intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu ở luận văn này là xây dựng mô hình hồi quy, dựa trên cơ sở lý thuyết, lý luận và thực tiễn phù hợp, định lượng những yếu tố chính tác động lên nghèo ở huyện Củ Chi, để tìm ra giải pháp giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC THANH TUYỀN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC THANH TUYỀN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người Hướng dẫn Khoa học TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến quý thầy cô trường Đại học kinh tế TP.HCM, thầy cô khoa Kinh tế phát triển ñã truyền ñạt cho tôi và các bạn học viên những kiến thức khoa học bổ ích, ñặc biệt là TS NGUYỄN HOÀNG BẢO, người thầy ñã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo Thành ủy, Huyện ủy Củ Chi, Ủy ban nhân dân xã Tân Phú Trung ñã tạo ñiều kiện cho tôi tham gia khóa học giúp nâng cao hiểu biết và tầm nhận thức bản thân ñể phục vụ tốt hơn cho công tác tại ñịa phương sau này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến lãnh ñạo Ban giảm nghèo – tăng hộ khá huyện Củ Chi, phòng Thống kê huyện Củ Chi, cán bộ chuyên trách xóa ñói giảm nghèo và các cô chú ở ấp thuộc xã An Phú, Hòa Phú và Tân Phú Trung ñã hỗ trợ, giúp tôi thu thập số liệu và chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích ñể thực hiện ñề tài nghiên cứu này. Cuối cùng xin gửi lời tri ân sâu sắc ñến gia ñình, bạn bè ñồng nghiệp ñã luôn bên cạnh, ñộng viên, quan tâm giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua. i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan rằng: 1. Đây là công trình do chính bản thân nghiên cứu và trình bày, không sao chép bất cứ luận văn nào. 2. Các số liệu thu thập ñược và trình bày trong luận văn này là trung thực và hợp pháp. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của ñề tài nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 thàng 7 năm 2011 Người thực hiện luận văn LÊ NGỌC THANH TUYỀN ii
  5. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác ñịnh các yếu tố ảnh hưởng ñến nghèo ở huyện Củ Chi, từ ñó ñề xuất một số giải pháp nhằm thoát nghèo trên ñịa bàn huyện. Đề tài sử dụng mô hình Binary logistic ñể phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến xác suất nghèo của hộ gia ñình. Kết quả cho thấy mức ñộ ảnh hưởng từ cao ñến thấp là: trình ñộ học vấn của chủ hộ, diện tích ñất, số người phục thuộc, tuổi và giới tính của chủ hộ. Trên cơ sở kết quả mô hình hồi quy, tác giả kiến nghị một số giải pháp giảm nghèo, ñó là: nâng cao trình ñộ học vấn cho người dân; giảm số người phụ thuộc bằng cách tuyên truyền và luật hóa pháp luật về bình ñẳng nam nữ, công tác dân số và kế hoạch hóa gia ñình, ñào tạo, dạy nghề và tạo ñiều kiện giới thiệu việc làm cho người dân; tạo thêm quỹ ñất cho người dân trong việc sản xuất. iii
  6. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................................................ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................Error! Bookmark not defined. 1 Vấn ñề nghiên cứu................................................................................................................................................1 2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................................2 3 Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................................................................3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................3 4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 3 5.1 Phương pháp chọn mẫu.............................................................................. 3 5.2 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 4 6 Cấu trúc của luận văn...........................................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ NGHÈO ĐÓI.........................................................................7 1.1 Các ñịnh nghĩa về nghèo ñói.........................................................................................................................7 1.1.1 Nghèo ñói ............................................................................................................ 7 1.1.2 Nghèo tuyệt ñối................................................................................................... 9 1.1.3 Nghèo tương ñối ...............................................................................................10 1.2 Các thước ño chỉ số nghèo ñói và bất bình ñẳng................................................................................11 1.2.1 Chỉ số ñếm ñầu (P0) – Tỷ lệ hộ (người) nghèo (Headcount Index) .............11 1.2.2 Chỉ số khoảng cách nghèo (Poverty Gap Index) ...........................................11 1.2.3 Chỉ số khoảng cách nghèo ñói bình phương (Squared Poverty Gap Index)12 1.2.4 Đường cong Lorenz và hệ số Gini ..................................................................13 v
  7. 1.3 Những tiêu chí lượng hóa ñể xác ñịnh ñói nghèo ..............................................................................13 1.4 Các nguyên nhân dẫn ñến tình trạng ñói nghèo..................................................................................17 1.4.1 Trình ñộ học vấn ...............................................................................................18 1.4.2 Tình trạng việc làm...........................................................................................19 1.4.3 Những ñặc ñiểm về nhân khẩu học.................................................................20 1.4.3.1 Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc ............................................20 1.4.3.2 Giới tính của chủ hộ...........................................................................21 1.4.3.3 Dân tộc ...............................................................................................22 1.4.3.4 Độ tuổi của chủ hộ .............................................................................23 1.4.3.5 Bệnh tật và sức khỏe yếu kém ...........................................................23 1.4.3.6 Tài sản lâu bền (gồm nhà ở, truyền hình, tủ lạnh) .............................24 1.4.4 Khả năng tiếp cận các nguồn lực.....................................................................24 1.4.4.1 Đất ñai ................................................................................................24 1.4.4.2 Tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức .....................26 1.4.5 Khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu ...............................................27 1.4.6 Nghèo theo vị trí ñịa lý.....................................................................................28 1.5 Đặc ñiểm của người nghèo:........................................................................................................................28 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN CỦ CHI......30 2.1 Sơ lược vùng nghiên cứu.............................................................................................................................30 2.1.1 Huyện Củ Chi....................................................................................................30 2.1.2 Xã An Phú, Hòa Phú và Tân Phú Trung ........................................................34 2.2 Xác ñịnh nghèo ñói........................................................................................................................................35 2.2.1 Sử dụng chi tiêu bình quân ñầu người làm tiêu chí phân tích nghèo..........35 2.2.2 Cơ sở xác ñịnh nghèo .......................................................................................36 2.3 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................................................................36 2.3.1 Sự khác biệt giữa những hộ nghèo và không nghèo ở huyện Củ Chi .........36 vi
  8. 2.3.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng ñến nghèo của hộ gia ñình ........................36 2.3.3 Các giả thuyết....................................................................................................39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.................................................................................................42 3.1 Tổng quan về tình trạng nghèo tại huyện Củ Chi ..............................................................................42 3.2 Sự khác biệt giữa những hộ nghèo và không nghèo ở huyện Củ Chi .......................................43 3.2.1 Nghèo và trình ñộ học vấn...............................................................................43 3.2.2 Nghèo và tình trạng việc làm của chủ hộ .......................................................44 3.2.3 Những ñặc ñiểm về nhân khẩu học.................................................................46 3.2.4 Khả năng tiếp cận nguồn lực ...........................................................................48 3.2.5 Khả năng tiếp cận các ñiều kiện sinh sống cơ bản: .......................................49 3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến nghèo của hộ gia ñình ..........................................................54 3.3.1 Mô hình Binary logistic xác ñịnh các yếu tố ảnh hưởng ñến xác suất nghèo của hộ gia ñình ..............................................................................................................55 3.3.2 Kiểm ñịnh mô hình Binary logistic.................................................................57 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................Error! Bookmark not defined. 1 Kết luận ..................................................................................................................................................................59 2 Gợi ý chính sách .................................................................................................................................................59 2.1 Dân số, sức khỏe và giới tính..............................................................................59 2.2 Nâng cao trình ñộ học vấn và chất lượng ñào tạo.............................................60 2.3 Đất ñai ...................................................................................................................60 2.4 Việc làm................................................................................................................61 3 Giới hạn nghiên cứu..........................................................................................................................................62 4 Gợi ý nghiên cứu tiếp theo..............................................................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63 PHỤ LỤC ...............................................................................................................................................................67 vii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Trình ñộ học vấn của người nghèo ở Việt Nam 1998........................................................19 Bảng 1.2: Diện tích ñất nông nghiệp của hộ gia ñình phân theo nhóm chi tiêu (m2)............26 Bảng 2.1: Những yếu tố ảnh hưởng ñến xác suất nghèo của hộ gia ñình........................................41 Bảng 3.1: Nghèo và chi tiêu bình quân phân theo nhóm hộ .................................................................42 Bảng 3.2: Trình ñộ học vấn của chủ hộ.........................................................................................................43 Bảng 3.3: Trình ñộ học vấn các thành viên trên 15 tuổi của hộ gia ñình..........................................44 Bảng 3.4: Nghèo và tình trạng việc làm của chủ hộ.................................................................................45 Bảng 3.5: Nghèo và nguyên nhân không ñi làm của chủ hộ ................................................................46 Bảng 3.6: Nghèo và giới tính của chủ hộ......................................................................................................46 Bảng 3.7: Nghèo và dân tộc của chủ hộ........................................................................................................47 Bảng 3.8: Nghèo và ñời sống hộ gia ñình ....................................................................................................48 Bảng 3.9: Tình hình vay vốn của các hộ gia ñình .....................................................................................49 Bảng 3.10: Tỷ lệ loại nhà ở của người dân trong huyện.........................................................................50 Bảng 3.11: Tỷ lệ người dân sử dụng ñiện ....................................................................................................50 Bảng 3.12: Tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước.....................................................................................51 Bảng 3.13: Tỷ lệ loại nhà vệ sinh người dân sử dụng..............................................................................51 Bảng 3.14: Khoảng cách từ nhà ñến chợ gần nhất của các hộ gia ñình............................................52 Bảng 3.15: Tỷ lệ sử dụng nhiên liệu của người dân.................................................................................53 Bảng 3.16: Thống kê tài sản lâu bền chủ yếu của hộ gia ñình..............................................................54 Bảng 3.17: Kết quả ước lượng mô hình Binary logistic.........................................................................55 Bảng 3.18: Ước lượng xác suất nghèo theo tác ñộng biên từng yếu tố...............................56 Bảng 3.19: Kiểm ñịnh Omnibus về sự phù hợp của mô hình ..................................................57 Bảng 3.20: Kết quả kiểm ñịnh mô hình thông qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất..................58 viii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ ñồ 1.1: Vòng luẩn quẩn của nghèo ñói ......................................................................................29 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HDI: Chỉ số phát triển con người GSO: Tổng cục thống kê MDPA: Phân tích ñói nghèo ñồng bằng sông Cửu Long MRPA: Đánh giá ñói nghèo khu vực sông Cửu Long PPA: Đáng giá nghèo có sự tham gia của người dân UNDP: Chương trình phát triển liên hiệp quốc VHLSS: Điều tra mức sống hộ gia ñình Việt Nam TCTK: Tổng cục Thống Kê USD: Đô la Mỹ R&D: Nghiên cứu và phát triển AusAID: Cơ quan phát triển quốc tế Australia WB: Ngân hàng thế giới CPI: Chỉ số giá tiêu dùng ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á XĐGN: Xóa ñói giảm nghèo GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ix
  11. MỞ ĐẦU 1 Vấn ñề nghiên cứu Trên thế giới, cho dù là các nước giàu hay nước nghèo, ñói nghèo luôn luôn tồn tại. Người nghèo thật khó tiếp cận với các dịch vụ như y tế và giáo dục. Họ hầu như không có tiếng nói chung hay ñại diện trong cộng ñồng, vì vậy họ càng khó khăn hơn trong việc thoát nghèo. Khoảng cách lớn giữa các quốc gia giàu và nghèo không chỉ làm cho xu hướng bất bình ñẳng trên thế giới trở thành một vấn ñề ñáng quan tâm mà khoảng cách giữa người giàu và người nghèo của mỗi quốc gia khá cao và ngày càng cao thêm. 40% dân số trên thế giới là những người nghèo nhất chỉ chiếm khoảng 5% thu nhập toàn cầu nhưng 20% dân số còn lại là những người giàu nhất chiếm gần ¾ thu nhập thế giới (theo Anup Shah, 2009). Trong trường hợp của Mauritius, trong khoảng từ năm 1990 ñến 2007, tỷ lệ ñói nghèo ñã giảm ñáng kể, giảm từ 20% năm 1997 xuống còn 8% trong năm 2006, trong khi phần thu nhập quốc gia cho 20% hộ gia ñình nghèo nhất ñã tăng từ 5,6% vào năm 1997 lên 6,2% trong năm 2002. Do ñó, cuộc chiến chống ñói nghèo ñòi hỏi phải kết hợp cả khía cạnh kinh tế và mức ñộ hợp pháp. Vì vậy, nghèo ñói là vấn ñề toàn cầu ñược chia sẻ bởi tất cả các nước ñã phát triển hay ñang phát triển. Củ Chi là một huyện ngoại thành, có vị trí quan trọng ñặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân Củ Chi ñã chịu nhiều hy sinh mất mát to lớn: 10.488 liệt sĩ, 2.877 thương bệnh binh, 777 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 4.807 gia ñình có công với cách mạng1. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân Củ Chi ñã tập trung lao ñộng sản xuất, phát triển kinh tế ñể xây dựng lại quê hương. 1 Phòng Thống kê huyện Củ Chi (2010), Niên giám thống kê 2005 - 2009 1
  12. Nhưng do hậu quả chiến tranh ñể lại quá nặng nề, nên ñời sống một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn vô vàn khó khăn. Đầu những năm 90, tỷ lệ ñói nghèo là 25,5%. Đến cuối năm 2003, sau hơn 10 năm tiến hành công cuộc xóa ñói giảm nghèo, tỷ lệ ñói nghèo còn 0% so với tiêu chí của thành phố tại thời ñiểm ñó (thu nhập bình quân dưới 3 triệu ñồng/người/năm ở khu vực nội thành và dưới 2,5 triệu ñồng/người/năm ở khu vực ngoại thành). Sang năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo so với tiêu chí mới của thành phố vẫn còn 15,5% (thu nhập bình quân ñầu người dưới 6 triệu ñồng/người/năm tính chung cho cả khu vực nội thành và ngoại thành). Đến cuối năm 2008 tỷ lệ ñói nghèo còn 0% so với tiêu chí của thành phố tại thời ñiểm ñó. Nhưng sang năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo so với tiêu chí mới của thành phố (thu nhập bình quân ñầu người từ 12 triệu ñồng/người/năm trở xuống tương ñương 2 USD/người/ngày) vẫn còn 23%2. Vì vậy, tiếp tục thực hiện mục tiêu xóa ñói, giảm nghèo ñang là vấn ñề cấp bách ñặt ra cho huyện trong tiến trình phát triển ñi lên của huyện hiện nay. Chính ñiều này ñã làm cho việc nghiên cứu vấn ñề ñói nghèo trở nên cấp thiết nên ñề tài ñược chọn là: “Các yếu tố ảnh hưởng ñến nghèo tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”. 2 Mục tiêu nghiên cứu Những nghiên cứu trước ñây ở Củ Chi chỉ hạn chế ở việc xác ñịnh các nguyên nhân (mang tính ñịnh tính) mà không chỉ ra ñược tác ñộng riêng rẽ của từng nguyên nhân (mang tính ñịnh lượng) lên khả năng nghèo như thế nào. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu ở luận văn này là xây dựng mô hình hồi quy, dựa trên cơ sở lý thuyết, lý luận và thực tiễn phù hợp, ñịnh lượng những yếu tố chính tác ñộng lên nghèo ở huyện Củ Chi, ñể tìm ra giải pháp giảm nghèo. 2 Ban giảm nghèo – tăng hộ khá huyện Củ Chi (2010), Bảng tổng hợp số liệu hộ nghèo tháng 7 năm 2010 2
  13. 3 Câu hỏi nghiên cứu Có sự khác biệt giữa trình ñộ học vấn, nghề nghiệp, ñặc ñiểm nhân khẩu học những hộ nghèo và không nghèo ở huyện Củ Chi? Các nhân tố nào có ảnh hưởng ñến ñói nghèo của hộ gia ñình? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghèo ở cấp hộ gia ñình là một số yếu tố có liên quan ñến khả năng nghèo ñói hay sung túc của hộ như: tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, tổng số người trong hộ, tổng số người sống phụ thuộc có trong hộ, trình ñộ học vấn của chủ hộ, tình trạng có việc làm hay không, hộ có ñược vay vốn hay không, diện tích ñất của hộ và các ñặc trưng khác của hộ nghèo. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát các hộ gia ñình nghèo và không nghèo trên ñịa bàn ba xã An Phú, Hòa Phú và Tân Phú Trung vào việc phân tích ñịnh lượng những yếu tố chủ yếu tác ñộng tới nghèo ñói của các hộ gia ñình huyện Củ Chi; nghiên cứu hiện trạng, thu thập và phân tích số liệu chính có liên quan ñến nghèo ñói; thời gian nghiên cứu: Đề tài ñược thực hiện từ năm 2010 ñến năm 2011. 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ. Việc phân loại hộ nghèo, không nghèo theo tiêu chí của thành phố (thu nhập dưới 12 triệu ñồng/người/năm là hộ nghèo). Tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện là 23%. Với mức tin cậy là 95%, sai số mong muốn là 7%, cỡ mẫu là 137, ñể làm tròn luận văn ñược lấy cỡ mẫu ñiều tra là 140. 3
  14. Cách tính cỡ mẫu ñiều tra: Tỷ lệ hộ nghèo ban ñầu (p) = 23% 0,23 Tỷ lệ hộ không nghèo ban ñầu (q=1-p) 0,77 Mức ñộ tin cậy lựa chọn = 95%, Z = 1,96 Sai số mong muốn = 7% 0,07 Sai số chuẩn ước tính = sai số mong muốn/Z 0,035714 Cỡ mẫu = (pxq)/sai số chuẩn bình phương 137,04 5.2 Phương pháp thu thập số liệu 5.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu, số liệu thứ cấp, thông tin tổng quan huyện Củ Chi, xã An Phú, xã Hòa Phú, xã Tân Phú Trung và những thông tin liên quan ñến ñịa bàn nghiên cứu ñược thu thập từ Phòng thống kê huyện, Ban giảm nghèo-tăng hộ khá huyện, xã và các website của cơ quan chức năng. Đây là cơ sở ñể so sánh, ñánh giá với những phần có liên quan trong nghiên cứu. 5.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp Một trong số các mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các yếu tố tác ñộng ñến nghèo của hộ gia ñình nên khi thu thập số liệu học viên chọn thực hiện ñiều tra theo phương pháp chọn mẫu ñịnh mức không theo tỷ lệ. Tiến hành khảo sát và ñiều tra thực tế bằng cách phỏng vấn trực tiếp 140 hộ gia ñình tại huyện Củ Chi. Đây là nguồn dữ liệu sơ cấp quan trọng ñể có thể phản ảnh một cách trung thực và khoa học tình trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng. Để có ñược số liệu này tác giả tiến hành ñiều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ theo bảng câu hỏi ñã chuẩn bị trước. Phương pháp chọn mẫu ñiều tra theo ba cấp: ñầu tiên các xã ñược lựa chọn ñại diện cho toàn huyện; trên cơ sở các xã ñã lựa chọn sẽ lựa chọn ñại diện các ấp; cuối cùng tại mỗi ấp sẽ tiến hành chọn mẫu ñịnh mức không theo tỷ lệ ñể ñảm bảo tính ñại diện và có thể suy rộng của mẫu ñiều tra. Phạm vi 4
  15. ñược chọn là ba xã, mỗi xã tập trung vào một ñến hai ấp, trong quá trình lựa chọn mẫu có sự tham vấn của lãnh ñạo xã và trưởng ấp ñể tiếp cận với hộ nghèo và không nghèo. Mẫu khảo sát phát ra 140 mẫu (dành cho hộ nghèo và không nghèo). Các mẫu ñược phân bổ tương ñối ñồng ñều trên ba xã là Tân Phú Trung, Hòa Phú và An Phú. Kết quả thống kê số liệu khảo sát thực tế ở Củ Chi từ tháng 12/2010 và kết thúc khảo sát tháng 3/2011. Cụ thể như sau: Quá trình khảo sát cho kết quả thuận lợi với ñối tượng trả lời bảng câu hỏi là chủ hộ chiếm tới 92,14% (129/140), vì chủ hộ thường nắm rõ thông tin về hộ và là người quyết ñịnh tất cả các vấn ñề chính trong hộ như trồng cây gì, nuôi con gì, chi tiêu ra sao. Số còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ không phải là chủ hộ do không gặp trong quá trình khảo sát. 5.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Dữ liệu ñịnh lượng về nghèo ñược mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel. Dữ liệu ñịnh tính cũng ñược tổng hợp và phân tích ñể có căn cứ khoa học. Thông tin và dữ liệu ñược thể hiện qua các bảng, biểu ñể có thể trả lời các câu hỏi của luận văn. Phương pháp thống kê mô tả là một phương pháp khá thông dụng trong nghiên cứu, là cách thức thu thập thông tin, số liệu kiểm chứng của những giả thuyết hoặc ñể giải quyết những vấn ñề có liên quan ñến ñối tượng nghiên cứu. Trong ñề tài, học viên sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm ñịnh Independent Samples T-Test, Chi Square. Phương pháp hồi quy tương quan: ñây là phương pháp nghiên cứu nhằm lượng hóa mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố quan sát. Trong ñề tài này, vận dụng phương pháp kinh tế lượng nhằm ñánh giá các yếu tố ảnh hưởng ñến nghèo của hộ gia ñình bằng mô hình Binary Logistic: kết xuất mô hình hồi quy 5
  16. gốc; kiểm ñịnh các hệ số góc: kiểm ñịnh Wald; kiểm ñịnh Omnibus về sự phù hợp của mô hình. 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài lời mở ñầu và kết luận, luận văn ñược trình bày theo 3 chương: Lời mở ñầu - Giới thiệu sự cần thiết của ñề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, ñối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. Chương một trình bày cơ sở lý luận về nghèo – trình bày tổng quan các lý thuyết về nghèo ñói liên quan ñến các khái niệm, thước ño chỉ số nghèo, các phương pháp xác ñịnh nghèo, các nguyên nhân dẫn ñến tình trạng ñói nghèo và ñặc ñiểm của người nghèo. Chương hai trình bày tổng quan và nghiên cứu nghèo ñói tại huyện Củ Chi – chương này mô tả sơ lược về vùng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu cần thiết cho mô hình kinh tế lượng, từ ñó rút ra khung lý thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nghèo ñói cho huyện; Chương ba trình bày kết quả phân tích; Cuối cùng là kết luận và gợi ý một số giải pháp giảm nghèo trên ñịa bàn huyện Củ Chi. 6
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI Để có cái nhìn tổng quan khung lý thuyết về nghèo, trong chương này tác giả trình bày khái quát các ñịnh nghĩa về nghèo ñói; các thước ño chỉ số nghèo ñói và bất bình ñẳng; những tiêu chí lượng hóa ñể xác ñịnh ñói nghèo; các nguyên nhân dẫn ñến tình trạng ñói nghèo và cuối cùng sẽ trình bày ñặc ñiểm của người nghèo. 1.1 Các ñịnh nghĩa về nghèo ñói 1.1.1 Nghèo ñói Nghèo là một khái niệm có nhiều mặt và không có một khái niệm duy nhất về nghèo. Tiêu chuẩn chung nhất ñể xác ñịnh người nghèo là thu nhập hay chi tiêu ñể thỏa mãn nhu cầu cơ bản là: Dinh dưỡng, nước sạch, chăm sóc sức khỏe, quần áo và nơi cư trú. Tuy nhiên, những quốc gia khác nhau có mức ñộ thỏa mãn cuộc sống khác nhau. Điều ñó phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, tổ chức và văn hóa phát triển ở mỗi quốc gia. Đói nghèo là một vấn ñề kinh tế- xã hội phức tạp chứ không thuần túy chỉ là vấn ñề kinh tế cho dù các số ño của nó trước hết và chủ yếu dựa trên số ño kinh tế. Do ñó, nếu chỉ dựa trên sự tăng trưởng kinh tế cao thì chưa giải quyết ñược tận gốc vấn ñề ñói, nghèo. Mặc dù vậy, ñói nghèo có nguyên nhân trước hết từ kinh tế, sau nữa là hệ quả từ sự tác ñộng tổng hợp các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội. Tác ñộng kinh tế với vấn ñề ñói, nghèo ñược biểu hiện với những nhân tố chính là: mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, phương thức sản xuất và phân phối, chính sách kinh tế- xã hội. Đây là những nhân tố tác ñộng trực tiếp. Ngoài ra, còn có nhiều nhân tố khác tác ñộng ñến ñói, nghèo như môi trường kinh tế-xã hội, thị trường giá cả, diễn biến dân số và lao ñộng, tính chất và khả năng giải quyết các vấn ñề xã hội của Nhà nước. 7
  18. “Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập bị hạn chế hoặc thiếu tài sản ñể bảo ñảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn; dễ bị tổn thương trước những ñột biến bất lợi; ít có khả năng truyền ñạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít ñược tham gia vào quá trình ra quyết ñịnh, cảm giác bị xỉ nhục, không ñược người khác tôn trọng” (Báo cáo chung về “Nghèo” của các nhà tài trợ Việt Nam tháng 12/2003). Hội nghị bàn về giảm ñói nghèo trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc, Thái Lan tháng 9-1993 ñã ñưa ra khái niệm và ñịnh nghĩa nghèo ñói như sau: “Nghèo ñói là tình trạng một bộ phận dân cư không ñược hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người ñã ñược xã hội thừa nhận tùy theo trình ñộ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của các ñịa phương”. Có thể nói, ñây là một ñịnh nghĩa chung nhất về nghèo ñói. Định nghĩa này ñã ñề cập ñược ñến nội dung cơ bản của vấn ñề nghèo ñói là nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở ñây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu ñể duy trì sự tồn tại sinh lực của con người. Theo World Bank (2008) “Nghèo là tình trạng ñói, nghèo là thiếu nơi cư trú. Nghèo là bị bệnh và không thể gặp bác sĩ. Nghèo là không thể ñi học và không biết cách ñọc như thế nào. Nghèo là không tìm ñược việc làm, lo lắng cho tương lai”. Theo Galbraith “Con người ñược xem là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ rơi xuống dưới mức thu nhập của cộng ñồng. Khi ñó, họ không thể thỏa mãn những gì mà cộng ñồng coi là cần thiết tối thiểu ñể sống một cách ñúng mức”. Theo Bộ lao ñộng thương binh xã hội (2003) “Nghèo ñói ñồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, không có ñủ ñất ñai, không có trâu bò, không có ti vi, con cái thất học, ốm ñau không có tiền khám chữa bệnh”. Tại hội nghị thượng ñỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu 8
  19. nhập thấp hơn dưới 1 USD một ngày cho mỗi người, số tiền ñược coi như ñủ ñể mua những sản phẩm thiết yếu ñể tồn tại”. Theo Ngân hàng thế giới, qua thời gian cũng có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình. Trong báo cáo năm 1990, ñịnh nghĩa nghèo ñói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000 và 2001, báo cáo ñã thêm vào khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo cũng có nghĩa là ñói, không có nhà cửa, quần áo, ốm ñau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không ñược ñến trường. Nhưng ñối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo ñặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội ñối xử tàn tệ, bị gạt bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế ñó”. Đói là sự nghèo nàn hiển nhiên và nghèo là một sự ñói tiềm tàng và luôn ñứng trước khả năng bị ñói, trong thực tế nhất là khi lâm vào tình trạng thiên tai, rủi ro, hoạn nạn thì trạng thái nghèo khổ sẽ trở thành ñói. Như vậy, tất cả những ñịnh nghĩa về nghèo ñói nêu trên ñều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: (i) Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng ñồng dân cư; (ii) Không ñược thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng ñồng ñó; (iii) Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng ñồng. 1.1.2 Nghèo tuyệt ñối Nghèo tuyệt ñối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu ñể duy trì cuộc sống, dễ rơi vào cảnh ñói và thiếu ñói. Theo Đinh Phi Hổ (2006), nghèo tuyệt ñối ñược hiểu là một người hoặc một hộ gia ñình khi có mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu 9
  20. (mức thu nhập tối thiểu) ñược quy ñịnh bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất ñịnh. 1.1.3 Nghèo tương ñối Nghèo tương ñối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng ñồng tại ñịa phương. Theo Đinh Phi Hổ (2006), nghèo ñói tương ñối là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia ñình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất ñịnh. Như vậy, nghèo ñói tương ñối ñược xác ñịnh trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Ở bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, do ñó cũng theo khái nhiệm này thì người nghèo ñói tương ñối sẽ luôn hiện diện bất kể trình ñộ phát triển kinh tế nào. Hộ gia ñình là nghèo ñược ñịnh nghĩa là nếu mức ñộ chi tiêu bình quân ñầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu hoặc 20% dân số có mức chi tiêu thấp nhất. Lợi thế chính của phương pháp này là nó cho phép người ta xác ñịnh ñược rõ hơn các nhân tố làm tách biệt các hộ giàu với các hộ có thu nhập gần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung vị. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng ñưa ra chỉ tiêu ñể ñánh giá mức sống của con người bao gồm cả thu nhập quốc dân bình quân tính theo ñầu người, thành tựu y tế- xã hội và trình ñộ văn hóa giáo dục, tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người (HDI). Giảm nghèo tức là tạo ñiều kiện cho bộ phận dân cư nghèo tiếp cận ñược với các nguồn lực cần thiết ñể họ tự nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống làm cho mức sống chung của toàn bộ cộng ñồng ñược nâng lên. Nói cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng ñồng và sự nỗ lực vươn lên của bản thân các hộ nghèo. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2