intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố thuộc Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

39
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định được những nhân tố thuộc hệ thống ERP có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các DN tại thành phố Hồ Chí Minh; đo lường được mức độ tác động của các nhân tố này, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống ERP để tối đa hóa lợi ích công tác kế toán của DN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố thuộc Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG CÁC NHÂN TỐ THUỘC HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI ÍCH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Việt
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các nhân tố thuộc Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu phân tích và kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu không đúng nhƣ trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...........................2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................3 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................3 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN .......................3 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................3 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................4 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................5 1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ..........................................................5 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................11 1.3. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................17 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................18 2.1. Tổng quan hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)................18 2.1.1. Định nghĩa hệ thống ERP .....................................................................18 2.1.2. Tóm lược quá trình phát triển của ERP ...............................................19 2.1.3. Đặc điểm cơ bản của ERP ....................................................................20 2.1.4. Phân loại phần mềm ERP .....................................................................21 2.1.5. ERP phổ biến hiện nay..........................................................................22
  4. 2.2. Tổng quan về công tác kế toán tại các doanh nghiệp ..................................24 2.2.1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán......................................................24 2.2.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán ....................................................25 2.2.3. Đặc điểm của công tác kế toán trong điều kiện ERP ...........................26 2.3. Lợi ích của việc ứng dụng ERP ...................................................................31 2.3.1. Lợi ích chung cho toàn doanh nghiệp ..................................................31 2.3.2. Lợi ích đối với công tác kế toán............................................................33 2.3.3. Hạn chế khi ứng dụng ERP...................................................................34 2.4. Một số mô hình lý thuyết có liên quan ........................................................35 2.4.1. Mô hình DeLone & McLean (1992) .....................................................35 2.4.2. Mô hình DeLone và McLean (2003) .....................................................36 2.4.3. Mô hình đo lường hệ thống ERP thành công của Gable và cộng sự (2003) ...............................................................................................................36 2.4.4. Mô hình mở rộng đo lường sự thành công của hệ thống ERP .............37 2.4.5. Mô hình Hsing-Hwa Hsiung và Juo Lien Wang (2014) .......................37 2.5. Ứng dụng xây dựng mô hình nghiên cứu ‘Các nhân tố thuộc hệ thống ERP có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các DN tại TP. Hồ Chí Minh’ ........39 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................44 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................44 3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................44 3.3. Các giả thiết nghiên cứu cần kiểm định ......................................................46 3.4. Xây dựng thang đo ......................................................................................46 3.4.1. Thang đo biến phụ thuộc ......................................................................46 3.4.2. Thang đo biến độc lập ..........................................................................47 3.5. Mẫu nghiên cứu định lƣợng.........................................................................48 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................48 3.5.2. Kích cỡ mẫu khảo sát ............................................................................48 3.6. Đối tƣợng khảo sát.......................................................................................49 3.7. Phạm vi khảo sát ..........................................................................................49 3.8. Công cụ thu thập dữ liệu..............................................................................49 3.9. Phân tích và xử lý dữ liệu ............................................................................49
  5. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................51 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu định lƣợng ..............................................................51 4.1.1. Mô tả doanh nghiệp tham gia khảo sát ................................................51 4.1.2. Mô tả đối tượng khảo sát ......................................................................52 4.1.3. Thống kê tần số thang đo ......................................................................53 4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ..........................................56 4.2.1. Thành phần Chất lượng hệ thống ERP .................................................57 4.2.2. Thành phần Chất lượng thông tin ERP ................................................58 4.2.3. Thành phần Chất lượng dịch vụ ERP ...................................................59 4.2.4. Thành phần Chất lượng chức năng kiểm soát của ERP .......................60 4.2.5. Thành phần Lợi ích công tác kế toán của ERP ....................................61 4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA ................................................................62 4.3.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập ....................................................63 4.3.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc .......................................................65 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ....................66 4.4.1. Phân tích tương quan............................................................................66 4.4.2. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình.........................................................67 4.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..........................................................67 4.4.4. Phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập định tính ...........................69 4.4.5. Dò tìm vi phạm đa cộng tuyến ..............................................................72 4.4.6. Kết quả nghiên cứu và bàn luận ...........................................................72 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................76 5.1. Kết luận chung về bài nghiên cứu ...............................................................76 5.2. Một số kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi ích trong công tác kế toán tại DN....77 5.2.1. Tăng cường chất lượng kiểm soát của phần mềm ERP ........................77 5.2.2. Tăng cường chất lượng hệ thống ERP .................................................78 5.2.3. Tăng cường chất lượng thông tin do ERP cung cấp ............................80 5.2.4. Tăng cường chất lượng dịch vụ của ERP .............................................80 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BC Báo cáo BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp Exploration Factors Analysis EFA (Phân tích nhân tố khám phá) Enterprise Resource Planning ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) HĐQT Hội đồng quản trị HTTT Hệ thống thông tin HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán KT Kế toán Material Requiredment Planning MRP (Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu) NV Nhân viên SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TM Thƣơng mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nhân tố trong mô hình lý thuyết có liên quan ……...39 Bảng 4.1. Loại hình DN tham gia khảo sát………………………………………...51 Bảng 4.2. Lĩnh vực kinh doanh của các DN khảo sát ……………………………..52 Bảng 4.3. Mô tả đối tƣợng khảo sát………………………………………..............52 Bảng 4.4. Thống kê tần số các thang đo. ……………………………………..........54 Bảng 4.5a. Kết quả Cronbach Alpha của Chất lƣợng hệ thống ERP trƣớc khi loại biến…………………………………………………………………………………57 Bảng 4.5b. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của Chất lƣợng hệ thống ERP…...58 Bảng 4.6a. Kết quả Cronbach‟s Alpha của Chất lƣợng thông tin ERP trƣớc khi loại biến…………………………………………………………………………………58 Bảng 4.6b. Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha của Chất lƣợng thông tin ERP……………..………………………………………………………………….59 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha của Chất lƣợng dịch vụ ERP…….…………………………………………………………………………..60 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha của Chất lƣợng chức năng kiểm soát của ERP………………………………………………………………………60 Bảng 4.9a. Kết quả Cronbach‟s Alpha của Lợi ích công tác kế toán của ERP trƣớc khi loại biến…………………….…………………………………………………..61 Bảng 4.9b. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của Lợi ích công tác kế toán của ERP……………….………………………………………………………………..62 Bảng 4.10. Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrixa)………....63 Bảng 4.11. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc……………………………65 Bảng 4.12. Ma trận hệ số tƣơng quan……………………………………………...67 Bảng 4.13. Tóm tắt mô hình (Model Summary)…………………………………...67 Bảng 4.14. Phân tích phƣơng sai (ANOVA)………………………………………68 Bảng 4.15. Trọng số hồi quy……………………………………………………….68
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình DeLone & Mc Lean (1992)……………………………...…….35 Hình 2.2. Mô hình DeLone & McLean (2003) ……………………………………36 Hình 2.3. Mô hình của Gable (2003) …………………………………………...…37 Hình 2.4. Mô hình mở rộng đo lƣờng sự thành công của hệ thống ERP (Ifinedo, 2006) ……………………………………………………………………………....37 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu về Các nhân tố thuộc ERP có tác động đến lợi ích kế toán…………………………………………………………………………………42 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...……………………………………………….…45 Hình 4.1. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu...………………………………74
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình hoạt động kinh doanh là một nhu cầu tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển không ngừng của CNTT, Hệ thống hoạch định nguồn lực DN đã ra đời và là một giải pháp công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng phổ biến trên thế giới và cũng đã dần thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Theo Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2015 do Cục Thƣơng mại điện tử và CNTT, Bộ Công Thƣơng công bố thì mức độ ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các DN Việt Nam có xu hƣớng ngày càng tăng, hai phần mềm đƣợc sử dụng phổ biến là phần mềm kế toán, tài chính (89%) và quản lý nhân sự (49%). Bên cạnh đó, một số phần mềm khác đƣợc DN sử dụng nhƣ: phần mềm quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM) với 23% doanh nghiệp sử dụng, phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (Supply Chain Management – SCM) với 20% doanh nghiệp sử dụng và phần mềm hoạch định nguồn lực DN (Enterprise Resource Planning – ERP) với tỷ lệ 15% doanh nghiệp sử dụng. Số lƣợng doanh nghiệp ứng dụng ERP trên thị trƣờng Việt Nam có xu hƣớng ngày càng nhiều và đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng trong một vài năm tới. Lý do ERP đang trở thành một cơn sốt về công nghệ và hiện đang đƣợc rất nhiều DN quan tâm là vì nó tạo ra đƣợc nhiều lợi ích cho tổ chức. ERP không những giúp doanh nghiệp quản lý tài chính chặt chẽ hơn, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp thông tin minh bạch hơn và là giải pháp giúp DN có thể ứng phó tốt hơn đối với các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh. Hơn thế nữa, thay vì sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm quản lý rời rạc nhƣ phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý bảo hành sản phẩm, quản lý hàng tồn kho thì ERP là giải pháp mới mang tính tích hợp nhằm giúp gọn nhẹ hệ thống quản lý thông tin đồng thời mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Xét trên phƣơng diện của kế toán, ERP không những cải thiện đƣợc quy trình kế toán, giảm bớt khối lƣợng công việc của kế toán mà còn nâng cao chất lƣợng đầu ra của hệ thống kế toán.
  10. 2 Nhìn chung, vấn đề liên quan đến lợi ích đạt đƣợc từ việc ứng dụng thành công hệ thống ERP là một vấn đề đƣợc nhiều các DN quan tâm, không chỉ là những DN đã sử dụng ERP mà còn những DN đang có ý định lựa chọn và triển khai ERP trong tƣơng lai. Và câu hỏi đặt ra là “nhân tố nào của hệ thống ERP có thể tạo ra đƣợc lợi ích trong công tác kế toán của DN?” và “liệu rằng chúng ta có thể cải thiện đƣợc các nhân tố đó để tối đa hóa lợi ích mà hệ thống ERP có thể mang lại cho DN hay không?”. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và đứng trên phƣơng diện nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, tác giả nhận thấy đề tài “Các nhân tố thuộc hệ thống ERP có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, giúp xác định đƣợc những lợi ích thực sự mà ERP tạo ra trong công tác kế toán của DN và xác định đƣợc các yếu tố liên quan đến hệ thống ERP góp phần quyết định đến việc tạo ra những lợi ích đó. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm hƣớng đến 2 mục tiêu, cụ thể nhƣ sau: - Xác định đƣợc những nhân tố thuộc hệ thống ERP có tác động đến lợi ích công tác kế toán của các DN tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lƣờng đƣợc mức độ tác động của các nhân tố này, từ đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống ERP để tối đa hóa lợi ích công tác kế toán của DN. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: những lợi ích thực sự đạt đƣợc trong công tác kế toán hiện nay của các DN đang ứng dụng ERP tại thành phố Hồ Chí Minh là gì? Câu hỏi nghiên cứu 2: những nhân tố nào liên quan đến hệ thống ERP có tác động đến những lợi ích đạt đƣợc trong công tác kế toán? Câu hỏi nghiên cứu 3: Cần làm gì đế cải thiện hệ thống ERP nhằm tối đa hóa đƣợc lợi ích trong công tác kế toán của DN?
  11. 3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn tập trung vào nghiên cứu những đối tƣợng sau: - Lợi ích công tác kế toán của DN sau khi ứng dụng phần mềm ERP. - Các nhân tố thuộc hệ thống ERP có khả năng tác động đến lợi ích công tác kế toán của DN. Phạm vi nghiên cứu - Tác giả tập trung nghiên cứu các DN đang sử dụng ERP tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng đồng thời cả hai phƣơng pháp: định tính và định lƣợng. Nghiên cứu định tính: tác giả kế thừa kết quả từ những mô hình nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu đặc điểm ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp ở Việt Nam để xác định các nhân tố thuộc hệ thống ERP có tác động đến lợi ích công tác kế toán. Nghiên cứu định lượng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi mail. Thang đo Likert 5 mức độ đƣợc sử dụng để đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu sẽ đƣợc phân tích nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Ý nghĩa khoa học Về mặt khoa học, bài nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết liên quan đến hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP), kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây về mối tƣơng quan giữa hệ thống ERP và hệ thống kế toán của DN để xây dựng đƣợc các nhân tố thuộc hệ thống ERP có tác động đến lợi ích công tác kế toán đạt đƣợc. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng vận dụng phƣơng pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến lợi ích công tác kế toán.
  12. 4 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý nhận diện đƣợc các nhân tố thuộc hệ thống ERP và đo lƣờng đƣợc mức độ tác động của các nhân tố này đến lợi ích riêng trong công tác kế toán và lợi ích chung của toàn DN. Từ đó, nhà quản lý có thể tìm cách cải thiện hơn nữa hệ thống ERP để tối đa hóa lợi ích cho công tác kế toán. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để nhà cung cấp ERP có định hƣớng tạo ra những phân hệ ERP mới mang tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu sử dụng của DN. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận văn bao gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.
  13. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài Nghiên cứu „The Impacts of Enterprise Resource Planning Systems on Accounting Practice – The Australian Experience‟ của Boot và cộng sự (2000) nhằm mục đích trình bày lại kinh nghiệm của các công ty ở Úc về hệ thống ERP, kiểm tra mức độ tích hợp và các lợi ích có liên quan mà các công ty này tin rằng ERP sẽ đem lại. Kết quả cho thấy rằng ứng dụng ERP mang lại lợi ích chung của DN và cũng ảnh hƣởng tích cực đến công tác kế toán. Ứng dụng ERP sẽ giúp việc xử lý giao dịch và cung cấp thông tin tốt hơn so với các phần mềm kế toán thông thƣờng. Hơn nữa, ERP còn giúp ích cho việc tích hợp và tiếp cận thông tin nên công tác kế toán trở nên đơn giản, gọn nhẹ hơn. Ngoài ra, ERP còn có thể báo cáo thông tin tổng quát, bố cục linh hoạt và hiệu quả, từ đó hỗ trợ cho hoạch định chiến lƣợc, lập kế hoạch và ra quyết định. Nghiên cứu „Enterprise Resource Planning systems‟ impact on accounting processes‟ của Spathis và Constantinidies (2004) nhằm xác định những lợi ích giữa hệ thống ERP so với HTTT truyền thống. Đầu tiên, nhà nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý trong các công ty có ứng dụng ERP, bằng cách sử dụng các câu hỏi mở nhƣ lý do ứng dụng ERP, những lợi ích đạt đƣợc và những thay đổi trong quy trình kế toán. Câu trả lời từ cuộc điều tra sơ bộ này kết hợp với các yếu tố đƣợc rút ra từ những nghiên cứu trƣớc là cơ sở để tác giả xây dựng bảng khảo sát chính thức. Mỗi lợi ích mà ERP mang lại sẽ đƣợc đánh giá trên thang đo likert 7 điểm, kết quả khảo sát đƣợc tác giả tổng hợp lại theo mức độ đánh giá của ngƣời trả lời. Kết quả đƣa ra một số bằng chứng về sự tác động tích cực của ERP đến quy trình kế toán. Ngƣời đƣợc phỏng vấn đánh giá cao về lợi ích nhận đƣợc từ ERP, bao gồm sự tích hợp các ứng dụng kế toán, tăng tính linh hoạt trong việc tạo ra thông tin, nâng cao chất lƣợng của BCTC và thông tin kế toán đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, các lợi ích tiềm năng từ việc ứng dụng ERP không đƣợc đánh giá cao, hầu nhƣ các công ty đƣợc khảo sát chỉ đánh giá lợi ích của hệ thống ERP trong thời gian ứng dụng gần đây. Sự phức tạp của ERP còn đòi hỏi thời gian ứng dụng lâu dài để kiểm định và
  14. 6 ngƣời sử dụng mới thấy đƣợc hết các lợi ích mà nó mang lại. Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng đƣa ra kết luận rằng để theo kịp với những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh, tăng tính cạnh tranh, tăng tính tự động hóa của CNTT thì các công ty phải sử dụng hệ thống ERP để duy trì tính cạnh tranh. Nghiên cứu „Exploring the effects of ERP systems on organizational performance: evidence from Finnish companies‟ của Velcu (2007) đã chỉ ra lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP nhƣ tăng tính chính xác hơn báo cáo - báo cáo kế toán, cải thiện công tác kế toán. Nghiên cứu „The Effect of ERP System Implementation on the Management of Earnings and Earnings Release Dates‟ của Bazel và Dang (2008) đã chỉ ra một lợi ích quan trọng trong việc ứng dụng thành công hệ thống ERP vào trong hoạt động quản lý là tăng tính kịp thời của các báo cáo. Nghiên cứu „Management Accounting Change and ERP, an Assessment of Research‟ của Aernoudts và cộng sự (2008) tập trung vào tác động của ERP đến hệ thống quản lý của DN dựa trên nền tảng là những kết quả nghiên cứu trƣớc về kế toán và hệ thống thông tin. Tác giả sử dụng phƣơng pháp luận để xem xét đến mối quan hệ giữa hệ thống ERP và hệ thống kế toán quản trị dựa vào kết quả thống kê và phân tích lại những kết quả nghiên cứu đã công bố trƣớc đó theo hai cách tiếp cận theo cấu trúc và theo quy trình. Kết quả là tác giả tìm thấy sự khác biệt trong các quan điểm về sự ảnh hƣởng của ERP đến hệ thống kế toán quản trị. Kết luận cuối cùng của bài báo nghiên cứu này chỉ dừng lại ở chỗ hệ thống ERP với kế toán quản trị thực sự có mối tƣơng quan với nhau, nhƣng vẫn không đủ bằng chứng kết luận mức độ tƣơng quan của nó. Tác giả cũng đề xuất cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trong các lĩnh vực của kế toán. Nghiên cứu „The implementation factors that influence the ERP (enterprise resource planning) benefits‟ của Chou và Chang (2008) tập trung vàoviệc xem xét những thay đổi của công ty sau giai đoạn triển khai ứng dụng ERP, đặc biệt xem xét dƣới quan điểm can thiệp quản lý. Cụ thể, tác giả đƣa hai giả thuyết rằng sự tùy chỉnh và cơ cấu tổ chức có tác động đến các lợi ích trung gian nhận đƣợc (bao gồm
  15. 7 cải tiến việc phối hợp và hiệu quả công việc), từ đó ảnh hƣởng đến lợi ích tổng thể. Tác giả thu thập dữ diệu khảo sát từ những công ty đã sử dụng ERP. Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy rằng các giả thuyết đƣợc đƣa ra là đúng, lợi ích ERP mang lại không phải một cách tự động ngay cả khi công ty đó đã triển khai thành công ERP ở giai đoạn mới áp dụng, mà nó còn phụ thuộc vào sự tùy chỉnh và cơ cấu tổ chức sau giai đoạn triển khai. Nghiên cứu này đã đem lại ý nghĩa mang cho cả các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu, đó là chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hợp lý sau khi triển khai ERP với lợi ích của ERP. Nghiên cứu „The Effects of Information Presentation Format on Judgment and Decision Making: A Review of the Information Systems Research‟ của Kelton và cộng sự (2010) cho rằng việc trình bày thông tin thông qua ứng dụng ERP sẽ mang lại tính thuyết phục hơn và có ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định. Nghiên cứu „The Effectiveness of the Accounting Information System Under the Enterprise Resources Planning (ERP)‟ của Alzoubi (2011) nhằm mục đích xác định đƣợc mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP) với những sản phẩm đầu ra (chất lƣợng thông tin) của hệ thống thông tin kế toán và xác định mối quan hệ giữa hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP) với hoạt động kiểm soát nội bộ của hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp. Để đạt đƣợc 2 mục tiêu này, tác giả đã đƣa ra các biến quan sát cho mối quan hệ giữa ERP và chất lƣợng thông tin kế toán, các biến quan sát cho mối quan hệ giữa ERP và hoạt động kiểm soát nội bộ hệ thống thông tin kế toán. Sau đó, nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhân viên kế toán và giám đốc tài chính của các công ty tại khu công nghiệp Al Hassan, có tất cả 84 bảng câu hỏi đƣợc gửi đi và nhận đƣợc 64 bảng trả lời (trong đó có 12 bảng trả lời từ các giám đốc tài chính và 51 bảng trả lời từ các nhân viên kế toán). Kết quả nghiên cứu cho thấy ERP có ảnh hƣởng tích cực đến cả chất lƣợng đầu ra và hoạt động kiểm soát nội bộ của hệ thống thông tin kế toán. Nghiên cứu „The ERP system impact on the role of accountants’ của Chen và cộng sự (2012) nhằm mục đích thảo luận về tác động của ERP đến vai trò của kế toán viên. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp
  16. 8 và sử dụng bảng câu hỏi, dữ liệu do các tác giả thu thập chủ yếu từ Trung tâm Tài chính Thƣợng Hải và các doanh nghiệp khu vực ở Thƣợng Hải, Bắc Kinh và Đài Loan. Kết quả thu thập đƣợc đã nêu rõ vai trò của kế toán chủ yếu là ngƣời xử lý dữ liệu giao dịch và lập báo cáo tài chính, những ngƣời giám sát kế toán cũng cho rằng việc sử dụng hệ thống ERP thay đổi vai trò của kế toán. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc triển khai hệ thống ERP đòi hỏi kế toán viên không chỉ cần có kiến thức về kế toán tài chính mà còn phải có kiến thức về quản trị và CNTT. Nghiên cứu „Accounting Information Systems in an ERP Environment and Tunisian Firm Performance‟ của Daoud (2013) tập trung nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán khi đƣợc hỗ trợ bởi công nghệ ERP và những tác động của chúng đến hiệu quả kinh doanh. Tác giả đã khảo sát 102 công ty ở Tunisia có áp dụng hệ thống ERP. Đối tƣợng khảo sát là các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, kiểm soát viên, kế toán trƣởng và nhân viên kế toán. Đây là nhóm đối tƣợng đƣợc xem là đủ tiêu chuẩn để trả lời các câu hỏi liên quan đến các chỉ số về hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đã vận dụng mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (1992) và mô hình của Gable cùng cộng sự (2003) để xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm 7 yếu tố: Cam kết từ nhà quản lý, Chất lƣợng hệ thống ERP, Chất lƣợng thông tin, Việc thực hành kế toán, Chất lƣợng tƣ vấn từ chuyên gia bên ngoài, Năng lực chuyên môn của kế toán và Hiệu quả hoạt động của DN. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp PLS để kiểm tra sự tƣơng quan giữa các nhân tố này với nhau. Và kết quả nghiên cứu cho thấy Hiệu quả hoạt động của DN bị ảnh hƣởng chủ yếu bởi Việc thực hành kế toán từ khi ứng dụng ERP và hiệu quả hoạt động đƣợc cải thiện khi doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực chuyên môn tốt, hay nói cách khác Năng lực chuyên môn của kế toán có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN. Kết quả cũng cho thấy rằng việc thực hành kế toán bị tác động bởi cam kết của các nhà quản lý đứng đầu về việc triển khai dự án ERP và Chất lƣợng tƣ vấn từ chuyên gia bên ngoài. Việc thực hành kế toán cũng bị ảnh hƣởng bởi Chất lƣợng thông tin đƣợc cung cấp bởi hệ thống ERP và Chất lƣợng hệ thống ERP. Tuy nhiên, Chất lƣợng thông tin và Chất lƣợng hệ thống ERP
  17. 9 không ảnh hƣởng đến Hiệu quả hoạt động của DN. Đứng trên góc độ quản lý, bài nghiên cứu đã xác định đƣợc tầm quan trọng của sự cam kết của các nhà quản lý đứng đầu và chuyên gia bên ngoài đối với HTTTKT. Do đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm những chuyên gia có trình độ kiến thức và kinh nghiệm về những công nghệ mới (ERP) để khắc phục những khuyết điểm của HTTTKT. Nghiên cứu „The Impact of Enterprise Resource Planning (ERP) System on the Cost and Price of Auditing - Auditor‟s Perspective‟ của Azaltun (2013) nhằm mục đích xác định hiệu quả của hệ thống ERP đến chi phí kiểm toán, thời gian kiểm toán so với hệ thống truyền thống trƣớc đó (không phải là ERP). Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi điều tra. Đối tƣợng khảo sát là các kiểm toán viên làm tiệc với những công ty có sử dụng ERP. Kết quả thu thập đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS V20. Qua kết quả kiểm tra thống kê và phân tích chi phí, nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong giá kiểm toán, cụ thể chi phí kiểm toán tại những công ty có sử dụng ERP giảm đáng kể. Nghiên cứu „Factors of Affecting Internal Control Benefits under ERP System An Empirical Study in Taiwan‟ của Hsiung và Wang (2014) tại Đài Loan nhằm xác định mối tƣơng quan giữa các yếu tố của hệ thống ERP với những lợi ích của hoạt động kiểm soát nội bộ. Hai tác giả đã kế thừa 3 nhân tố (Chất lƣợng hệ thống, Chất lƣợng thông tin và Chất lƣợng dịch vụ) trong mô hình nghiên cứu của DeLone và McLean (2003) để đánh giá sự thành công của hệ thống ERP. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất thêm 2 nhân tố mới để phù hợp hơn khi nghiên cứu về hệ thống ERP, đó là nhân tố Chất lƣợng KSNB của ERP và Mức độ ứng dụng của ERP vào KSNB. Các tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và sử dụng 4 mô hình để kiểm định các giả thuyết đó. Kết quả kiểm định từ các mô hình đều cho thấy có các nhân tố Chất lƣợng hệ thống và thông tin, chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng kiểm soát nội bộ, chất lƣợng của việc truyền đạt thông tin và mức độ thực hiện kiểm soát của ERP đều có ảnh hƣởng đến những lợi ích của kiểm soát nội bộ. Trong đó,
  18. 10 mức độ kiểm soát của ERP có ảnh hƣởng đáng kể nhất đến lợi ích của kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu „Impact of ERP System Using on the Accounting Information Relevance: Evidence from Saudi Arabia‟ của Attayah và Sweiti (2014) nhằm mục tiêu điều tra ảnh hƣởng của việc triển khai ERP đến tính thích hợp của thông tin kế toán. Tác giả cũng đƣa ra thang đo cho tính thích hợp của thông tin kế toán là sự kịp thời, giá trị nhận lại và giá trị dự báo của thông tin kế toán. Trong đó, tính kịp thời đƣợc quan sát thông qua các biến nhƣ: xử lý thông tin kịp thời cho việc ra quyết định, có giảm thời gian để chuẩn bị các báo cáo kế toán, giảm thời gian điều chỉnh sai sót trong BCTC, tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng cách giúp nhà hoạch định có thể ra quyết định trƣớc đối thủ của họ. Giá trị phản hồi đƣợc quan sát thông qua việc hệ thống ERP giúp đánh giá các sự kiện trƣớc đây, giúp sửa chữa các dự báo sai, mang lại giá trị phản hồi hữu ích cho nhà quản lý và ngƣời ra quyết định, giúp thu thập và phân loại thông tin và sự kiện kinh tế trong quá khứ. Các biến quan sát cho giá trị dự báo bao gồm: khả năng dự báo các sự kiện trong tƣơng lai, giảm lỗi trong tƣơng lai, phân tích dữ liệu tài chính một cách hiệu quả, tăng tính chính xác của báo cáo giúp dự báo hợp lý hơn. Dựa trên các biến quan sát trên, tác giả xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát những ngƣời ra quyết định ở 115 công ty, trong đó có 90 bảng khảo sát từ những công ty có ứng dụng ERP và 35 công ty chƣa ứng dụng ERP. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ERP có tác động tích cực trong việc tạo ra thông tin kế toán mang tính thích hợp ở cả khía cạnh: tính kịp thời, giá trị phản hồi và giá trị dự báo. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đó. Nghiên cứu „The Effects of Enterprise Resource Planning Systems on Firm‟s Performance: A Survey of Commercial Banks in Kenya‟ của Njihia và Mwirigi (2014) tập trung vào tác động của hệ thống ERP đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm mục đích tìm ra cách quản lý tốt nhất để tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, tác giả tập trung vào năm yếu tố chính là nguồn lực tài chính sẵn có, sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao, nhận thức của
  19. 11 nhân viên, các yêu cầu quy định và tính phức tạp của một tổ chức để xem xét mức ảnh hƣởng đến việc ứng dụng hiệu quả hệ thống ERP, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả của công ty. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi khảo sát, phạm vi khảo sát tại các ngân hàng thƣơng mại ở Kenya. Dữ liệu khảo sát đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS V20 để thấy đƣợc mối tƣơng quan của các biến độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố nguồn tài chính sẵn có, sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao, nhận thức của nhân viên, và các yêu cầu quy định và tính phức tạp của một tổ chức đều có ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc ứng dụng ERP và cũng lần lƣợt ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu „Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam‟ của Nguyễn Bích Liên (2012) cũng khẳng định vai trò của ERP đối với hoạt động SXKD của DN nói chung và đối với công tác kế toán nói riêng. Một trong những lợi ích mà ERP mang lại cho DN là tạo ra những thông tin kế toán đầy đủ, phong phú, kịp thời và đáng tin cậy hơn. Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là nhằm phân tích, tìm ra các nhân tố trong môi trƣờng ERP có tác động đến chất lƣợng thông tin kế toán và xếp hạng từng nhân tố theo mức độ ảnh hƣởng của nó. Từ đó, tác giả cũng đã xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết để nâng cao chất lƣợng thông tin kế toán hơn nữa trong môi trƣờng ERP. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng cho thấy đƣợc mối quan hệ tích cực giữa ERP với toàn bộ hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Một số ảnh hƣởng khác của ERP đến công tác kế toán nhƣ: ERP giúp cho quá trình thu thập dữ liệu của hệ thống kế toán trở nên dễ dàng và bớt sai sót hơn, áp dụng thêm đƣợc nhiều phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu, rút ngắn thời gian tạo thông tin, cung cấp thêm những thông tin hữu ích hơn cho ngƣời sử dụng. Không những vậy, ERP còn tăng tính kiểm soát cho hoạt động kinh doanh và tăng tính kiểm soát thông tin kế toán. Ngoài ra, ERP cũng đã thay dổi vai trò của ngƣời làm kế toán, giảm bớt việc ghi sổ và lập BCTC, chuyển hƣớng sang việc phân tích thông tin để hỗ trợ cho ngƣời ra quyết định.
  20. 12 Nghiên cứu „Tình hình ứng dụng ERP và sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam‟ của Nguyễn Thanh Thúy (2011) tập trung phân tích sự tác động của ERP đến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp thông qua cách tiếp cận về mặt quy trình của hệ thống. Tác giả đã tiến hành khảo sát 19 doanh nghiệp đã ứng dụng thành công ERP tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp này đều cảm thấy hài lòng với giải pháp ERP đang sử dụng và ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và có tác động nhiều đến việc tổ chức bộ máy thông tin kế toán. Những lợi ích mà DN đạt đƣợc sau khi triển khai ERP mà tác giả đƣa ra nhƣ: thông tin đƣợc cung cấp kịp thời và đáng tin cậy hơn, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch hiệu quả, quy trình kinh doanh thống nhất và rõ ràng, tiết kiệm thời gian và chi phí, kiểm soát quá trình hoạt động chặt chẽ và thay đổi thói quen, cách thức làm việc hiệu quả hơn. Nghiên cứu „Factor impacting ERP implementation success in Vietnam‟ của Lê Thị Kim Thoa (2011) đã tìm ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng việc triển khai của dự án ERP tại Việt Nam, góp phần giúp cho công ty muốn triển khai và cả nhà cung cấp ERP có thể thành công trong việc triển khai ERP. Tác giả đã sử dụng cả hai phƣơng pháp tiếp cận định tính và đo lƣờng định lƣợng để tìm các nhân tố. Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành thông qua phỏng vấn thăm dò 5 nhà quản lý của các công ty đã triển khai ERP để kiểm tra nội dung và ý nghĩa của thang đo. Sau đó, phƣơng pháp định lƣợng đƣợc thực hiện bằng cách khảo sát 200 ngƣời sử dụng ERP trong các hoạt động thƣờng ngày bằng cách gửi mail. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm Việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, Quản lý, giáo dục và huấn luyện, Tƣ vấn, Chất lƣợng dữ liệu chính có tích cực đến sự thành công của một dự án ERP. Do đó, các công ty muốn ứng dụng ERP và nhà cung cấp ERP có thể xem xét các yếu tố này khi họ muốn ứng dụng ERP ở Việt Nam và giảm thiểu rủi ro tiềm tàng dẫn đến sự thất bại trong triển khai. Nghiên cứu „Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2