intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển mạng điện thoại di động S-Fone đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động của mạng di động S-Fone trong thời gian qua để nhận rõ các điểm mạnh cũng như các mặt còn hạn chế của doanh nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone nhằm tìm ra những cơ hội và thách thức cũng như đối thủ cạnh tranh chính; xây dựng các chiến lược, lựa chọn chiến lược và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng điện thoại S-Fone đến năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển mạng điện thoại di động S-Fone đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _____________________ VŨ VĂN TUẤN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG S-FONE ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ ÁNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2008
  2. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1. Khái niệm về chiến lược tiến trình xây dựng chiến lược................................3 1.2. Tiến trình xây dựng và lựa chọn chiến lược ...................................................3 1.2.1. Xây dựng chiến lược ..............................................................................3 1.2.1. 1. Nghiên cứu môi trường ..............................................................3 1.2.1. 2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp ..................................................6 1.2.1. 3. Xây dựng ma trận SWOT...........................................................7 1.2.2. Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM .............................................8 Kết luận chương 1 ................................................................................................10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG S-FONE 2.1. Giới thiệu chung về S-Fone ..........................................................................11 2.2. Phân tích môi trường nội bộ của S-Fone ....................................................14 2.2.1. Tình hình phát triển thuê bao & thị phần của S-Fone .........................14 2.2.2. Doanh thu, doanh thu bình quân/ một thuê bao S-Fone.......................15 2.2.3. Giá cước, gói cước và dịch vụ giá trị gia tăng của S-Fone ..................16 2.2.4. Phân tích công nghệ, tính năng kỹ thuật của mạng di động S-Fone ....19
  3. 2.2.5. Kết quả triển khai vùng phủ sóng.........................................................21 2.2.6. Nguồn nhân lực ....................................................................................23 2.2.7. Chủng loại và chất lượng dịch vụ.........................................................26 2.2.8. Tình hình phát triển kênh phân phối.....................................................29 2.2.9. Hoạt động tiếp thị truyền thông............................................................30 2.2.10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)......................................32 2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone.....34 2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô …………………………………………. 34 2.3.1.1. Yếu tố kinh tế ....................................................................................35 2.3.1.2. Yếu tố luật pháp, chính trị & đường lối chính sách của Nhà nước ...37 2.3.1.3. Yếu tố công nghệ ..............................................................................34 2.3.2. Phân tích môi trường vi mô ..................................................................38 2.3.2.1. Ảnh hưởng của nhà cung cấp ............................................................38 2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh chính ...................................................................40 2.3.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................48 2.3.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh..............................................................51 Kết luận chương 2 ..............................................................................................52 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG S-FONE ĐẾN NĂM 2015 3.1. Định hướng phát triển của mạng di động S-Fone đến năm 2015 .................53 3.1.1. Xác định phương hướng phát triển.......................................................53 3.1.2. Xác định mục tiêu phát triển mạng di động S-Fone đến năm 2015 .....53 3.2. Phân tích ma trận SWOT để đề xuất chiến lược...........................................54 3.3. Lựa chọn chiến lược .....................................................................................56 3.4. Một số giải pháp thực hiện các chiến lược quan trọng .................................58 3.4.1. Gia tăng các dịch vụ GTGT tạo khác biệt với đối thủ cạnh tranh........58 3.4.2. Mở rộng vùng phủ sóng & đa dạng máy ĐTDĐ CDMA.....................62
  4. 3.4.3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối....................................................66 3.4.4. Chú trọng các hoạt động tích hợp truyền thông ...................................68 3.4.5. Cải thiện quan hệ BCC và tìm giải pháp tăng nguồn vốn ....................70 3.5. Một số kiến nghị...........................................................................................72 Kết luận chương 3 ................................................................................................74 Kết luận ..............................................................................................................75 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Doanh thu của S-Fone qua các năm ....................................................16 Bảng 2.2. Chất lượng cuộc gọi của S-Fone so với các mạng đối thủ ..................16 Bảng 2.3. Bảng đánh giá năng suất lao động của S-Fone....................................25 Bảng 2.4. Số lượng kênh phân phối S-Fone đến tháng 08/2008 .........................30 Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của S-Fone ............................33 Bảng 2.6. Mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á ........................34 Bảng 2.7. Sản lượng máy ĐTDĐ CDMA của S-Fone năm 2008 .......................40 Bảng 2.8. Quá trình phát triển thuê bao các mạng từ 2004 đến 2008 .................40 Bảng 2.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ...............................................49 Bảng 2.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .............................................................51 Bảng 3.1. Ma trận SWOT ...................................................................................54 Bảng 3.2. Ma trận QSPM – Nhóm S/T ...............................................................56 Bảng 3.3. Ma trận QSPM – Nhóm W/T .............................................................57 Bảng 3.4. Ngân sách trợ giá máy ĐTDĐ CDMA của S-Fone năm 2008............65 Bảng 3.5. Các hạng mục hỗ trợ đại lý SPS ..........................................................68 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Qui trình quản trị chiến lược..................................................................4 Hình 1.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ......................................................5 Hình 1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................6 Hình 1.4. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) ........................................................7 Hình 1.5. Ma trận SWOT.......................................................................................7 Hình 1.6. Ma trận QSPM .....................................................................................10 DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biều đồ 2.1. Vốn đầu tư của mạng S-Fone ..........................................................13 Biểu đồ 2.2. Mức tăng trưởng thuê bao S-Fone từ 2003 -2008 ...........................14
  6. Biểu đồ 2.3. Thị phần S-Fone tại thời điểm tháng 05/2008.................................15 Biểu đồ 2.4. Doanh thu bình quân của các mạng năm 2008................................15 Biều đồ 2.5. Tỷ lệ doanh thu của các dịch vụ gia tăng của S-Fone ....................18 Biều đồ 2.6 Tốc độ phủ sóng của S-Fone ............................................................22 Biều đồ 2.7 Mức độ hấp dẫn của thương hiệu S-Fone.........................................23 Biều đồ 2.8 Mức độ nhận biết các thương hiệu mạng ĐTDĐ ............................31 Biểu đồ 2.9. Chi phí tiếp thị và truyền thông của S-Fone qua các năm...............31 Biều đồ 3.1. Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ GTGT hiện nay của khách hàng ..........59 Biều đồ 3.2. Bảng GDP bình quân đầu người Việt Nam qua các năm...............64
  7. -1- LỜI MỞ ĐẦU o Lý do chọn đề tài: Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế thương mại ngày càng minh bạch và thông thoáng hơn. Thị trường viễn thông Việt Nam tiếp tục đạt được các bước tiến vượt bậc, hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển đồng thời cải thiện được vị trí trong bảng xếp hạng viễn thông châu Á. Trên thị trường viễn thông, nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định có chiều hướng giảm dần và giữ mức tăng khoảng 9% trong giai đoạn 2007-2011 do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng rộng. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 5 nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, S-Fone và 2 nhà cung cấp chuẩn bị gia nhập ngành là Hà Nội Telecom cùng Gtel, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh. Tạp chí Telecom Asia xếp thị trường di động Việt Nam là một trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông châu Á, xếp thị trường viễn thông Việt nam đứng thứ 13 (sau Thái Lan) về cả quy mô và tốc độ phát triển của cả linh vực cố định, di động và Internet. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên là hệ quả của việc gia nhập WTO. Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, các mạng điện thoại di động phải liên tục củng cố và nâng cao chất lược dịch vụ, năng lực cạnh và đặc biệt là việc hoạch định các chính sách, đưa ra những chiến lược định hướng để đứng vững và phát triển.
  8. -2- Với những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài “Định hướng phát triển mạng điện thoại di động S-Fone đến năm 2015” với hy vọng đóng góp một phần công sức cho sự phát triển của mạng điện thoại di động S-Fone. o Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Phân tích thực trạng hoạt động của mạng di động S-Fone trong thời gian qua để nhận rõ các điểm mạnh cũng như các mặt còn hạn chế của doanh nghiệp - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone nhằm tìm ra những cơ hội và thách thức cũng như đối thủ cạnh tranh chính. - Xây dựng các chiến lược, lựa chọn chiến lược và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng điện thoại S-Fone đến năm 2015. o Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng hoạt động kinh doanh của mạng di động S-Fone, phân tích môi trường kinh doanh, để từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp và giải pháp để thực hiện các chiến lược này nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của mạng điện thoại di động S-Fone đến năm 2015. o Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, bao gồm các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các số liệu, thảo luận với các chuyên gia trong ngành (bao gồm 06 trưởng phòng và 01 giám đốc) để thiếp lập các ma trận đánh giá nội bộ (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT và ma trận hoạch định chiến lược (QSPM) nhằm tìm ra chiến lược phát triển phù hợp cho mạng di động S-Fone. o Bố cục luận văn - Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chiến lược. - Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của mạng điện thoại di động S-Fone. - Chương 3: Chiến lược phát triển mạng điện thoại di động S-Fone đến năm 2015
  9. -3- CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1. Khái niệm về chiến lược và tiến trình xây dựng chiến lược Alfred Chandler (thuộc Đại học Harvard) định nghĩa: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó ”[1]. Đây là một trong những định nghĩa được dùng phổ biến hiện nay. Như vậy, theo định nghĩa này, chiến lược bao gồm những mục tiêu dài hạn, cơ bản, những đảm bảo về nguồn lực (tài nguyên) để đạt được những mục tiêu và những chính sách chủ yếu cần được tuân theo (đây là cách thức hoặc đường lối trong khi sử dụng những nguồn lực này). Do đó chiến lược cần được định ra như kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho tổ chức đi đến mục đích mong muốn. Trong kinh doanh chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi nắm bắt các cơ hội của thị trường, chọn thị trường mục tiêu trong phạm vi khả năng và nguồn lực hiện hữu tiềm năng của mình trong bối cảnh thường xuyên biến động của các yếu tố bên ngoài. Nói cách khác, chiến lược kinh doanh giúp duy trì quan hệ chặt chẽ giữa một bên là tài nguyên (nguồn lực), các mục tiêu của doanh nghiệp và bên kia là các cơ hội thị trường và vị thế cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Tiến trình xây dựng và lực chọn chiến lược 1.2.1. Xây dựng chiến lược Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình quản trị chiến lược. Trên cơ sở sứ mệnh kinh doanh đã được thiết lập, thực hiện việc điều tra, nghiên cứu, phân tích để xác định các cơ hội-nguy cơ bên ngoài và các mặt mạnh-yếu bên trong của tổ chức để xây dựng những chiến lược có thể lựa chọn để đạt được mục tiêu đã đề ra. 1.2.1.1. Nghiên cứu môi trường
  10. -4- Các yếu tố môi trường có tác dụng rất to lớn vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược lựa chọn phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện mội trường đã nghiên cứu. Môi trường của một tổ chức là những yếu tố nằm bên ngoài của tổ chức nhưng chúng có tác động đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Tùy theo mức độ, môi trường của tổ chức có thể chia ra : môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, luật pháp, chính trị và chính sách đường lối văn hóa xã hội, tự nhiên, kỹ thuật-công nghệ.....Những yếu tố này mang tính khách quan và chúng ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh theo những cách khác nhau. Mỗi yếu tố đặc thù cần được đánh giá về mức độ ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp. Ngoài ra hai hay nhiều yếu tố môi trường vĩ mô kết hợp với nhau có thể tạo ra ảnh hưởng tổng lực khác với từng yếu tố có thể tạo ra. Thông qua việc nghiên cứu, thu thập thông tin, đánh giá để có được những nhận định về môi trường này, điều chỉnh doanh nghiệp cho phù hợp tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những rủi ro. Ngoài ra, việc nhận diện và đánh giá các cơ hội về môi trường cùng với các đe dọa của nó còn cho phép tổ chức phát triển được nhiệm vụ rõ ràng, thiết kế chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn và xây dựng các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm. Môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối doanh nghiệp. Chúng quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Nó thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tượng ở bên ngoài mà những đối tượng này thông qua hoạt động của nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố vừa mang tính khách quan vừa chủ quan, cho nên chúng được điều chỉnh thông qua các mối
  11. -5- quan hệ. Có những yếu tố điều chỉnh được, có những yếu tố không thể điều chỉnh và mức độ điều chỉnh có thể nhiều hoặc ít. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố như : đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nguồn cung ứng, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế....Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thật phải chấp nhận đối với tất cả các doanh nghiệp. Chính vì vậy, muốn đề ra được một chiến lược thành công thì phải phân tích kỹ từng yếu tố đó. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh, mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường [2] Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. (Hình 1.1) Mức quan Các yếu tố bên ngoài trọng Phân loại Điểm Quan Trọng 1 Yếu tố bên ngoài 1 x1 J1 = (x1) x (J1) 2 Yếu tố bên ngoài 2 x2 J2 = (x2) x (J2) .. … … … … N Yếu tố bên ngoài n Xn Jn =(xn) x (Jn) Tổng cộng 1.00 Jx Jy Với 0 < xi < 1, (i=1,n) và 1 ≤ Ji ≤ 4, (i=1,n) Hình 1.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận hình ảnh cạnh tranh [3] Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. (Hình 1.2)
  12. -6- Công ty 1 Công ty 2 …. Yếu tố bên ngoài MQT PL ĐiQT PL ĐiQT 1 Yếu tố bên ngoài 1 X1 J11 = (x1) x (J11) J12 = (x1) x (J12) … 2 Yếu tố bên ngoài 1 X2 J21 = (x2) x (J21) J22 = (x2) x (J22) … .. … … … … … … N Yếu tố bên ngoài n Xn Jn1 =(xn) x (Jn1) Jn2 =(xn) x (Jn2) … Tổng cộng 1.00 Jx1 Jy1 Jx2 Jy2 … Với 0 < xi < 1, (i=1,n) và 1 ≤ Ji ≤ 4, (i=1,n); MQT: Mức quan trọng; ĐQT: Điều quan trọng; ĐiQT: Điểm quan trọng Hình 1.2.Ma trận hình ảnh cạnh tranh 1.2.1.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp Phân tích nội bộ thực chất là phân tích môi trường bên trong của tổ chức , nó bao gồm các yếu tố chủ quan. Chính vì thế doanh nghiệp có thể điều chỉnh và kiểm soát được các yếu tố này để phát huy những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm : nguồn nhân lực, tình hình sản xuất kinh doanh, công tác tài chính kế toán, marketing, công tác nghiên cứu và phát triển....Để tiến hành kiểm soát, phân tích nội bộ cần phải thu thập, đánh giá các thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố thành công then chốt bao gồm cả các điểm mạnh, yếu phải được nhận dạng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp phải tìm ra điểm yếu cơ bản để tập trung giải quyết. Việc nghiên cứu và xác định những mặt mạnh – yếu của doanh nghiệp ngoài mục đích đưa ra những chiến lược có thể chọn lựa còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp chọn lựa hiệu quả giữa các chiến lược có khả năng thay thế. Bước cuối cùng trong việc thực hiện phân tích nội bộ là xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) [4]. Công cụ hình thành này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. (Hình 1.3)
  13. -7- Mức quan Các yếu tố bên trong trọng Phân loại Điểm Quan Trọng 1 Yếu tố bên trong 1 x1 J1 = (x1) x (J1) 2 Yếu tố bên trong 2 x2 J2 = (x2) x (J2) .. … … … … N Yếu tố bên trong n Xn Jn =(xn) x (Jn) Tổng cộng 1.00 Jx Jy Với 0 < xi < 1, (i=1,n) và 1 ≤ Ji ≤ 4, (i=1,n) Hình 1.3. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 1.2.1.3. Xây dựng ma trận SWOT [5] Giai đoạn này tập trung vào việc thiết lập mục tiêu dài hạn dựa trên việc tập trung phân tích và đưa ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Điểm mạnh Điểm yếu 1. Điểm mạnh 1 1. Điểm yếu 1 2. Điểm mạnh 2 2. Điểm yếu 2 Ma trận SWOT 3. Điểm mạnh 3 3. Điểm yếu 3 … … x. Điểm mạnh x y. Điểm yếu y Cơ hội Kết hợpSO Kết hợp WO 1. Cơ hội 1 2. Cơ hội 2 3. Cơ hội 3 SO1, SO2,… WO1, WO2,… … n. Cơ hội n Đe dọa Kết hợp ST Kết hợp WT 1. Đe dọa 1 2. Đe dọa 2 3. Đe dọa 3 ST1, ST2,… WT1, WT2,… … m. Đe dọa m Hình 1.4. Ma trận SWOT Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược như chiến lược các điểm mạnh – cơ hội (SO),
  14. -8- chiến lược các điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược các điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược các điểm yếu – nguy cơ (WT). Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ không có một kết hợp tốt nhất. Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của tổ chức để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tránh khỏi hoặc giảm đi sự ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài. 1.2.2. Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM [6] Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích ở giai đoạn nhập vào và giai đoạn kết hợp nhằm quyết định khách quan các chiến lược có khả năng thay thế. Tuy nhiên, ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác và ma trận QSPM cũng có một số hạn chế là nó chỉ có thể hữu ích ngang bằng với các thông tin quan trọng và sự phân tích kết hợp mà nó sử dụng mà thôi. Để phát triển ma trận QSPM, các bước thực hiện dựa trên việc phân tích các loại ma trận thích hợp từ giai đoạn nhập vào và giai đoạn kết hợp mà cụ thể là liệt kê các cơ hội/mối đe dọa lớn bên ngoài và những điểm mạnh/điểm yếu bên trong. Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn kết hợp và xác định các ma trận chiến lược có thể thay thế mà tổ chức có thể xem xét để thực hiện. Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế. Tính tổng và tổng cộng các số điểm hấp dẫn để chọn lựa chiến lược qua ma trận QSPM. (Hình 1.5)
  15. -9- Các chiến lược có thể lựa chọn Các yếu tố chính PL CL 1 CL 2 … CL n Các yếu tố bên trong 1 Quản trị và thực hiện x1 J1 I1 … N1 2 Marketing x2 J2 I2 … N2 3 Tài chính và kế tóan x3 J3 I3 … N3 4 Kỹ thuật/sản xuất x4 J4 I4 … N4 5 Nghiên cứu và phát triển x5 J5 I5 … N5 Các yếu tố bên ngoài 6 Tăng trưởng của ngành x6 J'1 I'1 … N'1 7 Pháp luật/chính phủ x7 J'2 I'2 … N'2 8 Dân số/xã hội x8 J'3 I'3 … N'3 9 Kỹ thuật công nghệ x9 J'4 I'4 … N'4 10 Môi trường x10 J'5 I'5 … N'5 Bình Quân =1,00 Jy Iy … Ny PL: Phân loại; CL: Chiến lược; 1 ≤ J, J’, I, I’, N, N’ ≤ 5 Hình 1.5. Ma trận QSPM
  16. - 10 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, giới thiệu các khái niệm về chiến lược và tiến trình xây dựng, lựa chọn chiến lược. Ở giai đoạn hình thành, nhà quản trị chiến lược có thể thực hiện dựa trên sự phân tích 4 ma trận chiến lược cụ thể như các ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh cho giai đoạn nhập vào và các ma trận SWOT, QSPM cho giai đoạn kết hợp và giai đoạn quyết định và chọn lực chiến lược. Chương này nêu bật các luận cứ cơ bản làm tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển đề tài về việc đưa ra một số chiến lược để phát triển mạng điện thoại di động S-Fone đến năm 2015.
  17. - 11 - CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MẠNG DI ĐỘNG S-FONE 2.1 Giới thiệu chung về S-Fone S-Fone là dự án hợp tác giữa Công ty SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn) với Công ty SLD Telecom (được thành lập tại Singapore gồm các thành viên SK Telecom, LG Electronics, và Dong Ah Elecomm) theo hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) cung cấp dịch vụ điện thoại di động vô tuyến cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000 – 1x trên phạm vi toàn quốc. Logo: Trụ sở chính đặt tại 97 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh của S-Fone bao gồm: - Thiết lập mạng viễn thông công cộng và cung cấp các dịch vụ viễn thông. - Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ viễn thông. • Cơ cấu bộ máy tổ chức của S-Fone - Ban điều hành gồm: Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc S-Fone - Các khối chức năng của S-Fone bao gồm: + Khối nhân sự, Khối kinh doanh, Khối dự án, Khối kế hoạch-chiến lược + Khối Quản trị mạng (Phòng Kỹ thuật, Phòng phát triển và đầu tư) + Khối Kế toán (Phòng Kế toán, Phòng Tài Chính) + Khối Marketing (Phòng Marketing, Phòng bán hàng, Phòng Giá trị gia tăng, Phòng chăm sóc khách hàng, Phòng Roaming, Phòng thiết bị đầu cuối) - Các chi nhánh trực thuộc S-Fone gồm:
  18. - 12 - + Trung tâm Công nghệ thông tin - CNTT (Phòng thiết bị, kỹ thuật CNTT; Phòng ứng dụng CNTT) + Chi nhánh S-Fone tại Hà Nội (Phòng cung cấp hỗ trợ bán hàng, Phòng kỹ thuật, Phòng kế toán) + Chi nhánh S-Fone tại Đà Nẵng (Phòng cung cấp hỗ trợ bán hàng, Phòng quản trị mạng) + Các cửa hàng bán hàng trực tiếp: khu vực 1 tại Hà nội (7 cửa hàng); khu vực 2 tại TP.HCM (10 cửa hàng); khu vực 3 tại miền Trung (4 cửa hàng). • Công nghệ mạng di động S-Fone S-Fone là mạng điện thoại di động toàn quốc sử dụng công nghệ CDMA lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. CDMA viết đầy đủ là Code Division Multiple Access nghĩa là Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. CDMA là công nghệ tiên tiến có mặt trên thị trường viễn thông quốc tế từ năm 1995. GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia xẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Các đặc điểm khác biệt của CDMA với FDMA và TDMA khiến các nhà cung cấp mạng thông tin di động hướng đến đầu tư là: - Hệ thống CDMA có tính bảo mật của cuộc gọi và hiệu quả khai thác băng tầng (băng tần có thể được xem là tài nguyên mạng quốc gia) cao hơn so với hệ thống FDMA và TDMA. - Hệ thống CDMA có khả năng chuyển giao mềm (soft-handoff) do đó khả năng bắt sóng của CDMA tốt hơn so với hệ thống FDMA và TDMA.
  19. - 13 - - Khả năng mở rộng dung lượng CDMA dễ dàng và chi phí thấp hơn so với FDMA và TDMA. - Dung lượng mềm của hệ thống CDMA gấp 6 đến 10 lần so với FDMA (APMS) và 5 đến 8 lần so với TDMA (GSM). Ngoài ra, hiện nay trên thế giới công nghệ WCDMA (Wide CDMA) với băng thông cực rộng cũng đã được triển khai khá nhiều tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản… • Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trong năm đầu tiên, S-Fone chỉ phủ sóng 13 tỉnh/thành phố tập trung xung quanh 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó phủ sóng được 7 tỉnh/thành phố ở phía Bắc và 6 tỉnh/thành phố ở phía Nam . Đến tháng 3/2006, S-Fone tiếp tục phủ sóng đuợc 39 tỉnh/thành phố quan trọng trên cả nước, triển khai lắp đặt tiếp 205 trạm phát sóng, hàng trăm trạm khuyếch đại, chuyển tiếp tại 25 tỉnh còn lại và cơ bản hoàn tất phủ sóng toàn quốc vào tháng 6/2006. Hiện tại, S-Fone nâng cấp hệ thống sử dụng công nghệ 20001X- EVDO với tổng số trạm thu phát sóng (BTS) hỗ trợ EVDO tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, TP.Hải Phòng, TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ. • Vốn đầu tư Vốn đầu tư của mạng ĐTDĐ S-Fone được hai bên hợp doanh góp vào 02 giai đoạn: giai đoạn 2003 -2005 là 100 triệu USD, đến năm 2006 tiếp tục tăng thêm vốn đầu tư là 350 triệu USD. (Biểu đồ 2.1) 350 triệu USD 100 triệu 2006 2003-2005 Biều đồ 2.1: Vốn đầu tư của mạng S-Fone (Nguồn: Phòng Tài chính S-Fone)
  20. - 14 - 2.2 Phân tích môi trường nội bộ 2.2.1 Tình hình phát triển thuê bao và thị phần của S-Fone Bắt đầu khai trương dịch vụ từ tháng 07/2003 đến hết năm 2005, S-Fone mới phát triển được 400.000 thuê bao. Tuy nhiên, bước qua năm 2006, S-Fone đã có bước nhảy vọt trong việc phát triển thuê bao mới, số thuê bao mới của năm 2006 gấp 03 lần số thuê bao phát triển được từ 07/2003 đến tháng 12/2005. Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2008, S-Fone đã đạt được 5.250.000 thuê bao, tăng trưởng 175% so với cùng kỳ năm 2007, dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ đạt mức 6 triệu thuê bao – tăng trên 170% so với năm 2007. (Biểu đồ 2.2) 6,000,000 Số lượng thuê bao phát triển qua các năm 3,500,000 2008 1,200,000 2007 400,000 200,000 2005 2006 2003-2004 Biểu đồ 2.2: Mức tăng trưởng thuê bao S-Fone từ 2003-2008 (Nguồn: Phòng kinh doanh S-Fone) Đồ thị trên biểu thị mức tăng thuê bao của S-Fone từ năm 2003 đến tháng 8/2008 và dự kiến đến hết năm 2008. Tốc độ phát triển thuê bao điện thoại di động hàng năm là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh tốc độ phát triển của mạng điện thoại di động S- Fone và nhu cầu của thị trường. Qua đó, nó phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của điện thoại di động, là phương tiện không thể thiếu được trong đời sống xã hội ngày nay cũng như chiến lược kinh doanh đúng hướng của S-Fone. Thị phần các thuê bao giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động mạng tính đến tháng 8 năm 2008 như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2