intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu; xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự thành công của dự án đóng tàu; kiến nghị các biện pháp để hạn chế các rủi ro và nâng cao tỷ lệ thành công của dự án. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------ NGUYÊN ĐỨC BÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐÓNG TÀU Chuyên Ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã Số : 62340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC. TS. NGUYỄN HỮU LAM TP. HỒ CHÍ MINH - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, Tôi tên là Nguyễn Đức Bình, học viên Cao học khóa 21, lớp Quản trị kinh doanh K21, trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh (MSSV:7701210060) Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hữu Lam. Nội dung không hề sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học có sẵn nào khác. Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu thu thập được từ sách, báo, các nghiên cứu đã được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp những người đã, đang làm việc trong các dự án đóng tàu tại các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Tôi xin chịu trách nghiệm hoàn toàn về nội dung và tính trung thực của đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2013. Học viên Nguyễn Đức Bình
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một khoảng thời gian dài với nhiều nỗ lực, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác quản lý dự án đóng tàu. Tình huống nghiên cứu: Các nhà máy đóng tàu có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và Vũng tàu”. Trong suốt quá trình thực hiện tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè, cộng đồng mạng và người thân. Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến. 1. Ts. Nguyễn Hữu Lam, Giáo viên hướng dẫn luận văn cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này. 2. Các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đang làm việc trong ngành đóng tàu. Đã nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu để phân tích. 3. Nhóm tải báo. Đã hỗ trợ nhiệt tình để tôi có được những nghiên cứu chất lượng để tôi tham khảo và trích dẫn trong thời gian thực hiện đề tài này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2013. Học viên Nguyễn Đức Bình
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... MỤC LỤC ............................................................................................................ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .......................................................... CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 1 1.1 Giới thiệu lý do chọn đề tài ....................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 1.5 Cấu trúc đề tài ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............. 5 2.1 Tổng quan ................................................................................................. 5 2.2 Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 6 2.2.1 Dự án ................................................................................................. 6 2.2.2 Quản lý dự án ..................................................................................... 6 2.2.3 Khái niệm thành công dự án ............................................................. 8 2.2.4 Vòng đời của dự án đóng tàu ............................................................ 10 2.2.5 Rủi ro và quản lý rủi ro ..................................................................... 11 2.3 Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới dự án đóng tàu ....................................... 13 2.3.1 Tổng quan về rủi ro trong dự án đóng tàu .......................................... 13 2.3.2 Một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện............................... 16 2.4 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................... 26
  5. CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ ........................... 27 3.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 27 3.1.1 Thang đo ............................................................................................ 28 3.1.2 Chọn mẫu ........................................................................................... 28 3.1.2.1 Tổng thể ...................................................................................... 28 3.1.2.2 Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 28 3.1.2.3 Kích thước mẫu .......................................................................... 29 3.1.2.4 Công cụ thu thập thông tin ......................................................... 29 3.1.2.5 Quá trình thu thập thông tin ........................................................ 30 3.2 Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê .......................................................... 30 3.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................... 31 3.2.2 Phân tích nhân tố ................................................................................ 31 3.2.3 Phân tích hồi qui ................................................................................. 32 3.3 Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 33 3.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................. 33 3.3.2 Thang đo sự thành công của công tác quản lý dự án ......................... 34 3.3.3 Thang đo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác quản lý dự án ...................................................................................... 35 3.3.3.1 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm tài chính tiền tệ ........................... 35 3.3.3.2 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm chính sách công .......................... 36 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm môi trường bên ngoài .............................. 36 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm kỹ thuật ................................................... 36 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm dự án ....................................................... 36 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm nhân sự .................................................... 37 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm thị trường ................................................ 37 Các yếu tổ rủi ro thuộc nhóm an toàn ..................................................... 38 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm nguyên vật liệu ........................................ 38 3.4 Kiểm định sơ bộ thang đo .......................................................................... 40 3.5 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... 43
  6. CHUONG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 44 4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................. 44 4.1.1 Thông tin mẫu .................................................................................... 44 4.1.2 Kết quả kiểm định thang đo ............................................................... 44 4.1.2.1 Thang đo sự thành công của công tác quản lý dự án đóng tàu ... 44 4.1.2.2 Thang đo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác QLDA đóng tàu. ........................................................... 47 4.1.2.3 Kết quả phân tích hồi quy. .......................................................... 55 4.1.2.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. ............................. 58 4.1.2.5 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính. ........... 58 4.2 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................... 61 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................... 62 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 62 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 64 5.3 Hạn chế và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo ........................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................. Tài liệu tiếng Anh .............................................................................................
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các phương pháp nhận diện rủi ro. Bảng 2.2: Các rủi ro trong quản lý dự án. Bảng 3.1: Tóm tắt các thành phần cấu thành thang đo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác QLDA đóng tàu tại Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Bảng 3.2: Kết quả kiểm định KMO và Barlett sơ bộ Bảng 3.3: Kết quả rút trích nhân tố kiểm định sơ bộ Bảng 4.1: Kết quả kiểm định thang đo sự thành công của công tác QLDA (Lần 1). Bảng 4.2: Kết quả rút trích nhân tố. Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo thành công dự án. Bảng 4.4: Bảng kết quả rút trích nhân tố (Lần 1) Bảng 4.5: Bảng ma trận mẫu đã xoay sau Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo Bảng 4.7: Bảng kết quả hệ số hồi qui
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2-1: Qui trình trong ngành công nghiệp đóng tàu. Hình 2-2: Qui trình điển hình của một sản phẩm ngành đóng tàu. Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu của Yao và cộng sự (2012). Hình 2-4: Mô hình nghiên cứu của Cao Hao Thi & Swierczek. Hình 2-5: Mô hình đo lường sự thành công của dự án – Chan et al (2001) Hình 3-1: Mô hình nghiên cứu sơ bộ Hình 4 - 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác QLDA đóng tàu Hình 4-2: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán Hình 4.3: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Hình 4-4: Tổng hợp qui trình nghiên cứu
  9. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT QLDA : Quản lý dự án PMBOK : A guide to the project management body of knowledge
  10. 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Giao hàng đúng hạn, trong giới hạn ngân sách và đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật là ba tiêu chí quan trọng trong ngành đóng tàu thương mại (Hans, 2012). Theo kinh nghiệm của các nhà quản lý thì một dự án đóng tàu thường hay gặp khó khăn để đạt được ba mục tiêu nói trên do đa số các dự án đều không được thực hiện theo một qui trình tối ưu nhất, mà thường các chủ tàu hay nhà máy đóng tàu muốn đạt được một số lợi ích khác (danh tiếng, marketing…) mà khởi đầu dự án với một thiết kế chưa hoàn chỉnh và kéo theo đó là chi phí dự án thường nhiều hơn mức bình thường (Francis, 2009). Khả năng quản lý các dự án phức tạp chính là một năng lực cốt lõi tạo nên sự thành công của Aker Yard (STX Europe) – được biết đến là tập đoàn đóng tàu lớn nhất Châu Âu, thứ 4 trên thế giới (Koivunen,1994). Đóng tàu là một ngành công nghiệp thú vị trong đó là những sản phẩm rất phức tạp cùng với thời gian giao hàng chặt chẽ và được sản xuất dưới mô hình các dự án.Ngành công nghiệp này đã trải qua những biến đổi lớn trên toàn thế giới từ những năm 1970 và nhiều công ty đã phải từ bỏ cuộc chơi (Niina Koivunen,2007). Do đặc thù hoạt động trong một ngành công nghiệp được đánh giá là một ngành phát triển không bền vững, với mức độ cạnh tranh toàn cầu, đặc thù sản phẩm được sản xuất trong thời gian dài, thường mất tối thiểu từ hai năm đến năm năm từ lúc kí hợp đống đến lúc giao sản phẩm (Francis, 2009), quá trình thanh toán kéo dài theo từng cột mốc của sản phẩm (ký hợp đồng, cắt tôn, đặt ky, 50% khối lượng công việc, hạ thủy, bàn giao) nên những công ty đóng tàu thường phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, thay đổi của yêu cầu sản phẩm… Tuy nhiên các kiến thức quản lý dự án trong ngành đóng tàu thường chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của từng cá nhân và rất khó truyền đạt cho người khác. Thêm một khó khăn nữa là việc chuyển giao kiến thức giữa các
  11. 2 dự án thường không dễ dàng do thiếu thực tế hoặc thiếu một hệ thống chuyển giao kiến thức chính thức. Dẫn tới kết quả là các dự án mới được triển khai có xu hướng chạy lại từ điểm xuất phát hơn là học hỏi và tận dụng những kinh nghiệm của những dự án trước đó (Ajmal et al., 2009). Những rủi ro hay những mối nguy tiềm ẩn thường khó có thể bị loại bỏ khỏi dự án, nhưng một khi đã nhận diện được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án thì sẽ dễ dàng hơn trong việc hành động để kiểm soát chúng. Nếu như nguyên nhân của những rủi ro có thể được nhận diện và khoanh vùng trước khi xảy ra bất cứ vấn đề gì thì quản lý rủi ro sẽ càng hiệu quả hơn (PMBOK. 2013). Quản lý rủi ro không chỉ là giải quyết những vấn đề phát sinh không mong muốn, mà còn phải chuẩn bị cho những rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong tương lai. Xử lý những rủi ro tiềm ẩn không chỉ là cách để giảm thiệt hại trong quản lý dự án, mà còn là một phương pháp để chuyển những rủi ro thành cơ hội, nhờ đó đem lại những lợi ích về kinh tế, môi trường cho dự án (Winch, 2002) Vì thế, nghiên cứu này sẽ tập trung vào nội dung“Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu”.
  12. 3 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự thành công của dự án đóng tàu. - Kiến nghị các biện pháp để hạn chế các rủi ro và nâng cao tỷ lệ thành công của dự án. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của dự án đóng tàu. Phạm vi khảo sát trong nghiên cứu này chỉ giới hạn đối với các dự án đóng tàu của các nhà máy đóng tàu có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Việc áp dụng cho các nhà máy đóng tàu trong nước, ngành đóng tàu Việt Nam hay ngành đóng tàu nói chung sẽ thuộc về các nghiên cứu khác trong tương lai. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1 Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu bằng phương pháp điều tra. Đối tượng điều tra là những người đã và đang làm việc trong các đội dự án của các công ty đóng tàu được khảo sát. Nguồn dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng các phần mềm xử lý số liệu thống kê như SPSS, STATA hoặc SAS. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
  13. 4 Phương pháp định tính được dùng trong việc xây dựng và phát triển thang đo. Phương pháp định lượng được xử dụng chủ yếu trong nghiên cứu nhằm xử lý dữ liệu thu thập được (Phân tích nhân tố EFA, kiểm định Anpha và hổi qui) nhằm tìm ra những yếu tố có tác động đến sự thành công của dự án đóng tàu và mức độ tác động của các yếu tố này nên sự thành công của dự án đóng tàu. 1.5 Cấu trúc của đề tài. Luận văn bao gồm các phần chính như sau. Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương này trình bày tóm lược lý do, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng như cấu trúc và tóm tắt của luận văn. Chương 2 :Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày các lý thuyết về dự án, quản lý dự án, rủi ro, các yếu tố rủi ro trong dự án đóng tàu, thành công của dự án đóng tàu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn. Chương 3 :Phương pháp nghiên cứu và xử lý. Chương này giới thiệu về những phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong luận văn. Chương 4 :Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày các kế quả nghiên cứu đã được xử lý dữ liệu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này trình bày kết luận của nghiên cứu và đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm hạn chế các rủi ro và nâng cao tỉ lệ thành công của các dự án trong tương lai. Tài liệu tham khảo Phụ lục
  14. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan Trong phần này trình bày những định nghĩa, nghiên cứu liên quan đến quản lý dự án, dự án trong công nghiệp đóng tàu, mô hình nghiên cứu và mô hình đề xuất cho nghiên cứu trong bài này. Nguồn: Minto Basuki và cộng sự. (2012) Hình 2-1.Qui trình trong ngành công nghiệp đóng tàu.
  15. 6 2.2 Các khái niệmcơ bản. 2.2.1 Dự án Dự án được định nghĩa là “Một quá trình, nỗ lực tạm thời được cam kết nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất” (Project Management Body of Knowledge, 2013). Một dự án là một nỗ lực tạm thời bao gồm những nguồn lực, hoạt động gắn kết với nhau theo trình tự, và được thiết kế, tạo ra nhằm đạt được một kết quả cụ thể và duy nhất trong một giới hạn cho trước về thời gian, chi phí và chất lượng và mở đầu cho sự thay đổi. (Lake, 1997). 2.2.2 Quản lý dự án. Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu của dự án (PMBOK, 2013). Young (2007) định nghĩa Quản lý dự án là một quá trình nỗ lực nhằm tận dụng những nguồn lực thích hợp có kiểm soát và một cấu trúc cụ thể nhằm đạt được một số mục tiêu chiến lược cụ thể. Lake (1997) định nghĩa Quản lý dự án là việc áp dụng một tập hợp các công cụ và kỹ năng để sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng nhằm hoàn hành một mục tiêu phức tạp và duy nhất trong một khoảng thời gian, chi phí và chất lượng giới hạn. Quản lý dự án là phương pháp được sử dụng để kiểm soát công việc, lịch trình, và chi phí của một dự án (Cagle, 2005). Theo PMBOK Guide thì Quản lý dự án được phân ra thành 9 thành phần chính khác nhau(PMBOK, 2013). 1. Quản lý tích hợp (Integration Management). 2. Quản lý phạm vi, yêu cầu của dự án (Scope management).
  16. 7 3. Quản lý thời gian (Time management). 4. Quản lý chi phí (Cost management). 5. Quản lý chất lượng (Quality management). 6. Quản lý nguồn nhân lực (Human resourse management). 7. Quản lý truyền thông (Communication management). 8. Quản lý rủi ro (Risk management). 9. Quản lý mua sắm, đấu thầu, hợp đồng (Procurement management). Quản lý phạm vi dự án: Những thay đổi trong qui mô hay phạm vi của dự án sẽ làm dự án thất bại. Quản lý quy mô dự án bao gồm: ủy quyền công việc, phân chia công việc theo những quy mô có thể quản lý được, kiểm soát bằng cách so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch, xác định quy trình thủ tục khi phải thay đổi quy mô dự án. Quản lý thời gian dự án: Quản lý thời gian không phải và không chỉ là những nỗ lực cá nhân nhằm quản lý quỹ thời gian của riêng mình mà nó bao gồm việc lập một lịch trình cụ thể các công việc phải làm và điều khiển các công việc nhằm đảm bảo rằng các lịch trình đó phải được thực hiện. Quản lý chi phí dự án: Quản lý chi phí dự án là công việc ước tính chi phí các nguồn lực bao gồm trang thiết bị, nguyên vật liệu, con người và các chi phí hỗ trợ khác. Một khi chi phí đã được ước tính, ngân sách dự án sẽ được xác định và kiểm soát sao cho dự án luôn nằm trong phạm vi ngân sách và tiến độ. Quản lý chất lượng dự án: Dưới áp lực của tiến độ và ngân sách ràng buộc, chất lượng của dự án có thể bị bỏ qua. Một dự án hoàn thành đúng thời gian sẽ không có tác dụng nếu kết quả của nó không sử dụng được. Quản lý chất lượng bao gồm việc lên kế hoạch nhằm đạt được các yêu cầu về chất lượng và quản lý chất lượng bằng cách tiến hành các bước để xác định xem các kết quả đạt được có phù hợp với yêu cầu chất lượng hay không.
  17. 8 Quản lý nhân sự dự án: Say mê tiến độ, quan tâm chất lượng, kiểm soát chi phí là những nội dung có thể làm cho công tác quản lý nhân sự bị quên. Công tác quản lý nhân sự của dự án bao gồm: xác định những ai cần phải cho công việc, xác định vai trò quyền hạn và trách nhiệm, xác định trách nhiệm báo cáo với cấp trên, tìm kiếm nhân sự phù hợp và quản lý họ. Quản lý thông tin dự án: Nội dung quản lý thông tin dự án bao gồm: lên kế hoạch, thực hiện, điều hành và truyền đạt những thông tin liên quan đến tất cả các bên liên quan của dự án. Quản lý rủi ro dự án: Quản lý rủi ro là một quy trình quản lý có hệ thống bao gồm: xác định hay nhận diện các rủi ro, định hướng rủi ro, phân tích rủi ro và lập kế hoạch đối phó với các rủi ro. Quản lý cung ứng dự án: cung ứng hàng hóa, dịch vụ và cơ sở hạ tầng cho dự án là công việc hậu cần của dự án, nó bao gồm các công việc: đưa ra các quyết định cần cung ứng cái gì, ra sao, chọn nhà cung ứng, ký kết hợp đồng. Quản lý tích hợp dự án: công việc quản lý tích hợp dự án nhằm đảm bảo dự án được tiến hành theo quy trình: lên kế hoạch, thực hiện và cả khi thay đổi kế hoạch. 2.2.3 Khái niệm thành công dự án. Đầu những năm 90 khái niệm thành công sự án thường gắn liền với sự đo lường kết quả của dự án, nó tường gắn liền với mục tiêu của dự án. Ở cấp độ dự án thì sự thành công được đo lường dựa trên cơ sở về thời gian, chi phí tiền tệ và kết quả dự án (Navarre & Schaan, 1990). Thời gian, chi phí và chất lượng dự án thường là những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự thành công của một dự án, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến sự thành công của dự án đều đề cập tới ba tiêu chí này, chẳng hạn như Walker (1995, 1996), Belassi Tukel (1996), Hatush
  18. 9 & Skitmore (1997). Thậm chí Alkinson (1999) đã gọi ba tiêu chí này là “Tam Giác Sắt”. Đánh giá thành công dự án cũng có thể thay đổi tùy theo người đánh giá. Tiêu chí thành công toàn diện sẽ phản ánh lợi ích khác nhau và quan điểm dẫn đến sự cần thiết một phương pháp tiếp cận đa chiều (Cooper and Kleinschmidt 1987, Pinto and Mantel 1990, Freeman and Beale 1992) Theo Chan (2001) thì từng ngành, nhóm dự án, cá nhân sẽ có một định nghĩa khác nhau về thành công của dự án. Pariff và Sanvido (1993) xem xét thành công của một dự án như là một cảm giác sâu sắc vô hình, một tiêu chuẩn đo lường thay đổi tùy theo mong đợi của nhà quản lý dự án, các cá nhân tham gia vào dự án tại từng giai đoạn khác nhau. Trên thực tế, chủ dự án, nhà thiết kế, chuyên gia tư vấn, nhà thầu cùng các thành viên khác đều có mục tiêu và tiêu chi đánh giá thành công của dự án khác nhau. Một dự án xây dựng thường được công nhận là thành công khi nó được hoàn thành đúng thời hạn, trong ngân sách, và phù hợp với thông số kỹ thuật và sự hài lòng của các bên liên quan. Một cách khác, khả năng sinh lợi cho các nhà thầu, không có tranh chấp khiếu nại và "phù hợp cho mục đích" của người sử dụng cũng được dùng như là một biện pháp để đo lường sự thành công của dự án (Takim và Akintoye, 2002). Theo Tusler (1996), Mierendorff (2011) và Hans (2012) cho rằng thành công của dự án đóng tàu có thể được đo lường theo ba tiêu chí chính là hoàn thành dự án đúng cam kết, trong ngân sách và đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật đã được thống nhất từ lúc bắt đầu dự án.
  19. 10 2.2.4 Vòng đời của dự án. Như đã được định nghĩa ở trên, mỗi dự án là được hình thành nhằm đạt được một mục tiêu duy nhất và cụ thể, do đó dự án nào cũng trải qua một chu trình từ khởi đầu đến kết thúc. Tùy theo loại hình dự án, cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu khác nhau đã đưa ra các giai đoạn phát triển khác nhau của một dự án. Vòng đời dự án được chấp nhận phổ biến nhất cho một dự án bất kể quy mô lớn hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản thường bao gồm các giai đoạn sau: 1-khởi tạo dự án, 2-Tổ chức và chuẩn bị, 3-thực hiện kế hoạch dự án, 4-kết thúc dự án (PMI, 2013). Theo thời gian phát triển của dự án từ giai đoạn khởi tạo dự án cho đến kết thúc dự án thì sự thay đổi chi phí thực hiện dự án tăng dần, có nghĩa là giai đoạn đầu thì tốc độ thay đổi chi phí của dự án không nhiều nhưng chính giai đoạn đầu này là giai đoạn mà các bên liên quan tác động nhiều đến dự án nhất, cũng như dự án chứa đựng rất nhiều rủi ro và các yếu tố không chắc chắn. Càng về sau khi dự án đã được xác định rõ ràng thì ảnh hưởng của các yếu tố này càng giảm dần. Theo Hans (2012) thì dự án đóng tàu được chia thành năm giai đoạn: xác định phạm vi dự án, thống nhất các đặc điểm kỹ thuật, đàm phán thương lượng, triển khai dự án, kiểm tra nghiệm thu và bàn giao. Theo Francis, P. L. (2009) và GAO (United States Government Accountability Office) thì dự án đóng tàu được chia thành 4 giai đoạn lớn và 11 giai đoạn nhỏ. Hình 2-2 : Qui trình điển hình của một sản phẩm ngành đóng tàu
  20. 11 2.2.5 Rủi ro và quản lý rủi ro. Rủi ro dự án là một sự kiện hoặc tình trạng không chắc chắn, mà nếu nó xảy ra sẽ tác động tiêu cực hoặc tích cực lên một hoặc nhiều mục tiêu của dự án như phạm vi, thời gian, chi phí và chất lượng. Một rủi ro có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân và nếu xảy ra sẽ có một hoặc nhiều tác động khác nhau. Một nguyên nhân có thể là một yêu cầu nhất định hoặc tiềm năng, giả định, hạn chế, hay điều kiện mà từ đó có khả năng tạo ra kết quả tiêu cực hay tích cực. Những rủi ro có thể bao gồm các khía cạnh của dự án hoặc môi trường của tổ chức góp phần vào rủi ro dự án, chẳng hạn như phương thức quản lý dự án chưa hoàn thiện, thiếu hệ thống tích hợp quản lý, nhiều dự án đồng thời, hoặc phụ thuộc vào người tham gia bên ngoài và ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của dự án (PMBOK, 2013). Một rủi ro là một tác hại tiềm ẩn trong tương lai có thể bắt nguồn từ một hành động trong hiện tại, chẳng hạn như chậm tiến độ dự án hay vượt quá ngân sách cho phép (Williams, 2004). Pieplow (2012) viết trong “Scalable Project Risk Management Handbook” thì, Rủi ro là một sự không chắc chắn rằng rằng một vấn đề nào đó có thể ảnh hưởng đến mục tiêu dự án tiêu cực hay tích cực. Sự không chắc chắn này có thể là một sự kiện trong tương lai có thể xảy hoặc không, mà mức độ tác động của nó lên các mục tiêu dự án là khó xác định được. Do đó, một "rủi ro" được đặc trưng bởi xác suất của nó có thể xảy ra và và sự ảnh hưởng không chắc chắn lên mục tiêu dự án. Quản lý rủi ro dự án chính là văn hóa, quy trình và cấu trúc, được xây dựng bởi một tổ chức, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý rủi ro trong dự án. Nó phải là một kỹ thuật quản lý phổ biến được tích hợp với tất cả các ngành khác của dự án.Mục tiêu của quản lý rủi ro là để đảm bảo các quyết định được thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2