intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên nhằm đề xuất các chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ngày càng tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRANG PHỤ BÌA Nguyễn Thị Thanh Lan CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ KHOẢN VAY SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Lan CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ KHOẢN VAY SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã ngành: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hoàng Bảo Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Lan là học viên cao học khóa 25 chuyên ngành Kinh tế phát triển. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, trao đổi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn khoa học để hoàn thành bài luận. Tôi xin cam đoan tôi là tác giả của luận văn với đề tài là “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước”. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực do bản thân trực tiếp khảo sát và xử lý. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Tp.HCM, ngày 20 tháng 11 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Lan
  4. Trang MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MINH HỌA TÓM TẮT THE ABSTRACT CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………… 1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................3 1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu ....................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG TRẢ NỢ, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN VÀ CƠ SỞ THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG ..................................................................5 2.1. Khái niệm về tín dụng và khả năng trả nợ ........................................................5 2.1.1. Khái niệm về tín dụng ................................................................................5 2.1.2. Khả năng trả nợ ..........................................................................................5 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ .......................................6 2.2. Vai trò tín dụng cho vay đối với sinh viên .....................................................10 2.3. Các nghiên cứu về khả năng trả nợ của người vay .........................................10 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................................................................14 3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội ...................................14 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội .........14
  5. 3.1.2. Mục đích hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội ............................14 3.1.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội ............................................14 3.2. Giới thiệu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ............15 3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ............................................................................................16 3.2.2 Chương trình cho vay sinh viên của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước .....................................................................................................21 3.3. Chất lượng hoạt động cho vay sinh viên của Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ..........................................................................................23 3.4. Một số thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước .....................................................................................................................25 3.4.1. Thuận lợi và mặt đạt được ........................................................................25 3.4.2. Khó khăn và thách thức ............................................................................26 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ KHOẢN VAY SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ..............................................29 4.1. Khung phân tích ..............................................................................................29 4.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu khả năng trả nợ .....................30 4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................30 4.2.2 Mô hình nghiên cứu khả năng trả nợ.........................................................31 4.3. Dữ liệu nghiên cứu và thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên cứu ......36 4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................36 4.3.2. Thống kê mô tả đặc điểm của các biến trong mô hình nghiên cứu ......36 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................44 5.1. Các kiểm định cần thiết của mô hình hồi quy ................................................44 5.1.1. Kiểm định tương quan Pearson ................................................................44 5.1.2. Kiểm định đa cộng tuyến..........................................................................47 5.1.3. Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của mô hình ........48 5.2 Giải thích kết quả hồi quy................................................................................51
  6. 5.2.1 Giải thích kết quả các hệ số hồi quy các biến có nghĩa thống kê ..............52 5.2.2 Giải thích việc loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ...............................................................................................................56 5.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................57 5.4. Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ...............................................................58 5.5. Một số hạn chế của đề tài ...............................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố từ phía khách hàng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ khoản vay ............................................................................................................................ 8 Bảng 3.1: Tóm tắt tình hình nguồn vốn, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2017...............................17 Bảng 3.2: Một số chương trình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước.......................................................................................................20 Bảng 3.3. Tình hình cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 -2017...........................................................................24 Bảng 3.4: Tình hình quản lý vốn vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước năm 2013-2017 ......................................................................25 Bảng 4.1: Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu .................................................36 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả biến độ tuổi.......................................................37 Bảng 4.3: Thống kê giới tính người đứng tên vay ..................................................38 Bảng 4.4: Thống kê mô tả dân tộc ..........................................................................38 Bảng 4.5 Thống kê mô tả trình độ học vấn .............................................................39 Bảng 4.6 : Thống kê mô tả nghề nghiệp .................................................................39 Bảng 4.7: Thống kê mô tả số lao động ...................................................................40 Bảng 4.8: Thống kê mô tả số người phụ thuộc .......................................................40 Bảng 4.9: Thống kê mô tả số nguồn thu nhập ........................................................40 Bảng 4.10: Thống kê mô tả số món vay của gia đình có khoản vay sinh viên .......41 Bảng 4.11: Thống kê mô tả mục đích tiết kiệm ......................................................41 Bảng 4.12: Kết quả khảo sát khả năng trả nợ .........................................................41 Bảng 4.13: Tổng hợp một số đặc tính của mẫu điều tra .........................................42 Bảng 5.1: kết quả kiểm định tự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc .................................................................................................................................44 Bảng 5.2: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc với 10 biến độc lập ..............................46 Bảng 5.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................47
  8. Bảng 5.4: Kiểm định Omnibus các hệ số của mô hình ...........................................48 Bảng 5.5: Kiểm định Hosmer và Lemeshow ..........................................................49 Bảng 5.6: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .............................................49 Bảng 5.7: Mức độ dự báo của mô hình ...................................................................50 Bảng 5.8: Kết quả hồi quy Binary logistic với 7 biến độc lập ................................50
  9. DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Trang Hình 3.1: Bộ máy quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ......16 Hình 3.2: Diễn biến tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2017 ........................17 Hình 3.3: Diễn biến tình hình dư nợ giai đoạn 2013-2017 ............................................18 Hình 3.4: Diễn biến tình hình dư nợ quá hạn giai đoạn 2013-2017 ..............................18 Hình 3.5: Tóm tắt quy trình cho vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ..............................................................................................................23 Hình 4.1: Khung phân tích ......................................................................................29 Hình 4.2: Kết quả thống kê mô tả yếu tố độ tuổi người đứng tên vay ....................37 Hình 5.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước .......................................................58
  10. TÓM TẮT Bài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước” được thực hiện với mục đích tìm ra được các yếu tố ảnh đến khả năng trả nợ của sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước, từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay sinh viên bảo toàn được nguồn vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Bài nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể đánh giá tình hình trả nợ vay của sinh viên tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2017. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên khi vay tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2017. Cuối cùng, bài nghiên cứu đưa ra gợi ý các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay sinh viên nhằm thu hồi được nợ vay bảo toàn được nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng kết hợp thống kê mô tả 10 biến độc lập tác động đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước, bài nghiên nghiên thu được kết quả nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên. Các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số người phụ thuộc, số nguồn thu nhập, số món vay, mục đích tiết kiệm có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước. Bài nghiên cứu có ý nghĩa đối với Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước nắm bắt được các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên, từ đó có những giải pháp phù hợp trong chính sách cho vay để thu hồi lại nguồn vốn tối ưu nhất. Từ khóa: yếu tố ảnh hưởng đến trả vay nợ sinh viên, mô hình Binary logistic, khả năng trả nợ.
  11. THE ABSTRACT The research "Factors affecting students' ability to repay their loans at Binh Phuoc Branch of Social Policy Bank" was conducted with the aim of finding out the factors influencing the repayment ability of students at the branch of Social policy bank in Binh Phuoc. It can help to propose some expanded solutions and improve the efficiency of student loans, which secure source of loan capital at that bank. With many specific goals, it has assessed situation of clearing student’s debt at the period of 2013-2017 in Binh Phuoc and analysised the elements impacting the ability to repay their loans borrowed from Social Policy bank in this province at the same time. Finally, the study proposed some measures to enhance the effiects of student loans in order to recover them, which was preserving the capital for loans of the Social Policy Bank in Binh Phuoc province. The use of quantitative analysis and statistics method described ten independent eventualities affecting student’s settling their debts at that bank. It resulted in discovering the factors that affect the student’s loan repayment capability. Gender, education level, occupation, number of dependents, source of income, number of loans, purpose of savings impact the ability to repay their debts at the Branch of Social Policy Bank in Binh Phuoc. This research may help the Bank to capture the factors that influence the ability to repay student’s loans. Therefore, there are many appropriate solutions for policy to recover the best source of capital. Keywords: factors affecting student’s loan repayment, Binary logistic model, student’s loan repayment capability.
  12. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Chương trình tín dụng dành cho sinh viên do chính phủ tài trợ đã được thực hiện ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Chương trình cho vay nhằm vào các sinh viên hoàn cảnh khó khăn, có thể tiếp cận tốt hơn với giáo dục đại học góp phần vào công bằng xã hội. Ở Việt Nam, hoạt động cho vay sinh viên đi học ngày càng được chú trọng. Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg để hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí cho việc học tập. Sau một thời gian thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và đáng khích lệ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với sự nghiệp phát triển kinh tế vùng và đất nước, tỉnh Bình Phước cũng tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho sinh viên vay vốn để trang trải các cho phí học tập. Hoạt động này vừa có tính nhân văn sâu sắc, vừa có tính xã hội hóa cao, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tại tỉnh Bình Phước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước là tổ chức chuyên trách, đảm nhiệm thực hiện hoạt động cho vay sinh viên. Theo quy định, sinh viên được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học. Tuy nhiên, tại tỉnh Bình Phước hiện đã có nhiều sinh viên ra trường đã đến hạn cam kết bắt đầu trả lãi và vốn, nhưng việc thu hồi vốn đối với những đối tượng này đang gặp nhiều khó khăn. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của sinh viên là người đi vay có nhiều khoản vay nợ, số nguồn thu nhập thâp hoặc do số người phụ thuộc trong gia đình cao,…. Hiện nay, ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước mới chỉ liệt kê các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khoản vay sinh viên dưới dạng các báo cáo mà chưa có những phân tích, tìm hiểu cụ thể về các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khoản vay này.
  13. 2 Chương trình cho vay sinh viên với lãi suất ưu đãi không nhằm mục tiêu lợi nhuận thì việc bảo toàn được nguồn vốn sau khi cho vay là rất quan trọng nhằm duy trì chương trình lâu dài. Chính vì vậy đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước” được thực hiện với mục đích tìm ra được các yếu tố ảnh đến khả năng trả nợ của sinh viên, từ đó đề xuất một số nhằm thu hồi được nợ đúng hạn, bảo toàn nguồn vốn cho vay, giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay sinh viên vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên nhằm đề xuất các chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước ngày càng tốt hơn. Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên khi vay tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013- 2017. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay của sinh viên khi vay tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, các nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và ngoài nước, số liệu thống kê,… để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích định lượng. Phương pháp thống kê mô tả mô tả các kết quả thống kê sơ bộ từ các mẫu khảo sát; Phương pháp phân tích định lượng dùng để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của sinh viên nhằm chỉ ra các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của sinh viên.
  14. 3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu Kích thước mẫu: Theo cách tiếp cận theo phương pháp định lượng dựa vào mô hình hồi quy của Green (1999) và Tabachnick & Fidell (2007) thì quy mô mẫu được xác định là: n  50 + 8k; với k là số biến độc lập. Bài nghiên cứu lựa chọn 10 biến độc lập, như vậy kích thước mẫu được chọn trong đề tài là n  50 + 8 x 10 = 130. Đề tài sẽ tiến hành khảo sát 130 thành viên vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Việc thu thập số liệu trong đề tài được tiến hành từ quá trì nh điều tra phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng và 130 thành viên vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất và phân tầng theo danh sách các thành viên vay vốn trong giai đoạn 2013 – 2017 đã vay vốn hoặc đang còn vay vốn. Thu thập số liệu thứ cấp từ kết quả huy động vốn, bảng cân đối chi tiết, các báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 – 2017. 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ góp phần giúp Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản cho vay sinh viên từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm thu hồi được nợ đúng hạn, bảo toàn nguồn vốn cho vay. Chính quyền địa phương đề ra các giải pháp phù hợp nhằm gia tăng khả năng trả nợ của người đi vay từ kết quả nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu này tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. 1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm có 05 chương, trong đó: Chương 1: Phần mở đầu
  15. 4 Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng, khả năng trả nợ, vai trò của tín dụng đối với sinh viên và cơ sở thực nghiệm nghiên cứu được sử dụng. Chương 3: Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước. Chương 5: Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách.
  16. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG TRẢ NỢ, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN VÀ CƠ SỞ THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG 2.1. Khái niệm về tín dụng và khả năng trả nợ 2.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Một số khái niệm về tín dụng như: Căn cứ theo luật các Tổ chức tín dụng năm 2004 thì hoạt động tín dụng là việc Tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có của Tổ chức tín dụng, vốn huy động để thực hiện việc cấp tín dụng. Theo tác giả Sữ Đình Thành (2008) thì tín dụng là thể hiện mối quan hệ vay mượn tài sản giữa người vay và người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian được thống nhất giữa các bên liên quan. Theo luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì cấp tín dụng là việc tổ chức sử dụng một khoản tiền hay cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trên cơ sở có hoàn trả. Các nghiệp vụ cấp tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh, … Trong đó định nghĩa cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Tóm lại: Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các đối tượng, trong đó đối tượng này chuyển nhượng cho đối tượng khác quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định trên cở sở có hoàn trả với những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận. 2.1.2. Khả năng trả nợ Hiện tại, trên thế giới và Việt Nam chưa có thống nhất khái niệm về “khả năng trả nợ” mà chỉ tập trung vào các biểu hiện của khách hàng được đánh giá là “không có khả năng trả nợ”, “vỡ nợ”, “mất khả năng trả nợ”, … Theo Basel Committee on Banking Supervision (2006) hay Basel II, định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng có một trong các dấu hiệu
  17. 6 như khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn hay khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày. Như vậy, khả năng trả nợ của khách hàng là việc khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho bên cấp tín dụng trong thời gian quan hệ tín dụng hay không. 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Những nhân tố từ phía ngân hàng: (i) Công tác tổ chức cho vay: Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học và mang tính chuyên nghiệp cao đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, nhân viên trong ngân hàng, từ đó các món vay được giải ngân kịp thời, đầy đủ và đúng mục đích đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay. Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả là tiền đề cho việc thu nợ của ngân hàng. (ii) Chính sách tín dụng và nhân sự ngân hàng: Ngân hàng có chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện để đảm bảo việc thu hồi nợ hiệu quả. Năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng: Chất lượng đội ngũ nhân viên là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động ngân hàng. Nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn cao giúp cho người đi vay hiểu rõ hơn các quy trình, điều kiện cho vay và trả nợ qua đó có kế hoạch sử dụng tiền vay đúng mục đích và hiệu quả đồng thời chuẩn bị kế hoạch trả nợ. Đồng thời thường xuyên tiếp xúc với người vay để nắm bắt được tình hình thu nhập của họ từ đó có biện pháp hướng dẫn tăng cường khả năng trả nợ. (iii) Kiểm soát hoạt động cho vay: Giúp tăng cường giám sát số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, mang lại kết qua tốt đẹp cho việc thu hồi nợ Các nhân tố từ phía người vay: Có rất nhiều nhân tố từ phía người vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra nhiều nhân tố như độ tuổi, giới tính, số thành viên trong gia đình,….. Một số yếu tố thường được nhắc tới trong các nghiên cứu như:
  18. 7 Các yếu tố thuộc về cá nhân người vay: (i) Độ tuổi: Các nghiên cứu như Pasha và Negese (2014); Angaine và Waari ( 2014) cho thấy rằng người vay càng lớn tuổi khả năng trả nợ tăng theo bởi vì người vay càng lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, sinh sống ổn định và tích lũy được tài sản. Ngược lại, theo S.Schwartz (2000) người vay càng lớn tuổi thì khả năng trả nợ càng giảm (ii) Giới tính: Có nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng trả nợ của nam giới và nữ giới. Theo Mokhta và cộng sự (2012) thì nữ giới có khả năng trả nợ tốt hơn do phụ nữ thường có trách nhiệm và kỷ luật cao hơn nam giới. Ngược lại, theo Nawai và Shariff (2012) thì nam giới lại có khả năng trả nợ tốt hơn bởi công việc của họ thường thu nhập cao hơn, họ có sức khỏe để làm những công việc khó khăn và nặng nhọc. (iii) Dân tộc: Dân tộc của người đứng tên vay thể hiện được nhận thức của người vay khi đi vay tại ngân hàng, bởi lẽ đặc điểm này của người vay thể hiện được tinh thần, ý thức đi vay do đó các yếu tố này có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay và được một số tác giả đưa vào nghiên cứu (Karlan, 2007; Nawai và Shariff, 2012; Roslan và Karim, 2009). Cụ thể hơn là theo nghiên cứu của Karlan (2007), những người vay là dân tộc đa số cao hơn có khả năng trả nợ cao hơn dân tộc thiểu số. Nghiên cứu của Roslan và Karim (2009) cho rằng dân tộc không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. (iv) Trình độ học vấn: Theo Angaine và Waari (2014) người có trình độ học vấn cao thường có khả năng trả nợ cao do học vấn mang tính giáo dục, ảnh hưởng đến ý thức của con người về nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, đồng thời liên quan đến công việc và thu nhập của họ. (v) Nghề nghiệp của người vay: Theo Mokhta và cộng sự (2012) nghề nghiệp của người vay được đo lường định tính dựa trên việc hộ vay sản xuất nông nghiệp hay ngành nghề khác . Các yếu tố thuộc về hộ vay:
  19. 8 (i) Số thành viên gia đình: Số thành viên trong gian đình cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Theo Munene và Guyo (2013) nếu số thành viên trong gia đình càng nhiều và kiếm được nhiều thu nhập, mức độ hỗ trợ nhau sẽ tốt hơn do đó làm tăng khả năng trả nợ và ngược lại số thành viên trong gia đình nhiều mà số người phụ thuộc cũng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ. (ii) Thu nhập và tiết kiệm: Theo Wahab và cộng sự (2011) nếu các gia đình có nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì khả năng trả nợ càng cao, có thể đảm bảo được khả năng trả nợ khi thu nhập của một thành viên khác bị giảm sút. Thói quen tiết kiệm và mục đích tiết kiệm cho thấy nhận thức của hộ vay khi thực hiện việc tiết kiệm, do đó có tương quan với khả năng trả nợ (Haile, 2015; Jacob P. K. Gross và cộng sự, 2008). (iii)Mục đích sử dụng vốn vay: Theo Teguia (2016) nếu người vay vốn và sử dụng đúng mục đích ban đầu sẽ giúp đạt được mục tiêu đề ra, từ đó tạo ra kết quả khả quan có thể tăng khả năng trả nợ. (iv) Số nguồn thu nhập: Càng có nhiều nguồn thu nhập thì khả năng trả nợ càng cao (Jain and Mansuri, 2003; Haile, 2015). Bởi lẽ, nhiều nguồn thu nhập sẽ giúp đa dạng hóa nguồn thu giảm thiểu rủi ro khi nguồn thu nhập khác bị gián đoạn. (v) Số người phụ thuộc: Số người phụ thuộc trong gia đình người vay càng nhiều thì càng tốn kém tiền của để duy trì cuộc sống trong gia đình, phát sinh nhiều chi phí do đó khả năng trả nợ sẽ giảm (Mokhta và cộng sự, 2012, Angaine và Waari, 2014). (vi) Số món vay: Theo Matin (1997) số món vay mà người vay đi vay tại tổ chức tín dụng khác nhau sẽ làm giảm khả năng trả nợ. Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố từ phía khách hàng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ khoản vay Yếu tố Đo lường Nghiên cứu Kỳ vọng dấu Độ tuổi Số tuổi của người vay Pasha và Negese, 2014; 2012; Angaine và Waari, +/- 2014., S.Schwartz, 2000 Giới tính Nam hay nữ vay vốn Mokhta và cộng sự, 2012; Nawai và Shariff, +/- 2012.
  20. 9 Dân tộc Kinh hay dân tộc khác Karlan, 2007; Nawai và +/- Shariff, 2012; Roslan và Karim, 2009 Số năm theo học tại Wahab và cộng sự, 2011 Trình độ học vấn trường hoặc trình độ + học vấn Angaine và Waari, 2014. Thành viên gia đình Wahab và cộng sự, - Số lao động 2011; Munene và Guyo, + Số người trong gia 2013 đình - Số người phụ Angaine và Waari, 2014. thuộc - Tổng thu nhập từ hoạt Wahab và cộng sự, Tổng thu động sản xuất kinh 2011; + nhập/doanh thu doanh của hộ Nawai và Shariff, 2012. Tiết kiệm - Tổng tiết kiệm - Tổng số tiền tiết kiệm Karlan, 2007 + của gia đình - Mục đích tiết Tiết kiệm để làm gì kiệm Người vay có sử dụng Folefack và Teguia, Mục đích sử dụng vốn đúng mục đích 2016. + vốn không Nghề nghiệp của Sản xuất nông nghiệp Mokhta và cộng sự, +/- người vay hay nghề khác 2012 Số nguồn thu nhập Số nguồn Wahab và cộng sự, 2011; Jain and Mansuri, + 2003; Haile, 2015 Số món vay Số món Matin, 1997 - Nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng trả nợ Các nhân tố vĩ mô như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp,… tác động rất lớn tới khả năng trả nợ của người vay tiền (James N. Wetzel, 1999). Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và tạo ra doanh thu và lợi nhuận tối ưu, có thể có khả năng trả vốn nợ vay cho ngân hàng. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hỏa hoạn làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ và đời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2