intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động cấu trúc vốn đến lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận, vấn đề đã được nghiên cứu nhiều, bằng cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như một bằng chứng thực nghiệm tốt ở các nước thị trường mới nổi như Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động cấu trúc vốn đến lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- HỒ VIỆT TÂN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CẤU TRÚC VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CẤU TRÚC VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM’’ là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Hồ Việt Tân
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trường. Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Hồ Việt Tân
  4. Mục Lục Tóm tắt ............................................................................................................................... 1 1. Chương 1: Giới thiệu ................................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 4 1.5. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 4 2. Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .......................................... 5 3. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 10 3.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 10 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 3.3. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 12 3.4. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 13 4. Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu ...................................................... 14 4.1. Hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011 ...................................................... 14 4.1.1. Lợi nhuận doanh nghiệp .......................................................................... 14 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên trên vốn chủ sở hữu ................................................. 15 4.2. Thống kê mô tả ................................................................................................ 15 4.2.1. Thống kê mô tả hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ............................ 15 4.2.2. Thống kê mô tả các biến giải thích .......................................................... 15 4.2.3. Thống kê mô tả nhóm có lợi nhuận và nhóm không có lợi nhuận........... 17 4.2.4. Thống kê mô tả biến động các chỉ số ....................................................... 18 4.3. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 19 5. Chương 5: Kết luận .................................................................................................. 29
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCKVN: Thị trường chứng khoán Việt Nam TTCK: Thị trường chứng khoán ROA: Thu nhập trên tổng tài sản ROE: Thu nhập trên vốn chủ sở hữu DE: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu TD: tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản STD: tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản LTD: tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản TTS: tổng tài sản SSC: sai số chuẩn
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng kết các kết quả nghiên cứu.…….……………………9 Bảng 4.1: Thống kê tình hình lợi nhuận các công ty.……………………. 14 Bảng 4.2: Mô tả thống kê hiệu quả hoạt động ............................................. 15 Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến giải thích .............................................. 17 Bảng 4.4: Mô tả thống kê nhóm công ty có lợi nhuận ................................ 18 Bảng 4.5: Mô tả thống kê nhóm công ty không có lợi nhuận ..................... 18 Bảng 4.6: Mô tả thống kê biến động các biến ............................................. 19 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình ban đầu-Ước lượng OLS. ................... 20 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình ban đầu-Ước lượng Fix Effects Model…. ...................................................................................................... 20 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình ban đầu-Ước lượng Random Effects Model .......................................................................................................... 21 Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................... 23 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình điều chỉnh-Ước lượng OLS .............. 24 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình điều chỉnh-Ước lượng Fix Effects Model. .......................................................................................................... 24 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình điều chỉnh-Ước lượng Random Effects Model ........................................................................................................... 25 Bảng 4.14: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và phần dư mô hình .. 28
  7. 1 Tóm tắt Luận văn này nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 571 công ty niêm yết giai đoạn 2008-2011. Dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân chia các công ty trong mẫu thành nhiều nhóm, sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy để kiểm định mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động các công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiểm định các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty. Sau đó, tác giả sử dụng các nhân tố thuộc về đặc điểm công ty để dự báo xu hướng gia tăng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều có khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên kết quả này là không hoàn toàn phù hợp với tất cả các công ty, nó còn phụ thuộc vào quy mô công ty, trình độ của người chủ, mức độ hỗ trợ của chính phủ, chính sách kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ….
  8. 2 1. Chương 1: Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, các công ty cả nước đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong và ngoài nước. Khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sản xuất đình đốn, sức mua giảm sút, kinh doanh ảm đảm. Các công ty phải nổ lực không ngừng tìm hướng đi đúng đắn, ổn định và phát triển. Trong bối cảnh như vậy, các công ty luôn cần nguồn vốn nhất định cho mục tiêu của mình. Ngoài ra, các công ty cần xác định mức độ tài trợ giữa các nguồn cũng quan trọng không kém. Việc duy trì một cấu trúc vốn phù hợp mang ý nghĩa sống còn cho các công ty. Một cấu trúc vốn mang ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Mục tiêu đầu tiên hoạt động của các công ty không gì ngoài lợi nhuận. Ngoài ra, các công ty còn mang sứ mệnh về sự tồn tại của mình. Đó là sự đóng góp cho xã hội và phát triển bền vững xã hội. Các công ty có thể kinh doanh bằng vốn của cổ đông cũng có thể huy động thêm vốn vay. Tài trợ vốn, tài trợ nợ với tỷ lệ bao nhiêu để làm đòn bẩy gia tăng hiệu quả cao nhất cho công ty là đề tài cần nhiều nghiên cứu hơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng không tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các công ty (theo M&M) mà tùy thuộc vào loại hình công ty, quy mô công ty, giai đoạn phát triển của công ty, môi trường kinh doanh, … mà xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu của công ty. Có thể kể ra các nghiên cứu của Wei Xu (2005) về mối quan hệ của hiệu quả hoạt động và cấu trúc tài chính, về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty khi đo lường theo kế toán và theo chỉ số thị trường của Rami Zeitun (2007), nghiên cứu của Margaritis (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động; điển hình là nghiên cứu của Murray Z. Frank và Vidhan K.
  9. 3 Goyal (2009) về lợi nhuận và cấu trúc vốn. Tuy vậy, mức độ cấu trúc vốn phản ánh lên lợi nhuận công ty như thế nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh nghiên cứu, thời kỳ nghiên cứu, phạm vi mẫu, đặc điểm của công ty. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và để tạo cơ sở vững chắc hơn cho các công ty đi tìm cấu trúc vốn tối ưu cho riêng, tác giả chọn đề tài ‘‘ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM’’. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: + Có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lợi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? + Những phát hiện mới hơn so với nghiên cứu của Murray Z. Frank và Vidhan K. Goyal (2009) về lợi nhuận và cấu trúc vốn? + Đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lợi của công ty làm tiền đề xây dựng cấu trúc vốn phù hợp cho công ty?
  10. 4 1.4. Đóng góp của luận văn Luận văn này có 4 đóng góp chính như sau : Thứ nhất, luận văn này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận, vấn đề đã được nghiên cứu nhiều, bằng cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như một bằng chứng thực nghiệm tốt ở các nước thị trường mới nổi như Việt Nam. Thứ hai, giải thích tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kiểm định và chứng thực mối quan hệ giữa chúng dựa vào kết quả hoạt động các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2011. Thứ ba, căn cứ cho các nhà quản trị cân nhắc trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của công ty trong từng giai đoạn. 1.5. Bố cục của luận văn Luận văn này gồm có 5 chương : chương 1 giới thiệu trình bày tổng quan các nội dung chính của luận văn và giải thích lý do tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu. Chương 2 trình bày tổng quát kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trước đây. Chương 3 mô tả mẫu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích. Chương 4 thảo luận về những kết quả thực nghiệm. Chương 5 kết luận của luận văn.
  11. 5 2. Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây * Các nghiên cứu nước ngoài: Nghiên cứu của Maslis (1983) cho kết quả tương quan thuận giữa giá cổ phiếu và đòn cân nợ. Đó cũng là kết quả tương quan giữa hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn. Tỷ lệ nợ từ 0.23 đến 0.45 là khoảng hiệu quả của đòn cân nợ. Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động âm đến hiệu quả hoạt động các công ty ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Wei Xu (2005) về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động (đo lường bằng chỉ số ROE) và cơ cấu tái chính. Kết quả nghiên cứu rút ra được: hiệu quả hoạt động có tương quan dương với tỷ lệ nợ và khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24.52% đến 51.13% thì hiệu quả hoạt động có tương quan phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ. Nghiên cứu của Berger (2006) về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngân hàng thông qua kiểm định giả thuyết chi phí người chủ và chi phí người đại diện. Kết quả là cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng và ngược lại. Nghiên cứu của Rami Zeitun (2007) cho thấy cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động các công ty đo lường theo số liệu sổ sách và theo các chỉ số của thị trường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dương đến hiệu quả theo thị trường của các công ty (đo lường bằng chỉ số Tobin ’ s Q). Nghiên cứu của Margaritis (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động cho thấy hiệu quả hoạt động công ty ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và ngược lại cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động.
  12. 6 Tian và Zeitun (2007) « xem xét ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên hoạt động công ty ở Jordan », nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu gồm 167 công ty Jordani giai đoạn 1989-2003 để kiểm định giả thuyết khả năng sinh lợi, cơ hội tăng trưởng, quy mô, tài sản hữu hình có ảnh hưởng lên cơ cấu vốn của công ty dựa trên mô hình thực nghiệm hồi quy bình quân. Các thước đo về đòn bẩy nợ bao gồm: tổng nợ trên tổng tài sản TDTA, tổng nợ trên tổng vốn sở hữu TDTE, nợ dài hạn trên tổng tài sản LTDTA, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản STDTA và tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu TDTC được sử dụng trong nghiên cứu. Nikolaos P. Eriotis, Zoe Frangouli, Zoe Ventoura-Neokosmides nghiên cứu mối liên hệ giữa lợi nhuận biên và cấu trúc vốn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng các công ty công nghiệp giai đoạn 1995-1996. Các ông kết luận rằng cấu trúc vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận các hãng. Có hãng chọn tỷ số nợ trên vốn chủ cao nhưng cũng có hãng chọn tỷ số thấp tùy theo chiến lược tài chính của họ. Tác giả tìm thấy bằng chứng thể hiện sự tương quan âm mạnh giữa tỷ số nợ và khả năng tạo lợi nhuận vì chi phí tài trợ nợ cao hơn chi phí tài trợ vốn và các hãng thích tự chủ tài chính hơn. Samuel G. H. Huang and Frank M. Song nghiên cứu định lượng về cấu trúc vốn các công ty tại Trung Quốc. Các ông thực hiện nghiên cứu các đặc tính của hơn 1.000 công ty Trung Quốc đến năm 2000. Qua nghiên cứu, các ông kết luận rằng trong nền kinh tế đổi mới như Trung Quốc thì tỷ số nợ dài hạn, tỷ số tổng nợ và tỷ số nợ phải trả tác động nghịch với khả năng sinh lợi và tác động thuận với kích cỡ công ty. Giá trị tài sản hữu hình có tác động tích cực đến tỷ số nợ dài hạn của công ty.
  13. 7 Murray Z. Frank và Vidhan K. Goyal (2009) nghiên cứu mối liên hệ giữa lợi nhuận và cấu trúc vốn các công ty. Hai ông sử dụng nguồn dữ liệu 226.355 mẫu quan sát báo cáo hàng năm các công ty từ Compustat-CRSP. Kết quả cho thấy rằng có mối ảnh hưởng lẫn nhau giữa lợi nhuận và cấu trúc vốn theo lý thuyết đánh đổi. Dzung Nguyen, Ivan Diaz-Rainey và Andros Gregoriou nghiên cứu phát triển tài chính và xác định cấu trúc vốn tại Việt Nam. Các ông nghiên cứu cấu trúc vốn các công ty Việt Nam dựa trên mẫu dữ liệu là báo cáo tài chính của 116 công ty phi tài chính giai đoạn 2007-2010. Kết quả các ông chỉ ra rằng cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam vẫn chịu phụ thuộc vào nguồn tài chính ngắn hạn sau hai thập kỷ đổi mới. Khả năng sinh lợi và vốn lưu động có tác động ngược với đòn bẩy tài chính trong khi tốc độ tăng trường và tình trạng vốn chủ sở hữu thì ngược lại. Muhammad Umar Zaighum Tanveer Saeed Aslam Muhammad Sajid nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động các công ty ở Pakistan. Dữ liệu dùng để nghiên cứu bao gồm 62 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi giai đoạn 2006-2009. Kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng ngược chiều của đòn bẩy tài chính lên hiệu quả hoạt động các công ty. * Các nghiên cứu trong nước: Nghiên cứu của Thạc sĩ Trần Hùng Sơn và Tiến sĩ Trần Việt Hoàng (2008) về mối quan hệ cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Nguồn số liệu tác giả lấy từ 50 công ty phi tài chính đang niêm yết tính đến thời điểm tháng 9 năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty bị tác động bởi cơ cấu vốn. Cụ thể: (1) Hiệu quả hoạt động của công ty có tương quan
  14. 8 dương với cơ cấu vốn. (2) Hiệu quả hoạt động có mối liên hệ bậc hai và bậc ba chặt chẽ với cơ cấu vốn của khi tỷ lệ nợ dưới 100%. Hiệu quả hoạt động công ty có tương quan âm với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1,812; hiệu quả hoạt động của công ty có tương quan dương với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng 0,9755 và 2,799. Nguyễn Tấn Vinh (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nộ. Đối tượng nghiên cứu là tất cả các công ty phi tài chính trên sàn chứng khoán Hà nội đến đầu năm 2010. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hoạt động các công ty lên cơ cấu vốn kết hợp với các biến khác như quy mô công ty, cơ hội phát triển và tài sản cố định, và tác động của cơ cấu vốn lên giá trị của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Lợi nhuận của công ty có tác động quan trọng và tích cực đến các chỉ số cơ cấu vốn như: tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, quy mô công ty cũng có tác động tích cực và quan trọng lên các số đo đòn bẩy tài chính như: tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu, tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản. (2) Không có mối quan hệ bền vững giữa cơ cấu vốn và giá thị trường của công ty (đo lường bằng chỉ số P/E), giá thị trường còn phụ thuộc vào các yếu tố khác mà tác giả chưa đề cập trong trường hợp Việt Nam. Lê Thị Kim Thư (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Tác giả nghiên cứu 13 công ty bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM trong 5 năm (2007-2011). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc vốn các công ty nghiên cứu, đó là quy mô công ty
  15. 9 (tương quan âm), hiệu quả hoạt động kinh doanh (tương quan âm, đo lường bằng chỉ chỉ số ROA và ROE), sự tăng trưởng của công ty (tương quan dương) và đặc điểm riêng của tài sản công ty (tương quan âm). Bảng 2.1: Bảng tổng kết các kết quả nghiên cứu STT Tác giả Các biến sử Dấu Ghi chú dụng kết quả 1 Malis (1983) Cơ cấu vốn + [0,23:0,45]: khoảng hiệu quả đòn cân nợ 2 Dilip Ratha (2003) Đòn bẩy tài - Các nước đang phát chính triển 3 Wei Xu (2005) Tỷ lệ nợ + [0,25:0,51] : tương quan phương trình bậc hai và bậc ba 4 Berger (2006) Cơ cấu vốn +/- Kiểm định giả thuyết chi phí người chủ và người đại diện 5 Rami Zeitun (2007) Cơ cấu vốn +/- Đo lường theo sổ Tỷ lệ nợ ngắn + sách và theo các chỉ hạn số thị trường 6 Margaritis (2007) Cơ cấu vốn +/- 7 Tian và Zeitun (2007) TDTA TDTE Hạn chế do tác động LTDTA +/- của chi phí thuế và STDTA chi phí phá sản TDTC 8 Nikolaos P. Eriotis, Tỷ số nợ - Zoe Frangouli, Zoe ventoura-Neokosmides 9 Samuel G. H. Huang và Tỷ số nợ dài - Frank M. Song hạn Tỷ số tổng nợ -
  16. 10 Tỷ số nợ phải - trả 10 Murray Z. Frank và Tỷ số nợ + Vidhan K. Goyal (2009) 11 Dzung Nguyen, Ivan Đòn bẩy tài - Diaz-Rainey, andros chính Gregoriou 12 Muhammad Umar Đòn bẩy tài - Zaighum Tanveer chính Saeed Aslam Muhammad Sajid 13 Trần Hùng Sơn và Trần Cơ cấu vốn + (-) khi D/E > 1,812 Việt Hoàng (2008) 14 Nguyễn Tấn Vinh Tổng nợ trên + (2011) tổng tài sản Tổng nợ ngắn + hạn trên tổng tài sản 15 Lê Thị Kim Thư (2011) Cấu trúc vốn - Với mong muốn làm sáng tỏ hơn mối quan hệ này trên thị trường Việt Nam, tác giả thực hiện đề tài này làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. 3. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu nghiên cứu Dữ liệu được lấy trong các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của những công ty niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2011 và các thông tin có liên quan qua các trang web của các công ty niêm yết và thông tin trên trang web của các Sở giao dịch chứng khoán. Mẫu ban đầu gồm 592 công ty niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Việt Nam từ 2008–2011. Tuy nhiên những công ty niêm yết không
  17. 11 có thông tin đầy đủ theo giai đoạn 2008-2011 tác giả nghiên cứu (do mới niêm yết hay đã hủy niêm yết hay lý do nào đó mà tác giả không thu thập được) và các công ty hoạt động tài chính-ngân hàng được loại ra. Mẫu cuối cùng bao gồm 571 công ty và 2.284 quan sát để phân tích. Trong mẫu, thông tin thu thập được bao gồm các chỉ số cần thiết cho bài nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, tác giả đã phân chia các công ty trong mẫu theo ngành nghề vào các nhóm để có hình dung tổng quất về mẫu quan sát. Có 19 nhóm ngành và số lượng quan sát thống kê như sau: + Nhóm Bất động sản: 58 công ty, tương đương 232 mẫu dữ liệu. + Nhóm Cao su: 9 công ty, tương đương 36 mẫu dữ liệu. + Nhóm Chứng khoán: 25 công ty, tương đương 100 mẫu dữ liệu. + Nhóm Công nghệ-Viễn thông: 25 công ty, tương đương 100 mẫu dữ liệu. + Nhóm Dịch vụ-Du lịch: 14 công ty, tương đương 56 mẫu dữ liệu. + Nhóm Dược phẩm-Y tế-Hóa chất: 21 công ty, tương đương 84 mẫu dữ liệu. + Nhóm Giáo dục: 25 công ty, tương đương 100 mẫu dữ liệu. + Nhóm Khoáng sản: 29 công ty, tương đương 116 mẫu dữ liệu. + Nhóm Năng lượng Điện-Khí-Gas: 19 công ty, tương đương 76 mẫu dữ liệu. + Nhóm Thép: 16 công ty, tương đương 64 mẫu dữ liệu. + Nhóm Dầu khí: 14 công ty, tương đương 56 mẫu dữ liệu. + Nhóm Nhựa-Bao bì: 22 công ty, tương đương 88 mẫu dữ liệu. + Nhóm Sản xuất-Kinh doanh: 36 công ty, tương đương 144 mẫu dữ liệu.
  18. 12 + Nhóm Thực phẩm: 29 công ty, tương đương 116 mẫu dữ liệu. + Nhóm Thương mại: 19 công ty, tương đương 76 mẫu dữ liệu. + Nhóm Thủy sản: 22 công ty, tương đương 88 mẫu dữ liệu. + Nhóm Vận tải-Cảng-Taxi: 50 công ty, tương đương 200 mẫu dữ liệu. +Nhóm Vật liệu xây dựng: 55 công ty, tương đương 220 mẫu dữ liệu. + Nhóm Xây dựng: 83 công ty, tương đương 332 mẫu dữ liệu. Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa vào năm tài chính để đánh giá biến động của nhóm theo chu kỳ năm của các nhóm. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh số liệu, và giá trị trung bình để đánh giá thực trạng khả năng sinh lời, cấu trúc vốn công ty nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, để đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động công ty (khả năng sinh lời), tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hồi qui dữ liệu bảng để xác định hệ số quan hệ giữa chúng từ đó đưa ra kết luận của đề tài. Phần mềm hỗ trợ: EVIEWS 6.0 3.3. Giả thuyết nghiên cứu Nếu cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động (tức cũng có tác động đến giá trị doanh nghiệp) thì tồn tại mối liên quan chặt chẽ giữa hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn. Vậy, tỷ lệ nợ vay tác động đến hiệu quả hoạt động. Trong nghiên cứu này, các giả thuyết được nêu ra như sau: Giả thuyết một: Hiệu quả hoạt động có tương quan dương (+) với tỷ lệ nợ vay khi tỷ lệ vay thấp và tương quan âm (-) khi tỷ lệ nợ vay cao. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì các tỷ lệ nợ vay thông thường là cao hơn giai đoạn bình thường.
  19. 13 Theo MM và lý thuyết chi phí người đại diện (Agency costs theory) thì tại một mức nợ vay cho trước thì hiệu quả hoạt động có tương quan dương với tỷ lệ nợ và làm giảm chi phí người đại diện và ngược lại khi tỷ lệ nợ vay vượt quá mức cho trước. Giả thuyết hai: Cơ hội tăng trưởng làm tăng hiệu quả hoạt động, tức có tương quan dương (+). Cơ hội tăng trưởng được đo bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản. Công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng cao. Giả thuyết ba: Quy mô công ty tác động dương (+) đến hiệu quả hoạt động do chi phí phá sản giảm cùng chiều với quy mô công ty. Quy mô công ty đo lường bằng giá trị logarit của tổng tài sản. Giả thuyết bốn: Tài sản dài hạn có tác động dương (+) đến hiệu quả hoạt động của công ty. Tài sản dài hạn được đo lường bằng tỷ số tài sản dài hạn trên tổng tài sản. 3.4. Mô hình nghiên cứu Dựa vào bài nghiên cứu của Murray Z. Frank và Vidhan K. Goyal (2009) về lợi nhuận và cấu trúc vốn tác giả đưa ra mô hình trong nghiên cứu này. Tác giả sử dụng biến ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Cơ cấu vốn đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ/tồng vốn chủ sở hữu (DE), tổng nợ/tổng tài sản (TD) theo Murray Z. Frank và Vidhan K.Goyal, tổng nợ ngắn hạn/tổng tài sản (STD), tổng nợ dài hạn/tổng tài sản (LTD). Cơ hội tăng trưởng đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của công ty (DTTS). Quy mô công ty đo lường bằng chỉ số logarit của tổng tài sản doanh nghiệp (logTTS) theo Murray Z. Frank và Vidhan K.Goyal.
  20. 14 Tài sản dài hạn đo lường bằng tài sản dài hạn/tổng tài sản công ty (LA) theo Murray Z. Frank và Vidhan K.Goyal. Dựa vào các giả thuyết nêu trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: ROE = β0 + β1DE + β2TD + β3STD + β4LTD + β5DTTS + β6logTTS + β7LA 4. Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu 4.1. Hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011 Trước khi phân tích, tác giả tóm tắt các hiệu quả hoạt động các công ty qua số liệu 571 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2011. 4.1.1. Lợi nhuận doanh nghiệp Thống kê giai đoạn 2008-2011 ta thấy số lượng các công ty trong mẫu quan sát có tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ lệ rất đáng kể so với các công ty không có lợi nhuận. Năm 2008, tỷ lệ này là 92% so với 8%. Năm 2009, tỷ lệ này là 98% so với 2%. Năm 2010, tỷ lệ này là 97% so với 3%. Năm 2011, tỷ lệ này là 87% so với 13%. Trung bình 4 năm, số lượng công ty có lợi nhuận chiếm 94% so với 6% công ty không có lợi nhuận trong 571 công ty quan sát được. Bảng 4.1: Thống kê tình hình lợi nhuận các công ty Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2008-2011 Có lãi 526 560 554 498 2.138 Hòa vốn 0 1 0 2 3 Lỗ 45 10 17 71 143 Số quan sát 571 571 571 571 2.284
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0