intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ NGA PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ NGA PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐỨC THANH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Đức Thanh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo trong phòng Đào tạo, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt luận văn này. Đồng thời xin chân thành cám ơn các cơ quan chuyên môn của thị xã Sầm Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, những ngƣời luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .....................................5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................5 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững .....................................................11 1.2.1. Phát triển bền vững .....................................................................................11 1.2.2. Phát triển du lịch theo hướng bền vững ......................................................11 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong và ngoài nƣớc ......21 1.3.1. Một số điển hình phát triển du lịch không bền vững ...................................21 1.3.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững ......................23 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Sầm Sơn ...................................................26 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................28 2.1. Phƣơng pháp luận ...............................................................................................28 2.1.1. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng ....................................................................28 2.1.2. Chủ nghĩa duy vậy lịch sử ...........................................................................29 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể .....................................................................................29 2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ......................................................29 2.2.2. Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử .................................30 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................31 2.3.4. Phương pháp thống kê .................................................................................32 2.3.5. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp .....................................33 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ SẦM SƠN ...............................................................................................35 3.1. Điều kiện và tiềm năng cho phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn Sầm Sơn .......35
  6. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở thị xã Sầm Sơn .............................35 3.1.2. Tiềm năng cho phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn ....................................38 3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015 ...........................................................................................................................44 3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch theo hướngbền vững thị xã Sầm Sơn .............................................................................44 3.2.2. Ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch theo hướng bền vững thị xã Sầm Sơn ........................................................48 3.2.3. Thực trạng xây dựng bộ máy và quản lý cáchoạt động du lịch ..................51 3.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch ....................................58 3.3. Đánh giá sự phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn theo quan điểm phát triển bền vững ...........................................................................................................................60 3.3.1. Những thành công chủ yếu ..........................................................................60 3.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế ..............................................68 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ SẦM SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ........................................................74 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn .......................................................................................74 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ..........................................................................................74 4.1.2. Bối cảnh trong nước ....................................................................................75 4.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn ....................................................................................................................77 4.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2020 ...................................77 4.2.2. Quan điểm phát triển du lịch Sầm Sơn ........................................................79 4.3. Một số giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Sầm Sơn ...............80 4.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch ...80 4.3.2. Giải pháp cho xây dựng cơ chế vận dụng pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững ...................................................82
  7. 4.3.3. Giải pháp cho xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn .........................................................................84 4.3.4. Giải pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch ...................................................................................................91 4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện .....................................................................92 KẾT LUẬN ...............................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................98
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AEC Cộng đồng kinh tế ASIAN 2 ANTT An ninh thị trƣờng 3 ATGT An toàn giao thông 4 CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 5 DN Doanh nghiệp 6 GPMB Giải phóng mặt bằng 7 KT-XH Kinh tế - xã hôi 8 PCCC Phòng cháy chữa cháy 9 TTP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc i
  9. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Một số loại hải sản phục vụ khách du lịch 43 2 Bảng 3.2 Tổng doanh thu du lịch thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015 60 Lƣợng khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn giai đoạn 3 Bảng 3.3 61 2010 – 2014 4 Bảng 3.4 So sánh cơ sở lƣu trú giai đoạn 2006-2010 và 2011- 2015 63 5 Bảng 3.5 Lao động du lịch trực tiếp giai đoạn 2011-2015 65 6 Bảng 3.6 Thời gian lƣu trú trung bình của khách du lịch ở Sầm Sơn 69 7 Bảng 3.7 Các cơ sở lƣu trú phân theo chất lƣợng dịch vụ năm 2015 70 8 Bảng 4.1 Định hƣớng phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2020 79 ii
  10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Hình Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức quản lý du lịch ở thị xã Sầm Sơn 51 Số lƣợt khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn giai 2 Hình 3. 1 68 đoạn 2011-2015 3 Hình 3.2 Lƣu lƣợng khách du lịch đến trong tuần 69 iii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tínhcấp thiết của đề tài Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những năm vừa qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều ngành kinh tế khác, bên cạnh sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp này, chúng đang ta phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch gia tăng. Đứng trƣớc vấn đề đó đòi hỏi phải tìm ra một con đƣờng phát triển du lịch hợp lý và hài hòa, sao cho các vấn đề về kinh tế, văn hóa, dân số, xã hội, tài nguyên, môi trƣờng phải đƣợc xem xét một cách tổng thể để cùng phát triển, để không cản trở đến sự phát triển của nhau ở hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Con đƣờng đó chính là sự phát triển bền vững du lịch theo hƣớng bền vững. Khu du lịch Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Sầm Sơn có nhiều tiềm năng du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa. Trong những năm gần đây, Sầm Sơn đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực tạo rađiểm nhấn cho một địa danh hấp dẫn đối với du khách. Mặt khác, những thay đổi trong cách thức tổ chức và quản lý hoạt động du lịch cũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội Sầm Sơn, cũng nhƣ ngành kinh tế du lịch Thanh Hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách cho nhà nƣớc và mở rộng hợp tác kinh tế, giao lƣu văn hoá, phát triển xã hội giữa Sầm Sơn – Thanh Hoá với các tỉnh trong cả nƣớc. Tuy nhiên, du lịch Sầm Sơn vẫn mang tính mùa vụ, chƣa khai thác hết tiềm năng và lợi thế về du lịch của thị xã; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lƣợng dịch vụ du lịch chƣa cao; khách lƣu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít. Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có đƣợc sự đầu tƣ khai thác, song thời gian 1
  12. qua những giá trị tài nguyên này chƣa phát huy đƣợc để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tƣơng xứng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch ở thị xã Sầm Sơn còn nhiều bất cập, vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn nhiều thiếu sót; cơ chế, chính sách phát triển du lịch còn nhiều bất cập, chƣa tạo ra môi trƣờng thuận lợi để các chủ thể kinh tế phát triển du lịch,… Xuất phát từ những thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn là rất cần thiết và cấp bách. Làm sao để vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phƣơng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát hoá những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững và du lịch không bền vững ở một số địa phƣơng trong nƣớc và trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn. - Đánh giá tài nguyên du lịch của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn một cách bền vững. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2
  13. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn làcác hoạt động phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian đƣợc giới hạn trong khu vực thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong mối liên hệ với các điểm du lịch ở tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Để có thêm cơ sở thực tiễn, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch không bền vững ở quần đảo Canary (Tây Ban Nha), Pattaya (Thái Lan) và kinh nghiệm du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng và Cát Tiên. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015, đề xuất các giải pháp đến năm 2020. 4. Những đóng góp của luận văn - Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững; nội dung, tiêu chí, các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững cấp huyện; kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững và không bền vững của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phƣơng trong nƣớc, từ đó rút ra bài học cho phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Sầm Sơn. - Nghiên cứu và xác định đƣợc những vấn đề cơ bản trong nội dung phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn bao gồm: xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch; xây dựng cơ chế chính sách vận dụng pháp luật và chính sách phát triển du lịch; xây dựng bộ máy và quản lý các hoạt động du lịch; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và các hoạt động kinh doanh cấp huyện. Từ đó, đánh giá mức độ phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn theo quan điểm phát triển bền vững để tìm ra những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch trên các mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng; - Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ và cụ thể đã đƣợc nghiên cứu nhằm phát huy những lợi thế và hạnchế bất cập để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn. 3
  14. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn 4
  15. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Du lịch hiện nay đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn. Chính vì vậy, hoạt động du lịch đƣợc rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và cả các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, mãi đến những năm 80 của Thế kỷ XX, khái niệm “Phát triển bền vững” mới xuất hiện và đến đầu những năm 90, khái niệm về “Du lịch bền vững” mới bắt đầu đƣợc đề cập đến, khi mà các tác động tiêu cực lên môi trƣờng của sự bùng nổ du lịch từ những năm 1960 trở nên rõ rệt hơn. Các nghiên cứu về “Du lịch bền vững” cho thấy Du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời khỏi tranh luận rộng rãi về phát triển bền vững nói chung và là lĩnh vực tiên phong, là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới nói riêng. Trong lĩnh vực học thuật, có thể khái quát thành 4 nhóm nghiên cứu chính liên quan đến đề tài nhƣsau: Nhóm thứ nhất, nghiên cứu về khung lý thuyết cho phát triển du lịch bền vững trên bình diện chung nhất có nghiên cứu của Butler, R. W (1993) “Tourism An evolutionary perspective” (Một khía cạnh tiến hóa của du lịch), cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trƣờng), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trƣờng của con ngƣời trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận đƣợc sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác nhƣ Murphy (1994)“Tourism and sustainable development” (Du lịch và phát triển bền vững). Trong khi đó, Machado (2003) trong nghiên cứu “Capacity Building for Tourism Development in Viet Nam” (Khả năng xây dựng phát triển du lich ở Việt Nam), nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền 5
  16. vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; góp phần tăng trƣởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phƣơng mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; đóng góp vào việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định. Cũng nghiên cứu về du lịch bền vững có công trình của đồng tác giả Larry Dwyer và Deborah Edwards (2010)“Understanding the Sustainable development of tourism” (Hiểu phát triển bền vững về du lịch), đã trình bày các kết quả của nghiên cứu đƣợc tiến hành giữa các thành viên của công chúng ở Anh về sự hiểu biết của họ về du lịch bền vững; phản ứng của họ với bốn mục tiêu hành vi du lịch mong muốn và kỳ vọng về vai trò của chính phủ và ngành công nghiệp du lịch trong việc khuyến khích du lịch bền vững. Nghiên cứu này cho thấy sự thiếu nhận thức về du lịch tác động liên quan đến hành vi hàng ngày, cảm giác không có quyền và không sẵn sàng để thực hiện những thay đổi đáng kể đối với hành vi du lịch hiện nay. Ở Việt Nam, phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng, điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững cả về học thuật, thực tiễn và chính sách. Nghiên cứu hệ thống lý luận của du lịch bền vững có công trình điển hình của đồng tác giả Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001)“Du lịch bền vững”, tác phẩm nghiên cứu về sự tƣơng quan tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch đối với môi trƣờng (tự nhiên, xã hội nhân văn và kinh tế), với sự tập trung chú ý phân tích sâu sắc hơn các tác động xấu do du lịch gây ra. Tác giả còn đề xuất định hƣớng xây dựng các chính sách phát triển du lịch, các biện pháp kiểm soát tác động của môi trƣờng nhằm đạt đƣợc du lịch bền vững, phƣơng pháp đánh giá tính bền vững của một lãnh thổ du lịch hay một dự án du lịch bền vững. Cùng nghiên cứu lý luận về du lịch bền vững, có đề nghiên cứu cấp Nhà nƣớc của tác giả Phạm Trung Lƣơng (2002) “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; xác 6
  17. định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thông qua phân tích thực trạng phát triển du lịch từ 1992 đến nay và phát triển du lịch từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi trƣờng du lịch. Đề tài cũng nghiên cứu và phân tích một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững, qua đó đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận nền tảng, quan trọng cho việc phát triển du lịch và du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh đó, các công trình này đã tạo ra khung lý thuyết cho hoạt động nghiên cứu khung pháp lý và chính sách cho phát triển du lịch ở Việt Nam nhƣ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ (2011): “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Có thể thấy, các công trình trên đều đƣa ra những lý thuyết cơ bản về du lịch bền vững làm căn cứ để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch bền vững trong các giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, các công trình trên chƣa cho thấy đƣợc hết vai trò của phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững không chỉ đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng mà còn không ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai và du lịch bền vững đóng góp vào giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Nhóm thứ hai, nghiên cứu về tiêu chí đánh giá du lịch bền vững, cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể có thể kể đến nhƣ: "Managing Sustainable Tourism : Indicators for Better Decisions” (Quản lý du lịch bền vững : Các chỉ số cho các quyết định tốt hơn) của Manning Edward (1992); “Statistical Indicators Needed to Monitor Sustainable Travel and Tourism Development”(Các chỉ số thống kê cần thiết để giám sát du lịch và phát triển du lịch bền vững), của World Travel and Tourism Council (1993). Điển hình có công trình của Ted Manning (2000) “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Các chỉ tiêu phát triển bền vững cho điểm du lịch), nghiên cứu sâu rộng về các chỉ 7
  18. số về phát triển du lịch bền vững trên toàn thế giới. Công trình nghiên cứu là tài nguyên toàn diện nhất về chủ đề này, kết quả của một nghiên cứu sâu rộng bao gồm 62 chuyên gia từ hơn 20 quốc gia. Công trình mô tả trên 40 vấn đề bền vững lớn, từ việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (chất thải, nƣớc, năng lƣợng, vv), để kiểm soát sự hài lòng của khách du lịch và cộng đồng sở tại, bảo tồn di sản văn hóa, tính mùa vụ, rò rỉ kinh tế, hoặc thay đổi khí hậu. Đối với mỗi vấn đề, chỉ số và kỹ thuật đo lƣờng đƣợc gợi ý với các nguồn thông tin thực tế và ví dụ, nghiên cứu cũng có chứa một số thủ tục để xây dựng các chỉ đích đến cụ thể, việc sử dụng chúng trong chính sách du lịch và quy trình lập kế hoạch, cũng nhƣ các ứng dụng trong các loại đích khác nhau (ví dụ nhƣ ven biển, đô thị, du lịch sinh thái, cộng đồng nhỏ). Nhiều ví dụ và 25 trƣờng hợp nghiên cứu toàn diện cung cấp một loạt các kinh nghiệm tại các công ty, địa điểm, cấp quốc gia và khu vực từ tất cả các châu lục. UNWTO tổ chức một loạt các hội thảo khu vực và quốc gia về chỉ tiêu du lịch bền vững để đào tạo các quan chức du lịch và các chuyên gia về ứng dụng của họ. Nhóm thứ ba, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại một số địa bàn cụ thể, có các công trình nhƣ đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của Trần Tiến Dũng (2007). Luận án đã phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững, các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trƣng. Các quan niệm về du lịch bền vững và không bền vững là điểm mới của nghiên cứu này, tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá vẫn chƣa đƣợc tác giả quan tâm sâu sắc. Gần đây có luận án Tiến sĩ Kinh tế“Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Nguyễn Văn Đông (2013),đây là nghiên cứu công phu về phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả đƣa ra các quan niệm mới về du lịch bền vững, phân tích các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và đƣa ra các bộ tiêu chí phân tích, đánh giá du lịch bền vững; sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình định lƣợng để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững qua các bộ tiêu chí đã đƣa ra trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, nội dung phát triển du lịch bền vững tác giả đƣa 8
  19. ra còn chƣa thực sự phù hợp; các bộ tiêu chỉ mà tác giả đƣa ra vẫn còn sự mâu thuẫn, một số tiêu chí chƣa phù hợp và thống nhất với nhau. Ngoài ra còn một số luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở nhiều địa phƣơng nhƣ: “Phát triển du lịch bền vững Bình Thuận”, luận án tiến sỹ của tác giả La Nữ Ánh Vân (2013);luận án “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” của tác giả Đoàn Liêng Diễm (2009), trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; luận văn “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình” của Lâm Thị Hồng Loan (2014);… Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững còn là chủ đề thảo luận của các cuộc hội thảo quốc tế và trong nƣớc nhƣ Hội thảo quốc tế về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998)… Nhóm thứ tư, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở thị xã Sầm Sơn, có một số nghiên cứu nhƣ: luận văn thạc sỹ của Lê Thị Diễm Hƣơng (2006) "Sầm Sơn - phát triển du lịch bền vững", luận văn đã nêu lên đƣợc những điều kiện cơ bản và đặt ra một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên, các giải pháp đặt ra để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững chƣa bám sát đƣợc các nguyên tắc và tiêu chí về phát triển bền vững ở cả 3 mặt: kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên môi trƣờng. Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2013) "Nâng cao hiệu quả quản lý các di tích lịch sử trên địa bàn thị xã Sầm Sơn". Trên cơ sở thực trạng các di tích trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các di tích trong phục vụ du lịch. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các di tích lịch sử từ góc độ của chính quyền địa phƣơng. * Những kết quả đạt đƣợc trong các công trình nghiên cứu Thứ nhất, từ nhiều cách tiếp cận và góc độ khác nhau, với những phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau về phát triển du lịch bền vững. Qua việc tổng hợp, phân tích, khái quát để đƣa ra định nghĩa về phát triển du lịch bền vững có thể rút ra đƣợc nội hàm cơ bản, 9
  20. các nguyên tắc, nội dung phát triển du lịch bền vững cũng chƣa bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. Thứ hai, thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học vào quá trình khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, các công trình đã phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và một số đia phƣơng cụ thể nói riêng. Cùng với việc chỉ ra những thành tựu và hạn chế, những ƣu điểm và khuyết điểm, các công trình còn luận giải những nguyên nhân sâu xa của nó, và qua đó, đƣa ra các khuyến nghị, đề xuất phƣơng hƣớng cơ bản và các nhóm giải pháp cụ thể để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Thứ ba, mỗi địa phƣơng, vùng miền có những đặc điểm riêng nên cùng với việc nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung, những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ngày càng đƣợc chú trọng. Từ việc khảo cứu các đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán,…các nghiên cứu đã góp phần đƣa ra những nhận thức đa chiều và cập nhật về thực trạng phát triển du lịch ở các địa phƣơng, trong đó có thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp, có giá trị to lớn đối với đề tài này. * Những khoảng trống nghiên cứu - Các công trình đã nghiên cứu một cách hệ thống về khái niệm, nội dung cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững, tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cấp huyện, cũng nhƣ xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững trên địa bàn cấp huyện.Đây là những gợi mở nghiên cứu và hƣớng tiếp cận cho luận văn. - Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Sầm Sơn, nhƣng chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa dƣới góc độ kinh tế chính trị. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, du lịch phát triển và cạnh tranh nhƣ hiện nay đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách, giải pháp phát triển nền kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn thị xã Sầm Sơn để nghiên cứu phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững. Đề tài luận văn nghiên cứu không trùng với các 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2