intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu quá trình CDCCVL trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 đến năm 2013, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu việc làm, làm rõ bất cập, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCVL trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- NGUYỄN HỮU ĐẮC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- NGUYỄN HỮU ĐẮC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hữu Sở Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn, đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, Tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và sự ủng hộ, hỗ trợ của đồng nghiệp, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Đồng Hới. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sở, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn lãnh đạo cơ quan UBND thành phố Đồng Hới, Chi cục Thống kê thành phố Đồng Hới, các cơ quan chuyên môn UBND thành phố Đồng Hới và các anh chị đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cung cấp thông tin và đóng góp những ý kiến quí báu trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu và thực hiện hoàn thành đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. Học viên thực hiện
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Số trang: 99 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sĩ Ngƣời nghiên cứu: Nguyễn Hữu Đắc Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở Công cuộc đổi mới kinh tế ở nƣớc ta trong hơn hai thập niên vừa qua đặc trƣng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hƣớng thị trƣờng. Tăng trƣởng kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 đến nay, chỉ ra những thuận lợi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và đƣa ra quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm của địa phƣơng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực tiễn vấn đề chuyển dịch cơ cấu việc làm tại địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và kiến thức kinh tế chính trị đã đƣợc học, với đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” luận văn trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu việc làm; nghiên cứu cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm trên địa bàn thành phố Đồng Hới và đƣa ra quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy quá
  6. trình chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị này là đồng nhất với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
  7. MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... i Danh mục các bảng ......................................................................................... ii Danh mục các biểu đồ .................................................................................... iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................... 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7 1.2 Những vấn đề cở bản về CDCCVL trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................................................................. 9 1.2.1 Các khái niệm cơ bản liên quan CDCCVL trong CNH, HĐH ........ 9 1.2.2 Nội dung CCVL và CDCCVL ........................................................ 18 1.2.3 Sự cần thiết CDCCVL trong tiến trình CNH-HĐH ....................... 19 1.2.4 Những xu hướng CDCCVL trong tiến trình CNH, HĐH .............. 24 1.2.5 Các nhân tố tác động đến CDCCVL.............................................. 27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 31 2.1. Phƣơng pháp luận ............................................................................... 31 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn ........... 31 2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp.............................................. 31 2.2.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ......................................... 32 2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả ......................................................... 33 2.2.4 Phương pháp so sánh kết hợp với thống kê .................................. 33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ................... 35
  8. 3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng đến CDCCLĐ-VL ............................................... 35 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 35 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 37 3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ......................................... 39 3.2 Tình hình CDCCVL thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .............. 41 3.2.1 Theo cơ cấu ngành kinh tế ............................................................. 41 3.2.2 Theo cơ cấu việc làm theo vùng lãnh thổ ...................................... 60 3.2.3 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật................................................ 68 3.3 Thành tựu và hạn chế trong quá trình CDLĐ, CDCCLD-VL ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ................................................................ 70 3.3.1 Thành tựu ....................................................................................... 70 3.3.2 Hạn chế .......................................................................................... 71 3.3.3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế......................................... 72 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................................................... 74 4.1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu việc làm thành phố Đồng Hới đến năm 2020 ............................................................................................................ 74 4.2 Giải pháp thúc đẩy CDCCVL trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ..................... 76 4.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới.......................................................................................... 76 4.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất .......................................................... 78
  9. 4.2.3 Thực hiện phân bố lại dân cư và cân đối lại lao động giữa các vùng và các ngành theo từng giai đoạn .................................................. 79 4.2.4 Thực hiện hiệu quả chính sách kinh tế và chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho CDCCVL ........................................................... 80 4.2.5 Đ ầ u tư phát triể n cơ sở hạ tầ ng phát triể n sả n xuấ t – kinh doanh. .................................................................. 81 4.2.6 Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình để xác lập CCLĐ, CCVL mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................. 81 4.2.7 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ....................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 85
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CCKT Cơ cấu kinh tế 2 CCLĐ Cơ cấu lao động 3 CCVL Cơ cấu việc làm 4 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5 CDCCLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động 6 CDCCVL Chuyển dịch cơ cấu việc làm 7 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 8 GTSX Giá trị sản xuất 9 KT-XH Kinh tế - xã hội 10 PCLĐ Phân công lao động 11 CCKT Cơ cấu kinh tế 12 CCLĐ Cơ cấu lao động i
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Giá trị sản xuất thành phố Đồng Hới giai đoạn 1 Bảng 3.1 41 2006 – 2014 Cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành 2 Bảng 3.2 44 thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Lao động đang làm việc trong ngành thƣơng 3 Bảng 3.3 mại – dịch vụ thành phố Đồng Hới giai đoạn 47 2006 -2013 Cơ sở kinh doanh thƣơng mại – dịch vụ thành 4 Bảng 3.4 48 phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013 Cơ cấu lao động đang làm việc trong ngành 5 Bảng 3.5 thƣơng mại – dịch vụ thành phố Đồng Hới giai 49 đoạn 2006 – 2013 Giá trị sản xuất thƣơng mại – dich vụ thành 6 Bảng 3.6 50 phố Đồng Hới giai đoàn 2006 – 2013 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thƣơng mại – dịch 7 Bảng 3.7 51 vụ thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013 So sánh chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu 8 Bảng 3.8 việc làm ngành thƣơng mại – dịch vụ thành 51 phố Đồng Hới GTSX công nghiệp – xây dựng thành phố 9 Bảng 3.9 53 Đồng Hới giai đoạn 2006-2013 Cơ cấu GTSX công nghiệp – xây dựng thành 10 Bảng 3.10 54 phố Đồng Hới giai đoạn 2006 - 2013 Lao động đang làm việc ngành công nghiệp – xây 11 Bảng 3.11 54 dựng thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 ii
  12. So sánh chuyển dịch GTSX và cơ cấu viêc làm 12 Bảng 3.12 ngành công nghiệp – xây dựng thành phố 55 Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Lao động đang làm việc ngành nông – lâm – thủy 13 Bảng 3.13 56 sản thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu lao động đang làm việc ngành nông - 14 Bảng 3.14 lâm – thủy sản thành phố Đồng Hới giai đoạn 57 2006 – 2013 GTSX ngành nông – lâm – thủy sản thành phố 15 Bảng 3.15 58 Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu GTSX ngành nông – lâm – thủy sản 16 Bảng 3.16 59 thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 So sánh chuyển dich cơ cấu GTSX và cơ cấu 17 Bảng 3.17 việc làm ngành nông - lâm – thủy sản thành 60 phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu lao động đang làm việc vùng gò đồi 18 Bảng 3.18 61 thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu lao động đang làm việc vùng bán sơn 19 Bảng 3.19 62 địa thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu lao động đang làm việc vùng đồng bằng 20 Bảng 3.20 64 thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu lao động đang làm việc vùng cát ven biển 21 Bảng 3.21 65 thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành 22 Bảng 3.22 kinh tế theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thành 69 phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 iii
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang Cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới giai 1 Biểu đồ 3.1 37 đoạn 2006 – 2014 Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất thành 2 Biểu đồ 3.2 42 phố Đồng Hới giai đoạn 2006 -2014 CDCCVL trong các ngành kinh tế thành 3 Biểu đồ 3.3 44 phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013 Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng 4 Biểu đồ 3.4 gò đồi thành phố Đồng Hới giai đoạn 61 2006-2013 Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng 5 Biểu đồ 3.5 bán sơn địa thành phố Đồng Hới giai 63 đoạn 2006-2013 Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng 6 Biểu đồ 3.6 đồng bằng thành phố Đồng Hới giai 65 đoạn 2006-2013 Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng 7 Biểu đồ 3.7 cát ven biển thành phố Đồng Hới giai 66 đoạn 2006-2013 iv
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới kinh tế ở nƣớc ta trong hơn hai thập niên vừa qua đặc trƣng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hƣớng thị trƣờng. Tăng trƣởng kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế (CCKT) nƣớc ta đã và đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nƣớc ta theo hƣớng CNH, HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tƣơng đối tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Cùng với quá trình CDCCKT tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ), ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, nhằm phục vụ đắc lực cho CDCCKT. CDCCLĐ vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy CDCCKT, vì lao động là nhân tố đóng vai trò quyết định trong các nhân tố của quá trình sản xuất. CDCCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế khách quan, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi trƣờng và phát triển con ngƣời. Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình. Từ một thị xã hoang tàn, đổ nát do chiến tranh nhƣng với sự nỗ lực của nhân dân và cán bộ thành phố Đồng Hới ngày 28/10/2003 Bộ Xây dựng quyết định công nhận Đồng Hới là đô thị loại III và ngày 16/8/2004 Chính phủ có Nghị định 156/2004/NĐ-CP thành lập thành phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bình và đến ngày 30/7/2014 1
  15. Chính phủ ban hành Quyết định số 1270/QĐ-CP công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Thành phố Đồng Hới có vị trí ở trung độ của tỉnh Quảng Bình nằm trên trục quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam và đƣờng Hồ Chí Minh, có Sân bay Đồng Hới; với vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ Bắc và 106o10’ kinh độ Đông; diện tích tự nhiên 155,70 km2; Phạm vi hành chính: Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch; Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh; Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh Những năm qua, Thành phố Đồng Hới có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá, là địa phƣơng có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH nhƣ: nguồn lao động dồi dào, có nhiều ngành nghề thủ công, có địa hình khá đa dạng bao gồm: vùng gò đồi; vùng bán sơn địa; vùng đồng bằng và vùng cát ven biển,… Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của kinh tế thành phố chƣa cao, chƣa phát huy hết các tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng, CDCCVL chƣa tƣơng xứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động (CCLĐ) phân bố chƣa đồng đều, chƣa tạo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến hiệu quả phát triển KT-XH của địa phƣơng. Thời gian qua, cùng với cả nƣớc, cả tỉnh Quảng Bình, Thành phố Đồng Hới đã có nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng. Những giải pháp, chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo nghề,… giải pháp, chính sách kể trên đƣợc đánh giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống kinh tế ngƣời dân và làm thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là: Cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu việc làm? Thực trạng CDCCVL phục vụ tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ra sao? Giải pháp nào để khai thác 2
  16. hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để góp phần thúc đẩy CDCCVL trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian tới? Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình CDCCVL trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là gắn cơ sở lý luận với thực tiễn nhằm đánh giá sát, đúng thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm trong các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và theo trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 2006 đến năm 2013, chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của quá trình chuyển dịch lao động việc làm thời gian qua, đƣa ra quan điểm, kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCVL trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, đã có khá nhiều các nghiên cứu về đề tài chuyển dịch cơ cấu lao động, trên thế giới có thể kể đến nhƣ C.Cindy (2002) về chuyển dịch ở Trung Quốc; Colin Green và Gareth Leeves về quá trình chuyển dịch từ lao động phổ thông sang các lao động có công việc ổn định ở Australia; Bhattacharya (2000) về di cƣ nông thôn thành thị ở Ấn Độ;… Các nghiên cứu này phần nào đã phân tích nguyên nhân dịch chuyển của lao động hoặc di cƣ từ nông thôn ra thành thị. Ở Việt Nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cũng đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, nhƣ: Nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Đinh Xuân Nghiêm (2009) giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng Tây Bắc, Tạp chí Quản lý kinh tế; Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng (2009) các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế số 25; Phạm Thị Khanh (2010), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia; Ngô Đình Giao (1994), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”, NXB 3
  17. Chính trị Quốc gia; Nhóm nghiên cứu do TS Lê Xuân Bá chủ biên (2006), “Báo cáo nghiên cứu các yếu tố tác động tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng; PGS.TS Phạm Quý Ngọ (2006) Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hƣớng hội nhập quốc tế, NXB Lao động - Xã hội; TS Nguyễn Ngọc Sơn (3/2006) “Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005” Tạp chí Kinh tế và Dự báo,… Các nghiên cứu trên cho thấy đã có đề cập đến các vấn đề liên quan cả nƣớc, một số vùng của cả nƣớc,… Tuy nhiên, tại Thành phố Đồng Hới chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề CDCCVL, mà chỉ đƣợc đề cập đến trong nội dung một số báo cáo, bài viết nhƣng chƣa mang tính tổng thể, chƣa có sự nghiên cứu một cách tổng quát, đầy đủ về thực trạng CDCCVL của địa phƣơng. Với những lý do nói trên và kiến thức Kinh tế chính trị đã đƣợc học tập, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” cho luận văn thạc sĩ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Nghiên cứu quá trình CDCCVL trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 đến năm 2013, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu việc làm, làm rõ bất cập, hạn chế, nguyên nhân và đƣa ra quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCVL trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CCLĐ, CCVL, CDCCLĐ, CDCCVL từ đó làm rõ vai trò của CDCCVL trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4
  18. - Làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu việc làm trong các ngành kinh tế thời gian qua; chỉ ra thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp CDCCVL trong tiến trình CNH, HĐH ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề việc làm, cơ cấu làm việc trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dƣới góc độ Kinh tế chính trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Địa bàn Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian nghiên cứu: năm 2006 đến năm 2013 và định hƣớng giải pháp đến năm 2020 - Nội dung nghiên cứu: xem xét CDCCVL theo ngành kinh tế; theo vùng lãnh thổ và theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; - Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học; - Phƣơng pháp thống kê mô tả; - Phƣơng pháp so sánh; - Phƣơng pháp thu thập thông tin: + Số liệu thứ cấp: Từ sách, báo; tài liệu, số liệu từ Niên giám Thống kê, báo cáo thƣờng ký, báo cáo chuyên đề,…của các cơ quan chuyên môn thành phố, các cơ quan của Thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình. 5
  19. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về CCLĐ, CCVL, CDCCLĐ, CDCCVL, phân tích làm rõ thực trạng quá trình CDCCVL ở Thành phố Đồng Hới và kiến nghị một số giải pháp nhằm tác động tích cực đến quá trình CDCCVL ở Thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 6
  20. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu √ Báo cáo nghiên cứu Các yếu tố tác động đến quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động Việt Nam, Lê Xuân Bá, 2006. Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay; xác định các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam trong 10 năm trở lại đây và đề xuất các chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu chính của đề tài là sử dụng mô hình PROBIT để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch lao động từ nông nghiệp qua phi nông nhiệp. Một số kết luận và đề xuất chính sách của nghiên cứu là: (1) Mặc dù không cùng tốc độ với chuyên dịch cơ cấu giá trị sản xuất, chuyển dịch về cơ cấu lao động nông thôn diễn ra nhanh hơn trong khoảng một thập kỷ qua. (2) có nhiều yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và không có một mô hình chung cho tất cả các loại hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Cơ chế tác động của các yếu tố này phức tạp và nhiều chiều. Các yếu tố cụ thể có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn bao gồm: a) các yếu tố đất đai, b) trình độ học vấn và chuyên môn của ngƣời lao động; c) tuổi của ngƣời lao động. √ Luận văn thạc sĩ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trƣờng hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn, Võ Thanh Tùng, 2007. Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng chuyển dịch lao động trƣờng hợp điển hình nhằm nhận dạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình đô thị 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2