intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người có thu nhập thấp ở TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạng thuê nhà hiện nay của người có thu nhập thấp. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người thu nhập thấp. Hàm ý về chính sách liên quan đến thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người có thu nhập thấp ở TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM _________ MAI THANH CHI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUÊ NHÀ CỦA NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM _________ MAI THANH CHI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUÊ NHÀ CỦA NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NGÃI TP. Hồ Chí Minh - năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Mai Thanh Chi
  4. ii CẢM TẠ Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn công ơn của Ba, Mẹ và chị đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn nay. Lời tri ân xin trân trọng gửi tới Thầy Nguyễn Văn Ngãi, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy cặn kẽ, chi tiết và có những đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thành một cách tốt nhất. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô trong Viện Đào Tạo Sau Đại Học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt chương trình học Thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô trong trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học cao học tại trường. Lời cảm ơn cũng xin gởi đến tất cả các Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học đại học tại trường. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị và các bạn cũng khóa Cao học 19 đã chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức, luôn sát cánh bên nhau và động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Trân trọng, Tác giả luận văn.
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ....................................................................................................................i Cảm tạ ...............................................................................................................................ii Mục lục .............................................................................................................................iii Danh mục các bảng...........................................................................................................vi Danh mục các hình ...........................................................................................................vii Danh mục các phương trình .............................................................................................viii Chương 1 Giới thiệu .......................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở số liệu...................................................................3 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 1.4.1.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................3 1.4.1.2 Phương pháp hồi quy........................................................................................3 1.4.2 Cơ sở số liệu ........................................................................................................4 1.5 Kết cấu luận văn ..........................................................................................................5 Chương 2 Thực trạng nhà ở của người thu nhập thấp ở TP. HCM..........................6 2.1 Vài nét về TP. HCM ..................................................................................................6 2.1.2 Môi trường .............................................................................................................6 2.1.2 Kinh tế...................................................................................................................7 2.1.3 Dân cư ...................................................................................................................7 2.1.4 Giáo dục ................................................................................................................8
  6. iv 2.1.5 Giao thông.............................................................................................................9 2.1.6 Quy hoạch và kết cấu đô thị .................................................................................9 2.2 Nhà ở của người thu nhập thấp tại TP. HCM .............................................................10 2.2.1 Thu nhập, tích lũy và chi tiêu của người dân khu vực thành thị ..........................10 2.2.2 Thực trạng nhà ở hiện nay tại TP.HCM ...............................................................13 2.2.3 Hoạt động cho thuê nhà dành cho người thu nhập thấp hiện nay.........................15 Chương 3 Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu .........................................................19 3.1 Cơ sở lý luận ...............................................................................................................19 3.1.1 Lý thuyết cung – cầu hàng hóa .............................................................................19 3.1.1.1 Cầu .....................................................................................................................19 3.1.1.2 Cung ...................................................................................................................20 3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu .............................................................................21 3.1.2.1 Ảnh hưởng của thu nhập đến tiêu dùng .............................................................21 3.1.2.2 Ảnh hưởng của đặc điểm người tiêu dùng.........................................................22 3.1.2.3 Ảnh hưởng của marketing đến tiêu dùng...........................................................23 3.2 Các nghiên cứu khác...................................................................................................24 3.2.1 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................................25 3.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................26 3.3 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................27 3.3.1 Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân.............................................................................29 3.3.2 Nhóm yếu tố tài chính...........................................................................................31 3.3.3 Nhóm yếu tố thị trường.........................................................................................32 Chương 4 Các yếu ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người thu nhập thấp tại TP.HCM ..........................................................................................................................36 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát...............................................................................................36 4.1.1 Độ tuổi .................................................................................................................36 4.1.2 Tình trạng hôn nhân và mối quan hệ với người cùng chung sống .......................37
  7. v 4.1.3 Nghề nghiệp và thu nhập ......................................................................................39 4.2 Khả năng tài chính ......................................................................................................40 4.3 Thị trường ...................................................................................................................41 4.3.1 Số nơi so sánh trước khi quyết định lựa chọn nơi thuê .......................................41 4.3.2 Tiện ích nơi thuê ..................................................................................................43 4.3.3Chi phí thuê nhà, diện tích phòng và khoảng cách đi làm ...................................44 4.3.4 Nơi thuê gần nơi mua sắm và giải trí ..................................................................46 4.3.5 Môi trường nơi thuê ............................................................................................47 4.4 Phân tích hồi quy ........................................................................................................47 4.4.1 Các biến có ý nghĩa thống kê ................................................................................49 4.4.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê .....................................................................54 Chương 5 Kết luận và Kiến nghị...................................................................................57 5.1 Kết luận.......................................................................................................................57 4.5 Hàm ý chính sách về nhà ở cho của người thu nhập thấp ..........................................57 4.5.1 Vấn đề quản lý, hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho thuê cho người có thu nhập thấp ...............................................................................58 4.5.2 Phát triển thị trường bất động sản .........................................................................59 4.5.3 Người thu nhập thấp ..............................................................................................60 5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................60 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................61 Phụ lục ..............................................................................................................................64
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tự đánh giá tình trạng thu nhập ........................................................................11 Bảng 2.2 Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động theo ngành, Việt Nam ..............12 Bảng 2.3 Chi tiêu đời sống bình quân 1 người/ tháng ở thành thị, Việt Nam ..................13 Bảng 2.4 Chi tiêu và thu nhập của người lao động theo vùng .........................................13 Bảng 2.5 Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống ..............................................14 Bảng 2.6 Nhu cầu thuê nhà của công nhân ở TP. HCM ..................................................16 Bảng 2.7 Tình trạng thuê nhà và chi phí thuê nhà của hộ ................................................18 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình hồi quy ........................................................................28 Bảng 4.1 Độ tuổi và giới...................................................................................................36 Bảng 4.2: Chi phí thuê nhà bình quân trên người đối với từng độ tuổi............................37 Bảng 4.3 Tình trạng hôn nhân và mối quan hệ với người cùng chung sống ....................38 Bảng 4.4 Chi phí thuê nhà đối với tình trạng hôn nhân và mối quan hệ với người cùng chung sống ........................................................................................................................39 Bảng 4.5 Chi phí thuê nhà đối với từng loại nghề nghiệp ................................................40 Bảng 4.6 Chi phí thuê nhà bình quân đối với thu nhập tính trên 1 người ........................41 Bảng 4.7 Số tiền được hỗ trợ ............................................................................................41 Bảng 4.8 So sánh các nơi thuê trước khi quyết dịnh thuê ................................................42 Bảng 4.9 Chi phí thuê đối với số nơi đi xem, so sánh trước khi thuê ..............................42 Bảng 4.10 Chi phí thuê bình quân và sự hài lòng với tiện ích nơi thuê ...........................43 Bảng 4.11 Khoảng cách đi làm, diện tích phòng và chi phí thuê .....................................44 Bảng 4.12 Chi phí thuê đối với diện tích thuê từng người ..............................................45 Bảng 4.13 Chi phí thuê đối với khoảng cách đi làm ........................................................46 Bảng 4.14 Chi phí thuê đối với nơi thuê gần nơi mua sắm và giải trí ..............................46 Bảng 4.15 Chi phí thuê bình quân và sự hài lòng về môi trường nơi thuê.......................47 Bảng 4.16 Kết quả ước lượng mô hình ............................................................................48
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Hai dạng đường thu nhập – tiêu dùng ..............................................................23 Hình 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nàh bình quân hàng tháng của người thu nhập thấp ..........................................................................................................................29
  10. viii DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 1.1 ...............................................................................................................4 Phương trình 1.2 ..............................................................................................................4 Phương trình 3.1 ..............................................................................................................24
  11. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với quan niệm “an cư, lạc nghiệp” thì được sở hữu một căn nhà dù to dù nhỏ ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) luôn là mơ ước của nhiều người lao động có mức thu nhập khiêm tốn. Tuy nhiên, luôn nằm top những thành phố có giá nhà đất cao nhất thế giới thì người thu nhập thấp ở TP. HCM không dám có giấc mơ “mua nhà”. Theo kết quả điều tra của Bộ xây dựng, hiện chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1,2 – 1,5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở; chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn phải ghép hộ, ở nhờ, ở tạm. TP. HCM hiện có khoảng 1,5 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Theo ý kiến của các chuyên gia, phân khúc nhà ở cho thuê đang có tốc độ phát triển yếu nhất trên thị trường bất động sản hiện nay. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp xây căn hộ cho thuê, nhưng số lượng chưa nhiều và chủ yếu nhắm vào thị phần căn hộ cho thuê cao cấp. Trong khi đó, nhà cho thuê dành cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp với mức giá từ 3 – 5 triệu chưa có nhiều đơn vị quan tâm (Thy Thảo 2011). Các sản phẩm nhà ở cho thuê hiện nay đang tồn tại dưới dạng các dãy nhà trọ sinh viên, phòng trọ chật chội, nhếch nhác, không có quy hoạch. Diện tích nhà trọ nhỏ, công trình phụ khép kín hoặc dùng chung, không có sân chơi, nhà để xe hay các công trình tiện ích khác. Những khu nhà trọ này thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư cũ, gần trường học, nhà máy, công trường. Xét về mặt quy hoạch, những căn nhà trọ này không đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích, chất lượng nhà ở và không thể coi là nhà ở cho thuê đúng nghĩa. Tuy nhiên, tại những vị trí gần trung
  12. 2 tâm thành phố, thuận tiện sinh hoạt thì giá thuê không hề rẻ, trung bình từ 1,5 – 4 triệu đồng/ tháng. Với nhu cầu lớn của người dân, chênh lệch giữa giá cung và cầu cũng như chất lượng nhà cho thuê thì người thu nhập thấp khó có thể thuê một nơi ở tốt để “an cư, lạc nghiệp”. Vì thế, việc tìm hiểu chi phí thuê nhà của người thu nhập thấp là cần thiết. Họ đã chi cho thuê nhà như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức chi đó, bởi trên hết, họ là người có thu nhập thấp. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người có thu nhập thấp ở TP. Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu chi phí thuê nhà cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí để từ đó đưa ra những biện pháp hay chính sách kịp thời và hợp lý là cần thiết. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: 1. Phân tích thực trạng thuê nhà hiện nay của người có thu nhập thấp. 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người thu nhập thấp. 3. Hàm ý về chính sách liên quan đến thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp. 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người thu nhập thấp tại TP.HCM. Các yếu tố này được chia làm 3 nhóm yếu tố chính là nhóm yếu tố cá nhân, nhóm yếu tố tài chính và nhóm yếu tố thị trường. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 09 năm 2012.
  13. 3 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Theo quy định tại khoản 4 điều 14 Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/09/2010: Các đối tượng thuộc diện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội phải có mức thu nhập bình quân hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Hay nói cách khác đây những người không nộp thuế thu nhập cá nhân, thuộc diện mua nhà xã hội được xem là người có thu nhập thấp. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn là người đang thuê nhà tại TP. HCM và có mức thu nhập hàng tháng từ 4 triệu đồng trở xuống và mức giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu/ người/ tháng. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ SỐ LIỆU 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1.1Phương pháp thống kê mô tả Tổng hợp, phân tích số liệu nhằm mô tả đúng thực trạng cuộc sống và tình trạng thuê nhà hiện tại của người thu nhập thấp để thực hiện mục tiêu phân tích thực trạng thuê nhà hiện nay của người có thu nhập thấp, dựa vào số liệu thứ cấp và sơ cấp. 1.4.1.2 Phương pháp hồi quy Phương trình hồi quy được xây dựng và ước lượng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuê nhà của người có thu nhập thấp, dựa vào số liệu sơ cấp. Mô hình kinh tế lượng có dạng: Y = α + βixi + ζ (1.1) Trong đó, Y: chi phí thuê nhà hàng tháng/ người. xi: Các biến độc lập α: hằng số βi: hệ số ước lượng
  14. 4 ζ: Sai số 1.4.2 Cơ sở số liệu Để thực hiện các mục tiêu đã nêu bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy thì luận văn đã sử dụng hai nguồn dữ liệu như sau: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu được lấy từ các nguồn chính thức như Tổng Cục Thống kê, Tổng Cục Môi trường, Bộ Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM và Tổng hội Xây dựng Việt Nam cùng với báo chí và tài liệu chuyên ngành để minh họa cho vài nét về địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Dữ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 390 hộ đang thuê nhà tại TP. HCM. Theo nghiên cứu của Jidapa Jitraksa và Krisada Pacharavnich (2010), thì cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức: 𝑁𝑁 𝑛𝑛 = (1.2) 1+𝑁𝑁(𝑒𝑒 2 ) Với n: cỡ mẫu N: Tổng thể e: sai số, thường được lấy e = 0,05 Theo thống kê của Tổng công ty điện lực TP. HCM (Đỗ Mạnh Cường, 2012), thì hiện tại có 1.164.075 người thuê trọ có thu nhập thấp nên n = 400 mẫu. Để đảm bảo được số quan sát 400, số lượng mẫu được thực hiện là 420 mẫu. Căn cứ trên cỡ mẫu và số quận thực hiện phỏng vấn, số mẫu được phân đều cho từng quận và việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp thuận lợi, ngẫu nhiên và đảm bảo tương đối đúng theo yêu cầu cho mục tiêu nghiên cứu. Các quận được phân làm 2 nhóm: quận nội thành như quận 1, 3, 5, 10 và
  15. 5 11; các quận, huyện ngoại thành như: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn và Nhà Bè. Theo Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2012) đã dẫn thì hiện tại đa số người dân ở nội thành muốn chuyển ra ngoại thành với lý do chất lượng các dịch vụ đô thị xuống cấp, ùn tắc giao thông, mật độ dân số cao nên xu hướng tăng dân cư ở các quận nội thành có chiều hướng giảm hoặc tăng nhẹ. Do đó, việc chọn vùng nghiên cứu trong được thực hiện theo 2 cách cho 2 nhóm quận khác nhau: quận nội thành chọn quận có mật độ dân số cao, quận ngoại thành chọn quận có tỷ lệ tăng dân số cao và phải từ mức trung bình toàn thành trở lên. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (2008) thì hiện tại có các quận sau thõa mãn điều kiện trên: quận 5, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp, Quận 12, Quận Bình Tân và Quận 7. Do đó việc thu thập số liệu được thực hiện trên 7 quận với số lượng mẫu chia đều 60 mẫu/quận. Mẫu được nghiên cứu tại các khu nhà trọ ở TP.HCM và chọn đúng đối tượng để khảo sát. Sau khi thực hiện phỏng vấn, loại đi các phiếu không hợp lý, thiếu thông tin, số phiếu đạt yêu cầu còn lại là 390 phiếu. 1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia thành 05 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2 trình bày vài nét về địa bàn nghiên cứu của luận văn, khái quát về trạng nhà ở cũng như việc thu nhà của người thu nhập thấp. Chương 3 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan, các nghiên cứu trước đây làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu. Chương 4 trình bày các kết quả phân tích nghiên cứu chủ yếu dựa vào kết quả thống kê và phân tích hồi quy số liệu thu thập nhằm sự khẳng định tính hợp lý của quá trình nghiên cứu là phù hợp và có ích. Chương 5 tóm tắt kết quả các nghiên cứu có được và nêu rõ các hạn chế của đề tài và đề nghị các bước nghiên cứu tiếp theo.
  16. 6 Chương 2 THỰC TRẠNG NHÀ Ở CỦA NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI TP. HCM Chương 2 trình bày vài nét về địa bàn nghiên cứu về tự nhiên, xã hội và kinh tế của TP. HCM. Đồng thời, khái quát tình hình thuê nhà của người thu nhập thấp nhằm vạch ra toàn cảnh về vấn đề nhà ở của người thu nhập thấp hiện nay. 2.1 VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TP. HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km2. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. TP. HCM phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. 2.1.1 Môi trường Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung. Theo số liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên – Môi trường, (2011), tình hình ô nhiễm môi trường nước đang có những diễn tiến bất lợi đáng báo động. Với lượng rác thải hàng ngày hàng triệu mét khối nước thải sinh hoạt thì TP.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Mặt khác, thành phố đang có khoảng 2.000 km kênh thoát nước, hơn 100.000 hố ga và 800 cửa xả thải. Tuy nhưng, nạn xả rác bừa bãi của người dân đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ hệ thống thoát
  17. 7 nước và tình trạng lấn chiếm kênh diễn ra khá phổ biến trong khu dân cư, (Tổng cục Môi trường 2012). Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên. Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. 2.1.2 Kinh tế TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Về thương mại, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Mức tiêu thụ của TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Tuy vậy, nền kinh tế của TP.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. 2.1.3 Dân cư Hiện nay, theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 01/04/2011, dân số thành phố là 7.549.341 người. Sự phân bố dân cư ở TP.HCM không đều, các quận 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km2, thì huyện ngoại thành Cần
  18. 8 Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km2. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Mặc dù TP.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành. 2.1.4 Giáo dục Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở TP. HCM không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. TP. HCM hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư. Về mặt hành chính, Sở Giáo dục TP.HCM chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác. Như vậy, hàng năm ngoài áp lực gia tăng dân số tự nhiên, TP.HCM còn chịu áp lực gia tăng dân số cơ học từ việc học sinh, sinh viên các tỉnh khác di cư đến nhằm mục đích học tập. Điều này cũng tác động đến tình hình kinh tế xã hội, nhất là gây áp lực đến tình trạng nhà cho thuê và giao thông trong thành phố.
  19. 9 2.1.5 Giao thông Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85.6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long với tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A. Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông,trong đó, một số cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp. Hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa, đặc biệt là tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. 2.1.6 Quy hoạch và kết cấu đô thị Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Sài Gòn từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc
  20. 10 thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất. Công tác quy hoạch có nhiều bất cập, yếu kém. Toàn thành phố còn hàng trăm công trình quy hoạch lớn, nhỏ dở dang. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng. Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội thành, đồng thời phát triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số vốn đã quá cao như hiện nay. Tóm lại, TP.HCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, TP.HCM đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy vậy, TP.HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh như: chất lượng môi trường sống và nhà ở cho người dân. Trong nội ô thành phố, hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc; Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất; An ninh xã hội không được bảo đảm. Dân số tăng nhanh trong khi quỹ đất không nhiều khiến cho cung – cầu thị trường nhà cho thuê mất cân đối, nhất là khi thị trường bất động sản trong các năm qua đã không ngừng đẩy giá đất lên cao đã khiến cho việc mua / thuê nhà của người dân gặp nhiều khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2