intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu cụ thể của đề tài nhằm đánh giá các vấn đề về sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế để thấy được thực trạng sinh kế của người dân sau khi bị giải tỏa đăng đáy. Đánh giá các chính sách của nhà nước đối với các hộ bị giải tỏa đăng đáy, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị và đề xuất chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ HUỲNH THỊ THANH THƯ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ VÀ CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ GIẢI TỎA ĐĂNG ĐÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ HUỲNH THỊ THANH THƯ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ VÀ CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ GIẢI TỎA ĐĂNG ĐÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 05 năm 2018 Tác giả Huỳnh Thị Thanh Thư
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ DANH MỤC HỘP DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 4 1.3.2 Đối tượng khảo sát: ................................................................................... 4 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 4 1.4 Bố cục luận văn ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................6 2.1 Các khái niệm: ................................................................................................ 6 2.1.1 Khái niệm về sinh kế: ................................................................................ 6 2.1.2 Sinh kế bền vững: ...................................................................................... 6 2.1.3 Khung phân tích sinh kế: ........................................................................... 7 2.1.4 Chính sách tái định cư bắt buộc: .............................................................. 9 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước: ............................................................... 11
  5. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................15 3.1 Quy trình các bước nghiên cứu ................................................................... 15 3.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 16 3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu: ...................................................................... 16 3.3.1 Số liệu thứ cấp được thu thập như sau: ................................................... 16 3.3.2 Số liệu sơ cấp được thu thập qua các bước: ........................................... 16 3.4 Bảng hỏi: ........................................................................................................ 17 3.5 Chọn điểm nghiên cứu: ................................................................................ 18 3.6 Mẫu nghiên cứu: ........................................................................................... 18 3.7 Các bước thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................ 19 3.8 Phân tích, xử lý dữ liệu: ............................................................................... 19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................21 4.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ................... 21 4.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 21 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Xã Long Sơn. .................................................... 22 4.2 Chính sách giải tỏa đăng đáy của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ....................... 23 4.2.1 Cơ sở pháp lý: ......................................................................................... 23 4.2.2 Các chính sách bồi thường, hỗ trợ: gồm 4 chính sách............................ 24 4.3 Thực trạng nghề đăng đáy. .......................................................................... 26 4.3.1 Thực trạng nghề đăng đáy của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ........................... 26 4.3.2 Thực trạng nghề đăng đáy Xã Long Sơn: ............................................... 27 4.3.3 Ảnh hưởng của việc đăng đáy trên sông, biển đến các hoạt động khác: 29 4.4 Vốn sinh kế: ................................................................................................... 32 4.4.1 Vốn con người: ........................................................................................ 32
  6. 4.4.2 Vốn tự nhiên:……………………………………………………………… .31 4.4.3 Vốn vật chất: ............................................................................................ 35 4.4.4 Vốn tài chính: .......................................................................................... 36 4.4.5 Vốn xã hội:............................................................................................... 39 4.5 Bối cảnh dễ gây tổn thương: ........................................................................ 42 4.6 Thu nhập, việc làm và chiến lược sinh kế: ................................................. 46 4.6.1 Thu nhập, việc làm: ................................................................................. 46 4.6.2 Sinh kế của hộ gia đình sau khi bị giải tỏa đăng đáy: ............................ 47 4.7 Khả năng chuyển đổi nghề:.......................................................................... 48 4.8 Đánh giá về sự hỗ trợ của chính quyền và sự tham gia của người dân đối với chính sách: ..................................................................................................... 49 4.9 Tóm tắt chương 4:......................................................................................... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................54 5.1 Kết luận: ........................................................................................................ 54 5.2 Kiến nghị chính sách: ................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 01 BRVT Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 02 UBND Ủy ban nhân dân 03 ADB Ngân hàng phát triển Châu á 04 DFID Cơ quan phát triển Vương quốc Anh 05 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 06 QĐ-UBND Quyết định Ủy ban nhân dân 07 BHYT Bảo hiểm y tế 08 THCS,THPT Trung học cơ sở, Trung học phổ thông 09 CCB Cựu chiến binh
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID ....................................................... 9 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 15 Hình 4.1. Bản đồ tỉnh BRVT ............................................................................... 21 Hình 4.2 Các vị trí đặt miệng đáy........................................................................ 29 Hình 4.3 Hàng đáy chặn ngang Cầu Chà Và gây cản trở giao thông đường thủy30 Hình 4.4 Đáy cọc trên mặt nước, gây mất an toàn giao thông cho tàu bè .......... 30 Hình 4.5 Các hàng đăng, đáy dùng để chặn và vây đánh bắt cá ......................... 31 Hình 4.6 Hàng đáy đặt cạnh bè nuôi thủy sản ..................................................... 31 Hình 4.7 Cơ cấu tham gia hội nhóm của người dân ............................................ 40 Đồ thị 4.1 Thu nhập trước và sau giải tỏa ........................................................... 47
  9. DANH MỤC HỘP Hộp 1. Biết nguy hiểm nhưng vẫn phải làm ........................................................ 27 Hộp 2. Không thể kiếm tiền để trả nợ ngân hàng khi bị mất lưới ....................... 44 Hộp 3. Trộm đi xuống máy cao tốc trộm lưới rập ............................................... 44 Hộp 4. Bán lưới, bỏ nghề vì bị mất cắp ............................................................... 45
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Số hộ bị giải tỏa trên các địa bàn thuộc tỉnh. ....................................... 18 Bảng 3.2 Phân bố của các hộ bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn Xã Long Sơn . .. 19 Bảng 4.1 Bảng giá vật tư phục vụ bồi thường. .................................................... 25 Bảng 4.2 Số lượng các hộ bị giải tỏa từ năm 2013 đến 2017. ............................. 27 Bảng 4.3 Sản lượng khai thác nghề đóng đáy trên sông Chà Và ........................ 28 Bảng 4.4 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi....................................................... 33 Bảng 4.5 Quy mô lao động trong hộ gia đình ..................................................... 33 Bảng 4.6 Kinh nghiệm làm nghề đăng đáy ......................................................... 33 Bảng 4.7 Trình độ học vấn của chủ hộ. ............................................................... 34 Bảng 4.8 Tình hình nhà ở .................................................................................... 35 Bảng 4.9 Kết cấu nhà ở........................................................................................ 35 Bảng 4.10 Tài sản sinh hoạt................................................................................. 36 Bảng 4.11 Tài sản sản xuất. ................................................................................. 36 Bảng 4.12 Kinh tế hộ gia đình ............................................................................. 37 Bảng 4.13 Kế hoạch sử dụng tiền bồi thường. .................................................... 38 Bảng 4.14 Các kênh vay vốn. .............................................................................. 38 Bảng 4.15 Lý do không vay vốn......................................................................... 39 Bảng 4.16 Tỉ lệ tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể........................................ 39 Bảng 4.17. Mức độ quan trọng của các tổ chức đoàn thể, tôn giáo .................... 40 Bảng 4.18. Tỉ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội ............................................. 41 Bảng 4.19. Các hình thức tham gia hoạt động xã hội.......................................... 42 Bảng 4.20 tỉ lệ tham gia hoạt động xã hội của các thành viên gia đình .............. 42 Bảng 4.21 Mức độ tham gia hoạt động xã hội của hộ gia đình ........................... 42 Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về các cú sốc .............................................. 46 Bảng 4.23 Thu nhập trước và sau khi giải tỏa ..................................................... 47 Bảng 4.24 Tỉ lệ hộ gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề ....................................... 49 Bảng 4.25 Những khó khăn khi chuyển đổi nghề ............................................... 49 Bảng 4.26 Đánh giá về các chính sách hỗ trợ: ................................................... 50
  11. Bảng 4.27 Sự tham gia của người dân đối với chính sách .................................. 50 Bảng 4.28 Đề nghị sự hỗ trợ của chính quyền……………………… ... ………51
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Công tác giải tỏa đăng đáy là một trong những chủ trương của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm thu hồi mặt nước để ưu tiên phát triển ngành kinh doanh vận tải biển của tỉnh. Khi thực hiện giải tỏa, tỉnh đã thực hiện các công tác bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân, tuy nhiên một số hộ dân lại tiếp tục hành nghề đăng đáy với những hình thức tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn, điều này gây ra nhiều khó khăn hơn cho công tác quản lý. Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Xã Long Sơn Thành Phố Vũng Tàu để tìm hiểu về công tác giải tỏa ngành nghề đăng đáy trên địa bàn tỉnh BRVT nói chung và Xã Long Sơn nói riêng, qua đó đánh giá những ảnh hưởng của việc giải tỏa đăng đáy đến các hoạt động sinh kế của các hộ dân, tìm hiểu những khó khăn mà người dân đang gặp phải. Qua kết quả phân tích cho thấy, hộ ngư dân đăng đáy phần lớn có tư liệu sản xuất đơn giản, giá trị thấp, họ không có nguồn vốn dồi dào để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tự chuyển đổi sang các ngành nghề mang có giá trị kinh tế cao. Hoạt động sinh kế tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là khai thác đánh bắt thủy sản ven bờ (như te, lưới rập, lưới vây, rập bát quái), các ngành nghề hiện nay không được phép khai thác vì có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó trình độ dân trí của lao động trong độ tuổi lao động cũng khá thấp, họ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc làm. Hộ gia đình ngư dân đăng đáy không tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Bệnh tật cũng là một trong những cú sốc đối vối các gia đình khi có người thân đau ốm, các chi phí phát sinh trong quá trình điều trị cũng kéo theo giảm đi thu nhập và các chi phí dự phòng trong gia đình, thậm chí là tăng các khoản vay mượn, dẫn đến tình trạng nghèo đói nhất là đối với các hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Tình trạng mất cắp ngư lưới cụ cũng là nguy cơ đẩy người dân đến tình trạng nợ nần, nghèo đói và thậm chí là bần cùng hóa.
  13. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đối với các nhóm hộ đồng ý chuyển đổi nghề và nhóm hộ chưa có định hướng chuyển nghề, chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, đồng thời đề xuất một số gợi ý chính sách đối với các điểm đang chuẩn bị thực hiện giải tỏa đăng đáy.
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ, với hơn 300km bờ biển và nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch và được quy hoạch trong nhóm cảng biển số 5 (theo Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng chính phủ). Với tiềm năng về phát triển kinh tế cảng biển, vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ, rất lợi thế với các cảng nước sâu, có khả năng tiếp cận những loại tàu có quy mô và tải trọng lớn trên 100.000 tấn. Tuy nhiên, các tuyến đường sông và đường biển huyết mạch luôn bị các ngư dân lấn chiếm hành nghề đăng đáy thủy sản, gây cản trở cho các tàu di chuyển qua lại. Trên các tuyến sông, biển nhiều hàng cọc đáy được xem như là những chiếc bẫy chìm đối với vấn đề an toàn hàng hải của các tàu thuyền ra vào. Những sự cố xảy ra đối với các tàu do vướng lưới, vướng cọc luôn làm e ngại đối với những hãng tàu lớn, là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của dịch vụ cảng biển tỉnh, hơn nữa nếu sự cố xảy ra với các tàu quốc tế thì sẽ liên quan đến những rắc rối về pháp lý cản trở đến mục tiêu phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Nghề khai thác thủy sản bằng hình thức đăng, đáy là một trong những nghề khai thác có tính hủy diệt cao, không có tính chọn lọc, với kích thước mắt lưới nhỏ, miệng lưới rộng, loại nghề này không từ bỏ bất cứ một loại động vật thuỷ sản nào sống ở dưới nước và trở thành sát thủ đối với tất cả các loài vi sinh vật, trứng, ấu trùng thủy sản, các loài phù du, cá con mới nở…Các động vật sống dưới nước bị hủy diệt và sẽ không có khả năng tái sinh. Nếu ngành nghề này càng phát triển thì nguồn lợi thủy sản tỉnh sẽ ngày càng cạn kiệt, không có khả năng phục hồi và tái tạo, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ những thực trạng đó, từ năm 2012 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có chủ trương chấm dứt ngành nghề đăng đáy cá trên tất cả các tuyến sông tuyến biến của tỉnh với các mục tiêu sau:
  15. 2 Thứ nhất, để khơi thông các luồng lạch cho tàu bè lưu thông đảm bảo an toàn đường thủy và phục vụ mục tiêu phát triển ngành nghề vận tải biển và hệ thống cảng biển trong tương lai. Thứ hai, theo Quyết định 2640/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh chủ trương ưu tiên mặt nước để phát triển các ngành nghề nuôi các loại thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao trên các vùng nuôi tập trung như: hạ lưu sông Thị Vải (thuộc xã Phước Hòa, xã Hội Bài) huyện Tân Thành; sông Dinh (phường Long Hương) thành phố Bà Rịa; hạ lưu sông Ray nằm các huyện Đất Đỏ (xã lộc An, xã Láng Dài), huyện Xuyên Mộc (xã Phước Thuận, xã Bình Châu) và một phần của các huyện Long Điền (xã An Ngãi, xã Phước Hưng); thành phố Vũng Tàu (phường 12, xã Long Sơn) và huyện Côn Đảo. Chủ trương này với mục tiêu phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh trên cơ sở quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đem lại năng suất cao và thân thiện với môi trường. Thứ ba, giảm dần và tiến đến chấm dứt các ngành nghề khai thác thủy sản gần bờ, các hình thức khai thác có tính hủy diệt nhằm phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua các cuộc khảo sát thống kê, tỉnh BRVT có khoảng 500 miệng đáy đóng chằng chịt từ các cửa ao ngòi, sông rạch cũng như các khu vực ven biển. Đến năm 2017, đã giải tỏa được khoảng 187 hộ hành nghề đăng đáy, chấn chỉnh lại một phần trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, thu hồi một số diện tích mặt nước để phát triển mở rộng ngành nghề nuôi trồng thủy sản, hạn chế được các phương tiện khai thác hủy diệt. Số còn lại khoảng 150 hộ tập trung ở Huyện Tân Thành dự kiến sẽ tiếp tục giải tỏa vào năm 2018. UBND tỉnh BRVT cũng đã ban hành các chính sách về bồi thường hỗ trợ giải tỏa đăng đáy nhằm tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho những người thuộc diện bị giải tỏa. Tuy nhiên nghề đăng đáy là một nghề của những người có cuộc sống mưu sinh trên sông trên biển với hình thức khai thác các nguồn lợi tự
  16. 3 nhiên sẵn có, với mức đầu tư thấp, nghề đăng đáy đem lại kế sinh nhai cho những hộ gia đình có ít vốn, chủ yếu hành nghề theo phương thức cha truyền con nối. Khi các hộ bị giải tỏa, họ sẽ mất đi một phương tiện sản xuất. Mặc khác, cuộc sống mưu sinh của ngư dân hành nghề đăng đáy quanh năm lênh đênh trôi theo con nước, đa số người dân có trình độ học vấn thấp, không quen với nghề nghiệp trên bờ do đó sẽ có nhiều khó khăn trong vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp. Sau khi thực hiện công tác giải tỏa, Thường trực ban chỉ đạo giải tỏa đăng đáy đã tiếp nhận hơn 26 đơn kiến nghị và 18 đơn cứu xét của người dân (chỉ riêng khu vực xã Long Sơn) rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân tại các buổi họp ở địa phương vì không đồng thuận với chính sách bồi thường hỗ trợ của tỉnh và đề nghị thêm các chính sách giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp hộ dân sau khi nhận tiền đền bù, vẫn tiếp tục lén lút hành nghề đăng đáy bằng các loại đáy phao (loại lưới đáy di động), gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong công tác quản lý vì phải mất nhiều kinh phí để kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn, cưỡng chế. Theo các kết quả thống kê của Ngân hàng Châu Á (ADB), những dự án có làm thay đổi phương thức sử dụng đất, nước và và những tài nguyên thiên nhiên có thể gây nên hàng loạt các tác động như: mất phương tiện sản xuất, kế sinh nhai; các đặc trưng văn hóa và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau có thể bị triệt tiêu. Việc mất các tài nguyên cho sinh tồn và thu nhập có thể dẫn đến việc khai thác các hệ sinh thái dễ bị ảnh hưởng, dẫn đến những có khó khăn căng thẳng về xã hội và bần cùng hóa. Luật pháp và các mệnh lệnh hành chính sẽ khó trở thành hiện thực khi không giải quyết được vấn đề về sinh kế của ngư dân, vì cuộc sống mưu sinh họ sẽ tìm mọi cách để đánh bắt cá, bất chấp các lệnh cấm. Vì vậy cần phải có những chính sách kịp thời thỏa đáng để người dân có thể hòa nhập với cuộc sống mới, tuân thủ và chấp hành các mệnh lệnh hành chính. Với những ý nghĩa đó tôi xin nghiên cứu đề tài “Đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
  17. 4 Vũng Tàu” để tìm ra những khó khăn của người dân đang phải đối mặt và kiến nghị các giải pháp để cải thiện điều kiện sinh kế, đảm bảo an sinh xã hội. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá các vấn đề về sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế để thấy được thực trạng sinh kế của người dân sau khi bị giải tỏa đăng đáy. Mục tiêu 2: Đánh giá các chính sách của nhà nước đối với các hộ bị giải tỏa đăng đáy, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị và đề xuất chính sách. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu. 1. Sinh kế của người dân bị giải tỏa đăng đáy trên các tuyến sông tuyến biển hiện nay như thế nào? 2. Ngư dân đăng đáy có các chiến lược sinh kế như thế nào khi bị giải tỏa? 3. Những giải pháp nào góp phần cải thiện sinh kế của người dân bị giải tỏa đăng đáy? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về sinh kế và chiến lược sinh kế của các hộ dân bị giải tỏa đăng đáy. 1.3.2 Đối tượng khảo sát: Các hộ dân bị giải tỏa đăng đáy tại Xã Long Sơn, Thành Phố Vũng Tàu. 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn Xã Long Sơn, là một xã đảo ngoại thành của thành phố Vũng Tàu, với thời gian lựa chọn trong năm 2017. 1.4 Bố cục luận văn Báo cáo đề tài gồm 5 chương:
  18. 5 Chương I. Phần giới thiệu. Chương này nêu lên bối cảnh nghiên cứu và những mục tiêu cần phải nghiên cứu xuất phát từ bối cảnh; câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương II. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu có liên quan đến sinh kế, sinh kế bền vững; các chỉ số về sinh kế bền vững, khung lý thuyết về sinh kế của DFID; những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về vấn đề tái định cư. Chương III. Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày những thông tin tổng quan về chính sách giải tỏa đăng đáy của tỉnh BRVT; sơ lược về địa bàn nghiên cứu; quy trình nghiên cứu, cách thiết lập bảng hỏi nhằm thực hiện đánh giá các thông tin về hiện trạng sinh kế của người dân. Chương IV. Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sinh kế của người dân làm nghề đăng đáy sau khi bị giải tỏa tại địa bàn nghiên cứu. Chương V. Kết luận và kiến nghị Chương này trình bày tóm lược các kết quả quan trọng của đề tài, từ đó gợi ý các chính sách nhằm thực hiện tốt các chính sách sinh kế cho người dân sau khi bị giải tỏa đăng đáy.
  19. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Các khái niệm: 2.1.1 Khái niệm về sinh kế: Sinh kế được hình thành dựa trên các yếu tố bao gồm năng lực của con người, tài sản vật chất và xã hội mà họ có thể tiếp cận và hoạt động cần thiết để phối hợp các nguồn lực trên nhằm mục đích kiếm sống (Robert Chambers và Gordon R. Conway, 1991, tr.6). 2.1.2 Sinh kế bền vững: Kết quả nghiên cứu của Ellis (2000) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ. Theo định nghĩa của Chamber và Conway (1991), sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu của Reardon và Taylor (1996) về sinh kế cho thấy: Sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Barrett và Reardon (2000) cho rằng sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển... Tuy vậy, sự bền
  20. 7 vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không. Sinh kế được gọi là bền vững khi nó có khả năng phản ứng tự vệ trước các tổn thương mà không cần sự hỗ trợ nhất thời từ bên ngoài, đồng thời không gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh kế của người khác và không làm suy giảm nguồn tài nguyên có thể khai thác của các thế hệ tiếp theo (DFID, 1999). 2.1.3 Khung phân tích sinh kế: Khung phân tích sinh kế bền vững DFID: Khung sinh kế bền vững DFID do Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) xây dựng là một công cụ để cải thiện sự hiểu biết của các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về đời sống, đặc biệt là sinh kế của người nghèo. Khung sinh kế bền vững trình bày các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, và mối quan hệ điển hình giữa các bên. Nó có thể được sử dụng cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển mới và đánh giá những đóng góp cho sự bền vững sinh kế được thực hiện bởi các hoạt động hiện có. Khung phân tích sinh kế bền vững được xây dựng trên cơ sở tài sản sinh kế bao gồm 05 nguồn lực: + Vốn vật chất: cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa con người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; + Vốn xã hội: là nguồn lực mà các hộ gia đình và cá nhân sử dụng để thực hiện các mục tiêu sinh kế của họ bao gồm các yêu cầu xã hội, quan hệ cộng đồng, quan hệ với các tổ chức công quyền, đảng phái, các hội ngành nghề, hiệp hội; + Vốn con người: đại điện cho các nhận thức, khả năng làm việc và kiến thức nhằm phục vụ việc theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Vốn con người có vai trò rất quan trọng trong các nguồn vốn của hộ gia đình, nó quyết định việc quản lý và sử dung các nguồn vốn khác (như vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2