intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích toàn diện cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam và những tác động của cơ chế này đến sự ổn định của thị trường vàng ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những bất cập của cơ chế này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN HỒ MINH CHÂU CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG TÀI KHOẢN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN HỒ MINH CHÂU CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG TÀI KHOẢN Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đã công bố của những tác giả khác nêu trong luận án đều được trích dẫn rõ nguồn và dẫn rõ tên tác giả. Các kết quả tính toán, nghiên cứu của tôi là trung thực và chính xác. TP.HCM, ngày 25 tháng 11 năm 2012 Tác giả Nguyễn Hồ Minh Châu
  4. -ii- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu Danh mục các bảng Danh mục các đồ thị Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan về cơ chế quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản. .................................................. 7 1.1. Khái quát về vàng ........................................................................................ 7 1.1.1. Vàng .......................................................................................................... 7 1.1.2. Cầu vàng ................................................................................................... 8 1.1.3. Cung vàng ............................................................................................... 10 1.2. Thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ...................................... 12 1.2.1. Thị trường vàng vật chất và kinh doanh vàng tài khoản ........................ 12 1.2.2. Thị trường chứng chỉ vàng ...................................................................... 16 1.3. Cơ chế quản lý thị trường vàng ................................................................ 16 1.4. Cơ chế quản lý thị trường vàng ở các nước............................................. 18 1.4.1. Ấn Độ ...................................................................................................... 18 1.4.2. Trung Quốc ............................................................................................. 25
  5. -iii- 1.5. Nhận xét chung về cơ chế quản lý thị trường vàng ............................... 31 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 33 Chương 2: Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam ......................................................................... 35 2.1. Cơ chế quản lý thị trường vàng trước 1999 ............................................. 35 2.1.1. Trước 1975 .............................................................................................. 35 2.1.2. Từ 1975 đến 1989.................................................................................... 36 2.1.3. Từ 1990 đến 1999.................................................................................... 36 2.2. Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản từ 2000 đến 2012 ............................................................................................ 38 2.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành............................................... 40 2.2.2. Quản lý khai thác .................................................................................... 40 2.2.3. Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu ................................................................ 42 2.2.4. Quản lý sản xuất, gia công vàng ............................................................. 43 2.2.5. Quản lý kinh doanh, giao dịch vàng vật chất ......................................... 44 2.2.6. Quản lý giao dịch vàng qua tài khoản ở nước ngoài .............................. 45 2.2.7. Quản lý huy động, cho vay vàng ............................................................. 46 2.2.8. Quản lý chất lượng vàng ......................................................................... 48 2.2.9. Phân tích diễn biến thị trường vàng ....................................................... 48 2.3. Nhận định về thành công và hạn chế của cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 61 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 74
  6. -iv- Chương 3: Đề xuất về cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam ............................................. 75 3.1. Mục tiêu của cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam ......................... 75 3.2. Một số đề xuất về cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam .................. 79 3.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành............................................... 80 3.2.2. Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu .................................... 80 3.2.3. Quản lý sản xuất, gia công vàng miếng .................................................. 81 3.2.4. Quản lý kinh doanh vàng miếng ............................................................. 84 3.2.5. Quản lý giao dịch vàng qua tài khoản ở nước ngoài .............................. 86 3.2.6. Quản lý huy động, cho vay vàng ............................................................. 86 3.2.7. Quản lý chất lượng vàng ......................................................................... 87 3.3. Tổ chức quản lý Sở giao dịch vàng và quản lý kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam ................................................................................ 88 3.3.1. Cơ quan quản lý sở giao dịch vàng......................................................... 88 3.3.2. Vai trò, chức năng của Sở giao dịch vàng .............................................. 90 3.3.3. Một số quy định chi tiết về giao dịch vàng tài khoản ............................. 90 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 93 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95 Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 95
  7. -v- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng TMCP Á Châu CBGA Central Bank Gold Agreement Hiệp định vàng ngân hàng trung ương ETF Exchange Traded Funds Quỹ đầu tư ETF IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế LBMA London Bullion Market Hiệp hội thị trường vàng thoi Association Luân đôn MCX Sàn giao dịch vàng ở Ấn Độ NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam OTC Over-the-counter Giao dịch trao tay (không qua sàn) USD United State Dollar Đôla Mỹ SJC Saigon Jewelry Company Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SGE The Shanghai Gold Exchange Sàn giao dịch vàng Thượng hải VCB Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt Nam VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam WGC World Gold Council Hội đồng vàng thế giới
  8. -vi- DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1.1: Biến động cầu vàng từ 1999-2011 2. Bảng 1.2: Biến động cung vàng 2009-2011 3. Bảng 2.1: Quy định về giấy phép hoạt động kinh doanh vàng từ 2000 đến 2011 4. Bảng 2.2: Thuế suất thuế nhập khẩu vàng từ 1999-2011 5. Bảng 2.3. Cung cầu vàng ở Việt Nam từ 2000 đến 2005 6. Bảng 2.4. Cung cầu vàng ở Việt Nam từ 2006 đến 2011
  9. -vii- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ 1. Đồ thị 1.1: Cầu vàng trung bình giai đoạn 2006-2010 chia theo khu vực 2. Đồ thị 1.2: Cung vàng trung bình giai đoạn 2006-2010 chia theo nguồn 3. Đồ thị 1.3: Mười quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới năm 2010 4. Đồ thị 1.4: Biến động giá vàng ở Ấn Độ và giá vàng thế giới 5. Đồ thị 1.5: Biến động giá vàng thế giới (USD/oz) và giá vàng tại Trung Quốc (Yuan/oz) 6. Đồ thị 2.1: Biến động giá vàng giao ngay tại London (2000-2005) 7. Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng cầu vàng và một số yếu tố liên quan (2000-2005) 8. Đồ thị 2.3: Biến động giá vàng giao ngay tại London (2006-2011) 9. Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng cầu vàng và một số yếu tố liên quan (2006-2011) 10. Đồ thị 2.5: Biến động giá vàng SJC và giá vàng thế giới trong năm 2009 11. Đồ thị 2.6: Biến động giá vàng SJC và giá vàng thế giới từ 2010-2012
  10. -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 1. Sơ đồ 1.1: Cấu trúc tổ chức quản lý thị trường vàng ở Ấn Độ 2. Sơ đồ 1.2: Cấu trúc tổ chức quản lý thị trường vàng ở Trung Quốc 3. Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từ 2000 đến 2011 4. Sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từ 01/5/2012 5. Sơ đồ 3.1: Đề xuất quy trình quản lý sản xuất vàng miếng ở Việt Nam 6. Sơ đồ 3.2: Đề xuất mô hình tổ chức quản lý thị trường vàng ở Việt Nam
  11. -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao dịch vàng tài khoản là hoạt động kinh doanh phổ biến ở các nước phát triển. Cùng với tiến trình hội nhập của lĩnh vực ngân hàng, ngày 18/01/2006, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Tính đến cuối năm 2009, NHNN đã cấp phép cho 11 ngân hàng và 8 doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài. Điều này đã đem lại tác động tích cực cho các tổ chức kinh doanh vàng vì nhờ kinh doanh vàng tài khoản nước ngoài mà các tổ chức này hạn chế được rủi ro, kiểm soát tốt hơn lợi nhuận và quan trọng hơn nữa là góp phần giảm đi đáng kể chênh lệch giữa giá vàng trong nước, giá vàng nước ngoài. Đối với việc kinh doanh vàng trong nước bao gồm cả giao dịch vàng trao tay và giao dịch vàng tài khoản, cho đến cuối năm 2009, giữa các văn bản pháp lý của Việt Nam vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn, bất cập. Cụ thể, mặc dù theo Luật NHNN, NHNN Việt Nam có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tuy nhiên Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chỉ giao cho NHNN quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng. Bên cạnh đó, theo Pháp lệnh Ngoại hối và Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì NHNN quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, xu, miếng và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài. Vì vậy, nếu dựa trên tinh thần “công dân được phép làm tất cả những gì luật không cấm”, quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại và Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng trong nước (kể cả kinh doanh vàng tài khoản) chỉ cần đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật thương mại. Trên thực tế, với hơn 20 sàn giao dịch vàng hoạt động sau hơn 2 năm kể từ khi ACB thành lập Trung tâm giao dịch vàng Sài gòn ngày 25/05/2007, hoạt động kinh
  12. -2- doanh vàng tài khoản trong nước đã bộc lộ rất nhiều điểm bất hợp lý, đặc biệt là rủi ro thực tế và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao khi giá trị giao dịch hàng ngày ở các sàn vàng ở thời điểm cuối năm 2009 lên đến hơn 10.000 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần so với doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán ở cùng thời điểm), dư nợ cho vay trên các sàn vàng theo ước tính của NHNN lên đến hơn 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận thì các rủi ro xảy ra trên thực tế và rủi ro tiềm ẩn chủ yếu là do Việt Nam chưa có cơ chế quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng tài khoản. Chưa có bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào đứng ra nhận trách nhiệm quản lý, ban hành quy chế hoạt động vì thế các sàn vàng đều hoạt động theo cơ chế “tự tung, tự tác” với quy chế giao dịch do chính đơn vị tổ chức (và cũng là đơn vị tự doanh vàng) ban hành. Nếu hoạt động của các sàn vàng được tổ chức chặt chẽ trên cơ sở cơ chế quản lý công khai, minh bạch, logic, với đầy đủ các quy định chi tiết (về bán khống, về tỷ lệ ký quỹ, về quản lý tiền của nhà đầu tư, .v.v.) phù hợp với thông lệ quốc tế và bối cảnh của Việt Nam thì những lý do mà căn cứ vào đó Thủ tướng Chính phủ, NHNN quyết định đóng cửa sàn vàng (ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ, một khối lượng vốn lớn được rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh vàng trên sàn vàng .v.v.) sẽ không có điều kiện để “tồn tại”. Hơn nữa, hiện nay và kể cả trong tương lai, việc xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động biến tướng từ kinh doanh vàng tài khoản để lách luật. Mức độ sôi động và doanh số giao dịch trên thị trường biến tướng có xu hướng tăng lên nhanh chóng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thậm chí còn cao hơn cả thời còn sàn vàng hoạt động. Cần phải nhận thấy rằng, việc tìm kiếm lợi nhuận từ kinh doanh vàng tài khoản là hoạt động không trái luật và cũng là nhu cầu chính đáng của các cá nhân và tổ chức, do vậy dùng mệnh lệnh hành chính để nhằm triệt tiêu sẽ khó mang lại kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó, Nghị định 12/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có đưa ra khái niệm kinh doanh vàng
  13. -3- trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng nhưng toàn bộ các nội dung còn lại nghị định này hoàn toàn không có quy định gì thêm. Vì vậy, việc nhanh chóng hoàn tất cơ chế quản lý thị trường vàng mà một trong những trọng tâm cần hướng đến là chuẩn bị các điều kiện để tiến đến cho phép hoạt động kinh doanh vàng tài khoản được triển khai trở lại ở Việt Nam để góp phần ổn định thị trường vàng, tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như thời gian vừa qua. 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đây Sàn giao dịch hàng hóa nói chung, sàn giao dịch vàng nói riêng (bao gồm sàn giao dịch vàng vật chất và sàn giao dịch vàng phái sinh) là loại hình kinh doanh đã tồn tại, phát triển lâu đời ở các nước phát triển, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Ở Việt Nam đã có một số các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn cao học nghiên cứu về kinh doanh vàng, thị trường vàng, sàn giao dịch vàng. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như:  Đinh Ngọc Mai (2010), Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường vàng và phát triển hoạt động đầu tư vàng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.  Nguyễn Vân Anh (2009), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2009.  Nguyễn Thị Trúc Quyên (2009), Trung tâm giao dịch vàng ACB: thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  14. -4-  Nguyễn Ngọc Nhân (2009), Phát triển trung tâm giao dịch vàng tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.  Huỳnh Phi Yến (2009), Hoạt động kinh doanh vàng tại ngân hàng Á Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.  Huỳnh Phước Nguyên (2007), Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.  Vuong Quan Hoang (2004), Analyses on Gold and US Dollar in Vietnam's Transitional Economy, Working Paper Centre Emile Bernheim WP-CEB No. 04-033.  Nguyễn Hữu Định (1996), Kinh doanh vàng tại TP.HCM: chính sách và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 1996. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã được thực hiện từ nhiều năm trước với bối cảnh khác nhiều so với thời điểm hiện nay. Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu này chú trọng đến kinh doanh vàng nhiều hơn là cơ chế quản lý thị trường vàng hoặc chỉ tập trung phân tích hoạt động của một sàn giao dịch vàng cụ thể trong giai đoạn 2007-2010. Các nghiên cứu này cũng chưa tập trung phân tích đầy đủ và toàn diện về cơ chế quản lý thị trường vàng ở tất cả các khía cạnh từ khai khoáng vàng, xuất khẩu nhập khẩu vàng, sản xuất gia công vàng, giao dịch vàng trao tay và giao dịch vàng tài khoản, hoạt động huy động và cho vay vàng cũng như việc quản lý chất lượng vàng để từ đó đề xuất cơ chế quản lý thị trường và thành lập sàn giao dịch vàng như là thành phần của cơ chế quản lý thị trường vàng.
  15. -5- 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài sẽ khắc phục những hạn chế của các đề tài đã có trong việc nghiên cứu toàn diện về cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu để hướng đến ba mục tiêu cốt lõi và cũng là những điểm mới cơ bản của đề tài so với các đề tài trước đây:  Hệ thống hóa lý luận liên quan đến vàng, thị trường vàng và vấn đề quản lý trên cơ sở tách bạch rõ giữa vàng tiền tệ, vàng hàng hóa cùng với việc đúc kết các kinh nghiệm quản lý vàng hàng hóa ở các nước trên thế giới;  Phân tích toàn diện cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam và những tác động của cơ chế này đến sự ổn định của thị trường vàng ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những bất cập của cơ chế này;  Đề xuất những gợi ý cho việc xây dựng cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam phù hợp với hiện trạng kinh tế và đặc thù của Việt Nam trong đó tập trung các đề xuất chi tiết đối với việc xây dựng và tổ chức vận hành hoạt động kinh doanh vàng tài khoản thông qua sàn giao dịch vàng vật chất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam. Về phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung đến vàng phi tiền tệ trong đó chủ yếu nghiên cứu về thị trường vàng thoi ở Việt Nam bởi lẽ vàng trang sức, mỹ nghệ về cơ bản được sản xuất từ vàng thoi nên thị trường trang sức, mỹ nghệ chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ thị trường vàng thoi. Hơn nữa, tính phức tạp của thị trường vàng chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào thị trường vàng thoi. Vàng tiền tệ do ngân hàng trung ương quản lý dưới dạng dự trữ ngoại hối không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài này. Thời gian nghiên cứu của đề tài đề cập chủ yếu đến giai đoạn từ
  16. -6- 2000 đến 2012 trong đó tập trung vào khoảng thời gian từ 2008-2012 là giai đoạn mà thị trường vàng Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. 5. Phương pháp nghiên cứu Vì mục tiêu của đề tài là đề xuất cơ chế quản lý thị trường vàng và sàn giao dịch vàng tập trung vào cấu trúc tổ chức, mô hình hoạt động, cơ chế điều hành vì vậy phương pháp định tính được sử dụng trong toàn bộ đề tài thông qua việc phân tích diễn dịch, so sánh đối chiếu và tổng hợp. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được bố cục gồm ba chương:  Chương 1: Tổng quan về cơ chế quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản.  Chương 2: Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam.  Chương 3: Một số đề xuất về cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam.
  17. -7- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TÀI KHOẢN Mục tiêu của chương 1 là trình bày tổng quan về thị trường vàng trên thế giới, cơ chế quản lý hoạt động thị trường vàng ở một số nước tiêu biểu để làm nền tảng triển khai các phân tích trong những chương sau. Nội dung chương 1 trình bày bốn vấn đề chính, bao gồm: i.Khái quát về vàng; ii. Thị trường vàng; iii.Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản; iv.Kết luận về cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÀNG 1.1.1 Vàng Vàng đã được đánh giá cao trong hàng ngàn năm không chỉ vì vẻ đẹp, tính hấp dẫn mà còn có vai trò lịch sử với chức năng của tiền tệ, được sử dụng như tiền tệ, làm cơ sở cho các giao dịch quốc tế vì các lý do cơ bản sau đây:  Tính quý hiếm nhưng không quá hiếm.  Tính bền vững và có khả năng chống ăn mòn.  Tính mềm dẻo và dễ chia nhỏ.  Tính dễ nhận biết, dễ phân biệt.  Tính đồng nhất.
  18. -8- Vàng đóng một vai trò trung tâm trong hệ thống tiền tệ quốc tế cho đến khi sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods xảy ra vào năm 1973. Kể từ đó, vai trò của vàng đã được giảm dần. Tuy nhiên, vàng vẫn là một tài sản quan trọng trong dự trữ của các quốc gia mặc dù hiện nay không một quốc gia nào còn sử dụng vàng làm tiền tệ chính thức [9]. 1.1.2 Cầu vàng Theo cách phân loại truyền thống, vàng được sử dụng cho ba nhu cầu i.dùng làm trang sức; ii.dùng trong công nghệ bao gồm cả các ứng dụng cho y khoa; và iii.đầu tư. Tính trung bình giai đoạn 2006-2010, nhu cầu vàng hàng năm trên thế giới là 3.722 tấn/năm trong đó nhu cầu phục vụ cho trang sức chiếm 59%, đầu tư bao gồm cả đầu tư trên thị trường OTC chiếm 29%, 12% còn lại phục vụ cho công nghệ [22]. Nhu cầu này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010 và 2012 trong đó mức tăng chủ yếu tập trung vào vàng đầu tư (xem bảng 1.1). Bảng 1.1: Biến động cầu vàng 2009-2011 Đơn vị: Tấn TT Nguồn cầu 2009 2010 2011 1 Trang sức 1.814 2.017 1.974 2 Đầu tư 1.402 1.583 1.910 2.1 Tổng vàng thoi 779 1.201 1.505 2.2 ETF vàng và chứng chỉ vàng khác 623 382 185 3 Công nghệ 410 466 453 4 Mua của khu vực chính thức -34 77 457 Tổng 3.592 4.143 4.574 5 Đầu tư OTC và tồn kho 517 207 -77 Tổng cầu 4.109 4.350 4.497 Nguồn: https://www.gold.org/investment/statistics/demand_and_supply_statistics/ 1.1.2.1.Trang sức Nhu cầu vàng cho trang sức bị phụ thuộc vào sự mong muốn, mức thu nhập, giá và sự biến động giá cùng hàng loạt các yếu tố khác như tình hình kinh tế-xã hội và văn hóa. Theo thống kê của WGC, trong giai đoạn 2006-2010 hơn 60% nhu cầu vàng trang sức tập trung ở bốn quốc gia và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Ấn Độ,
  19. -9- Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông (xem đồ thị 1.1). Tùy theo yếu tố kinh tế-xã hội và văn hóa mà nhu cầu vàng ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Đồ thị 1.1: Cầu vàng trung bình giai đoạn 2006-2010 chia theo khu vực Nguồn: Thomson Reuters, World Gold Council [21] 1.1.2.2. Đầu tư Nhu cầu đầu tư vào vàng vật chất bao gồm vàng thỏi (vàng khối/thanh, vàng miếng), vàng xu (đồng vàng), vàng huy chương (medal), vàng cho các quỹ đầu tư ETF (Exchange Traded Funds) và các sản phẩm khác có liên quan. Nhu cầu vàng cho đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể từ năm 2000 khi tại thời điểm này chỉ chiếm 4% tổng nhu cầu vàng nhưng tỷ lệ này đã tăng nhanh đến mức kỷ lục, đạt mức 39% (năm 2009), 38% (năm 2010) và 37% (năm 2011) [21]. 1.1.2.3. Công nghệ Nhu cầu vàng trong lĩnh vực này thường biến động theo sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử và GDP toàn cầu. Hơn 50% vàng sử dụng trong lĩnh vực công nghệ là cho mục đích sản xuất các chi tiết yêu cầu chịu được sự ăn mòn, dẫn điện cao và chịu nhiệt cao của các sản phẩm điện tử. Hầu hết các linh kiện điện tử có chứa vàng thường được sản xuất ở Đông Á, Tây Châu Âu hoặc Bắc Mỹ.
  20. -10- Y khoa cũng đã có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng vàng. Bên cạnh đó, vàng còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp khác và dùng để trang trí như vàng mạ và sơn phủ với nhu cầu chiếm khoảng 2,5% tổng nhu cầu vàng. 1.1.3 Cung vàng Theo cách phân loại truyền thống, cung vàng bao gồm vàng khai thác mới từ mỏ, từ dự trữ của các ngân hàng trung ương và từ việc tái chế từ các nguồn vàng tồn kho trên mặt đất. Bảng 1.2: Biến động cung vàng 2009-2011 Đơn vị: Tấn TT Nguồn cung 2009 2010 2011 1 Khai thác mỏ 2.374 2.632 2.832 2 Tái chế vàng 1.735 1.719 1.665 Tổng 4.109 4.350 4.497 Nguồn: https://www.gold.org/investment/statistics/demand_and_supply_statistics/ Trong giai đoạn 2006-2010, nguồn cung vàng bình quân hàng năm khoảng 3.779 tấn/năm trong đó 59% là khai thác mới từ mỏ vàng, 6% là từ bán ròng của khu vực chính thức và 36% là từ tái chế vàng trên mặt đất chủ yếu là từ các thiết bị có sử dụng vàng và đồ trang sức [22]. Nhìn chung nguồn cung vàng vẫn đáp ứng được nhu cầu trên thị trường trong đó chủ yếu là từ khai thác mới (xem bảng 1.2). Đồ thị 1.2: Cung vàng trung bình giai đoạn 2006-2010 chia theo nguồn Nguồn: Thomson Reuters, World Gold Council [22]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0