lựa chọn đưa vào tham khảo cụ thể như sau: Nghiên cứu của Kara et al (1994): Kara et al. (1994), trong bài nghiên cứu các chiến lược phát triển TTD cho thị trường thanh thiếu niên đã tiến hành phỏng vấn 102 sinh viên đại học ở Nam Florida, và 127 sinh viên đại học ở phía Nam trung tâm Pennsylvania. Kết quả cho thấy lãi suất là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng TTD của các đối tượng này. Nghiên cứu của Okan Veli Safakli (2005): Năm 2005, Okan Veli Safakli đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng TTD của người dân ở Bắc Síp. Kết quả thu được bảy nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng TTD của người dân nơi đây, trong đó các nhân tố về sự tiện dụng của TTD (chi tiêu trước, thanh toán sau; không cần mang theo tiền mặt; có thể rút tiền mặt khi cần) có ảnh hưởng lớn nhất. Nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar (2007): Năm 2007, Abdul- Muhmin and Umar thực hiện thu thập thông tin qua một cuộc khảo sát do NH tài trợ sử dụng cấu trúc bảng câu hỏi tự quản. Kết quả cho thấy ngoại trừ quốc tịch, tất cả
  13. 4 các biến đều có ý nghĩa liên quan đến sở hữu và sử dụng TTD. Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu TTD tăng theo tuổi tác, thu nhập và giáo dục, xác nhận kỳ vọng trong giả thuyết. Nghiên cứu định lượng Số liệu được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi, phỏng vấn thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 2 phần: phần 1 bao gồm các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập bình quân…, phần 2 bao gồm các câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 mức độ (mức 1: hoàn toàn không đồng ý, mức 5: hoàn toàn đồng ý). Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Sẽ có 700 bảng câu hỏi được phát ra cho những khách hàng, bạn bè, người thân được xem là có khả năng sử dụng TTD của NH TMCP Công Thương VN đang sống và làm việc tại Tp.HCM và dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu chính là vấn đề sở hữu và vấn đề sử dụng TTD. Trong đó vấn đề sử dụng TTD thể hiện qua ba tiêu chí gồm mục đích sử dụng thẻ, mức độ sử dụng thẻ và xu hướng duy trì số dư. Bên cạnh đó, còn hướng đến việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến việc sở hữu và sử dụng thẻ. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD, kiểm định Chi – bình phương sẽ được sử dụng để kiểm tra mối liên quan giữa các nhân tố được xem xét (biến độc lập) với việc sở hữu TTD của khách hàng (biến phụ thuộc). Bên cạnh đó, mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic) cũng được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xem xét đến quyết định sử dụng TTD của khách hàng. Từ mô hình hồi quy này tác giả sẽ rút ra mô hình dự báo xác suất khách hàng sở hữu TTD Vietinbank. Nhằm xem xét mục đích sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng phân tích tần số để tìm ra các nhu cầu sử dụng thẻ được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (oneway Anova)nhằm phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính khách hàng đối với mức độ sử dụng TTD của họ. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng duy trì số dư của khách hàng, kiểm định Chi – bình phương sẽ lại được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố được xem xét và xu hướng duy trì số dư của
  14. 5 khách hàng. Và để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng kiểm định trung bình và mô hình hồi quy đa biến để xác định các thuộc tính TTD có ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng thẻ của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh sự biến động số liệu qua các năm, thống kê dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo và tạp chí, báo cáo nội bộ của các ngân hàng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD. 1.4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần tóm tắt đề tài và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan về TTD và thực trạng sử dụng TTD tại NH TMCP Công Thương VN hiện nay Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích, lựa chọn nhân tố và kết quả mô hình Chương 5: Giải pháp và kiến nghị 1.5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả của nghiên cứu nhằm giúp các cấp quản lý NH TMCP Công Thương VN nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng để có thể đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, nó còn là tiền đề cho những nghiên cứu khác về tâm lý, hành vi của khách hàng trong việc lưạ chọn sử dụng các dịch vụ khác của NH TMCP Công Thương VN trong tương lai. Tóm tắt chương 1: Trong chương 1 cũng đã trình bày chi tiết về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; giới thiệu phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vị nghiên cứu, kết cấu của luận văn và giá trị khoa học của đề tài. Như vậy, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về đề tài nghiên cứu giúp người đọc có cái nhìn tổng quan đề tài để làm cơ sở cho chương 2 phân tích tổng quan về TTD và thực trạng sử dụng TTD tại NH TMCP Công Thương VN tiếp sau đây.
  15. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng thị trường TTD VN. 2.1.1 Thực trạng phát hành và thanh toán TTD tại VN trong thời gian qua  Phát hành thẻ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của internet và hệ thống công nghệ thông tin, giao dịch qua thẻ ngân hàng đã và đang gia tăng mạnh mẽ. Theo đó, số lượng thẻ ngân hàng cũng tăng lên vượt bậc. Theo thống kê của NHNN, thời điểm đầu năm 2016, tổng số thẻ ngân hàng được phát hành vào khoản 99,52 triệu thẻ thì đến cuối quý III năm 2018, tổng số thẻ ngân hàng đã đạt 147,3 triệu thẻ. Điều đó có nghĩa là chỉ trong thời gian chưa đến 3 năm, số thẻ ngân hàng đã tăng thêm 47,78 triệu thẻ tương đương với hơn 48% tổng số thẻ đã phát hành được trong suốt thời gian trước 2016. Hình 2.1: Tổng số thẻ ngân hàng phát hành qua các thời kỳ Đơn vị tính: Triệu thẻ 142 147 160 127 132 136 121 140 102 106 110 111 116 120 100 100 80 60 40 20 - Nguồn: Tổng hợp thống kê của NHNN qua các năm Tuy nhiên, trong số thẻ ngân hàng đã phát hành, TTD lại chiếm một số lượng rất hạn chế. Theo Thông tư số 31/2013/TT-NHNN ngày 13/12/2013 của NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chỉ tiêu số liệu về số lượng thẻ đã phát hành lũy kế không thu thập chi tiết theo phạm vi và nguồn tài chính. Mặc dù hiện nay không thu thập được số liệu chính thức về số lượng TTD đã phát hành nhưng dựa vào số liệu có được từ trước 2015 cũng có thể thấy rõ điều này.
  16. 7 Hình 2.2: Số lượng các loại thẻ ngân hàng qua các thời kỳ Đơn vị tính: triệu thẻ 80 73.6 69.8 66.3 70 61.1 63.2 60 50 - Thẻ ghi nợ 40 - Thẻ tín dụng 30 - Thẻ trả trước 20 10 2.43 2.67 2.522.86 2.77 3.04 3.04 3.26 3.29 3.51 - IV/2013 I/2014 II/2014 III/2014 IV/2014 Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN Theo thống kê của NHNN, tại thời điểm cuối năm 2014, trong tổng số 80,39 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành, thẻ tín dụng có số lượng ít nhất với 3,29 triệu thẻ tín dung chiếm 4,09% trong khi thẻ ghi nợ có số lượng đến 73,59 triệu thẻ chiếm đếm 91,54%. Hình 2.3: Cơ cấu thẻ ngân hàng cuối năm 2014 4.09% 4.37% - Thẻ ghi nợ - Thẻ tín dụng - Thẻ trả trước 91.54% Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN Mặc dù chiếm một tỷ lệ không nhiều trong tổng số thẻ ngân hàng đã phát hành nhưng cần phải nhìn nhận rằng tốc độ tăng trưởng của TTD đang tăng nhanh hơn các loại thẻ khác. Trong khi đầu năm 2014, số lượng TTD phát hành được là 2,43 triệu thẻ chiếm 3,81% tổng số thẻ ngân hàng thì đến cuối năm 2014 con số này là 3,29 triệu thẻ chiếm 4,27%. Các con số này cũng chỉ ra rằng, chỉ riêng
  17. 8 trong năm 2014, tổng số TTD phát hành đạt 0,86 triệu thẻ, tương đương 35,39% tổng số TTD phát hành được trong thời gian trước đó. Hình 2.4: Tỷ lệ TTD trong tổng số thẻ ngân hàng năm 2014 4.40% 4.30% 4.27% 4.20% 4.16% 4.10% 4.00% 3.99% 3.90% 3.80% 3.82% 3.81% 3.70% 3.60% 3.50% IV/2013 I/2014 II/2014 III/2014 IV/2014 Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN Mặc dù số lượng thẻ được phát hành đang có sự tăng trưởng tương đối nhanh nhưng nhìn chung thị trường TTD của VN vẫn còn non trẻ. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTD vẫn chưa phổ dụng với đa số người dân VN nói chung mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Bằng chứng là tỷ lệ TTD trên dân số trưởng thành của VN là rất thấp. Bảng 2.1: Tỷ lệ TTD/DS trưởng thành của VN qua các năm Tỷ lệ dân số trưởng thành trên tổng dân số 75% Tỷ lệ Dấn số trưởng TTD/DS thành (>= 15 Số lượng trưởng Năm dân số tuổi) TTD thành 2014 92.423.338 69.317.504 3.290.000 0,0475 2013 91.378.752 68.534.064 2.430.000 0,0355 2012 90.335.547 67.751.660 1.620.000 0,0239 Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN và trang web https://danso.org Tuy tỷ lệ TTD/DS trưởng thành của VN đang có xu hướng tăng nhưng so với mức độ phổ cập TTD của các nước trên thế giới vẫn còn rất thấp. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc trung bình mỗi người dân có hơn 2 TTD.
  18. 9 Ngay cả một quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia với điều kiện hạ tầng internet còn hạn chế cũng có tỷ lệ TTD/dân số cao hơn VN (0,0652 so với 0,0168 số liệu năm 2011). Bảng 2.2: Mức độ phổ cập TTD tại một số quốc gia (số liệu 2011) Dân số Thẻ tín dụng Bình quân số Tên nước (triệu) (triệu) TTD/người Mỹ 313 800 2.5559 Nhật Bản 128 320 2.5000 Hàn Quốc 49 100 2.0408 Đài Loan 23 32 1.3913 Trung Quốc 1,341 285 0.2125 Indonesia 230 15 0.0652 VN 87 1.46 0.0168 Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2012  Giao dịch qua thẻ Hệ quả tất yếu của việc số lượng thẻ phát hành còn ít là việc thanh toán qua TTD cũng còn rất hạn chế. Không có thống kê chính thức nào về số lượng cũng như giá trị giao dịch qua TTD tại VN thời gian qua, tuy nhiên thông qua thống kê của NHNN về số lượng và giá trị giao dịch của các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế có thể thấy rõ điều này. Mặc dù đến cuối quý III/2018 tổng số lượng thẻ ngân hàng phát hành được 147,3 triệu thẻ, nếu tính bình quân trên tổng dân số là 97 triệu người thì mỗi người dân VN sở hữu hơn 1,5 thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua thẻ so với tổng phương tiện thanh toán không đáng là bao.
  19. 10 Bảng 2.3: Số lượng và giá trị giao dịch của các PTTT trong quý III/2018 SỐ LƯỢNG GD GIÁ TRỊ GIAO DỊCH SỐ GIAO GIÁ TRỊ GD DỊCH (MÓN) Tỷ lệ (TỶ VND) Tỷ lệ Thẻ ngân hàng (*) 51.409.641 20% 143.360 1% Sec 172.568 0% 81.994 0% Lệnh chi 173.737.554 68% 18.281.024 85% Nhờ thu 16.184.693 6% 1.262.766 6% Phương tiện thanh toán khác 13.732.462 5% 1.798.462 8% Tổng 255.236.918 100% 21.567.606 100% (*) Phản ánh số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa được thực hiện bằng thẻ do NH phát hành báo cáo, không bao gồm: (i) các giao dịch thanh toán quốc tế, giao dịch của các thẻ do các NH nước ngoài phát hành; (ii) các khoản gửi, rút tiền hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một; và (iii) các khoản thanh toán giữa tổ chức tín dụng và khách hàng (như các khoản cho vay, trả nợ gốc/lãi, phí,…) Nguồn: Thống kê của NHNN Qua bảng thống kê trên có thể thấy rằng, trong quý III/2018 số lượng giao dịch qua thẻ ngân hàng chỉ đạt 51,4 triệu giao dịch, chiếm 20% trong tổng phương tiện thanh toán. Còn xét về giá trị giao dịch thì thanh toán thẻ chỉ đạt một con số vô cùng khiêm tốn tốn là 143,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% trong tổng phương tiện thanh toán. Đây không phải là vấn đề của riêng quý III/2018 mà trong nhiều năm qua, thẻ ngân hàng chưa bao giờ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng phương tiện thanh toán, thay vào đó lệnh chi mới là phương tiện được lựa chọn nhiều nhất với giá trị thanh toán áp đảo.
  20. 11 Hình 2.5: Số lượng giao dịch nội địa theo các phương tiện thanh toán Nguồn: Website NHNN Hình 2.6: Giá trị giao dịch nội địa theo các phương tiện thanh toán Nguồn: Website NHNN Điều này có thể giải thích là do các phương tiện thanh toán khác chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng với giá trị giao dịch lớn trong khi thẻ ngân hàng chỉ thường được các cá nhân sử dụng cho các giao dịch giá trị thấp. Tuy nhiên với hơn 97 triệu người dân VN mà mỗi người bình quân sở hữu hơn 1,5 thẻ ngân hàng so với chưa đến 600 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động nhưng giá trị giao dịch lại vô cùng khiêm tốn trong tổng phương tiện thanh toán thì có thể thấy rằng số người thực sự sử dụng chiếc thẻ ngân hàng của mình để thanh toán là không đáng kể. Thật vậy, theo thống kê của Hội thẻ Ngân hàng VN, tính đến cuối 2017, tổng số thẻ phát hành được là 132 triệu thẻ thì trong đó chỉ có 77 triệu thẻ là có giao dịch chiếm 58,33%, số còn lại không hoạt động gây lãng phí lớn cho cả ngân hàng phát hành và người sử dụng thẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2