intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố rào cản trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích vào công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đây hầu như chỉ tập trung nghiên cứu vào các nhân tố thúc đẩy việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN chứ chưa thật sự đi sâu phân tích nghiên cứu các nhân tố rào cản. Do đó bài nghiên cứu sẽ góp phần củng cố và nâng cao tính hiệu quả cho các nghiên cứu trước đồng thời mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về đề tài này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố rào cản trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích vào công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ KHÁNH HUY CÁC NHÂN TỐ RÀO CẢN TRONG VIỆC ÁP DỤNG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ KHÁNH HUY CÁC NHÂN TỐ RÀO CẢN TRONG VIỆC ÁP DỤNG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC SINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố rào cản trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích vào công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép từ bất cứ ai. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Nội dung của bài nghiên cứu có tham khảo từ các tài liệu khác như sách, tạp chí, các bài nghiên cứu trước và đã được liệt kê đầy đủ theo danh mục các tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017 Tác giả Lê Khánh Huy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................3 MỤC LỤC ................................................................................................................................4 DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................................................8 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................................10 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4 6. Ý nghĩa nghiên cứu..................................................................................................... 5 7. Kết cấu đề tài .............................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..........................................................................7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 7 1.1.1 Các nghiên cứu về việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công .............. 7 1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố rào cản trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại khu vực công .............................................................................................................. 9 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 13
  5. 1.3 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện và định hướng về đề tài nghiên cứu của tác giả ................................................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................22 2.1 Khái niệm về khu vực công và chuẩn mực kế toán công quốc tế ............................... 22 2.1.1 Khái niệm khu vực công ...................................................................................... 22 2.1.2 Giới thiệu Chuẩn mực kế toán công quốc tế........................................................ 23 2.2 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp ........... 24 2.2.1 Những vấn đề chung về đơn vị hành chính sự nghiệp ......................................... 24 2.2.2 Kế toán hành chính sự nghiệp .............................................................................. 24 2.3 Các nhân tố rào cản ảnh hưởng việc áp dụng cơ sở dồn tích vào các đơn vị hành chính sự nghiệp ........................................................................................................................... 31 2.3.1 Áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (CSDT) ... 31 2.3.2 Nhận thức của nhà quản lý (NTNQL) ................................................................. 31 2.3.3 Trình độ, năng lực của nhân viên (TDNV) .......................................................... 32 2.3.4 Hệ thống pháp lý (HTPL) .................................................................................... 33 2.3.5 Chứng từ kế toán (CTKT) .................................................................................... 34 2.3.6 Công nghệ thông tin (CNTT)............................................................................... 34 2.4 Tổng quan lý thuyết nền của bài nghiên cứu .............................................................. 35 2.4.1 Lý thuyết Ủy nhiệm ............................................................................................. 35 2.4.2 Lý thuyết Hành vi dự định ................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................37
  6. 3.1 Khung nghiên cứu ....................................................................................................... 37 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 38 3.1.2 Các bước thực hiện nghiên cứu ........................................................................... 39 3.2 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 42 3.2.1 Thiết lập các giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................................................. 42 3.2.2 Xây dựng thang đo ............................................................................................... 45 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................... 48 3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập ............................................................... 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................................50 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................................... 50 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................................... 50 4.2.1 Thống kê mô tả .................................................................................................... 50 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................................... 51 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................................... 52 4.2.4 Phân tích tương quan ........................................................................................... 58 4.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................................ 59 4.3 Bàn về kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................68 5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 68 5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................... 70 5.2.1 Hoàn thiện nhân tố hệ thống pháp lý ................................................................... 70
  7. 5.2.2 Hoàn thiện nhân tố trình độ, năng lực của nhân viên .......................................... 73 5.2.3 Hoàn thiện nhân tố công nghệ thông tin .............................................................. 75 5.2.4 Hoàn thiện nhân tố chứng từ kế toán ................................................................... 76 5.3 Hạn chế đề tài .............................................................................................................. 77 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................................ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................1 DANH MỤC PHỤ LỤC ..........................................................................................................3
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT  Từ viết tắt tiếng Anh EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis IPSAS Chuẩn mực kế toán công quốc tế International Public Sector Accounting Standards IPSASB Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế International Public Sector Accounting Standards Board SPSS Phần mềm thống kê khoa học xã hội Statistial Package for the Social Sciences TABMIS Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc Treasury And Budget Management Information System  Từ viết tắt tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CCDC Công cụ dụng cụ GTGC Ghi thu ghi chi HCSN Hành chính sự nghiệp NLVL Nguyên liệu vật liệu NSNN Ngân sách Nhà nước TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định
  9. UBND Ủy ban Nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ  Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố rào cản từ 03 nghiên cứu nước ngoài Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nhân tố Bảng 3.2 Thang đo các nhân tố rào cản ảnh hưởng Bảng 3.3 Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát Bảng 4.1 Bảng tổng hợp đánh giá độ tin cậy thang đo Bảng 4.2 Ma trận xoay Varimax cho nhân tố độc lập (lần 1) Bảng 4.3 Kiểm định KMO, Bartlett cho nhân tố độc lập Bảng 4.4 Kiểm định Phương sai trích cho nhân tố độc lập Bảng 4.5 Ma trận xoay Varimax cho nhân tố độc lập (lần 2) Bảng 4.6 Kiểm định KMO, Bartlett cho nhân tố phụ thuộc Bảng 4.7 Kiểm định phương sai trích cho nhân tố phụ thuộc Bảng 4.8 Ma trận xoay Varimax cho nhân tố phụ thuộc Bảng 4.9 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình Bảng 4.10 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy (lần 1) Bảng 4.11 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình nghiên cứu Bảng 4.12 Kiểm định ANOVA Bảng 4.13 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy (lần 2) Bảng 4.14 Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát Bảng 4.15 Tổng hợp các nhân tố và các biến quan sát trong kết quả nghiên cứu
  11.  Danh mục sơ đồ Sơ đồ 3.1 Khung nghiên cứu Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị Sơ đồ 5.1 Mô hình nghiên cứu thực tế
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, kế toán tại Việt Nam cũng đã có những bước phát triển quan trọng, trong cả kế toán khu vực công và kế toán khu vực tư nhân. Tuy nhiên, kế toán khu vực tư nhân đã có những bước tiến dài hơn trên con đường hoàn thiện của mình đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Để đạt được điều đó, kế toán khu vực tư nhân tại nước ta đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng trong xã hội, nhiều thế hệ cũng như có rất nhiều nghiên cứu cho lĩnh vực kế toán tại khu vực này. Nhìn sang lĩnh vực kế toán khu vực công tại Việt Nam thì có thể thấy về mức độ phát triển là không đồng bộ cùng với kế toán tại khu vực tư nhân. Hệ quả này là do mức độ quan tâm cũng như mức độ hiểu biết về chức năng và tầm quan trọng của kế toán khu vực công là còn thấp. Bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, tồn tại rất nhiều thách thức, nguy cơ lạm phát cao quay trở lại, rủi ro về tín dụng vẫn chưa được kiểm soát ở mức an toàn, bất ổn kinh tế trên thế giới vẫn đang tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên tác động này không chỉ mang lại những điều tiêu cực cho nước ta, mà còn mang lại cơ hội để nhìn nhận và thấy rõ những khuyết điểm còn tồn tại trong các chính sách đầu tư, cơ chế quản lý cũng như các chính sách tài chính đang kìm hãm nền kinh tế của nước ta. Định hướng của Chính phủ là tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính nước ta trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề về cải cách và phát triển lĩnh vực kế toán công được xem là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhằm mang lại sự minh bạch hơn, rõ ràng hơn, hiệu quả hơn, chất lượng hơn trong các thông tin mang lại cùng với sự gia tăng trách nhiệm hơn của các bên liên quan, từ đó thúc đẩy sự hồi phục và tiến đến là phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những việc nền tảng cần phải làm khi phát triển tài chính công là hệ thống kế toán tại khu vực này. Theo cam kết cũng như lộ trình đã vạch ra, Việt Nam phải áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) nhằm đạt được các mục tiêu về chất
  13. 2 lượng báo cáo tài chính (BCTC). Để làm được việc đó, trước nhất BCTC khu vực công cần phải được lập và trình bày trên cơ sở dồn tích. Trên thực tế hiện nay, cơ sở kế toán tại khu vực công tại Việt Nam vẫn chưa rõ ràng. Chẳng hạn như đơn vị thu chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) thì áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh, còn đơn vị sử dụng ngân sách thì lại áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh. Điều này gây nên những khó khăn trong cách hạch toán kế toán tại đơn vị, đồng thời mang đến sự không thống nhất giữa các thông tin được báo cáo từ các đơn vị trong khu vực công. Từ đó, chất lượng cung cấp thông tin là thấp và kém hiệu quả, kéo theo việc gây trở ngại cho việc thiết kế cơ chế quản lý tài chính cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin. Theo những nghiên cứu trên thế giới việc áp dụng kế toán dồn tích toàn diện sẽ mang lại những lợi ích lớn khi được thực hiện thống nhất và đồng bộ giữa các đơn vị với nhau. Bởi vì mục tiêu cải cách kế toán khu vực công là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Nhà nước, đồng thời thực hiện công khai hoạt động tài chính, cung cấp thông tin tài chính - kế toán đầy đủ, trung thực. Tuy nhiên, tình hình hiện tại, thông tin tài chính Nhà nước nói chung và thông tin tài chính các đơn vị Hành chính sự nghiệp nói riêng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu trên, một trong những nguyên nhân là do kế toán khu vực công vẫn chưa chuyển đổi cơ sở kế toán cho phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Do đó con đường phát triển của tài chính công nói chung và kế toán khu vực công nói riêng là thực hiện đồng bộ việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích toàn diện cho tất cả các đơn vị. Mục tiêu quan trọng này được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố, và cũng bị kìm hãm, hạn chế bởi một số nhân tố. Hiện nay, các bài nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy và từ đó đưa ra các giải pháp. Tuy nhiên, để các giải pháp này được áp dụng một cách thật sự hiệu quả thì việc nghiên cứu các nhân tố rào cản là thật sự cần thiết; bởi một khi đã dỡ bỏ được rào cản thì quá trình áp dụng cơ sở dồn tích trong khu vực công mới phát triển một cách nhanh chóng và bền vững. Từ việc nghiên cứu phân tích các nhân tố rào cản cũng sẽ giúp cho việc đưa ra các giải pháp thiết thực hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra việc nghiên cứu các nhân tố rào cản cũng sẽ mang lại một góc nhìn toàn diện hơn về các nhân tố tác động
  14. 3 cũng như phát hiện thêm những nhân tố mới tác động đến mục tiêu quan trọng đã đề cập phía trên. Từ những thực tế trên, tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu “Các nhân tố rào cản trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích vào công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát – Nhận diện và xác định các nhân tố rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). – Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cho việc cải cách, đổi mới cơ sở kế toán tại khu vực công nói chung và ở đơn vị HCSN nói riêng được khả thi, qua đó cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế và xu hướng chung về kế toán công của các quốc gia trên thế giới nhưng vẫn phù hợp với môi trường của Việt Nam.. b. Mục tiêu cụ thể – Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng (nhân tố thúc đẩy cũng như nhân tố rào cản) trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. – Xác định các nhân tố rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. – Đo lường mức độ tác động ảnh hưởng của các nhân tố rào cản này đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. – Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tác động của các nhân tố rào cản đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN.
  15. 4 3. Câu hỏi nghiên cứu – Câu hỏi 1: Các nhân tố rào cản nào ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN? – Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố rào cản đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN? – Câu hỏi 3: Các giải pháp nào nhằm hoàn thiện các nhân tố, góp phần hạn chế tác động của các nhân tố rào cản đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nhân tố rào cản đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. b. Phạm vi nghiên cứu – Về phạm vi không gian: đề tài tập trung thu thập dữ liệu và nghiên cứu tại các đơn vị HCSN tại TP.HCM. – Về phạm vi thời gian: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong quý 2 năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: định tính và định lượng: – Phương pháp nghiên cứu định tính: Tham khảo các bài nghiên cứu, các đề tài, các luận văn có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, luận văn cũng sẽ tổng quát lý thuyết về kế toán khu vực công, cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị
  16. 5 HCSN. Từ đó tổng hợp, phân tích nhằm tìm ra các nhân tố rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. – Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. 6. Ý nghĩa nghiên cứu – Về mặt học thuật: Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đây hầu như chỉ tập trung nghiên cứu vào các nhân tố thúc đẩy việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN chứ chưa thật sự đi sâu phân tích nghiên cứu các nhân tố rào cản. Do đó bài nghiên cứu sẽ góp phần củng cố và nâng cao tính hiệu quả cho các nghiên cứu trước đồng thời mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về đề tài này. – Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu sẽ mang lại những kết quả nhằm khám phá ra các nhân tố rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN. Từ kết quả này sẽ giúp cho các bên liên quan nhận diện, từ đó thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm thực hiện việc chuyển đổi cơ sở kế toán hiện tại sang cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị HCSN một cách hiệu quả nhất. 7. Kết cấu đề tài Bài nghiên cứu bao gồm Phần mở đầu và 5 chương. – Phần mở đầu – Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài – Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  17. 6 – Chương 5: Kết luận, kiến nghị
  18. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1 Các nghiên cứu về việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công Zhang (2005) đã thực hiện nghiên cứu và tìm ra các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống kế toán tài chính tại Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1949 trở đi. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập dữ liệu một cách rất công phu nhằm có thể thấy được bức tranh toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán hiện tại của Trung Quốc lúc bấy giờ; có thể kể đến các dữ liệu tác giả đi tìm hiểu như việc thay đổi số lượng nhân viên kế toán, hệ thống kế toán tại các đơn vị, chức năng kế toán, báo cáo tài chính, phương pháp kế toán, các quản lý kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ), việc quản lý quỹ, ... Từ đó, tác giả đưa ra 06 nhân tố tổng quát ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống kế toán là nhân tố chính trị, nhân tố pháp luật, nhân tố kinh tế, nhân tố quốc tế, nhân tố văn hóa và nhân tố giáo dục. Nghiên cứu này không hướng đến hệ thống kế toán khu vực công, tuy nhiên những nhân tố được tác giả tìm ra ở trên vẫn được sử dụng làm nền tảng cho các nhiều nghiên cứu sau tại lĩnh vực kế toán công. Ngoài ra, nghiên cứu này được thực hiện với phạm vi thời gian là sau năm 1949 – năm thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được cho là có nền kinh tế khá tương đồng với nền kinh tế của Việt Nam hiện tại. Nghiên cứu của Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013) dựa theo nền tảng nghiên cứu của Zhang (2005) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi, phát triển hệ thống kế toán công ở Romania. Đây là nghiên cứu được áp dụng vào khu vực kế toán công, khẳng định lại và chỉ ra rằng có 06 nhân tố ảnh hưởng là nhân tố chính trị, nhân tố pháp lý, nhân tố kinh tế, nhân tố giáo dục, nhân tố văn hóa xã hội và nhân tố nghề nghiệp. Điểm mới của nghiên cứu này là đã dựa vào 06 nhân tố trên để phân tích cho 09 giai đoạn
  19. 8 trong lịch sử hệ thống kế toán công tại Romania, từ đó thấy được sự phát triển từ quá khứ đến hiện tại và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Nghiên cứu của Ouda (2004) đã khẳng định một lần nữa việc muốn cải thiện được chất lượng BCTC thì bắt buộc phải chuyển đổi cơ sở kế toán từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã xác định 09 nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ sở kế toán theo mô hình sau: AC = f (MC + PBS + PAS + CS + WC + CC + BAC + SAI+ ITC) AC = Việc thay đổi cơ sở kế toán (Accounting Changes) f = Hệ số (Function) MC = Nhân tố quản lý (Management Changes) PBS = Nhân tố chính trị (Political and Bureaucracy Support) PAS = Nhân tố ngành nghề và giáo dục (Professional and Academic Support) CS = Nhân tố truyền thông (Communication Strategy) WC = Nhân tố sẵn sàng thay đổi (Willingness to Change) CC = Nhân tố hợp tác (Consultation and Co-ordination) BAC = Nhân tố ngân sách (Budgeting of Adoption Costs) SAI = Nhân tố đặc trưng kế toán (Specific Accounting Issues) ITC = Nhân tố công nghệ thông tin (Information Technology capability) Ngoài ra, với nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện ra nhân tố thứ 10 tại các nước đang phát triển là nhân tố “Sự ủng hộ tài chính quốc tế” (International Financial Support - IFS)
  20. 9 1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố rào cản trong việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích tại khu vực công Luder Klaus (1992) với bài nghiên cứu “Mô hình cải cách kế toán khu vực công” đã đóng góp một kết quả hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kế toán công tại các quốc gia, cụ thể nghiên cứu này đã được tham khảo trong rất nhiều bài nghiên cứu sau đó trên thế giới. Nghiên cứu này đã nghiên cứu và so sánh kế toán khu vực công của các quốc gia như Mỹ, Canada, các quốc gia châu Âu như Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Pháp và một số vùng thuộc Vương Quốc Anh. Từ nghiên cứu này, tác giả khẳng định việc chuyển đổi cơ sở kế toán truyền thống tại các quốc gia sang cơ sở kế toán dồn tích hoàn toàn sẽ mang lại những lợi ích lớn do các BCTC khu vực công sẽ đạt được hiệu quả trong việc cung cấp thông tin hữu ích, trung thực, đáng tin cậy và so sánh được. Bài nghiên cứu đã thiết lập mô hình gồm 04 nhóm nhân tố chính, bao gồm: Nhóm nhân tố thúc đẩy, nhóm nhân tố xã hội, nhóm nhân tố chính trị - quản lý và nhóm nhân tố rào cản. Cụ thể nhóm nhân tố rào cản bao gồm 04 nhân tố như sau: (1) Đặc điểm tổ chức - quản lý (2) Hệ thống pháp lý (3) Chất lượng, trình độ nhân viên (4) Phạm vi ảnh hưởng Trong đó:  Đặc điểm tổ chức - quản lý: Việc phân cấp trách nhiệm thay đổi các quy định kế toán là một rào cản quan trọng trong việc thực hiện thống nhất các quy định kế toán. Theo tác giả, trong một chính phủ sẽ có một số đơn vị tổ chức phụ trách trách nhiệm quản lý cũng như phát triển các thủ tục kế toán, điều này mang lại nguy cơ phát triển hệ thống kế toán ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Hơn nữa, các đơn vị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2