intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng tại Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu sẽ có các đề xuất, kiến nghị đến các cấp quản lý của ngành ngân hàng góp phần hạn chế rủi ro liên quan đến phá sản tại các ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI GIANG YÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI GIANG YÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. KHUẤT DUY TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên phương pháp ước lượng GLS tương ứng với 166 quan sát của 28 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2018, kết quả nghiên cứu đã tìm ra năm yếu tố tác động đến rủi ro phá sản ngân hàng như: tăng trường tín dụng (LG), lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), hiệu quả quản lý chi phí (CIR), quy mô (SIZE), sở hữu nhà nước (OWN). Trong đó, ba yếu tố có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản ngân hàng bao gồm: LG, CIR, SIZE; còn hai yếu tố ROA, OWN thì có mối quan hệ nghịch biến với rủi ro phá sản ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất một số kiến nghị đến các nhà quản trị ngân hàng, Chính phủ và NHNN nhằm hạn chế rủi ro phá sản ngân hàng của các NHTM tại Việt Nam. .
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Bùi Giang Yên, học viên lớp cao học CH19C1, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2017 - 2019. Luận văn tốt nghiệp này là công trình do tôi viết ra và chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường Đại học nào. Kết quả nghiên cứu của tôi là hoàn toàn trung thực, trong đó không có nội dung đã được công bố trước đây hoặc nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin cam đoan những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật và tôi sẽ chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Người thực hiện
  5. LỜI CÁM ƠN Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn luận văn của tôi là Thầy Khuất Duy Tuấn, người đã luôn tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Trong quá trình nghiên cứu để viết bài, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn về kiến thức cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy, tôi luôn cảm thấy rất an tâm và luôn có động lực cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể cho bài viết của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến cha mẹ, con gái của tôi, các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, cho tôi những lời khuyên và những lời động viên đáng quý khi tôi bắt đầu viết bài luận văn này và những lời khuyên chân thành sau biến cố không may của gia đình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các quý thầy cô, bạn bè đã hỗ trợ và góp ý giúp tôi hoàn thiện những thiếu sót của luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức của mình còn nhiều hạn chế, bài luận văn của tôi còn nhiều khuyết điểm không thể tránh khỏi. Mong quý thầy cô và anh chị bạn đọc thông cảm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bùi Giang Yên
  6. i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 1.6. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................5 1.7. Đóng góp của đề tài .......................................................................................6 1.8. Bố cục của luận văn .......................................................................................6 TÓM TẮT CHƯƠNG I ............................................................................................8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................9 2.1. Một số khái niệm ...........................................................................................9 2.1.1. Khái niệm về rủi ro ...................................................................................9
  7. ii 2.1.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng ...........................................................10 2.1.3. Lý thuyết về rủi ro phá sản......................................................................11 2.1.4. Một vài chỉ số đo lường rủi ro phá sản ...................................................11 2.1.4.1. Chỉ số Z-score của E.I.Altman (1968) .....................................................12 2.1.4.2. Chỉ số Z-score theo Roy (1952) và các điều chỉnh Z-score khác ............12 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ..................................................14 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng .....................................17 2.3.1. Các yếu tố về tài chính của ngân hàng ............................................................17 2.3.2. Các yếu tố về đặc điểm ngân hàng ..................................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................23 3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ....................................................................23 3.1.1. Mô hình hồi quy với dữ liệu bảng ...................................................................23 3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................24 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................26 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................27 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................28 3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................28 3.3.2 Các kiểm định .........................................................................................29 3.4. Quy trình phân tích và xử lý dữ liệu ............................................................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................31 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..32 4.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................32
  8. iii 4.1.1. Thực trạng ngành ngân hàng tại Việt Nam .............................................32 4.1.1.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 ..........32 4.1.1.2. Ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 .................................37 4.1.1.3. Ngành ngân hàng Việt Nam năm 2019 ....................................................44 4.1.2. Kết quả thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình ................47 4.2. Phân tích tương quan ...................................................................................49 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................49 4.4. Phân tích hồi quy với mô hình FEM và REM .............................................50 4.4.1. Kết quả hồi quy cho mô hình FEM .............................................................50 4.4.2. Kết quả hồi quy cho mô hình REM .............................................................51 4.4.3. Kiểm định Hausman cho FEM và REM......................................................52 4.4.4. Kiểm tra Durbin – Watson cho hiện tượng tự tương quan ..........................52 4.4.5. Kiểm tra phương sai thay đổi ......................................................................53 4.4.6. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .....................................59 5.1. Kết luận........................................................................................................59 5.2. Gợi ý chính sách ..........................................................................................60 5.2.1. Một số gợi ý cho các NHTM ..................................................................60 5.2.1.1. Các NHTM cần tập trung nâng cao quản trị quy mô tài sản ....................60 5.2.1.2. Các NHTM cần tăng trưởng tín dụng phù hợp ........................................61 5.2.1.3. Có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro tại các NHTM ...........................61 5.2.1.4. Các NHTM cần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí .................................62
  9. iv 5.2.2. Một số gợi ý cho Chính phủ và NHNN ..................................................63 5.2.2.1. Đối với Chính phủ ....................................................................................63 5.2.2.2. Đối với NHNN .........................................................................................64 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai .....................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66 PHỤ LỤC .................................................................................................................72
  10. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích FEM ............................ Fixed effect model NHNN......................... Ngân hàng Nhà nước NHTM ........................ Ngân hàng thương mại REM ........................... Random effect model TCTD .......................... Tổ chức tín dụng TMCP ......................... Thương mại cổ phần
  11. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Danh sách 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam ....................................3 Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng ...................20 Bảng 3.1: Mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu .......................................25 Bảng 4.1: Danh sách 3 ngân hàng bị NHNN mua lại với giá 0đ ..............................35 Bảng 4.2: Các vụ sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2013-2015 ............................35 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các biến ..............................................................47 Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................49 Bảng 4.5: Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................50 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM .........................................................51 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình REM .........................................................51 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman ....................................................................52 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Wald ...........................................................................53 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng GLS ..............................54
  12. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................5 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................24 Hình 3.2: Quy trình phân tích và xử lý dữ liệu .........................................................30 Hình 4.1: Tăng trưởng tín dụng (2010-2018) ...........................................................38 Hình 4.2: Thị phần cho vay ngành ngân hàng (2015 – 2018)...................................38 Hình 4.3: Tăng trưởng huy động tiền gửi (2012 – 2018)..........................................39 Hình 4.4: Thị phần tiền gửi của một số ngân hàng (2015 – 2018) ...........................39 Hình 4.5: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của một số ngân hàng (2017-2018) .............40 Hình 4.6: Tỷ lệ nợ xấu – NPL của ngành ngân hàng (2009 – 2018) ........................41 Hình 4.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng (2017-2018) .....................................41 Hình 4.8: Cơ cấu lợi nhuận ngành ngân hàng (2009 – 2018) ...................................42 Hình 4.9: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng niêm yết (2017-2018) ..........42 Hình 4.10: Cơ cấu thu nhập của nhóm ngân hàng niêm yết (2009-2018) ................43 Hình 4.11: Cơ cấu lợi nhuận các ngân hàng năm niêm yết năm 2018 .....................44 Hình 4.12: Vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng (2011-3/2019) .......................45 Hình 4.13: Top 5 chiến lược ưu tiên của các NHTM (2019 – 2020) ........................46 Hình 4.14: Thể hiện giá trị thống kê mô tả Z-score (2013-2018) .............................47
  13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống ngân hàng của một quốc gia phản ánh sức khỏe của nền kinh tế bởi vì đó là một hệ tuần hoàn vốn thông qua các nghiệp vụ cụ thể. Một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại, hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Thực tế điều này đã được kiểm chứng qua cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2008, với sự sụp đổ tín dụng tại Mỹ cùng với sự phá sản của những tập đoàn, công ty lớn trong ngành ngân hàng. Tại Việt Nam, vấn đề phá sản ngân hàng tuy chưa có trường hợp nào được ghi nhận, nguyên nhân xuất phát từ những rào cản về mặt luật pháp, các ngân hàng yếu kém chỉ có thể xử lý bằng cách sáp nhập vào các ngân hàng khác hoặc mua lại 0 đồng. Nhưng ngày 15/01/2018, phá sản những ngân hàng yếu kém đã cụ thể trong luật sửa đổi, bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng. Chính điều này đã tạo tâm lý xấu đến người gửi tiền, còn đối với người quản lý ngân hàng thì yêu cầu cần phải có cách thay đổi tư duy lãnh đạo, đối với các nhà quản lý kinh tế, các bộ ngành liên quan của quốc gia cần xem xét thận trọng trên nhiều khía cạnh. Một vấn đề khách quan khác cần được đề cập đến là Việt Nam đang đương đầu với công cuộc hội nhập, hàng loạt các hiệp định thương mại được thông qua, các ngân hàng nước ngoài liên tiếp mở rộng vào thị trường tài chính trong nước dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt; công cuộc cách mạng về công nghệ và trí tuệ nhân tạo đã phát triển mạnh đang dần chi phối nền kinh tế; những yêu cầu của các thông lệ quốc tế trong ngành ngân hàng càng nghiêm khắc hơn. Vì vậy, các ngân hàng trong nước vừa phải hội nhập, vừa phải đổi mới để từng bước xác định vị trí của chính ngân hàng trên thước đo rủi ro phá sản nhằm giúp các ngân hàng hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình, quy định và cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao vị thế.
  14. 2 Như vậy, những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao? Việc nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản giúp ngân hàng chủ động phòng ngừa trước những biến cố xấu có thể xảy ra. Để có những gợi ý và phân tích mang tính khách quan đòi hỏi phải có một nghiên cứu chuyên sâu, gắn liền với thực tiễn nên tôi quyết định thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng tại Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu sẽ có các đề xuất, kiến nghị đến các cấp quản lý của ngành ngân hàng góp phần hạn chế rủi ro liên quan đến phá sản tại các ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam.  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam.  Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những đề xuất và kiến nghị cho các cấp quản lý trong ngành ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro dẫn đến nguy cơ phá sản. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Sau khi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
  15. 3  Các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam?  Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam như thế nào?  Những đề xuất, kiến nghị gì góp phần hạn chế rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam. Đối tượng quan sát là các chỉ số tài chính được tính toán dựa trên báo cáo tài chính qua các năm của các NHTM tại Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, tác giả thực hiện nghiên cứu đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Về phạm vi thời gian, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 đến 2018. Đây là thời điểm sau một năm đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng được thực hiện thông qua quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. Qua kiểm tra dữ liệu của các NHTM, có 28 ngân hàng có đầy đủ số liệu tương ứng với 166 mẫu trong mô hình. Bảng 1.1: Danh sách 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam STT TÊN VIẾT TẮT KÝ HIỆU TÊN ĐẦY ĐỦ 1 ABBank ABB NHTM CP An Bình 2 ACB ACB NHTM CP Á Châu 3 Agribank AGR NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn 4 BAB BAB NH TMCP Bắc Á
  16. 4 5 Baoviet bank BVB NHTM CP Bảo Việt 6 BIDV BID NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 7 VietinBank CTG NHTM CP Công thương Việt Nam 8 Eximbank EIB NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam 9 HD Bank HDB NHTM CP Phát triển TP Hồ Chí Minh 10 Lienviet Post Bank LPB NHTM CP Liên Việt 11 MB MBB NHTM CP Quân đội 12 Maritimebank MSB NHTM CP Hàng hải Việt Nam 13 Nam A Bank NAB NHTM CP Nam Á 14 NVB NVB NHTM CP Quốc Dân 15 OCB OCB NHTM CP Phương Đông 16 PG Bank PGB NHTM CP Xăng dầu Petrolimex 17 SCB SCB NHTM CP Sài Gòn 18 Saigonbank SGB NHTM CP Sài Gòn Công thương 19 SeABank SEAB NHTM CP Đông Nam Á 20 SHB SHB NHTM CP Sài Gòn Hà Nội 21 Sacombank STB NHTM CP Sài Gòn Thương tín 22 Techcombank TCB NHTM CP Kỹ thương Việt Nam 23 TPBank TPB NHTM CP Tiên Phong 24 Vietcombank VCB NHTM CP Ngoại thương Việt Nam 25 VIB VIB NHTM CP Quốc tế Việt Nam 26 VietA Bank VAB NHTM CP Việt Á 27 Vietbank VBB NHTM CP Việt Nam Thương tín 28 VPBank VPB NHTM CP Việt Nam Thịnh vượng (Nguồn: Thống kê của tác giả)
  17. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng kết hợp với việc sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích dựa trên các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM qua các năm. Trong đó:  Phương pháp phân tích định lượng: là việc kết hợp dữ liệu bảng với hàm hồi quy GLS sẽ được thực hiện để phân tích và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng.  Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích khái quát về các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản ngân hàng từ các bài nghiên cứu trước.  Phương pháp so sánh dùng để đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó.  Phương pháp phân tích là việc đọc kết quả từ các mô hình và giải thích kết quả đạt được. 1.6. Quy trình nghiên cứu Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
  18. 6 1.7. Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết: Luận văn sẽ hệ thống hóa một số quan điểm, lý luận về rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời giúp tăng cường nhận diện các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng trước những thay đổi của thị trường tài chính để có những biện pháp thích hợp can thiệp vào quá trình quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng theo đúng định hướng chung NHNN và bắt kịp xu hướng thế giới. Nghiên cứu mong muốn xây dựng được một mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó trong thời điểm hiện tại. Về mặt thực tiễn: Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị giúp hạn chế rủi ro phá sản trước những nguy cơ tiềm ẩn trong vấn đề quản lý ngân hàng hiện nay. 1.8. Bố cục của luận văn Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành năm chương, bao gồm: Chương I: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Nội dung của chương bao gồm tóm lược lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, đóng góp của đề tài, bố cục của luận văn. Chương II: Giới thiệu các khái niệm được sử dụng trong đề tài, trình bày khái quát một số lý thuyết tổng quan về rủi ro phá sản ngân hàng. Phần tiếp theo sẽ dẫn chiếu cơ sở lý thuyết để từ đó xác định được các biến sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu. Phần cuối sẽ tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Chương III: Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế lượng. Phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và cách đo lường các biến nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương này.
  19. 7 Chương IV: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm và những phân tích từ kết quả nghiên cứu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu sẽ được chấp nhận hay bác bỏ. Chương V: Kết luận, kiến nghị và những đóng góp quan trọng từ kết quả nghiên cứu. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  20. 8 TÓM TẮT CHƯƠNG I Chương 1 đã trình bày một cách tổng quát về các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và bố cục của luận văn. Theo đó, các chương sau sẽ đi đúng hướng theo kết cấu đã vạch ra ở chương 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2