intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chi tiêu chính phủ và vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước ASEAN giai đoạn 1990-2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu với mục đích xem xét chi tiêu chính phủ ảnh hưởng như thế nào đối với biến đổi khí hậu ở các nước ASEAN. Từ đó, gợi ra một số ý kiến về chi tiêu chính phủ để nó thực sự có thể góp phần làm giảm biến đổi khí hậu trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chi tiêu chính phủ và vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước ASEAN giai đoạn 1990-2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐĂNG KHOA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1990-2013. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐĂNG KHOA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1990-2013. Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Vũ Thị Minh Hằng Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu sử dụng để phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn được tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Tất cả những bài tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ theo quy định.
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ........................................................................................... 1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: .......................................................... 3 3. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ...................................................... 5 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................. 6 5. PHẠM VI THU THẬP SỐ LIỆU:............................................................................ 7 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN: .......................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. ............................................................... 9 1.1. Tổng quan về chi tiêu chính phủ............................................................... 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chi tiêu chính phủ......................................... 9 1.1.2. Vai trò của chi tiêu chính phủ và các nhân tố tác động. ................................... 11 1.1.3. Quan điểm của các nhà kinh tế học về chi tiêu chính phủ................................ 14 1.2. Biến đổi khí hậu. ...................................................................................... 19 1.2.1. Biến đổi khí hậu là gì? ...................................................................................... 19 1.2.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. .................................................................. 20 1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu. ......................................................................... 23 1.3. Những nhân tố tác động tới biến đổi khí hậu......................................... 25 1.3.1. Chi tiêu chính phủ của quốc gia. ...................................................................... 25 1.3.2. Mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia. ............................................................. 28 1.3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế. ................................................... 31
  5. 1.3.4. Độ mở thương mại của nền kinh tế. ................................................................. 33 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 34 1.5. Kết luận. ................................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ASEAN. ......................................................................................... 39 2.1. Vấn đề biến đổi khí hậu. ......................................................................... 39 2.1.1. Lượng phát thải khí CO2 tại các nước ASEAN. .............................................. 39 2.1.2. Hậu quả của biến đổi khí hậu tại một số nước ASEAN. .................................. 41 2.2. Chính phủ các nước ASEAN đối phó với biến đổi khí hậu như thế nào? .. 44 2.2.1. Thực trạng tổng chi tiêu chính phủ tại các nước ASEAN. ............................... 44 2.2.2. Chi tiêu chính phủ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. ................................ 45 2.2.3. Chi tiêu chính phủ nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. ....................................... 47 2.3. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam. ............................... 49 2.4. Kết luận. ................................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG. ................. 51 3.1. Mô hình thực nghiệm. ............................................................................. 51 3.2. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................... 53 3.3. Phương pháp ước lượng. ......................................................................... 57 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN. ......................... 58 4.1. Kết quả nghiên cứu. ................................................................................ 58 4.2. Kết luận. ................................................................................................... 61 PHẦN KIẾN NGHỊ........................................................................................ 62 1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH: ......................................................................................... 62 2. CÁC HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU: ......................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê các biến được sử dụng trong bài......................................................... 7 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN 2004-2015 (%).................. 39 Bảng 3.2: GDP trên đầu người tại các nước ASEAN 2006-2013 (USD). ..................... 40 Bảng 4.2: Thâm hụt ngân sách tại các nước ASEAN 2006-2013 (%GDP)................... 45 Bảng 5.3: Thống kê các biến chính được sử dụng trong bài nghiên cứu. ...................... 53 Bảng 6.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình. ....................................................... 54 Bảng 7.3: Bảng kiểm định tính dừng các biến bằng nhiều phương pháp. ..................... 55 Bảng 8.3: Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình. .............................. 56 Bảng 9.4: Kết quả ước lượng cho biến phụ thuộc lnCO2. ............................................. 58 Bảng 10.4: Kết quả kiểm định mô hình. ........................................................................ 59
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Nguồn phát thải khí nhà kính liên quan CO2. ............................................... 21 Hình 2.1: Tương tác giữa chi tiêu chính phủ và môi trường.......................................... 28 Hình 3.1: Đường cong Kuznets về môi trường. ............................................................. 29 Hình 4.2: Lượng phát thải CO2 trên đầu người ở nước cao nhất và thấp nhất tại ASEAN 1980-2014 (tấn theo hệ mét trên đầu người) ................................................... 41 Hình 5.2: Chi tiêu chính phủ tại một số nước ASEAN 1980-2014 (triệu USD). .......... 44
  8. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, con người đang phải hứng chịu hàng loạt các vấn đề bức xúc về môi trường trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn: biến đổi khí hậu, tuyệt chủng một số giống loài, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, tầng ôzôn bị hủy hoại, đất đai dần biến thành hoang mạc, nguy cơ phát tán các chất độc hại … Những vấn đề này đều trực tiếp tác động tới sự sống còn của con người cũng như sự phát triển của nhân loại. Trong các vấn đề kể trên, dù ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề sống còn và là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài của nhân loại. Mặt khác như chúng ta đã biết, nguyên nhân mà biến đổi khí hậu xảy ra có thể là do yếu tố tự nhiên chẳng hạn: mặt trời thay đổi cường độ sáng, chu kỳ hoạt động núi lửa, dòng chảy đại dương thay đổi, quỹ đạo quay của trái đất thay đổi; cũng có thể là do yếu tố con người thông qua lượng khí nhà kính được phát thải (bao gồm: CO2, CH4, N2O, CFC và HCFC). Bên cạnh đó, tồn tại một số phản ứng có thể làm gia tăng hoặc làm giảm bớt các biến đổi ban đầu. Ví dụ như các đại dương và chỏm băng, chúng phản ứng rất chậm với biến đổi từ bức xạ mặt trời vì khối lượng của chúng quá lớn. Vì vậy, môi trường khí hậu có thể mất nhiều thế kỷ hoặc lâu hơn để bộc lộ hoàn toàn những biến đổi và hệ quả cuối cùng là nó làm chậm đi tiến trình biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tranh luận rất nhiều về vấn đề này và hiện nay họ đã thống nhất và cho rằng: trong vài thập kỷ gần đây, những hoạt động của con người nhằm phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia ở các lĩnh vực như giao thông vận tải, nhiên liệu, công nông lâm nghiệp, xây dựng và sinh hoạt đã làm gia tăng nồng độ các khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính, làm hành tinh xanh nóng dần lên và hệ quả là làm hệ thống khí hậu toàn cầu bị thay đổi theo IPCC (2014). Cũng đồng ý với kết luận trên, nghiên cứu thực nghiệm của Crowley (2000) cho rằng trước năm 1850 vai trò của núi lửa và ánh sánh mặt trời là rất quan trọng, giải thích từ 41 đến 64% biến đổi khí hậu; trong khi đó từ sau năm 1850 thì khí nhà kính mà cụ thể là CO2 có ảnh hưởng lớn tới
  9. 2 biến đổi khí hậu. Cụ thể theo như đánh giá của Ủy Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2014 nhận định răng: các ngành năng lượng, công nghiệp,…. đã sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng việc đốt chúng đã góp gần một nửa (46%) vào nguyên nhân nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng chiếm khoảng 18% nguyên nhân, lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 9%, lĩnh vực sản xuất hóa chất chiếm khoảng 24% và còn lại (3%) là từ các hoạt động khác của con người. Mặt khác, theo học thuyết trường phái Keynes, một công cụ quan trọng nhằm giảm bớt những hậu quả tiêu cực của thất bại thị trường và góp phần gia tăng tính “tăng trưởng bền vững” là việc thực hiện chi tiêu của chính phủ. Ban đầu, cơ chế mà qua đó chi tiêu chính phủ và môi trường tương tác với nhau được thực hiện về mặt lý thuyết bởi Heyes (2000), Lawn (2003) và Sim (2006) khi cố gắng mở rộng mô hình Keynes bằng cách kết hợp yếu tố môi trường vào mô hình IS-LM ở cấp độ lý thuyết mà không thay đổi cấu trúc cơ bản (Halkos và Paizanos 2013). Gần đây, theo Halkos và Paizanos (2016) có năm cách khác biệt mà thông qua đó các khoản chi của chính phủ có thể tác động đến chất lượng của môi trường: (i) thứ nhất, khi quy mô chính phủ tăng lên, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, lĩnh vực vốn ít gây ô nhiễm so với ngành công nghiệp và nông nghiệp; (ii) thứ hai, chi tiêu của chính phủ nhằm duy trì trật tự, an ninh công cộng và bảo vệ quyền sở hữu, từ đó có thể làm giảm các tác động ngoại tác về môi trường như việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách quá mức và hỗ trợ thực hiện các quy định của nhà nước về môi trường; (iii) thứ ba, các khoản chi của chính phủ trong giáo dục và y tế có thể làm tăng nhận thức của công chúng liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực từ ô nhiễm môi trường và do đó làm tăng nhu cầu về cải thiện chất lượng môi trường; (iv) thứ tư, một trình độ học vấn cao cũng có thể đóng góp vào kiểm soát tốc độ tăng dân số và từ đó có thể làm giảm áp lực môi trường. Hơn nữa, nếu môi trường được xem là hàng công cộng cao cấp thì có khả năng nó chỉ được đáp ứng khi đã đáp ứng các nhu cầu về hàng hoá công khác; (v) Cuối cùng, đầu tư vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật (như xe
  10. 3 buýt, ga điện ngầm, nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo…) có thể làm giảm sự xuống cấp của môi trường bằng cách thúc đẩy các phương pháp sản xuất và hành vi của người tiêu dùng sạch hơn. Nói tóm lại, chính phủ tác động vào nền kinh tế của quốc gia thông qua việc chi tiêu của ngân sách Nhà nước là có tác động tới môi trường. Và theo Halkos và Paizanos (2013) cho rằng với một tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên tổng sản phẩm quốc dân thì nó sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực khác nhau về kinh tế lẫn xã hội của quốc gia đó, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là một lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm (Lopez và cộng sự 2011). Mặc dù vậy, theo Halkos và Paizanos (2013) chi tiêu chính phủ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu như thế nào đã không được nghiên cứu rộng rãi và chỉ mới bắt đầu thu hút sự chú ý ở những năm gần đây. Hơn thế, theo Sử Đình Thành và cộng sự (2016) kết quả về vai trò của chính sách tài khóa trong việc cắt giảm khí thải CO2 vẫn còn mang tính tranh luận. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết thì nhóm các quốc gia ASEAN, gồm cả trong đó Việt Nam, có nét tương đồng rất lớn về kinh tế, văn hóa, lịch sử đấu tranh giành độc lập cũng như cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành cho thấy rằng việc nghiên cứu ở nhóm nước này là khả thi. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Chi Tiêu Chính Phủ Và Vấn Đề Biến đổi khí hậu Ở Các Nước Asean Giai Đoạn 1990-2013”. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Biến đổi khí hậu luôn được xem là một yếu tố có vai trò quan trọng sống còn tới sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Sau nhiều cuộc tranh luận trong một khoảng thời gian dài, các nhà khoa học đã thống nhất rằng con người trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của mình đã làm hệ thống khí hậu toàn cầu bị thay đổi (IPCC 2014). Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là một lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm. Chính vì vậy, cần phải có sự can thiệp từ phía chính phủ, mà cụ thể ở đây là chi ngân sách nhà nước. Mặc dù vậy, chi tiêu chính phủ ảnh hưởng đến
  11. 4 biến đổi khí hậu như thế nào đã không được nghiên cứu rộng rãi và chỉ mới bắt đầu thu hút sự chú ý ở những năm gần đây (Halkos và Paizanos 2013). Về nghiên cứu thực nghiệm thì một số nhà nghiên cứu cho rằng chi tiêu chính phủ có tác động âm lên lượng phát thải khí CO2. Min (2003) nghiên cứu tại Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 2000 thấy rằng chính phủ đầu tư trong lĩnh vực môi trường đã làm giảm mức phát thải các khí như NO2, SO2, TSP và CO. Trong một nghiên cứu khác có liên quan, Lopez và Palacios (2010) đã kiểm tra vai trò chi từ phía chính phủ và thuế môi trường đối với chất lượng môi trường ở châu Âu bằng cách sử dụng dữ liệu 21 quốc gia ở châu Âu cho giai đoạn 1995-2006 và báo cáo rằng chi tiêu chính phủ là tiêu cực và có ý nghĩa đến ô nhiễm không khí, ngay cả khi kiểm soát thành phần của chi tiêu công. Lopez và cộng sự (2011) nghiên cứu ở 120 quốc gia giai đoạn 1980 đến năm 2004 cho rằng chính phủ chi tiêu cho các hàng hóa công sẽ làm giảm đi ô nhiễm, tuy nhiên, tăng tổng chi tiêu chính phủ mà không thay đổi thành phần của nó cũng không làm giảm ô nhiễm. Theo Halkos và Paizanos (2013), đối với cả SO2 và CO2 thì chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực cả về trực tiếp lẫn gián tiếp khi thông qua thu nhập đầu người, bằng nghiên cứu mẫu 77 quốc gia trong giai đoạn 1980-2000. Sau đó, họ tiếp tục nghiên cứu tại Hoa Kỳ từ năm 1973 đến năm 2013, kết quả chỉ ra rằng việc thực hiện chi tiêu ngân sách mở rộng mang lại hiệu quả giảm bớt phát thải khí CO2, trong khi cắt giảm thuế sẽ làm tăng phát thải CO2 do tiêu dùng gây ra (Halkos và Paizanos, 2016). Sử Đình Thành và cộng sự (2016) nghiên cứu chính sách tài khóa ảnh hưởng như thế nào đến lượng phát thải CO2 thông qua bộ dữ liệu bảng gồm 60 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2001 đến 2014, bằng việc tách chính sách tài khóa thành những phần như: chi tiêu chính phủ, số thu thuế và bội chi ngân sách. Nhóm tác giả đã đi đến hai kết luận như sau: (1) Cả chi tiêu chính phủ, số thu thuế và bội chi của ngân sách đều có tác động âm và có ý nghĩa thống kê lên lượng phát thải khí CO2; (2) Kể cả khi các nước này cam kết thực hiện theo Nghị định thư Kyoto, thì tác động này cũng là âm.
  12. 5 Một số các nhà nghiên cứu khác thì lại cho rằng chi tiêu của chính phủ có tác động dương lên lượng phát thải khí CO2. Frederik và Lundstrom (2000) điều tra ảnh hưởng của tự do chính trị và kinh tế đến mức phát thải CO2, bằng việc phân tích dữ liệu của 75 nước trong giai đoạn 1975-1995. Họ thấy rằng ảnh hưởng của quy mô chi tiêu chính phủ đối với mức độ ô nhiễm là khác nhau. Cụ thể, nếu quy mô chi tiêu chính phủ được xác định là nhỏ thì sẽ làm giảm lượng phát thải CO2 và ngược lại. Tức là khi quy mô chi tiêu chính phủ có kích thước lớn sẽ làm tăng lên lượng khí CO2. Theo Bernauer và Koubi (2006), khi chi tiêu chính phủ gia tăng thì ô nhiễm không khí cũng sẽ gia tăng và mối quan hệ này không bị ảnh hưởng bởi chất lượng chi tiêu chính phủ khi nghiên cứu cho mẫu 42 quốc gia trong giai đoạn 1971-1996. Tuy nhiên, họ không xem xét điều kiện bậc hai hoặc cao hơn của thu nhập trong phân tích của họ và họ lập luận mơ hồ rằng thu nhập cao hơn dẫn đến quy mô chi tiêu của chính phủ sẽ lớn hơn và chất lượng không khí sẽ tốt hơn (Halkos và Paizanos 2013). Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu phân tách tác động thành ngắn hạn và dài hạn thì lại cho ra kết quả đa dạng. Adewuyi (2016) xem xét ảnh hưởng chi tiêu của hộ gia đình, chính phủ và cả doanh nghiệp lên lượng phát thải khí CO2 ở nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1990-2001, kết luận rằng: chi tiêu hộ gia đình đối với phát thải CO2 là tiêu cực, đầu tư tư nhân là tích cực, khoản chi thường xuyên của chính phủ trong dài hạn có ảnh hưởng tích cực nhưng trong ngắn hạn lại là tiêu cực, cuối cùng khoản chi của chính phủ cho đầu tư trong dài hạn có tác động tiêu cực nhưng trong ngắn hạn lại là tích cực. Galinato và cộng sự (2016) nghiên cứu tại Mỹ Latin và một số nước châu Á từ năm 1980 đến năm 2001 cho rằng chi tiêu chính phủ làm tăng lượng khí thải CO2 trong ngắn hạn nhưng nó lại có tác động không đáng kể trong dài hạn. 3. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Bài nghiên cứu với mục đích xem xét chi tiêu chính phủ ảnh hưởng như thế nào đối với biến đổi khí hậu ở các nước ASEAN. Từ đó, gợi ra một số ý kiến về chi tiêu chính phủ
  13. 6 để nó thực sự có thể góp phần làm giảm biến đổi khí hậu trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Để giải quyết những vấn đề trên, bài nghiên cứu tiến hành trả lời các câu hỏi sau: (i) Chi tiêu chính phủ tác động đến biến đổi khí hậu như thế nào? (ii) Nếu có thì tác động đó là cùng chiều, ngược chiều hay không có tác động? Do đó, bài nghiên cứu có các đối tượng chính: chi tiêu chính phủ và biến đổi khí hậu. 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1. Mô hình: Bài nghiên cứu này, tôi ước tính tác động của chi tiêu chính phủ đối với biến đổi khí hậu hay lượng phát thải khí CO2 cả về trực tiếp lẫn gián tiếp, bằng cách sử dụng một mô hình tương đồng với mô hình được sử dụng bởi Welsch (2004) và Cole (2007) trong việc điều tra tác động của tham nhũng đối với ô nhiễm và được thể hiện trong bài nghiên cứu của Halkos và Paizanos (2013), khi lượng phát thải khí CO2 gia tăng đồng nghĩa với nó là hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng trầm trọng. Phương trình cụ thể như sau: = + + + ( ) + + + Trong đó:  Các biến có ký hiệu ln ở trước là được tính bằng logaric cơ số 10.  CO2 đại diện cho biến đổi khí hậu, được đo bằng lượng phát thải khí CO2 trên đầu người (đơn vị tấn theo hệ mét).  GOV là phần trăm chi tiêu chính phủ trong GDP (đơn vị %).  GDPc là GDP đầu người thực tính theo giá năm 2011 (đơn vị đô la Mỹ).  FDI là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào thuần theo GDP (đơn vị %)  Open là tỷ lệ xuất nhập khẩu trong GDP. (đơn vị %)  i lần lượt là 8 nước thành viên ASEAN gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Phillipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
  14. 7  t là chuỗi thời gian chạy từ 1990 đến 2013. Biến Invest trong mô hình gốc được chuyển thành FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4.2. Dữ liệu: Bảng 1: Thống kê các biến được sử dụng trong bài. Biến Mô tả Nguồn CO2 Phát thải CO2 trên đầu người, đơn vị tấn theo mét. World Bank (2017) GDPc GDP đầu người thực ($ 2011). Penn World Table 9.0 GOV Phần trăm chi tiêu chính phủ trong GDP. Penn World Table 9.0 FDI Phần trăm đầu tư trực tiếp nước ngoài theo GDP World Bank (2017) Open Tỷ lệ xuất nhập khẩu trong GDP. Penn World Table 9.0 Nguồn: tác giả thống kê thu thập. 4.3. Phương pháp ước lượng: Sử dụng phương pháp Pooled OLS, Fixed Effects Model (hiệu ứng tác động cố định) và Random Effects Model (hiệu ứng tác động ngẫu nhiên) để ước lượng các hệ số trong mô hình. Bên cạnh đó, ta phải lựa chọn mô hình tối ưu trong ba mô hình trên. Sau đó, để đảm bảo độ vững của mô hình được chọn ta phải kiểm tra các bệnh của hồi quy như tự tương quan, phương sai thay đổi hoặc đa cộng tuyến. Kế tiếp ta phải khắc phục các bệnh đó ta sử dụng Bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để kết quả đạt được tính vững và hiệu quả. 5. PHẠM VI THU THẬP SỐ LIỆU: Không gian gồm: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipin, Lào, Campuchia và Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: từ năm 1990 đến năm 2013. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN: Bài nghiên cứu này, tôi ước tính tác động chi tiêu chính phủ lên biến đổi khí hậu hay lượng phát thải khí CO2 ở khu vực các quốc gia ASEAN. Theo đó, tác động này là âm,
  15. 8 dương hay không có tác động nhằm củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm tại ASEAN. Cũng như có thể giúp cho chính phủ các nước có một chính sách chi tiêu hợp lý để giảm bớt tình trạng biến đổi khí hậu.
  16. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 1.1. Tổng quan về chi tiêu chính phủ. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chi tiêu chính phủ. Trong khuôn khổ phạm trù tài chính công, có thể nói chi tiêu chính phủ bao gồm các khoản chi tiêu từ chính quyền các cấp, từ các đơn vị quản lý hành chính và từ cả các đơn vị sự nghiệp chịu sự kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ. Mặt cơ bản thì chi tiêu chính phủ là cụ thể hóa các khoản chi của ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua hằng năm. Nó phản ánh giá trị kinh tế của hàng hoá mà chính phủ mua vào, để qua đó cung cấp lại cho xã hội các loại hàng hoá và dịch vụ công nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước về kinh tế, chính trị và xã hội. Các nhà kinh tế học cổ điển mà đại diện là Adam Smith. Theo trường phái này, họ quan điểm rằng vai trò của lao động là quan trọng, chính lao động là thứ đã tạo ra giá trị của hàng hóa và nó trở thành thước đo cho giá trị. Và chính vì họ đề cao sức lao động trong một xã hội nên họ cho rằng lao động sẽ đạt tối ưu khi chính phủ không can thiệp. Do đó, họ phủ nhận vai trò điều tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ thộng qua học thuyết “Bàn Tay Vô Hình”, họ cho rằng chính phủ sẽ kiềm chế động lực lao động mà động lực này phát sinh từ giá trị mà con người tạo ra khi lao động. Họ khẳng định cơ chế tự điều tiết của thị trường tự do theo quy luật khách quan là tốt nhất, bất kỳ sự can thiệp nào từ phía chính phủ đều sẽ chỉ làm kiềm chế tăng trưởng mà thôi. Nói tóm lại, “theo họ (các nhà kinh tế học cổ điển), chính phủ chỉ biết lấy đi của cải của xã hội (dưới hình thức nộp thuế bắt buộc) chứ không trả lại cho xã hội, vì vậy cần phải triệt tiêu mọi khoản chi của chính phủ để tránh lãng phí nguồn lực xã hội”, giáo trình Tài chính công (2005, trang 226). Nhưng theo thời gian quan điểm đó đã dần phai mờ bởi học thuyết của Keynes. Theo Vedder và Gallaway (1998, trang 1), không có xã hội nào trong lịch sử đạt được một mức độ cao của sự sung túc về kinh tế mà không có chính phủ. Bên cạnh đó, chính phủ
  17. 10 còn có một vai trò quan trọng đó là tái phân phối thu nhập xã hội; bằng việc chính phủ chi tiêu thì chính phủ đã “bơm ra” cho xã hội những khoản thu nhập đã lấy đi từ xã hội bởi hình thức thu thuế. Bằng quá trình đó, chính phủ đã thực hiện tái phân phối thu nhập xã hội một cách công bằng hơn, hạn chế những thất bại của thị trường (như hàng hóa công thuần túy, tình trạng độc quyền, thông tin bất cân xứng và ngoại tác) để nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Vai trò của chi tiêu chính phủ tuy có thay đổi qua thời gian nhưng chúng đều có những đặc điểm cơ bản sau: (i) Phục vụ vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của người dân ở một phạm vi vùng hay một quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế và xã hội của chính phủ và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó chính phủ đã cung cấp một lượng hàng hoá và dịch vụ công cộng khổng lồ cho nền kinh tế quốc gia. (ii) Luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ về kinh tế, chính trị và xã hội mà Nhà nước phải thực hiện. (iii) Hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu chính phủ tương ứng với việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cho nền kinh tế quốc gia với mục đích thực hiện các chức năng và nhiệm vụ mà chính phủ được giao. Đồng thời đó là các khoản chi cần thiết, phát sinh, đáp ứng nhu cầu tương đối ổn định như: chi tiền lương cho cán bộ công chức, chi nhằm duy trì hàng hoá dịch vụ công để phục vụ người dân, …. (iv) Mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp. Biểu hiện ở chỗ người dân nộp tiền thuế cho nhà nước không vì mục đích mua được một món hàng nào đó mà do tính bắt buộc của nhà nước. Hơn nữa, khi nhà nước dùng tiền thuế để cung cấp hàng hóa dịch vụ công phục vụ công dân thì không thể xác định được số tiền đó cụ thể là của người nào. Bên cạnh đó, nhằm giúp chính phủ xây dựng những chương trình hành động, tăng cường hiệu quả trong quá trình thi hành ngân sách Nhà nước nói chung và chi tiêu chính phủ nói riêng. Cũng như phân chia trách nhiệm rõ ràng về phân phối và chấp
  18. 11 hành ngân sách Nhà nước. Đồng thời để các nhà kinh tế có thể phân tích ảnh hưởng của các hoạt động tài chính từ phía chính phủ đối với nền kinh tế thì việc phân loại chi tiêu chính phủ là hết sức quan trọng. Có nhiều cách phân loại chi tiêu chính phủ, sau đây là một số cách thông thường: (i) Căn cứ vào chức năng của Nhà nước, chi tiêu chính phủ được phân ra: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Toà án và Viện kiểm soát; Chi cho quân đội và an ninh xã hội; Chi giáo dục; Chi an sinh xã hội; Chi hỗ trợ doanh nghiệp; Chi để quản lý hành chính Nhà nước; Chi cho các chính sách đặc biệt và chi khác. (ii) Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi tiêu chính phủ phân ra thành: Chi thường xuyên và Chi đầu tư phát triển. (iii) Căn cứ vào quy trình lập ngân sách, chi tiêu chính phủ được chia ra theo yếu tố đầu vào và đầu ra. 1.1.2. Vai trò của chi tiêu chính phủ và các nhân tố tác động.  Chi tiêu chính phủ có những vai trò quan trọng chủ yếu: Thứ nhất, vai trò phân bổ nguồn lực xã hội đây là một vai trò quan trọng nhất. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thị trường để hạn chế những thất bại của thị trường như độc quyền, hàng hóa công cộng, ngoại tác hay thông tin không đối xứng. Tuy nhiên, ta phải chấp nhận rằng sự can thiệp của chính phủ không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết tất cả vấn đề. Bởi lẽ chính phủ cũng có những hạn chế của mình và mọi chính sách can thiệp của chính phủ đều kèm theo những chi phí nhất định. Chính vì thế, khi chính phủ thực thi một chính sách thì lợi ích mà chính sách này mang lại cho xã hội lớn hơn chi phí phát sinh mà xã hội phải gánh chịu từ chính sách này và lúc đó chính sách này mới được xem là tốt. Chẳng hạn như chính phủ ban hành chính sách ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp để xây nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp thì lợi ích mà các ngôi nhà hoặc chung cư đó mang lại cho xã hội phải lớn hơn chi phí bỏ ra như chi phí cơ hội, các khoản phí để xây dựng, …
  19. 12 Thứ hai, chi tiêu chính phủ có vai trò phân phối lại thu nhập. Đây là mục tiêu quan trọng cần đạt được đằng sau nhiều chính sách của chính phủ. Chính phủ có thể đạt được mục tiêu này bằng nhiều cách thức nhưng trực tiếp nhất và thường dùng nhất là đánh thuế luỹ tiến rồi sau đó chi trợ cấp cho một số đối tượng nhất định. Bên cạnh đó, việc chính phủ cung cấp các dịch vụ về giáo dục, đào tạo, y tế, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác cũng liên quan tới vai trò phân phối lại của chính phủ. Ngoài ra, các hoạt động điều tiết thị trường như chống độc quyền, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm… cũng mang hàm ý phân phối lại. Tuy nhiên, đứng sau mỗi mức độ phân phối lại đó đều hàm chứa sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, vì nó có liên quan đến những chi phí nhất định để đảm bảo vai trò phân phối lại đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Thứ ba, chi tiêu chính phủ có vai trò ổn định hóa nền kinh tế. Các chính sách của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô trong nền kinh tế như cải thiện cán cân thanh toán, gia tăng tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế,…. Bằng việc sử dụng một cách cẩn thận công cụ chi của chính phủ mà chính phủ có thể ảnh hưởng tới tổng chi tiêu của xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản lượng, tỷ lệ người lao động có việc làm, mức giá của nền kinh tế. Tóm lại, chi tiêu chính phủ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và xã hội của một quốc gia. Và để hiện thực hóa vai trò của chi tiêu chính phủ, ta cũng cần phải biết rõ các nhân tố tác động đến nó, để từ đó có những chiến lược, kế hoạch, biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế hoặc phát huy trong từng trường hợp cần thiết.  Có nhiều nhân tố tác động chi tiêu chính phủ, nhưng cơ bản có các nhân tố sau: Thứ nhất, là do nhu cầu về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ngày càng tăng cao. Khi xã hội phát triển, công nghiệp hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì hệ thống các mối quan hệ trong xã hội, thương mại và pháp lý của nền kinh tế ngày càng trở nên đa dạng hóa và phức tạp hóa hơn. Khi đó, chính phủ cần phải có vị thế cao hơn để xây dựng và vận hành tổ chức để giải bài toán về các mối quan hệ đan xen đó, điều này tất yếu dẫn
  20. 13 đến sự gia tăng về quy mô và số lượng chi của chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật và duy trì trật tự giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, …. Hơn thế nữa, khu vực tư nhân sẽ không thể cũng như không muốn sản xuất những hàng hóa dịch vụ công cho xã hội vì cơ chế “người hưởng tự do không phải trả tiền”. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ làm xuất hiện những nhu cầu về hàng hóa dịch vụ công mới, tuy nhiên, khu vực tư sẽ không tham gia vì không có lời hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện. Vì vậy, vai trò của chính phủ là cần thiết nhằm tham gia sản xuất những loại hàng hóa dịch vụ công để thỏa mãn nhu cầu của người dân. Thứ hai, là do xã hội hóa các rủi ro. Bắt nguồn từ sự thay đổi phong tục và tư tưởng. Đáng lý ra mỗi cá nhân trong xã hội phải cố gắng tự mình đối phó với rủi ro bằng cách phòng ngừa, hạn chế hoặc khắc phục rủi ro. Nhưng do không đủ khả năng hoặc không nhận thức được đầy đủ trách nhiệm nên dần dần các cá nhân này đã đẩy sang “vai” của nhà nước. Nghĩa là chính phủ phải đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối các gánh nặng đó cho toàn thể xã hội. Ví dụ như người nông dân ở Kontum phá rừng trồng mì vì thấy rằng giá mì tăng cao nhưng không nhận thức được hậu quả từ việc phá rừng cũng như giá cả chỉ là nhất thời, cũng như việc phải phụ thuộc rất nhiều vào người mua (có mua hay không) và khi đỗ vỡ thì gánh nặng thất nghiệp, lỗ vốn, môi trường huỷ hoại,… lại đè nặng lên vai chính phủ. Thứ ba, là do thay đồi công nghệ. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng chi tiêu hàng hóa công cộng, thể hiện qua việc quy trình sản xuất bị thay đổi cũng như số lượng và chủng loại sản phẩm được tạo ra. Ảnh hưởng này có thể theo chiều hướng làm gia tăng hoặc thu hẹp tầm ảnh hưởng của hàng hóa dịch vụ công, kéo theo nó sẽ tác động làm thay đổi tăng hoặc giảm chi tiêu chính phủ. Thứ tư, là thay đổi dân số. Đây cũng là một yếu tố quan trọng, nó quyết định sự thay đổi tỷ trọng của chi tiêu chính phủ. Dân số tăng sẽ khiến cho chính phủ quốc gia phải gia tăng các khoản chi cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng….. Tương tự hiện tượng “lão
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2