intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khái quát hoá những vấn đề lý luận chung về khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế nói chung và đối với khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói riêng, đề tài đánh giá sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- LÊ VÂN ANH PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2007
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- LÊ VÂN ANH PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TRÍ THÀNH Hà Nội - 2007
  3. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 CHƢƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ CỦA IMF 6 1.1 Khủng hoảng tài chính - tiền tệ 6 1.1.1 Nhận dạng bản chất khủng hoảng tài chính - tiền tệ 6 1.1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản 11 1.1.2.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất 11 1.1.2.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai 12 1.1.2.3 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba 12 1.2 Vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế và đối với 16 khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1.2.1 Vài nét về IMF 16 1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 17 1.2.1.2 Nguồn vốn của IMF 20 1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức 21 1.2.1.4 Sự khác biệt giữa Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế 22 giới 1.2.2 Vai trò của IMF 22 1.2.2.1 Tư vấn chính sách và giám sát kinh tế vĩ mô 23 1.2.2.2 Trợ giúp tài chính 25 1.2.2.3 Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo 28 Kết luận chƣơng 1 31 CHƢƠNG 2: PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997- 32 1998 2.1 Khái quát về khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 32 vµ chÝnh s¸ch cña IMF trong viÖc kh¾c phôc khñng ho¶ng
  4. 2.1.1 Kh¸i qu¸t vÒ cuéc khñng ho¶ng 32 2.1.1.1 Bèi c¶nh kinh tÕ c¸c n-íc ch©u ¸ tr-íc khñng ho¶ng 32 2.1.1.2 Những dấu hiệu trước khi khủng hoảng xảy ra 35 2.1.1.3 Diễn biến cuộc khủng hoảng 47 2.1.1.4 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 50 2.1.2 Quan điểm của IMF và các chính sách hỗ trợ 57 2.1.2.1 Quan điểm, nhận định của IMF về cuộc khủng hoảng 57 2.1.2.2 Nội dung các chính sách hỗ trợ của IMF 59 2.2 Chính sách khắc phục khủng hoảng của các chính phủ châu á trên cơ sở hỗ trợ của IMF 62 2.2.1 Huy động vốn hỗ trợ trong và ngoài nước 62 2.2.2 Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia 63 2.3 Đánh giá kết quả phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu á với IMF trong vấn đề khắc phục khủng hoảng tài 65 chính - tiền tệ 2.3.1 Đánh giá hiệu quả của chính sách 65 2.3.1.1 Sự khác biệt về các mức kết quả trong việc khắc phục 65 khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông á 2.3.1.2 Phê phán chính sách hỗ trợ của IMF 69 2.3.2 Đánh giá vai trò của sự phối hợp chính sách giữa các chính 74 phủ châu á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng Kết luận chƣơng 2 79 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA 80 VIỆT NAM 3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những nguy cơ khủng hoảng tài 80 chính - tiền tệ ở Việt Nam 3.1.1 Tiến trình mở cửa, tự do hoá tài chính và hội nhập tài chính quốc 80 tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
  5. 3.1.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam 86 3.1.2.1 Nguy cơ từ bên trong 86 3.1.2.2 Nguy cơ từ bên ngoài 106 3.2 Vận dụng bài học kinh nghiệm của các nƣớc châu á trong việc 110 ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam 3.2.1 Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính - tiền tệ 111 3.2.1.1 Duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc 111 3.2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt 112 theo nguyên tắc thị trường 3.2.1.3 Chủ động xây dựng và cải cách hệ thống tài chính quốc gia 113 3.2.1.4 Thực hiện tự do hoá tài chính theo lộ trình thận trọng 120 3.2.2 Phương thức xử lý khi nền kinh tế diễn ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ 121 3.2.2.1 Tăng cường vai trò của nhà nước 121 3.2.2.2 Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu mạnh mẽ 122 3.2.3 Tăng cường phối hợp với IMF và các tổ chức tài chính quốc tế 123 trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng Kết luận 127 Danh mục tài liệu tham khảo 129 Phụ lục 134
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ADB Ngân hàng Phát triển Châu á Asian Development Bank Asian South East Association ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Nations Bank of International BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế Settlement BOP Cán cân thanh toán quốc tế Balance of Payment Cán cân vãng lai/ Tài khoản vãng CA Current Account lai CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNNN Doanh nghiệp nhà nước FED Cục Dự trữ Liên bang Mĩ FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP/ tốc Incremental Capital - Output ICOR độ tăng GDP Ratio IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund Uỷ ban Tài chính và Tiền tệ International Monetary and IMFC Quốc tế Financial Commission NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NSNN Ngân sách nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Development Aids Lợi nhuận trên tổng tài sản bình ROA Return on Asset quân Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình ROE Return on Equity quân SDR Quyền rút vốn đặc biệt Special Drawing Rights TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán TTTC Thị trường tài chính TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước WB Ngân hàng Thế giới World Bank WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU 2.1 Cán cân vãng lai của một số nước châu á 35 2.2 Hệ số ICOR của một số nước châu á, 1987-1996 37 2.3 Độ mở của một số nền kinh tế châu á 39 2.4 Tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân 42 2.5 Tỷ lệ những khoản vay không sinh lời (NPLs) 42 2.6 Cơ cấu nợ nước ngoài của một số nước châu á tháng 6/1997 44 2.7 Tỷ lệ M2 so với dự trữ ngoại hối của các nước Đông á 46 2.8 Đóng góp của dòng vốn FDI tài trợ cho thâm hụt tài khoản 46 vãng lai 2.9 Cam kết của IMF và cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho 59 một số nước châu á bị khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997- 1998 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam 86 3.2 Cơ cấu sử dụng GDP theo giá thực tế 88 3.3 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế 89 3.4 Thu, chi và bội chi Ngân sách nhà nước, 2001-2005 90 3.5 Các chỉ số về nợ nước ngoài của Việt Nam, 2001-2006 97 3.6 Tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2001-2006 97 3.7 Cơ cấu tín dụng cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng 99 trong nước giai đoạn 2001-2006
  8. DANH MỤC HỘP 1.1 Mục đích của IMF 18 DANH MỤC HÌNH 1.1 Cơ chế phát sinh khủng hoảng tài khoản vốn 15 1.2 Số lượng thành viên IMF, 1945 - 2005 19 1.3 Trợ giúp kỹ thuật theo khu vực (năm tài khoá 2001) 30 2.1 Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng nợ nước ngoài và tỷ lệ nợ ngắn hạn so với dự trữ ngoại tệ của một số nước châu á vào cuối 45 năm 1996 3.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 87 3.2 Cán cân vãng lai và cán cân vốn của Việt Nam, 2001-2006 92 3.3 Lượng kiều hối qua các năm 92 3.4 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2002-2006 93 3.5 Độ sâu tài chính của Việt Nam 96
  9. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là một trong những tổ chức tài chính quốc tế lớn đã có những đối sách, chương trình điều chỉnh cơ cấu được coi là phương thuốc “điều trị” hay “cẩm nang” cho các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Tuy nhiên những chính sách, chương trình hỗ trợ này của IMF khi thực thi ở mỗi nước, có nước làm theo, có những nước chỉ làm một phần, thậm chí đi ngược lại và được thể hiện trong sự khác biệt giữa các mức kết quả. Trong bối cảnh ấy, việc xem xét lại khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF, xem xét lại bản thân tính thích hợp của chính sách ấy cả về lý luận và thực tiễn, cách xử lý những bất đồng trong hoạch định chính sách cũng như cách thức phối hợp thực thi chính sách giữa các chính phủ Châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ là rất có ý nghĩa. Sau 20 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Với thế và lực mới, trên con đường phát triển của mình, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế. Đi cùng với quá trình này, Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với những rủi ro tài chính, bất ổn tài chính do quá trình tự do hoá thương mại và tự do cán cân thanh toán quốc tế đem lại. Trên cơ sở phân tích khái quát những dấu hiệu, diễn biến, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997-1998), đề tài tập trung đánh giá sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Mặc dù khủng hoảng tài chính - tiền tệ chưa 1
  10. xảy ra ở Việt Nam, song nghiên cứu những vấn đề của quốc tế lại có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc phòng ngừa khủng hoảng, đặc biệt những bất ổn và rủi ro tài chính vẫn còn tiềm ẩn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế. Xuất phát từ lý do đó, học viên chọn đề tài “Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và các chính sách hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm nay. Liên quan đến chủ đề này, có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiêu biểu như sau: Các công trình nghiên cứu trong nước: - Võ Tá Hân, Trần Quốc Hùng, Vũ Quang Việt (2000), Châu Á từ khủng hoảng nhìn về thế kỷ 21, NXB TP. HCM. Thông qua nhiều bài viết, nhóm tác giả đã phân tích cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á dưới nhiều góc cạnh khác nhau trước, trong và sau khủng hoảng, từ kinh nghiệm cải cách của các các nước đến dự báo những vấn đề mới nảy sinh cho các nước châu Á trong thế kỷ 21. - Võ Trí Thành (chủ biên) (2004), Thị trường tài chính Việt Nam: thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách, NXB Tài chính. Nhóm tác giả đã đưa ra một bức tranh tương đối khái quát những vấn đề lý luận về thị trường tài chính, kinh nghiệm quốc tế cũng như thực trạng và các vấn đề cần xử lý của thị trường tài chính Việt Nam. - Nguyễn Thiện Nhân (2002), Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1999: Nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam, NXB ĐHQG TP.HCM. Trên cơ sở xây dựng phương pháp tiếp cận, mô hình các nguy cơ và cơ chế phát sinh khủng hoảng, tác giả đã phân tích cụ thể quá trình hình thành, các nguy cơ khủng hoảng và diễn biến của khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở bốn nước châu Á điển hình là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn 2
  11. Quốc, qua đó rút ra những nhận xét về đặc điểm và nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng, đồng thời đề xuất những bài học đối với quản lý kinh tế ở Việt Nam. - GS.TS. Hồ Xuân Phương, TS. Vũ Đình Ánh (2003), Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tài chính. Trên cơ sở phân loại, hệ thống hoá các quan điểm về khủng hoảng tài chính - tiền tệ, cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam hiện nay nhằm làm rõ những nguyên nhân có thể gây ra khủng hoảng, từ đó đề xuất xây dựng hệ thống giải pháp khả thi có tác dụng phòng ngừa khủng hoảng cho Việt Nam trong tương lai. Một số công trình của các học giả nước ngoài: - G.Corsetti, P.Pesenti, N.Roubini (1998), “What caused the Asian currency and financial crisis?” - Nhiều tác giả (2007), Ten Years after the Asian Financial Crisis: Vulnerabilities of East Asisa, Bangkok Conference, 26-27 February 2007. - M. Yoshitomi, Sayuri Shirai (7 July 2000), “Technical background paper for policy recommendation for preventing another capital account crisis”, ADB Institute. - IMF Vietnam Country Report No. 06/421 (November 2006). Các công trình trên đây mặc dù có đề cập và phân tích nhiều vấn đề khác nhau của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và chính sách hỗ trợ của IMF. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này vẫn còn một số câu hỏi chưa có câu trả lời thoả đáng như: Liệu những chính sách của IMF nhằm khắc phục khủng hoảng có thật sự là phương thuốc chung cho mọi quốc gia? Sự phối hợp thực thi chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ ra sao? Và bài học nào được rút ra cho Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các tổ chức quốc tế khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: 3
  12. Trên cơ sở khái quát hoá những vấn đề lý luận chung về khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế nói chung và đối với khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói riêng, đề tài đánh giá sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.  Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Khái quát những vấn đề lý luận chung về khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế và đối với các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. - Phân tích quan điểm và chính sách hỗ trợ của IMF nhằm khắc phục khủng hoảng, các chính sách khắc khục khủng hoảng của một số chính phủ châu Á và đánh giá kết quả phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ. - Rút ra bài học cho Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998. - Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ Kinh tế chính trị, luận văn giới hạn trong việc nghiên cứu về sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á (tập trung vào 4 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc) với IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ giai đoạn 1997-1998. Đây là những nước đều ở khu vực châu Á, đã từng xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong quá trình mở 4
  13. cửa, tự do hoá thương mại, tự do hoá tài chính và tự do cán cân thanh toán quốc tế, đều được IMF hỗ trợ khi có khủng hoảng, nhưng lựa chọn chính sách, phản ứng chính sách và kết cục của khủng hoảng lại không giống nhau. Trên cơ sở đó, đề tài rút ra bài học về việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong quá trình Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản của Kinh tế Chính trị là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống; phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử; phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê học để xử lý số liệu và phương pháp nghiên cứu so sánh kết hợp với phương pháp nghiên cứu dự báo được đặc biệt chú ý khi làm rõ những vấn đề cụ thể của Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận văn Ngoài việc hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về các mô hình khủng hoảng tài chính và làm rõ vai trò của IMF đối với hệ thống tài chính quốc tế nói chung cũng như khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói riêng, luận văn có những đóng góp mới như sau: - Đánh giá sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ. - Rút ra một số bài học và định hướng vận dụng cho Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:  Chương 1: Khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF  Chương 2: Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998  Chương 3: Một số bài học về ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 5
  14. CHƢƠNG 1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ CỦA IMF 1.1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1.1.1 Nhận dạng bản chất khủng hoảng tài chính - tiền tệ Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khủng hoảng tài chính tại các nước tiền công nghiệp thường do chiến tranh, thiên tai hay sự mất giá của đồng tiền gây ra. Cùng với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán trong thế kỷ XIX, tính ổn định của hệ thống tài chính phụ thuộc vào sự lành mạnh của các định chế tài chính. Các khoản cho vay có quy mô lớn hơn, phức tạp và dài hạn hơn làm tăng mức độ rủi ro và do đó dễ dẫn tới khủng hoảng tài chính khi các định chế tài chính mất khả năng thanh toán. Tiến trình phát triển của thế giới đã từng chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng và tỷ giá. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng điển hình của thế giới tư bản là cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã phá huỷ hệ thống ngân hàng Mỹ và làm phá sản hàng loạt ngân hàng châu Âu; cuộc khủng hoảng đồng Sterling và Franc những năm 1960; sự đổ vỡ của hệ thống Bretton Woods đầu thập niên 1970 và cuộc khủng hoảng nợ những năm 1980. Thời kỳ trước nữa cũng xuất hiện những cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là khủng hoảng ngân hàng. Hai ví dụ đáng ghi nhận là cuộc khủng hoảng ngân hàng Barings năm 1890 và cuộc khủng hoảng tỷ giá (1894-1896) ở Mỹ được xem như một đòn nặng nề giáng vào uy lực bản vị vàng của nước này và là một ví dụ cho tính hiệu quả của việc vay nợ nhà nước từ các nguồn dự trữ quốc gia để chặn đứng khủng hoảng tiền tệ. Rõ ràng, trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng khác nhau, các thể chế tài chính hiện đại và những biện pháp chức năng cho vay như giải pháp cứu cánh cuối cùng của các Ngân hàng Trung ương, bảo hiểm tiền gửi, các tiêu chuẩn điều tiết thận trọng, và các thoả thuận tài chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã được thiết lập và phát triển. 6
  15. Trong vòng 20 năm gần đây đã xảy ra hơn 90 cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng mà tổn thất của mỗi cuộc khủng hoảng tính trên GDP còn vượt quá tổn thất của sự đổ vỡ ngân hàng Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ XX. Mặc dù có những điểm giống nhau, nhưng các cuộc khủng hoảng những năm vừa qua khác với các cuộc khủng hoảng trước đây ở những khía cạnh quan trọng. Đặc biệt, những tác động quá mức và khả năng lây lan của khủng hoảng dường như rất lớn và vượt quá khả năng kiểm soát. Theo các nhà phân tích, khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm gần đây còn sâu sắc hơn nhiều các cuộc khủng hoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XX, thể hiện trên các mặt: - Quy mô lớn hơn nhiều (tính theo giá năm 2000, quy mô GDP toàn cầu năm 1970 tăng gấp 7,4 lần so với năm 1900, năm 2000 tăng gấp 2,5 lần so với năm 1970, trong đó hoạt động tài chính - tiền tệ phát triển với tốc độ như vũ bão1); - Tốc độ lan truyền nhanh hơn (những năm đầu thế kỷ XX, giao dịch tài chính ngân hàng trong phạm vi một thành phố cũng phải mất tới 3 ngày, đến nay có thể thực hiện trong “chớp mắt” và hàng loạt giao dịch cùng một lúc trên phạm vi toàn cầu nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin); - Xảy ra thường xuất phát từ sai lầm của khu vực tư nhân nhiều hơn do lỗi chi tiêu của Chính phủ (do khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, nhiều tập đoàn kinh tế có quy mô lớn gấp nhiều lần GDP của một quốc gia, bên cạnh đó, tự do hoá và toàn cầu hoá cho phép khu vực tư nhân dễ dàng vượt qua sự kiểm soát của Chính phủ hơn); - Khó dự đoán trước hơn. Dự báo kinh tế - tài chính vốn đã khó lại càng khó hơn do các biến số ngày càng đa dạng về số lượng và phức tạp về tính chất, đến mức nhiều người coi dự báo là một nghệ thuật hơn là một khoa học. 1 Năm 2000, trao đổi ngoại tệ toàn cầu lên tới gần 2000 tỷ USD, gấp 1000 lần năm 1973; tổng tài sản tài chính trao đổi trên thị trường thế giới lên tới 83.000 tỷ USD, tương đương 170% GDP toàn cầu; hàng ngày, lượng tiền luân chuyển trên thị trường tài chính gấp 30 lần tổng giá trị hàng hoá lưu chuyển. 7
  16. Tóm lại, khủng hoảng tài chính - tiền tệ có một lịch sử khá dài gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, khủng hoảng tài chính là hiện tượng xảy ra trong hoạt động của các định chế tài chính (chủ yếu là các trung gian tài chính), bắt nguồn từ sự yếu kém của các định chế này và tác động trực tiếp đến hoạt động của chúng với tư cách là một chủ thể vừa độc lập, vừa có liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống. Biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ từ trước đến nay là sự phá sản của các định chế trung gian tài chính và cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp và tinh vi của các công cụ tài chính, thì khủng hoảng càng dễ xảy ra, tính chất khủng hoảng ngày càng phức tạp và nguy cơ khủng hoảng lan rộng ngày càng cao. Vậy bản chất khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong thời đại hiện nay là gì? Trước hết tài chính được hiểu theo nghĩa rộng là sự luân chuyển luồng (dòng) vốn (tiền và giống như tiền); là tập hợp các quỹ tiền (và giống như tiền) cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Tiền (money, currency) bao gồm cả nội tệ (domestic currency) và ngoại tệ (foreign currency) với 3 chức năng chủ yếu là thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Giống như tiền (semi-money) được hiểu là những vật có đầy đủ 3 chức năng chủ yếu của tiền, đồng thời có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng (tức là có tính thanh khoản nhất định), chẳng hạn vàng, kim loại hiếm, đá quý, giấy tờ có giá ngắn hạn (trong chừng mực nhất định có thể gồm cả giấy tờ có giá trung và dài hạn). Không thuộc phạm trù này là những vật không có đầy đủ 3 chức năng chủ yếu của tiền tệ, hay có tính thanh khoản thấp như đất đai, nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp, v.v… Vậy khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) là gì? Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ (fund) cấu thành nên hệ thống tài chính là các dòng tiền vào/ ra (input/output), nhận/ thanh toán (receipt/payments), hình thành tài sản có (assets)/ tài sản nợ (liabilities). Khi xảy ra hiện tượng 8
  17. mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay. Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù: - Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis): là tình trạng ngân hàng trên thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ, hay các vụ phá sản buộc các ngân hàng phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình, hoặc ngân hàng ở trong tình trạng buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những khoản tài chính lớn. Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng, tới nhiều bộ phận của hệ thống kinh tế. Khủng hoảng này rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay lại nên rủi ro rất lớn cả về mặt số lượng, thời hạn cũng như chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được, dẫn đến tỷ lệ quá hạn cao làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo ra khủng hoảng cả hệ thống ngân hàng. Trong trường hợp khủng hoảng ngân hàng, các ngân hàng thương mại (NHTM) thường có xu hướng siết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh nghiệp - bạn hàng chủ yếu của ngân hàng vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt động. - Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis): là trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính thức hoặc vay thương mại) quá nhiều và sử dụng không hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn, kể cả nợ chính 9
  18. phủ lẫn nợ tư nhân, do đó lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xoá nợ, thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ. Khủng hoảng nợ xảy ra khá nhiều (chẳng hạn trường hợp Argentina mới đây hay các nhiều nước châu Phi vừa qua) cùng với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. - Khủng hoảng tiền tệ (Money Crisis): là hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu (cả thực tế và giả tạo do đầu cơ) buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng. - Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market). Với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và phức tạp nên cũng rất dễ đổ vỡ. Khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (“tuột dốc” hay “leo thang” quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị “bán đổ bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì không có giao dịch tạo ra sự mất cân đối giữa tiền (chứng khoán) vào và ra thị trường chứng khoán. - Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn (Crisis of Balance of Payment / Crisis of Current Account / Crisis of Capital Account): Cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/ cán cân vốn là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia. Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập khẩu - xuất khẩu) bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề. - Khủng hoảng khả năng/ tính thanh khoản (Crisis of Liquidity): nếu các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả 3 mặt số lượng (volume/quantity), thời hạn (term) và chủng loại (kind/currency) của tiền 10
  19. (giống tiền) thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của giống tiền và một số loại tài sản đặc thù. - Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis): Ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay/ và không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả tai hại hơn như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát. Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể xuất hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của tài chính trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản 1.1.2.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P. Krugman (1979) xây dựng và chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kiện tỷ giá cố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công. Mô hình này xảy ra ở một số nước có nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém, ngân sách thâm hụt trầm trọng, cung tiền tăng quá mức (có thể do Chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát gia tăng; những điều này dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng. Trước nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải liên tục can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống một mức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra buộc Chính phủ càng phải can thiệp để cố định tỷ giá. Trong điều kiện nguồn dự trữ ngoại hối tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai và để duy trì chế độ tỷ giá cố định ngày càng trở nên cạn kiệt, Chính phủ buộc phải đi vay nợ nước ngoài và kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (như IMF), song thường chỉ được đáp ứng một phần. Điều này cùng với các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém và thậm chí là sự gia tăng căng thẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm 11
  20. cho đồng nội tệ bị mất giá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mô hình này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng ở một số nước châu Mĩ La tinh vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 và trong những năm 1990. 1.1.2.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995) xây dựng. Khủng hoảng dạng này còn được gọi là khủng hoảng tự phát sinh (self-fulfilling crisis), có thể xảy ra ở những nước có mức độ yếu kém về tài chính và vĩ mô vừa phải, song cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định của Chính phủ bị suy yếu do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (chẳng hạn do thắt chặt tiền tệ, lãi suất bị đẩy lên cao, gây tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm). Sự thiếu kiên quyết trong cam kết duy trì chế độ tỷ giá hối đoái của Chính phủ xảy ra khi Chính phủ đứng trước sự lựa chọn giữa việc giảm thất nghiệp, tăng gánh nặng trả nợ của Chính phủ ở trong nước và duy trì uy tín của chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Trước tín hiệu đó, các nhà đầu cơ có thể bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ. Những sức ép này buộc Chính phủ không có cách nào khác là phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng trước những cuộc tấn công quy mô của giới đầu cơ tiền tệ, và hậu quả là khủng hoảng bùng phát. Biến thể khác của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai xuất phát từ tình trạng thông tin không hoàn hảo và mất đối xứng. Trong điều kiện một hoặc một số ngân hàng có “vấn đề”, tình trạng này dẫn đến hành vi “bầy đàn”, gây hoảng loạn tài chính và rốt cuộc dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Mô hình này có thể thấy trong cuộc khủng hoảng của Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System) năm 1992-1993. 1.1.2.3 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất khó có thể giải thích một cách thoả đáng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997-1998. Lý 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2