intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu phân tích tính phù hợp của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, từ đó góp cơ sở lý luận để cơ quan ban hành chính sách và công chúng có cái nhìn thống nhất về cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam, giúp Chính phủ có cơ sở tạo nguồn thu ổn định, bền vững và công bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN CƠ SỞ HỢP LÝ CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------- CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN CƠ SỞ HỢP LÝ CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Loan
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và bài luận văn này tôi đã cần đến rất nhiều sự giúp đỡ của ba mẹ, thầy cô, Lãnh đạo cơ quan, các anh chị đồng nghiệp và tập thể bạn bè trong khóa học. Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, ngƣời đã luôn ủng hộ và truyền nghị lực để tôi có thể bay xa, bay cao trong cuộc sống và học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan và các anh chị đồng nghiệp ở Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tin tƣởng và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi cảm ơn tất cả Quý thầy cô Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể các anh chị em học viên lớp MPP2 đã luôn sát cánh và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Tôi xin cảm ơn những góp ý hữu ích của thầy Đinh Công Khải, thầy Phan Hiển Minh, thầy Nguyễn Xuân Thành và nhóm seminar chính sách số 2 đối với luận văn. Và tôi đặc biệt gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy - Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Vì thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ bản thân còn hạn chế nên sai sót là không thể tránh khỏi, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn. Nguyễn Thị Hồng Loan Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ..................................................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU ............................................................................................................. vii TÓM TẮT ........................................................................................................................... viii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.4. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................................ 5 CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 6 2.2. Các nghiên cứu trƣớc .............................................................................................. 8 CHƢƠNG 3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH ............................................................................. 11 3.1. Thu thuế theo Pháp lệnh thuế nhà, đất .................................................................. 11 3.2. Thu thuế theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .......................................... 14 3.2.1. Ƣớc thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008 .............................. 14
  6. iv 3.2.2. Ƣớc thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009 .............................. 15 3.3. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................... 18 3.3.1. Hiệu quả kinh tế tối ƣu .............................................................................. 18 3.3.2. Hiệu quả thu thuế ...................................................................................... 19 3.4. Công bằng xã hội................................................................................................... 23 3.5. Tính khả thi về mặt hành chính ............................................................................. 24 3.5.1. Có quá nhiều mục tiêu khi xây dựng luật .................................................. 24 3.5.2. Dự thảo thiết kế thuế nhà bên cạnh thuế đất khá phức tạp ........................ 25 3.5.3. Chi phí quản lý và tuân thủ Luật số 48/2010/QH12 khá cao .................... 26 3.5.4. Lựa chọn phƣơng án định giá và tài sản chịu thuế khả thi nhất ................ 27 CHƢƠNG 4. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................................................. 30 4.1. Đƣa nhà vào diện chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .................................... 30 4.2. Xác định giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................. 30 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 34 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 37
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BĐS : Bất động sản CBCC : Cán bộ, công chức GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nƣớc) Luật số 48/2010/QH12 : Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Nhà : Nhà và các công trình gắn liền trên đất NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc Pháp lệnh thuế nhà, đất : Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 31/7/1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 SXKD : Sản xuất, kinh doanh Thuế liên quan đến nhà và đất : Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế nhà, đất : Thuế nhà, đất hoặc Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh thuế liên quan đến nhà và đất (% GDP)................................................... 3 Bảng 2.1. Các tiêu chí của một sắc thuế tốt ........................................................................... 6 Bảng 3.1. Thống kê thuế nhà, đất qua các năm ................................................................... 11 Bảng 3.2. Ƣớc tính số thu thuế năm 2008 ........................................................................... 14 Bảng 3.3. Độ nổi của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008 .................................... 15 Bảng 3.4. Ƣớc tính số thu thuế năm 2009 ........................................................................... 16 Bảng 3.5. Độ nổi của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009 .................................... 17 Bảng 3.6. Tỷ trọng thuế đất ở đô thị và đất SXKD phi nông nghiệp năm 2008.................. 19 Bảng 3.7. Số thuế thu đƣợc theo các phƣơng án ................................................................. 27
  9. vii DANH MỤC BIỂU Biểu 1.1. Cơ cấu thu NSNN qua các năm.............................................................................. 1 Biểu 1.2. Thâm hụt NSNN qua các năm từ góc nhìn so sánh ............................................... 2 Biểu 1.3. Thu, chi và thâm hụt ngân sách qua các năm ......................................................... 2 Biểu 2.1. Tổn thất xã hội dƣới tác động của thuế nhà, đất .................................................... 7 Biểu 3.1. Cơ cấu đất đai năm 2005 và 2008 ........................................................................ 13 Biểu 3.2. Chỉ số giá tiêu dùng các năm so với năm 2005 .................................................... 13 Biểu 3.3. Cơ cấu đất đai năm 2009 và xu hƣớng ................................................................. 20 Biểu 3.4. Căn hộ bán ở TP. HCM ........................................................................................ 21 Biểu 3.5. Nguồn cung tƣơng lai căn hộ bán ở TP. HCM..................................................... 22
  10. viii TÓM TẮT Ngày 17/6/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Luật số 48/2010/QH12) có hiệu lực ngày 01/01/2012. Tuy nhiên, các tranh luận trƣớc khi luật đƣợc thông qua vẫn chƣa đƣợc giải đáp hợp lý, chƣa có tính thuyết phục. Cụ thể, khi Chính phủ trình Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 Dự án Luật thuế nhà, đất, các phƣơng tiện truyền thông, báo chí đã nổi lên nhiều tranh luận sôi nổi xung quanh dự thảo này nhƣ: Có nên đƣa nhà vào diện chịu thuế không? Xác định giá đất tính thuế nhƣ thế nào?... Và đến ngay trƣớc khi Luật số 48/2010/QH12 đƣợc Quốc hội thông qua, vẫn có nhiều đại biểu muốn đánh thuế nhà và vẫn có dƣ luận rằng dự luật quá sơ sài. Bằng phƣơng pháp phân tích định tính, khảo sát thực tế và tổng hợp kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực hiện phân tích Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để tìm cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam. Những điểm sau tóm tắt phát hiện và khuyến nghị chính sách của ngƣời nghiên cứu: 1. Về phƣơng diện lý thuyết, một sắc thuế đƣợc đánh giá tốt khi bảo đảm đƣợc tính hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và khả thi về mặt quản lý. Đồng thời, từ góc nhìn của Bộ Tài chính, khả năng tăng nguồn thu là một chỉ báo quan trọng cho sự thành công của một sắc thuế mới. 2. Nguồn thu thuế nhà, đất theo Pháp lệnh thuế nhà, đất rất thấp, chƣa ổn định, chƣa thể hiện độ nổi theo nền kinh tế và không công bằng. Cơ sở thuế hẹp, chỉ thực hiện thu thuế đất mà chƣa thu và quy định cụ thể thuế nhà. Thiết kế hệ thống thang mức thuế đất khá phức tạp. Căn cứ tính thuế đất đƣợc xác định theo mức thuế sử dụng đất nông nghiệp chƣa sát thực tế, vừa làm thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, Nhà nƣớc ban hành Luật thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất là rất hợp lý. 3. Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã khắc phục phần nào bất cập của Pháp lệnh thuế nhà, đất khi quy định giá đất tính thuế không căn cứ vào mức thuế sử dụng đất nông
  11. ix nghiệp. Nhƣng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vẫn chƣa có bƣớc đột phá, vẫn tạo nguồn thu rất thấp cho NSNN, chƣa công bằng và chƣa thể hiện độ nổi theo nền kinh tế. 4. Để có một sắc thuế tốt, gia tăng nguồn thu NSNN, công bằng và có độ nổi theo nền kinh tế, Chính phủ nên thu thuế nhà và các công trình gắn liền trên đất (gọi chung là nhà) bên cạnh thuế đất. Đất và nhà đƣợc định giá chung theo một đơn vị bất động sản (BĐS). Giá này trƣớc mắt nên để ngƣời dân tự kê khai bên cạnh cơ chế khuyến khích trung thực nhƣ: đánh thuế theo một tỷ lệ tƣơng đối giá trị khai báo; giá trị khai báo đƣợc niêm yết công khai trên mạng internet và dùng để thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà và đất giữa Chính phủ với ngƣời dân và giữa ngƣời dân với nhau; thƣởng phạt nghiêm minh đối với cá nhân và tổ chức có liên quan. Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn thu để nâng cao ý thức tự giác và tinh thần tích cực trong ngƣời dân và cán bộ, công chức (CBCC). Trong thời gian 5-10 năm tiếp theo, sau khi Nhà nƣớc đã có một ngân sách đủ lớn và thời gian đủ dài, sẽ nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào định giá tài sản làm căn cứ tính thuế và các giao dịch khác giữa Nhà nƣớc với ngƣời dân và giữa ngƣời dân với nhau.
  12. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thu ngân sách Việt Nam hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào ba nguồn lớn là: thu từ dầu khí, doanh nghiệp Nhà nƣớc và thuế xuất nhập khẩu (Biểu 1.1). Mỗi nguồn thu trên đều không ổn định và kém bền vững, trong khi thâm hụt NSNN ngày càng tăng đến mức báo động (Biểu 1.2) và nhiệm vụ chi tiêu NSNN ngày càng tăng (Biểu 1.3). Do đó, nhu cầu tăng nguồn thu, hƣớng đến cơ cấu ổn định, bền vững là rất cần thiết. Biểu 1.1. Cơ cấu thu NSNN qua các năm Nguồn: Bộ Tài chính, Quyết toán các năm 2000-2008
  13. 2 Biểu 1.2. Thâm hụt NSNN qua các năm từ góc nhìn so sánh 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2 0 Phần trăm GDP -2 China -4 Thailand -6 -8 Malaysia -10 Vietnam -12 Nguồn: ADB, trích trong Vũ Thành Tự Anh (2010), Ngân sách cân bằng và tài trợ thâm hụt Ngân sách, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP. Hồ Chí Minh Biểu 1.3. Thu, chi và thâm hụt ngân sách qua các năm 35% 30% 25% 20% 15% Total budget revenue/GDP 10% Total budget expenditire (including debt amortization)/GDP 5% Total budget expenditire (not including debt amortization)/GDP 0% 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Est. Est. 2005 2006 Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2010), Cải cách thuế ở Việt Nam, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP. Hồ Chí Minh Theo cơ cấu thu NSNN qua các năm (Biểu 1.1), nguồn thu từ thuế liên quan đến nhà và đất (bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất) là rất thấp, chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 0,61%1 trong tổng thu NSNN và 0,15%1 tổng thu nhập quốc gia (GDP). 1 Chi tiết tại Phụ lục 1
  14. 3 Thực hiện so sánh số thu thuế liên quan đến nhà và đất giữa các nhóm nƣớc với Việt Nam (Bảng 1.1), ta thấy nguồn thu thuế liên quan đến nhà và đất/GDP của Việt Nam hiện đang rất thấp so với các nhóm nƣớc và trung bình các nƣớc trên thế giới, cụ thể ít hơn nhóm các nƣớc đang phát triển 4 lần, OECD 14 lần và trung bình các nƣớc 7 lần. Bảng 1.1. So sánh thuế liên quan đến nhà và đất (% GDP) Nhóm nƣớc 1970s 1980s 1990s 2000s OECD 1,24 1,31 1,44 2,12 (Số nƣớc) (16) (18) (16) (18) Đang phát triển 0,42 0,36 0,42 0,6 (Số nƣớc) (20) (27) (23) (29) Đang chuyển đổi 0,34 0,59 0,54 0,68 (Số nƣớc) (1) (4) (20) (18) Trung bình 0,77 0,73 0,75 1,04 (Số nƣớc) (37) (49) (59) (65) Việt Nam (2000-2008) - - - 0,15** (Thuế đất NN và thuế nhà, đất) * Giá trị trung bình các nhóm nƣớc những năm 2000 đƣợc lấy từ dữ liệu năm 2000 và năm 2001 ** Chi tiết tại Phụ lục 1 Nguồn: Roy Bahl và Jorge Martinez-Vazquez (2007), The Property Tax in Developing Countries: Current Practice and Prospects, Lincoln Institute of Land Polocy và Tính toán của tác giả Theo Tiến sĩ Jay K. Rosengard (1998): Đặc điểm ƣu việt của thuế liên quan đến nhà và đất là cố định, dễ thấy, không di chuyển, tập trung cao nên nếu đƣợc quản lý tốt, thuế liên quan đến nhà và đất rất có hiệu quả về tài chính và ít gây biến dạng về kinh tế. Nhƣ vậy, cải cách hệ thống thuế, đặc biệt là thuế liên quan đến nhà và đất là rất cần thiết hiện nay. Nhận biết đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp thiết của vấn đề, gần đây Chính phủ đã tiến hành nhiều nghiên cứu cải cách các quy định thuế liên quan đến nhà và đất để phù hợp với tình hình kinh tế quốc gia và quốc tế.
  15. 4 Cụ thể, tháng 10 năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 Dự án Luật thuế nhà, đất. Khi đó, trên các phƣơng tiện truyền thông, báo chí đã nổi lên nhiều tranh luận sôi nổi xung quanh dự thảo này nhƣ: Có nên đƣa nhà vào diện chịu thuế không? Xác định giá đất tính thuế nhƣ thế nào? … Mặc dầu, ngày 17/6/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 (thay vì Luật thuế nhà, đất nhƣ dự thảo) có hiệu lực vào ngày 01/01/2012 nhƣng các tranh luận trƣớc khi dự luật đƣợc thông qua vẫn chƣa đƣợc giải đáp hợp lý, chƣa có tính thuyết phục. Ngay trƣớc khi Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đƣợc Quốc hội thông qua, vẫn có nhiều đại biểu muốn đánh thuế nhà 2 và vẫn có dƣ luận rằng dự luật quá sơ sài 3, nhƣng các cơ quan ban hành chính sách vẫn chƣa có những giải thích mang tính khoa học. Tất cả những điều này đã làm tác giả nảy sinh ý tƣởng nghiên cứu về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân tích tính phù hợp của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, từ đó góp cơ sở lý luận để cơ quan ban hành chính sách và công chúng có cái nhìn thống nhất về cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam, giúp Chính phủ có cơ sở tạo nguồn thu ổn định, bền vững và công bằng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Ta có sơ đồ biểu diễn số thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhƣ sau: 2 Hoàng Ly - Song Linh (2010), “Đại biểu Quốc hội vẫn muốn đánh thuế nhà”, VnExpress, truy cập ngày 25/5/2010 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2010/05/3BA1B3FE/ 3 Lê Văn Tứ (2010), “Dự luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: còn quá sơ sài”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 08/6/2010 tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/nhadat/35433/
  16. 5 Số thu thuế = Thuế suất x Cơ sở thuế Đồng Lũy nhất/ tiến/tỷ Tài sản Giá tính thuế Số đối tƣợng khác lệ/lũy chịu chịu thuế biệt thoái thuế Miễn, giảm Tỷ lệ Định thuế chịu giá Đất Nhà và đất thuế Số thu thuế đƣợc quyết định bởi thuế suất và cơ sở thuế. Trong đó, cơ sở thuế, đặc biệt là “Tài sản chịu thuế” (“Đất” hay “Nhà và đất”) và “Giá tính thuế” (công tác định giá) là nhân tố tạo nguồn thu chủ yếu và cũng là vấn đề đƣợc tranh cãi nhiều nhất. Do đó, tác giả tập trung vào đề tài “Cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam” với hai câu hỏi chính sách đặt ra là: 1. Có nên đƣa nhà vào diện chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không? 2. Xác định giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhƣ thế nào? 1.4. Phƣơng pháp phân tích Bằng phƣơng pháp phân tích định tính, tác giả phân tích thực trạng thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam sau khi Luật số 48/2010/QH12 có hiệu lực ƣớc tính cho năm 2008 và năm 2009, xem xét tính hiệu quả, công bằng và khả thi của sắc thuế để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi chính sách đặt ra. Bên cạnh, tác giả thực hiện khảo sát thực địa ở các tuyến đƣờng đặc trƣng (nơi có và không có quy hoạch) với các nội dung nhƣ thu thập hóa đơn tính thuế qua các năm, khảo sát giá đất bán trong khu vực để phân tích. Ngoài ra, bài viết cũng đƣa ra các tóm tắt thuế BĐS của các nƣớc trên thế giới nhằm rút ra bài học chính sách mà Việt Nam có thể vận dụng.
  17. 6 CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH Chƣơng 2 sẽ cung cấp cho ngƣời đọc khái niệm, khung phân tích và những thành quả của các nghiên cứu trƣớc đƣợc tác giả vận dụng trong quá trình phân tích. 2.1. Cơ sở lý thuyết Benjamin Franklin đã khẳng định: “Trong thế giới này, không có gì hiển nhiên nhƣ cái chết và thuế” (In this world nothing is certain but death and taxes). Có những ngƣời cho rằng thuế còn tệ hơn chết. Tuy nhiên, tất cả mọi ngƣời đều phải đóng thuế, bởi nhƣ một Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đã nói: “Thuế là cái giá mà ta phải trả cho một xã hội văn minh”. Nhƣ vậy, thuế là cần thiết, nhƣng vấn đề quan trọng là phải thiết kế thuế nhƣ thế nào để vừa đạt đƣợc mục tiêu của thuế, vừa giảm gánh nặng cho ngƣời đóng thuế. Theo lý thuyết kinh tế học về thuế, không có một hệ thống thuế hoàn hảo và lý tƣởng duy nhất cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Một sắc thuế đƣợc xem là tốt nếu đảm bảo đƣợc tính hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và khả thi về mặt quản lý. Đồng thời, từ góc nhìn của Bộ Tài chính, khả năng tăng nguồn thu là một chỉ báo quan trọng cho sự thành công của một sắc thuế mới. Bảng 2.1 tổng hợp các tiêu chí dùng để đánh giá một sắc thuế tốt. Bảng 2.1. Các tiêu chí của một sắc thuế tốt STT Tiêu chí Định nghĩa Tăng Tăng nguồn thu trƣớc hết là sự gia tăng số thu danh nghĩa và sau đó là sự gia tăng 1 nguồn số thu thuế thực. Bên cạnh, thuế phải có độ nổi theo nền kinh tế, tức số thu thuế thu phải tăng tƣơng ứng với sự gia tăng giá trị thực của BĐS cũng nhƣ nền kinh tế. Thuế sẽ làm thay đổi hành vi của ngƣời chịu thuế. Do đó, để đạt hiệu quả kinh tế, Hiệu sắc thuế cần hạn chế sự biến dạng hành vi kinh tế ở mức thấp nhất. 2 quả kinh Nhà, đất là hàng hóa thiết yếu và có hạn nên cung và cầu nhà, đất ít co giãn theo tế giá. Điều này làm cho thuế nhà, đất ít ảnh hƣởng đến quá trình phân bổ nguồn lực và ít gây tổn thất xã hội.
  18. 7 Biểu 2.1. Tổn thất xã hội dƣới tác động của thuế nhà, đất P S‟ S P‟ P* t P‟-t D Q Q‟ Q* Nguồn: Tác giả tự xây dựng Biểu 2.1 cho thấy thuế nhà, đất với mức thuế suất khá lớn mới làm thay đổi hành vi xã hội và tổn thất xã hội khi này cũng không nhiều. Bên cạnh, tính cố định, hiển thị cao của nhà đất làm cho thuế nhà, đất trở thành một cỗ máy tạo nguồn thu tiềm năng và hiệu quả về kinh tế nếu Chính phủ biết tận dụng (Jay K. Rosengard, 1998). Ngoài ra, tính hiệu quả kinh tế đòi hỏi thuế phải đƣợc thiết kế sao cho tạo đƣợc số thu ngân sách ròng lớn nhất. Mục tiêu của đánh thuế là tạo công bằng xã hội cao hơn thông qua tái phân bổ của cải. Có hai loại công bằng: một là “công bằng theo chiều ngang”, theo đó những Công BĐS có giá trị nhƣ nhau phải chịu thuế nhƣ nhau; hai là “công bằng theo chiều 3 bằng xã dọc”, những BĐS có giá trị khác nhau phải chịu thuế khác nhau. Ngoài ra, công hội bằng còn thể hiện qua việc chi tiêu NSNN, thuế đóng phải tƣơng xứng với lợi ích ngƣời đóng thuế nhận đƣợc từ đầu tƣ công. Tính khả thi về mặt quản lý yêu cầu chi phí quản lý và tuân thủ thuế phải ở mức Khả thi thấp nhất. Trƣớc hết, thuế BĐS đƣợc đƣa ra phải hƣớng đến mục tiêu chính xác là 4 về mặt gia tăng nguồn thu để tài trợ cho nhiều cơ sở vật chất, dịch vụ của chính quyền địa quản lý phƣơng với chất lƣợng cao hơn, rộng khắp hơn tại những nơi chƣa đủ nguồn thu
  19. 8 ngân sách và để cải thiện hiệu quả, công bằng, bền vững cho việc tạo nguồn thu cho dù số thu thuế hiện tại đã đủ hay chƣa. Tính nhạy cảm chính trị làm cho thuế BĐS không phải là một công cụ thích hợp để hƣớng dẫn các quyết định phân bổ, đạt đƣợc các mục tiêu xã hội, bù đắp các chi phí đầu tƣ vốn của chính phủ trung ƣơng hoặc định giá hàng hóa tƣ (Jay K. Rosenard, 1998). Thứ hai, thuế phải đƣợc thiết kế đơn giản để giảm chi phí quản lý và tuân thủ thuế. Nghĩa là thuế phải có cơ sở thuế rộng với mức thuế suất thống nhất các loại tài sản nhằm giảm mức độ biến dạng do thuế gây ra và đơn giản hóa quá trình quản lý, thu thuế. Các tiêu chí này sẽ đƣợc tác giả vận dụng để phân tích Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới ra đời, để tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi chính sách đã đặt ra. 2.2. Các nghiên cứu trƣớc Các nghiên cứu trên thế giới gọi chung những quy định về thuế liên quan đến nhà và đất là thuế BĐS. Đến nay có rất nhiều nghiên cứu về thuế BĐS, tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ trình bày các nghiên cứu ảnh hƣởng đến việc hình thành ý tƣởng nghiên cứu và đƣợc tác giả vận dụng trong quá trình phân tích. Jay K. Rosengard (1998) sau khi thực hiện so sánh quy định và cách thức thực hiện thuế BĐS tại bốn nƣớc đang phát triển là Jamaica, Philippines, Chile và Indonesia, đã rút ra rằng: Với nhận thức sai lầm xem thuế BĐS là một nhân tố quan trọng trong các quyết định đầu tƣ và tiêu dùng (nhƣng thực tế nó ảnh hƣởng không đáng kể) mà không xem nó nhƣ là phƣơng tiện hiệu quả để tài trợ cho hàng hóa công, Chính phủ các nƣớc đang phát triển đã cố gắng cải tổ hệ thống thuế BĐS bằng cách phân bổ lệch lạc nguồn lực khan hiếm để đạt đƣợc những mục tiêu không phù hợp. Kết quả nguồn thu tạo đƣợc thƣờng không đáp ứng đủ cho nhu cầu, các mục tiêu đề ra cũng không đạt đƣợc. Jay K. Rosengard đề xuất khung khái niệm dành cho cải cách thuế BĐS tại các nƣớc đang phát triển nhƣ sau: (1) Mục đích của cải cách thuế BĐS là tạo ra nguồn lực dài hạn cho chính quyền địa phƣơng tùy nghi sử dụng vào các mục đích công. (2) Theo đó, nguyên tắc cơ bản trong cải cách thuế BĐS tại các nƣớc đang phát triển là hiệu quả phân bổ và quản
  20. 9 lý, công bằng theo chiều dọc, chiều ngang và tính bền vững của hệ thống. (3) Quá trình cải tổ thuế tại các nƣớc đang phát triển phải nhấn mạnh đến việc sử dụng các biện pháp khuyến khích dành cho cá nhân và tổ chức, tuyên truyền thông tin cho công chúng, thể hiện tầm nhìn một cách tổng thể và áp dụng một cách chọn lọc. Theo Jay K. Rosengard, để thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong cải cách thuế BĐS, Chính phủ các nƣớc cần cải cách thuế BĐS theo hƣớng tăng phạm vi thu thuế bằng cách xây dựng và duy trì cơ sở thuế rộng, chú trọng tính đơn giản thông qua việc thúc đẩy tính minh bạch trong chính sách và rõ ràng về hành chính, nâng cao độ nổi thông qua việc chỉ số hóa và định kỳ tiến hành định giá mới. Nghiên cứu của Jay K. Rosengard một mặt ủng hộ, làm rõ lý thuyết kinh tế học về sắc thuế tốt, một mặt củng cố sự lựa chọn câu hỏi chính sách số 1 của tác giả là có nên mở rộng cơ sở thuế bằng cách đƣa nhà vào diện chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không? Bên cạnh, nghiên cứu của Roy Bahl và Jorge Martinez-Vazquez trong “The property tax in developing countries: Current Practice and Prospects” đã khẳng định sự đúng đắn của tác giả khi đƣa ra câu hỏi chính sách số 2 là xác định giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhƣ thế nào? Bởi theo Roy Bahl và Jorge Martinez-Vazquez, nguồn thu tƣơng lai của thuế BĐS ở các nƣớc đang phát triển và chuyển đổi phụ thuộc vào 4 nhân tố chính là: (1) tốc độ phân quyền, (2) tính hiệu quả của các biện pháp định giá tài sản, (3) sự đuổi kịp kỹ thuật và (4) sự sẵn lòng của chính quyền trung ƣơng cho chính quyền địa phƣơng quyền sử dụng những cơ sở thuế hiệu quả. Theo Báo cáo Chính sách đất đai cho tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng thế giới, hiện nay, trên thế giới có ba phƣơng pháp định giá BĐS chủ yếu là: (1) Đánh giá theo diện tích 1m2. Phƣơng pháp này có thể gây méo mó khủng khiếp vì nó không điều chỉnh theo sự khác nhau về chất lƣợng BĐS. (2) Xác định giá thị trƣờng dựa trên các giao dịch tƣơng đƣơng, chi phí khấu hao hoặc thu nhập từ tiền thuê. Phƣơng pháp này khá chính xác tuy nhiên có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi thị trƣờng còn mỏng. Kỹ thuật thẩm định đại trà để xử lý vấn đề này đang ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến. (3) Tự đánh giá đi kèm với các cơ chế khuyến khích khác để khuyến khích việc khai báo thành khẩn. Phƣơng pháp này khá hấp dẫn đối với các nƣớc nghèo, năng lực hành chính hạn chế,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2