intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Khánh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc nghiên cứu lý luận cổ phần hoá DNNN, luận văn đi đến thống nhất và khẳng định việc cổ phần hoá DNNN ở nước ta nói chung, ở Khánh Hoà nói riêng là một tất yếu khách quan phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta và xu thế thời đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Khánh Hoà

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------------------------------ BÙI THỊ HẢO CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở KHÁNH HOÀ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2005 16
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------------------------------------- BÙI THỊ HẢO CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở KHÁNH HOÀ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 5.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tất Thắng HÀ NỘI - 2005
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 5 1.1. Khái luận chung về cổ phần hóa 5 1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần 5 1.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 8 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc cổ phần hóa DNNN 13 1.2. Quan điểm của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 19 1.2.1. Về mục tiêu cổ phần hóa 19 1.2.2. Đối tượng DNNN lựa chọn để cổ phần hóa 20 1.2.3. Về hình thức tiến hành cổ phần hóa 22 1.2.4. Về quy trình tiến hành cổ phần hóa 22 1.2.5. Đặc điểm của doanh nghiệp cổ phần hóa 23 1.3. Quá trình và kinh nghiệm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 24 1.3.1. Khái quát quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam 24 1.3.2. Thực tiễn cổ phần hóa DNNN ở một số địa phương 29 Chương 2: Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa 39 2.1. Chủ trương của tỉnh Khánh Hòa về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 36 2.1.1. Thực trạng hệ thống DNNN tỉnh Khánh Hòa 39 2.1.2. Chủ trương của tỉnh Khánh Hòa về cổ phần hóa DNNN 48 2.2. Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Khánh Hòa từ 1995 đến 2004 49 2.2.1. Quá trình triển khai cổ phần hóa 49 2.2.2. Kết quả quá trình cổ phần hóa 53 2.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân 58 2.3. Những vấn đề đặt ra để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa 65 1
  4. doanh nghiệp nhà nước ở Khánh Hòa Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Khánh Hòa trong thời gian tới 68 3.1. Chủ trương và phương hướng của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới 68 3.2. Các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hòa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Khánh Hòa 70 3.2.1. Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về vấn đề cổ phần hóa DNNN ở Khánh Hòa 70 3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong tiến trình CPH DNNN tỉnh Khánh Hòa 73 3.2.3. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp tài chính thúc đẩy tiến trình CPH DNNN 75 3.2.4. Xác định rõ lĩnh vực, lựa chọn đúng doanh nghiệp cần cổ phần hóa 78 3.2.5. Giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động 79 3.2.6. Nhóm giải pháp đối với các DNNN đã CPH 83 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 2
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cổ phần hoá DNNN là biện pháp quan trọng của chương trình cải cách DNNN, là một quá trình tất yếu có tính phổ biến của sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, tạo động lực cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp hăng say lao động vì lợi ích chính đáng. Việc cổ phần hoá còn góp phần tích cực vào việc cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, cải tiến quản lý kinh tế một cách có hiệu quả, hạn chế những can thiệp phi kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và phân phối thoả đáng lợi nhuận thu được trong xã hội, bảo đảm thực hiện tốt các chính sách xã hội. Việc cổ phần hoá còn góp phần tích cực cho việc hình thành thị trường vốn, tiến đến hình thành thị trường chứng khoán, một yêu cầu cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, làm thế nào để DNNN chuyển mạnh sang kinh doanh xoá bỏ dần bao cấp, xác lập quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế hàng hóa ... đang được Đảng, Nhà nước và tỉnh Khánh Hòa quan tâm. Bằng cách sắp xếp, tổ chức lại DNNN, xây dựng phương hướng phát triển kinh tế có hiệu quả, trong thời gian qua, Khánh Hòa đã đạt được một số kết quả nhất định; tuy nhiên, việc cổ phần hoá DNNN tỉnh Khánh Hoà diễn ra còn hết sức chậm chạp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để Khánh Hoà có thể theo kịp với tiến độ và yêu cầu cổ phần hoá các DNNN của cả nước nói chung và các DNNN Khánh Hoà sau cổ phần hoá có các giải pháp hoạt động hiệu quả, cần có cái nhìn bao quát, hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương... Đó là lý do
  6. 2 tôi chọn đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc ở Khánh Hoà” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN ở nước ta đang đi vào giai đoạn đẩy mạnh tiến độ CPH và đã gây được sự chú ý của hầu hết mọi người dân trong toàn xã hội. Trong thời gian qua, đã có nhiều nhà lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận giải khá thấu đáo những vấn đề cơ bản của tiến trình cổ phần hoá DNNN trên phạm vi cả nước, cũng như ở một số địa phương cụ thể, có so sánh với việc cổ phần hoá của các nước trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu đó cả về mặt lý luận và thực tiễn đã góp phần tích cực phục vụ cho quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta như: - “Cổ phần hoá DNNN những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh (chủ biên), NXB chính trị Quốc gia, năm 2004. - “Cổ phần hoá và quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hoá” của PGS.TS. Lê Văn Tâm (chủ biên), NXB chính trị Quốc gia, năm 2004. - “Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam”Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thơm, năm 1999. - “Cổ phần hoá DNNN cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” của PTS. Nguyễn Ngọc Quang, năm 2002.. . Thực tế ở Khánh Hoà cho thấy, quá trình cổ phần hoá DNNN thuộc quyền quản lý của tỉnh, trong thời gian qua, còn hết sức rời rạc, tiến trình thực hiện còn trì trệ, chậm chạp chưa tương xứng với khả năng, tiềm lực của tỉnh. Mặt khác, việc nghiên cứu có tính lý luận về vấn đề cổ phần hoá DNNN của tỉnh lại hết sức mới mẻ, chủ yếu chỉ dừng lại ở các cuộc hội thảo khoa học và một số cuộc khảo sát về đổi mới, sắp xếp lại DNNN nói chung. Để góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho tiến trình cổ phần hoá
  7. 3 DNNN ở Khánh Hoà, luận văn cố gắng nghiên cứu, phân tích quá trình cổ phần hoá DNNN của tỉnh, nhận rõ những mặt được, chưa được; từ đó, đưa ra một số giải pháp có tính khả thi cho việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN của Khánh Hoà trong giai đoạn tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: - Thông qua việc nghiên cứu lý luận cổ phần hoá DNNN, luận văn đi đến thống nhất và khẳng định việc cổ phần hoá DNNN ở nước ta nói chung, ở Khánh Hoà nói riêng là một tất yếu khách quan phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta và xu thế thời đại. - Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn cổ phần hoá DNNN của Khánh Hoà và một số địa phương tiêu biểu, luận văn đề xuất một số giải pháp có tính định hướng phù hợp với đặc điểm địa phương góp phần thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá DNNN của tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: - Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN ở nước ta trong tiến trình đổi mới đất nước. Thấy được việc cổ phần hoá DNNN là giải pháp cơ bản, mang tính chiến lược để DNNN sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời, nghiên cứu quá trình cổ phần ho á DNNN của một số địa phương để thấy những mặt được, chưa được làm bài học kinh nghiệm cho việc cổ phần hoá DNNN của tỉnh Khánh Hoà. - Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng CPH DNNN ở Khánh Hoà .. từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn của DNNN Khánh Hoà trong quá trình cổ phần hoá.
  8. 4 - Ba là, đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản phù hợp với đặc điểm địa phương góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN của tỉnh trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận 4.2. Nguồn tài liệu 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế nói chung, đặc biệt chú trọng các phương pháp logic, lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa tình hình chung trong nước với những đặc điểm riêng biệt trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà và các số liệu đã tổng kết. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình cổ phần hoá DNNN của tỉnh Khánh Hoà. - Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các DNNN thuộc quyền quản lý của tỉnh mà tỉnh không cần giữ 100% vốn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 6. Đóng góp mới của luận văn * Đóng góp của luận văn: - Hệ thống hoá lý luận về cổ phần hóa DNNN trên góc độ kinh tế chính trị, qua đó làm rõ việc cổ phần hoá DNNN ở nước ta nói chung, ở Khánh Hoà nói riêng là một tất yếu khách quan. - Khảo sát, phân tích tiến trình cổ phần hoá DNNN của tỉnh một cách hệ thống, từ đó thấy được những bức xúc của DNNN tỉnh trong việc thực hiện cổ phần hoá. - Luận văn đưa ra những phương hướng cơ bản, đề xuất một số giải pháp để đẩy nhanh việc cổ phần hoá DNNN của Khánh Hoà trong thời gian tới.
  9. 5 - Những nghiên cứu của luận văn là những đóng góp nhất định làm cơ sở thêm cho việc hoàn thiện chủ trương cổ phần hoá DNNN của Khánh Hoà; Làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, thông tin tuyên truyền. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 7 tiết. Chương 1: Lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Chương 2: Thực trạng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hoà. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Khánh Hoà trong thời gian tới.
  10. 6 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Khái luận chung về cổ phần hoá 1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần Công ty cổ phần có mầm mống vào khoảng cuối thế kỷ XVI và trở thành phổ biến vào đầu thế kỷ XX. Lịch sử ra đời của CTCP gắn liền với quá trình xã hội hoá sản xuất TBCN. Phương thức sản xuất TBCN ra đời vào đầu thế kỷ XVI với đặc trưng là chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Khi đó, do ít vốn nên nhà tư bản chỉ xây dựng được những xí nghiệp theo kiểu hiệp tác giản đơn và những xí nghiệp có quy mô nhỏ với kỹ thuật thủ công. Do yêu cầu của quá trình sản xuất, đã nảy sinh nhu cầu phân công lao động chuyên môn hoá khiến cho trình độ xã hội hoá sản xuất phát triển lên một nấc thang mới và trên cơ sở đó, xuất hiện công trường thủ công. Để chiến thắng trong cạnh tranh, các công trường thủ công khác nhau đã kết hợp lại với nhau, làm quy mô sản xuất tăng lên gấp nhiều lần, xí nghiệp một chủ đã dần dần nhường chỗ cho xí nghiệp nhiều chủ do sự kết hợp tư bản của nhiều cá nhân góp lại. Dù vậy, công trường thủ công TBCN vẫn thuộc trình độ sản xuất nhỏ, xã hội hoá sản xuất thấp, do đó, chưa tạo được tiền đề kinh tế cho sự ra đời của CTCP. Với sự ra đời của máy móc trong giai đoạn công nghiệp cơ khí, lực lượng sản xuất đã có sự nhảy vọt về chất, làm “đảo lộn bản thân phương t hức lao động”[25, tr.585], dẫn đến quá trình xã hội hoá về mặt kỹ thuật của TBCN, “biến dần quá trình sản xuất rời rạc, thủ cựu thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô xã hội và xếp đặt một cách khoa học”[25, tr. 884]. Lúc này, xuất hiện người đi vay và người cho vay trong quan hệ sở hữu và sử dụng vốn tiền tệ.
  11. 7 Theo tiến trình lịch sử, các xí nghiệp hỗn hợp với nhiều chủ sở hữu ra đời từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia và xuất hiện một hình thức tổ chức mới, đó là công ty đối vốn với hình thức tổ chức đầu tiên là công ty trách nhiệm hữu hạn. Thế nhưng do công ty trách nhiện hữu hạn vẫn còn hạn chế về quy mô và khả năng chuyển đổi vốn nên đã xuất hiện một hình thức tổ chức cao hơn, phù hợp với nền sản xuất lớn, đó là công ty cổ phần. CTCP ra đời với ba con đường khác nhau. Một là, được hình thành bằng con đường truyền thống, nghĩa là bằng sự liên kết giữa các tư bản riêng lẻ, các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Hai là, sự liên kết giữa tư bản trong và ngoài nước. Ba là, CPH các DNNN. Trải qua vài trăm năm phát triển, ngày nay mô hình CTCP đã được áp dụng phổ biến ở tất cả các nước là nước công nghiệp hay kém phát triển, dù đó là nước đi theo xu huớng chính trị nào. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (xuất bản năm 1995) CTCP là “công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp nhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần. Tuỳ theo pháp luật từng nước mà công ty được tổ chức dưới các hình thức khác nhau” [19, tr.592]. Theo định nghĩa này thì tính chất trách nhiệm hữu hạn của CTCP chưa được nhấn mạnh Theo Luật Công ty của Việt Nam:” Công ty trách nhiệm hữu hạn và CTCP gọi chung là công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”[21, tr.312]. Theo định nghĩa này thì đặc trưng được phát hành cổ phiếu của CTCP chưa được đề cập tới. Do đó, theo tôi, CTCP là loại công ty đối vốn được hình thành bằng cách góp vốn của nhiều thành viên thông qua phát hành cổ phiếu. Các thành viên góp vốn ( thông qua việc mua cổ phiếu) trở thành cổ đông của công ty.
  12. 8 Cổ phiếu của công ty cổ phần được ghi danh và được trao đổi tự do trên thị trường chứng khoán. Thực chất, CTCP là một loại hình tổ chức DN, trong đó các thành viên cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận khi thu được và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp. Tuy nhiên, giữa công ty và các thành viên góp vốn có địa vị pháp lý độc lập. Cho đến nay, CTCP đã trải qua 3 giai đoạn: Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII: Các CTCP đầu tiên xuất hiện ở Tây Âu. Lúc này,do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất len, dạ, đã kéo theo sự phát triển của nông nghiệp và thương nghiệp và do đó, nảy sinh nhu cầu rất lớn về vốn, vượt ra khỏi khả năng tích luỹ của mỗi cá nhân trong các hoạt động kinh tế. Điều đó thể hiện rất rõ ở nước Anh. Năm 1553, CTCP đầu tiên với số vốn 6.000 bảng Anh được thành lập bằng cách phát hành 240 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu là 25 bảng để tổ chức đội buôn gồm 3 chiếc thuyền lớn tìm đường sang Ấn Độ theo hướng Đông Bắc [27, tr.65]. Do sức hấp dẫn về khả năng thu được lợi nhuận lớn từ thị trường Ấn Độ, khoảng 100 thương nhân Anh đã góp vốn cổ phần tạo thành Công ty Đông Ấn vào năm 1600. Chuyến buôn đầu tiên của công ty này sang Ấn Độ được thực hiện vào 1/1601 với số vốn cổ phần là 68.373 bảng Anh. Đến năm 1617, số vốn cổ phần của công ty đã lên tới 1.620.040 bảng Anh với 954 cổ đông và là công ty lớn nhất nước Anh hồi đó [27, tr.68]. Từ những năm 70 của thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX: Dưới tác động của cách mạng công nghiệp, nhu cầu tập trung vốn được đẩy mạnh một cách khác thường ở các ngành sản xuất mới có ưu thế cạnh tranh và có khả năng thu được khối lượng lợi nhuận lớn. Điều đó đã giúp ra đời và phát triển các công ty cổ phần mới. Ban đầu, các công ty cổ phần có mặt ở các ngành xây dựng đường sắt, nhà máy điện, nhà máy luyện kim và cơ khí lớn. Cùng với sự phát triển của các CTCP, các sở giao dịch chứng khoán cũng mọc lên một cách phổ biến ở các nước phương Tây.
  13. 9 Từ đầu thế kỷ XX đến nay: Từ khi ra đời và phát triển CNTB độc quyền nhà nước, CTCP phát triển rất nhanh ở khắp mọi ngành, lĩnh vực. Các CTCP lại xâm nhập vào nhau, hình thành “chế độ tham dự”, dẫn đến sự ra đời của tư bản tài chính với sức mạnh về vốn nắm giữ cổ phiếu khống chế. Sự phát triển của CTCP tạo thành kết cấu chuỗi: công ty mẹ, công ty con, công ty cháu; hình thành nên một loạt tập đoàn DN, vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Nhờ đó, giao dịch cổ phiếu mọc lên ở khắp các nước, dẫn đến sự hình thành công ty tài chính quốc tế; thậm chí giao dịch cổ phiếu còn trở thành “phong vũ biểu” về giao động kinh tế và chính trị, đồng thời là “sân chơi” của các nhà đầu cơ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các CTCP phát triển với những đặc điểm mới: 1) tập trung vào việc phát triển các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia để liên hợp kinh tế và quốc tế hoá DN cổ phần, hình thành các tập đoàn kinh doanh quốc tế; 2) thu hút công nhân, viên chức mua cổ phần; 3) cơ cấu ngày càng hoàn thiện, pháp luật ngày càng được kiện toàn. Tuy nhiên, sự phát triển CTCP ở mỗi nước đều có đặc điểm riêng. Từ những thực tế trên đây cho thấy, CTCP đã có lịch sử hàng trăm năm, gắn chặt với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội hoá và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần thực sự là một quá trình kinh tế khách quan, hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào. 1.1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước * Doanh nghiệp nhà nước: DNNN cũng là một tổ chức kinh tế nhưng khác với công ty cổ phần. CTCP là một trong các loại hình DN chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999). Điều 3 của Luật này quy định: “DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Còn DNNN được Điều 1 của Luật doanh
  14. 10 nghiệp nhà nước (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20-4-1995) quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam” [21, tr.285]. Như vậy, DNNN do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu. DNNN thuộc sở hữu của Nhà nước (hoặc sở hữu của Nhà nước chi phối) và hoạt động theo Luật DNNN. Với vị trí là một bộ phận chủ yếu của thành phần kinh tế nhà nước, DNNN là đơn vị nắm giữ những lĩnh vực, những khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao. Tuy nhiên, DNNN có thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc công ích. * Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Để hiểu rõ bản chất của CPH DNNN, trước hết chúng ta phải hiểu rõ hai quá trình cổ phần hoá và tư nhân hoá. Tư nhân hoá là quá trình: 1) Thay đổi một phần chế độ sở hữu của xí nghiệp, chuyển một phần sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân; 2) Tự do hoá những hoạt động mà trước đây chỉ dành cho khu vực nhà nước; 3) Ủy quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân ký kết hợp đồng thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho khu vực tư nhân thuê các tài sản công công [28, tr.799]. Do đó, tư nhân hoá chỉ nhằm thay đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp, trong đó quyền sở hữu, quản lý, điều hành được chuyển từ Nhà nước sang những cá nhân hoặc nhóm người có tiềm lực tài chính mạnh. Tư nhân hoá làm tăng quá trình tích tụ vốn và tài sản vào một số ít cá nhân hoặc một nhóm người.
  15. 11 Như vậy, tư nhân hoá thực chất là thị trường hoá “nới lỏng” hay bỏ bớt các hạn chế pháp lý dưới nhiều hình thức khác nhau đối với sự cạnh tranh chống lại các xí nghiệp công cộng [11, tr.60], bao gồm: “các chính sách để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia các việc cung cấp dịch vụ công cộng và hạ tầng cơ sở và có khuynh hướng loại trừ hoặc thay đổi vị trí độc quyền của các DNNN” [6, tr.4]. Liên Hiệp Quốc cho rằng: “Tư nhân hoá là sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên trên thị trường” [22, tr.41]. Quan niệm đó cho thấy, toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế đều nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết đáng kể tự do hoá giá cả. Thực chất, quan niệm đó muốn giảm bớt vai trò của nhà nước và nới rộng phạm vi của khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các DNNN phải chịu sức ép lớn hơn của thị trường; việc giảm bớt vai trò của nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có biện pháp bán cổ phần cho công chúng hay còn gọi là CPH DNNN. Chủ trương tư nhân hoá DNNN là chủ trương khá phổ biến ở các nước tư bản. Tuy nhiên, đây không phải là cứu cánh cho CNTB mà ngược lại, có khi trở thành mối đe dọa cho sự tồn vong của TBCN. Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra ở một số nước Châu Á. Do đó, xu hướng hiện nay của các nước là thiết lập công ty hỗn hợp: Nhà nước - tư nhân. Trong đó, nhà nước có thể khống chế hoặc không nắm giữ phần vốn chủ yếu nhưng vẫn có khả năng kiểm tra, chi phối hoạt động của công ty. Lịch sử cho thấy, có 2 cách thức để chuyển DNNN thành CTCP: Một là, bán toàn bộ hoặc một phần tài sản hiện có thuộc sở hữu nhà nước tại DN cho các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân (công chúng) bằng phương thức phát
  16. 12 hành cổ phiếu; hai là, giữ nguyên toàn bộ giá trị vốn hiện có của nhà nước tại DN, nhưng phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút thêm, mở rộng vốn DN. Cả hai cách thức này đều là CPH DNNN. Cách thứ nhất, thực chất đây là quá trình chuyển DN từ sở hữu của nhà nước sang CTCP dưới hình thức sở hữu xã hội, có chủ sở hữu cụ thể; là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại DN vốn thuộc sở hữu Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và kinh doanh hiện đại, đồng thời giúp chuyển quyền quản lý trực tiếp DN từ chủ sở hữu nhà nước thành quản lý gián tiếp từ chủ sở hữu là các cổ đông thông qua hội đồng quản trị. Xem xét một cách tổng quát, cổ phần hoá DNNN theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo hướng không chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế của riêng Nhà nước hay của một số cá nhân hoặc nhóm người, mà quan tâm một cách toàn diện đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, việc làm và lợi ích của người lao động cũng như sự ổn định của nền kinh tế. Sau cổ phần hoá, người lao động được hưởng những thành quả mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp trước đó, được tạo điều kiện làm việc và có thu nhập, được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Còn tư nhân hoá thì những người lao động làm việc trong các DNNN trước khi cổ phần hoá thực sự trở thành những người làm thuê (nếu tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp) hoặc bị sa thải; những quyền lợi, phúc lợi trước đây họ được hưởng khi làm việc trong DNNN sẽ không còn nữa. Do đó, tư nhân hoá, đặc biệt là với những DN có quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, dễ dẫn đến nguy cơ tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm phúc lợi xã hội, thậm chí gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế. Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh tế dựa trên chế độ sở hữu hỗn hợp, do đó nó có tính xã hội hoá về vốn rất cao, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phức tạp, đan xen bao gồm: hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và
  17. 13 đại hội cổ đông, hoạt động với cơ chế phát hành cổ phiếu, trái phiếu và mua bán chúng công khai, phổ biến trên thị trường chứng khoán. Một mặt, cổ phần hoá có thể thu hút, huy động vốn rộng rãi và sử dụng được các nguồn vốn trong nhân dân; Nhà nước thu hồi vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước để tập trung đầu tư cho các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và người lao động. Mặt khác, CTCP là một pháp nhân kinh doanh độc lập với các thành viên góp vốn. Điều này giúp các thành viên góp vốn hạn chế bớt rủi ro trong trường hợp CTCP bị phá sản. Do đó, CTCP rất thích hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại. Xem xét ở góc độ các quan hệ kinh tế (về sở hữu tài sản, vốn) lại càng thấy, CPH không phải là tư nhân hoá. Sau khi thành CTCP, chủ sở hữu của DN không còn là các cá nhân riêng lẻ nữa mà là tập thể các cổ đông. Điều này cũng có thể hình thành từ công ty tư nhân hoặc DNNN. Đối với tư nhân hoặc một nhóm chủ, thông qua việc phát hành cổ phiếu đã thu hút thêm vốn của các chủ sở hữu khác ngoài xã hội để chuyển thành CTCP. Còn đối với DNNN (đại diện Nhà nước là ban CPH), dựa trên cơ sở giá trị thực tế của DN cần được CPH để xác định số lượng cổ phần, giá trị mỗi cổ phần, các loại cổ phiếu, phương thức phát hành cổ phiếu, sau đó bán cổ phiếu cho các cá nhân, tổ chức kinh tế- xã hội... và chuyển DN từ chỗ chỉ có một sở hữu là Nhà nước thành DN có nhiều chủ sở hữu là CTCP. Cách thứ hai, là quá trình chuyển DN từ chủ sở hữu là nhà nước trực tiếp sang chủ sở hữu gián tiếp là các cổ đông thông qua hội đồng quản trị. Quá trình này không phải chỉ là chuyển tài sản thuộc sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà là chuyển DN thuộc sở hữu Nhà nước thành CTCP, là quá trình đa dạng hoá sở hữu DN trước kia là sở hữu Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và kinh doanh hiện đại. Khi các DNNN chuyển sang CTCP, nhà nước có thể nắm một phần hoặc toàn bộ cổ phần. Các công ty này hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật thị
  18. 14 trường, chấp nhận cạnh tranh và chịu sự điều chỉnh của pháp luật như đối với công ty tư nhân; vì vậy, quyền của nhà nước lúc này giống như quyền của các chủ thể sở hữu khác trong công ty. Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc đa dạng hoá sở hữu, thừa nhận yếu tố cạnh tranh là động lực sản xuất, kinh doanh nhằm xác lập mô hình kinh tế mới phù hợp hơn trong nền kinh tế thị trường, là việc chuyển từ hình thái kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn thông qua tín dụng sang hình thái kinh doanh dựa vào huy động vốn trên thị trường tài chính mà chủ yếu là trên thị trường chứng khoán. Do đó, cổ phần hoá DNNN chính là việc chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (đơn sở hữu); thành công ty cổ phần (đa sở hữu), là quá trình chuyển hình thức DN đang một hoặc một vài chủ thành DN nhiều chủ sở hữu, chuyển DN từ chưa là CTCP thành CTCP. Đây chính là quá trình CPH. Quá trình CPH không những diễn ra ở các DNNN mà còn ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, v.v. Tuy nhiên, do phạm vi luận văn hạn hẹp nên tôi chỉ nghiên cứu việc CPH ở các DNNN của Khánh Hoà mà tỉnh không cần nắm giữ 100% vốn. Bản chất của CPH DNNN là chuyển đổi cơ cấu sở hữu, quan hệ giữa các chủ sở hữu DN. Thể hiện về mặt pháp lý của CPH DNNN là sự chuyển đổi hình thức pháp lý của DN và các quy định điều chỉnh của pháp luật. CPH DNNN còn kéo theo sự thay đổi về quyền quản lý, quyền sử dụng và tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa ba quyền liên quan đến tài sản của DN, làm thay đổi quy chế hoạt động của DN từ chỗ hoàn toàn bị Nhà nước chi phối sang tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tham khảo kinh nghiệm của các nước khi tiến hành CPH DNNN, chúng ta có thể phân DNNN ra làm 3 loại: Loại DN không CPH - sở hữu 100% vốn của nhà nước; loại DN chỉ CPH một phần, trong đó có trường hợp nhà nước nắm tỷ lệ vốn khống chế, cũng có trường hợp nhà nước chỉ nắm một phần
  19. 15 vốn nhỏ; loại DN mà nhà nước không cần thiết phải tham gia góp vốn. Ở Việt Nam, dù ở loại hình kinh tế nào, nhà nước vẫn điều hành chung đi đúng định hướng XHCN mà mình đã đặt ra. Rõ ràng, CPH DNNN và tư nhân hoá là hai khái niệm khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào mức độ chuyển đổi sở hữu. Và như vậy, việc sử dụng thuật ngữ CPH DNNN là chính xác. Nhận thức đúng nội dung này không chỉ có ý nghĩa về lý luận - xác định đúng đắn quan điểm đối với vấn đề kinh tế - mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn CPH DNNN ở nước ta hiện nay. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa DNNN là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Từ năm 1991 đến tháng 2/1998, ước tính cả nước có khoảng 223 CTCP được thành lập ở nhiều thành phần kinh tế với tốc độ ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, CPH DNNN là một xu thế phát triển tất yếu, hợp quy luật trong nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, CPH DNNN nhằm nâng cao hiệu quả của DNNN, đồng thời qua đó cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế cho phù hợp với mô hình kinh tế thị trường. Đến nay, kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò trọng yếu trong toàn bộ nền kinh tế. Năm 2000 các DNNN đã sản xuất ra 39,5 % tổng sản phẩm trong nước (GDP), trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng 39,2 % tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế nhà nước hiện nay, nhiều DNNN đang trên đà giảm sút. Nếu đến cuối năm 1990 toàn quốc có 12.300 DNNN thì đến năm 2002 còn 5.655 DNNN (giảm 55%). Trong số 5.655 DNNN nắm giữ hơn 88% tổng số vốn của toàn bộ nền kinh tế và đóng góp vào ngân sách nhà nước chiếm 80% đến 85% có khoảng 40% DNNN làm ăn có lãi, 31% DN làm ăn chưa đạt hiệu quả, chưa ổn định và 29% DN còn lại làm ăn thua lỗ liên tục. Tuy nhiên, nếu tính tất cả các loại thuế (thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ, thuế xuất nhập khẩu...), đặc biệt là nếu trừ đi cả chi phí, khấu hao tài sản cố định, trả
  20. 16 tiền thuê đất đúng với giá trị thị trường thì DNNN hoàn toàn không tạo được tích luỹ. Do đó, để sử dụng nguồn vốn nhà nước một cách hiệu quả, thiết thực, khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài của DNNN thì chuyển dịch nền kinh tế theo hướng đa dạng hoá sở hữu, xác định nhiều chủ sở hữu đích thực, thay đổi phương thức quản lý và hoạt động kinh doanh của DN để thích nghi với cơ chế thị trường là việc làm tất yếu đối với DNNN. Tiến trình cổ phần hóa ở nước ta hiện nay nói chung, ở Khánh Hòa nói riêng đang được đẩy nhanh tốc độ dưới các hình thức như: sát nhập, cho thuê, sở hữu hỗn hợp, bán cho tư nhân, giải thể... Qua khảo sát 500 DN đã CPH trên 1 năm, cho thấy: vốn điều lệ tăng 50%, doanh thu tăng 60%, lợi nhuận trước thuế tăng 13,7%, nộp ngân sách tăng 45%, thu nhập của người lao động tăng 63%, cổ tức trung bình tăng 15,5%, số lao động tăng 23%. Những số liệu trên phần nào phản ánh việc CPH DNNN là hiện tượng kinh tế lành mạnh, là chủ trương đúng đắn để nâng cao hơn thế và lực của Nhà nước trong quá trình xây dựng đất nước [32]. Cổ phần hóa DNNN nhằm sắp xếp, đổi mới lại các DNNN là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực kinh tế nhà nước. Thực chất, đó là một sự cấu trúc lại nền kinh tế cho phù hợp với kinh tế thị trường theo hướng thu hồi vốn đầu tư trong những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ và chuyển giao cho các thành phần kinh tế khác để nhà nước tập trung đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, qua đó khẳng định được vai trò, vị thế đích thực của DNNN, tạo điều kiện thực hiện con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là đi lên CNXH. Đây là một vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng không được trì hoãn và lảng tránh, thu hẹp sở hữu của nhà nước và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao vai trò điều tiết của cơ chế thị trường; qua đó, xác định rõ quyền sở hữu tài sản, tiền vốn của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2