intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình - Trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên sơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề. Mục đích của luận văn là đưa ra bức tranh tổng quan về sự phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, đặc biệt là đánh giá đúng thực trạng làng nghề Đá mỹ nghệ của huyện Hoa Lư. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình - Trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân

  1. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ................................................................................. 15 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 15 1.1.1. Khái niệm về làng nghề và phát triển làng nghề ......................... 15 1.1.2. Vai trò của phát triển làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................................... 19 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ............... 23 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG ...... 28 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định .............................................................................................. 28 1.3.2. Kinh nghiệm của làng nghề Đá mỹ nghệ Non Nƣớc, quận Ngũ Hành Sơn ............................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH: TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ Ở XÃ NINH VÂN ........................................................................... 39 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƢ ......................................................... 39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 39 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 42 2.2. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN HOA LƢ TỈNH NINH BÌNH .................................................................................. 54
  2. 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH........................................................................................................... 58 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề huyện Hoa Lƣ .......................................................................................................... 58 2.3.2. Các chính sách phát triển làng nghề ........................................... 59 2.3.3. Thực trạng các điều kiện phát triển làng nghề huyện Hoa Lƣ .... 62 2.3.4. Các hình thức sản xuất kinh doanh tại làng nghề ...................... 68 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH .................................................................................. 69 2.4.1. Đánh giá chung ........................................................................... 69 2.4.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển làng nghề huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình ........................................................................ 78 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH: TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ Ở XÃ NINH VÂN ................................................................................................... 83 3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH ........................................................................................ 83 3.1.1. Phát triển làng nghề phải gắn với thị trƣờng............................... 83 3.1.2. Phát triển sản phẩm làng nghề trên cơ sở kết hợp yếu tố hiện đại và yếu tố truyền thống. .......................................................................... 84 3.1.3. Phát triển làng nghề phù hợp với thế mạnh của địa phƣơng. ..... 84 3.1.4. Phát triển làng nghề trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trƣờng và xây dựng nông thôn mới .... 85 3.1.5. Phát triển làng nghề gắn với đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, kết hợp hài hòa các cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ ...... 86 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOA LƢ TỈNH NINH BÌNH .................................................................................. 87
  3. 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề .............................. 87 3.2.2. Giải pháp về thị trƣờng .............................................................. 89 3.2.3. Giải pháp phát triển thƣơng hiệu ................................................ 91 3.2.4. Giải pháp về nguồn vốn cho phát triển làng nghề ...................... 92 3.2.5. Giải pháp về môi trƣờng ............................................................. 94 3.2.6. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề ........... 95 3.2.7. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển làng nghề ........... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 99
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 CN- TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 HTX Hợp tác xã 5 NN-PTNT Nông nghiệp - Phát triển nông thôn 6 TTKT Tăng trưởng kinh tế 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 UBND Uỷ ban nhân dân 9 XHCN Xã hội chủ nghĩa 10 WTO World Trade Organization
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Số hiệu Tên bảng Trang bảng Số liệu thống kê theo các đơn vị hành chính 1 Bảng 2.1 36 thuộc huyện Hoa Lư năm 2009 Cơ cấu kinh tế huyện Hoa Lư từ năm 1991 – 2 Bảng 2.2 37 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Hoa Lư qua 3 Bảng 2.3 38 các năm Số lượng làng nghề, cụm làng nghề tại Ninh 4 Bảng 2.4 49 Bình Số lượng cơ cấu làng nghề huyện Hoa Lư chia 5 Bảng2.5 50 theo đơn vị hành chính Lao động tham gia làm nghề ở các làng nghề xã 6 Bảng 2.6 56 Ninh Vân Nguồn vốn sản xuất tại các làng nghề xã Ninh 7 Bảng 2.7 57 Vân năm 2010 Tổng giá trị sản xuất từ nghề chế tác đá trên địa 8 Bảng 2.8 63 bàn xã Ninh Vân Cơ cấu lao động xã Ninh Vân qua các năm 2005- 9 Bảng 2.9 65 2010
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn ở Đại hội IX đề ra là: Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Phát triển ngành nghề nông thôn là cách làm “rẻ” nhất để tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, với sản phẩm mũi nhọn là hàng thủ công mỹ nghệ và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” ở nông thôn. Phát triển làng nghề con mang ý nghĩa giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, việc phát triển các làng nghề ở nông thôn có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội rất lớn đối với kinh tế nông thôn. Huyện Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Ninh Bình không chỉ với truyền thống lịch sử vẻ vang, với tiềm năng lớn về du lịch mà còn nổi tiếng với nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp và thủ công truyền thống như nghề thêu ren (xã Ninh Hải), nghề mộc (Phúc Lộc)…Đặc biệt nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân được xem là một nghề đầy triển vọng. Nghề chế tác đá tập trung chủ yếu ở xã Ninh Vân bởi có lợi thế về truyền thống và nguồn nguyên liệu núi đá vôi dồi dào, chiếm 32% diện tích đất tự nhiên. Trước đây do chiến tranh, nghề chế tác Đá mỹ nghệ bị mai một, nay đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về mặt hàng Đá mỹ nghệ ngày càng lớn.
  7. Tên tuổi của làng nghề Đá mỹ nghệ xã Ninh Vân được đánh dấu bởi các công trình nổi tiếng như: Tượng đài Bác Hồ ở thành phố Vinh; cụm tượng đài Bà mẹ và Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh; cụm tượng đài ở Nghĩa trang Trường Sơn; tượng đài Thanh niên xung phong ở Quảng Trị; tượng đài Trần Hưng Đạo ở Hải Dương; gần đây nhất là trên 500 pho tượng La Hán ở chùa Bái Đính-Ninh Bình, ngôi chùa được coi là lớn nhất Đông Dương…Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn vượt khỏi phạm vi quốc gia như tượng cố Tổng Bí thư Cay – Sỏn – Phôm – Vy – Hẳn đặt tại Lào; tượng đài chiến thắng ở Campuchia; tượng phật ở Đài Loan và hàng nghìn công trình mang ý nghĩa tâm linh khác nằm ở khắp các khu du lịch, danh lam thắng cảnh của Quốc gia đó là: các bức phù điêu; cổng tam quan; văn bia; lăng mộ và các công trình công sở; đình chùa; đền thờ; miếu mạo, với quy mô to nhỏ khác nhau, kiến trúc nghệ thuật vô cùng phong phú. Với tiềm năng lớn về lao động và nguyên liệu đá, nghề chế tác Đá mỹ nghệ đã thu hút trên 75 doanh nghiệp tư nhân và 453 hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, chế tác Đá mỹ nghệ, doanh thu mỗi năm trên 200 tỷ đồng, đóng góp ngân sách địa phương gần 100 tỷ đồng. Tạo việc làm cho 6000 lao động chính, 4000 lao động theo mùa vụ, thu nhập bình quân của riêng người thợ chế tác đá khoảng 60 - 80 triệu đồng/ người/ năm. Doanh thu tại xã Ninh Vân, nghề đá chiếm gần 80 % thu nhập toàn xã. Cùng với sự đóng góp vô cùng to lớn của làng nghề Đá mỹ nghệ trên tất cả các lĩnh vực là những khó khăn vướng mắc mang tính cấp bách mà các làng nghề đang gặp phải như: Khu tập trung sơ chế đá chưa được hình thành, phần lớn các làng nghề còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “khát vốn”, bế tắc trong việc tìm đầu ra, hoạt động mang tính tự phát chưa có kế hoạch phát triển cụ thể, cũng như chưa có sự liên minh gắn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự cạnh tranh còn thiếu
  8. lành mạnh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức…Bên cạnh đó là các vấn đề nhức nhối ngay tại các làng nghề Đá mỹ nghệ như: ô nhiễm môi trường; tiếng ồn; bụi bặm; vấn đề suy giảm đạo đức và trình độ học vấn…đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư. Bối cảnh đó đã lý giải: Vì sao phải phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, đặc biệt là làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân? Trên thực tế các cấp lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã nhìn thấy rõ tính cấp thiết này và đã có các quan điểm, chủ trương phát triển làng nghề Đá mỹ nghệ. Tuy nhiên, vấn đề là làm gì và làm thế nào để phát triển mạnh mẽ hơn làng nghề Đá mỹ nghệ. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó cần thiết phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, động thái và xu hướng vận động của làng nghề Đá mỹ nghệ. Với yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn, học viên chọn đề tài “Phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình: Trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Do vai trò quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội nên phát triển làng nghề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện và đã đạt được những kết quả nhất định. Điển hình là các công trình như: - “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH” của tiến sĩ Dương Bá Phượng, NXB khoa học xã hội, 2001. Trong công trình này tác giả đã đưa ra những nét cơ bản về khái niệm làng nghề truyền thống về đặc điểm kinh tế - xã hội trong các làng nghề, đề
  9. xuất giải pháp cơ bản để bảo tồn làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH. - “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH” của tiến sĩ Trần Minh Yến, NXB khoa học xã hội, 2004. Luận án đã đưa ra những vấn đề cơ bản bao quát nhất lý luận về làng nghề. Đã chỉ ra được mâu thuẫn của làng nghề trong quá trình phát triển. Luận án cũng đã trình bày tổng thể các giải pháp để phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH. - “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng”. Đề tài cấp bộ của viện đào tạo Công nghệ và Quản lý quốc tế, 2005, chủ nhiệm đề tài GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh. - “Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở vùng Đồng bằng sông Hồng”. Đề tài cấp bộ của học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Đặng Lễ Nghi. Các đề tài nghiên cứu ở cấp bộ đã đưa ra được các số liệu đa dạng, phong phú và chỉ ra được các giải pháp chung cơ bản để phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH. Ngoài ra còn có một số công trình khoa học, sách báo, tạp chí và các bài viết đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về phát triển làng nghề ở Việt Nam. Có thể đánh giá chung các công trình nghiên cứu trên đều đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân.
  10. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích Trên sơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề. Mục đích của luận văn là đưa ra bức tranh tổng quan về sự phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, đặc biệt là đánh giá đúng thực trạng làng nghề Đá mỹ nghệ của huyện Hoa Lư. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. * Nhiệm vụ Thực hiện mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Trình bày có hệ thống một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề. - Tổng quan kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho phát triển làng nghề huyện Hoa Lư - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề của huyện Hoa Lư. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy sự phát triển làng nghề huyện Hoa Lư, đặc biệt là các làng nghề Đá mỹ nghệ làm đối tượng nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chính trị.
  11. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các làng nghề và đặc biệt là làng nghề Đá mỹ nghệ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. - Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển làng nghề của huyện Hoa Lư từ năm 1995 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Ngoài ra còn chú trọng đến các phương pháp như: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phân tích dữ liệu thực tế. Từ đó đánh giá chính xác nhất những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển của làng nghề Đá mỹ nghệ. Tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế đó, đồng thời đề xuất những quan điểm giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu: Trong quá trình làm luận văn, học viên sẽ thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó so sánh, xử lý các số liệu rồi rút ra kết luận. ví dụ: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình chế tác Đá mỹ nghệ trong những năm qua. - Phương pháp điều tra thực tế:
  12. Học viên dùng hệ thống các câu hỏi theo nội dung xác định, có thể dùng phiếu điều tra hoặc phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin phục vụ cho luận văn. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề. - Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển của làng nghề huyện Hoa Lư. Rút ra những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất được những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển làng nghề huyện Hoa Lư trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề. - Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình: trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân. - Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình: trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân.
  13. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1.1. Khái niệm về làng nghề và phát triển làng nghề * Làng nghề: Đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề. Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là một cộng đồng dân cư sinh sống trong một làng (hoặc khu vực dân cư) có hoạt động sản xuất kinh doanh tại các hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất trong làng, có sử dụng các nguyên liệu trong và ngoài địa phương, phát triển đến mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng. Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng nghề cổ truyền làm thủ công, nhưng không nhất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghề thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá họ chuyển sang sản xuất hàng thủ công ngay tại làng. Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, có quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời có sự liên kết hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo kiểu phường hội và có cùng tổ nghề. Quan niệm thứ tư: Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông. Quan niệm thứ năm: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho một nghề thủ công và lấy đó làm nghề sinh sống chủ yếu.
  14. Theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công nhận là làng nghề phải đảm bảo 3 tiêu chí sau: 1. Có tối thiểu 30 % tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính tới thời điểm đề nghị công nhận. 3. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ các quan niệm trên cho thấy, “làng nghề” là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn liền với 2 yếu tố “làng” và “nghề” Làng là khối dân cư ở nông thôn tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt. Phần lớn các làng xưa kia đều là nơi sản xuất nông nghiệp. Sau đó, do yêu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng nhiều sản phẩm hơn vì vậy một số nghề phi nông nghiệp đã xuất hiện, có các hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề hoặc có hộ tách khỏi nông nghiệp để chuyên sản xuất nghề. Dần dần, nghề phi nông nghiệp đã chiếm ưu thế. Phần lớn các nghề trong làng nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay, do sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã xuất hiện nhiều người chuyên làm dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ, các cơ sở sản xuất chuyên làm nghề thủ công, vì vậy, nghề nghiệp được mở rộng sang cả lĩnh vực buôn bán. Như vậy, yếu tố "nghề" trong làng nghề không nên hiểu là tất cả các nghề tạo ra thu nhập, tạo việc làm nói chung mà "nghề" ở đây phải là những nghề phi nông nghiệp. Từ đó có thể rút ra khái niệm làng nghề như sau: Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
  15. * Làng nghề truyền thống: + Nghề truyền thống: Nghề truyền thống là một phạm trù dùng để chỉ những nghề đã có một quá trình lịch sử phát triển lâu đời, được tập trung sản xuất tại một vùng hay một làng, các sản phẩm được làm ra đã nổi tiếng trong vùng, trong nước biết đến và được nhiều lớp nghệ nhân, thợ thủ công đã được rèn rũa tay nghề qua nhiều đời và thế hệ thực hiện. Đặc trưng cơ bản nhất của nghề truyền thống là có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ của nghề, được dân làng ghi công và thờ phụng từ đời này sang đời khác. Nghề truyền thống ở nước ta rất phong phú đa dạng, có những nghề đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm, nhiều sản phẩm đã từng nổi tiếng trong nước và thế giới, ví dụ như: Nghề gốm sứ Bát Tràng (Hưng Yên), nghề dệt tơ lụa Vạn Phúc (Hà Đông), nghề dệt chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hoá)… Những nghề truyền thống được truyền bá trong phạm vi từng làng. Trong những làng có nghề truyền thống thì đa số người dân biết làm nghề đó, ngoài ra, họ còn có thể phát triển những nghề khác nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với những vật liệu mới. Vì vậy, khái niệm nghề truyền thống cũng được mở rộng hơn. Khái niệm này có thể được hiểu : Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc.
  16. + Làng nghề truyền thống Từ khái niệm “làng nghề” và “nghề truyền thống” có thể khái quát được khái niệm “ làng nghề truyền thống”. Làng nghề truyền thống trước hết là những làng nghề đã tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong làng nghề truyền thống những người thợ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc. Sản phẩm được nhiều thế hệ sản xuất ra có giá trị, có tính đặc thù riêng, nổi tiếng ở địa phương và nhiều nơi biết đến. Trong các làng nghề truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề truyền thống hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối. Song, sự truyền nghề không phải là sự sao chép, mỗi làng nghề, mỗi thợ thủ công khi tiếp thu nghề đều có những cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác, làng khác. * Khái niệm phát triển làng nghề Theo từ điển tiếng Việt năm 2004, phát triển là một khái niệm chỉ sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Với ý nghĩa đó, phát triển làng nghề có thể được hiểu đó là sự củng cố, duy trì, hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện có, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích thúc đẩy, nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả của các làng nghề . Từ đó, có thể sử dụng một cách có hiệu
  17. quả những nguồn lực sẵn có ở nông thôn, đẩy mạnh sự chuyên môn hoá sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm hơn đáp ứng nhu cầu của xã hội. 1.1.2. Vai trò của phát triển làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội * Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nội dung và mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, hợp lý và hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn. Do đó tất yếu phải chuyển nền kinh tế nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc là chủ yếu sang nền kinh tế nông thôn công nghiệp hoá với cơ cấu nông, công nghiệp, dịch vụ và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước mới về chất làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu làm việc, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn bằng các nguồn lực từ trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng được thúc đẩy và diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong quá trình vận động và phát triển của mình, các làng nghề đã tỏ rõ vai trò tích cực đối với sự chuyển dịch này. Nó thể hiện ở chỗ góp phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Trong thực tế sự ra đời và phát triển của các làng nghề ngay từ đầu đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Điều đó có nghĩa là ở nông thôn khi nghề thủ công xuất
  18. hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh nó còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Trên góc độ phân công lao động thì làng nghề có tác động rất tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chẳng hạn, ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm phát triển yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Vì vậy, trong nông nghiệp hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá. Đồng thời, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trường. Sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, người lao động chuyển sang đầu tư vào các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh. Điều đó có nghĩa là khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp lại, khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên. Sự phát triển này đã khẳng định một hướng đi đúng, nó tạo ra cơ sở kinh tế phi nông nghiệp cho những vùng thuần nông trước đây chỉ chuyên có trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với các nghề thủ công, làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động. Sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, vì vậy đòi hỏi dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm phải thường xuyên. Do đó, dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Như vậy, sự phát triển làng nghề có tác dụng
  19. quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Góp phần giải quyết việc làm, tận dụng nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Bởi khu vực nông thôn chiếm khoảng 75% dân số và 70% lao động cả nước, đất canh tác bình quân đầu người thấp, người nông dân chỉ sử dụng khoảng 60-70% thời gian làm nông nghiệp, vì vậy, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến. Với vai trò đặc biệt của mình, làng nghề đã tạo ra được một khối lượng lớn công việc, thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động không những cho riêng làng mình mà còn cho dân cư của làng khác đến làm thuê. Sự phát triển của làng nghề kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, bởi vì khi phát triển làng nghề đưa những nghề thủ công vào các vùng nông thôn nó sẽ lại tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển hơn, ví dụ như ngành chế biến lương thực thực phẩm tạo điều kiện cho ngành cơ khí chế tạo công cụ, ngành chăn nuôi phát triển, ngành tái chế nguyên vật liệu đã tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu phát triển và nó còn có tác dụng làm sạch môi trường. Do đặc điểm sản xuất của các làng nghề ở quy mô hộ là chủ yếu đồng thời nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động từ lao động thời vụ, nông nhàn đến lao động trên dưới độ tuổi lao động vào quá trình sản xuất. Lực lượng lao động này chiếm một tỷ lệ rất đáng kể trong tổng số lao động trong các làng nghề.
  20. * Thu hút vốn nhàn rỗi. Quy mô các cơ sở kinh tế trong làng nghề chủ yếu là hộ gia đình và đang hình thành một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đều dành một phần diện tích nhà ở của gia đình làm nơi sản xuất, kinh doanh, nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công nhỏ, thô sơ là những người thợ trong các làng nghề có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được. Cho nên, mức đầu tư cho một lao động và quy mô vốn cho một cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề không nhiều. Vì vậy, rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các hộ gia đình. Vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh. * Cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Ở nông thôn, vấn đề này được phản ánh rất rõ thông qua tác động của phát triển làng nghề. Những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện một sự thay đổi về đời sống, có dân trí cao hơn hẳn những vùng thuần nông. Ở các làng nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu cao, tỷ lệ hộ nghèo thấp và hầu như không có hộ đói. Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lại cho người dân của các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, số hộ có nhà cao tầng, các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ lệ khá. Như ở làng nghề Bát Tràng Hà Nội mức thu nhập bình quân của các hộ từ 40 - 50 triệu đồng/năm còn các hộ có thu nhập cao thì đạt tới hàng trăm triệu đồng/năm; ở làng nghề Ninh Hiệp Hà Nội tỷ lệ hộ gia đình giàu chiếm 30%, hộ nghèo chỉ chiếm 1%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2