intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải thiện doanh nghiệp - Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp; kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp; phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp; phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp; gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải thiện doanh nghiệp - Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH --------------------------- HUØYNH THANH ÑIEÀN ÑOÙNG GOÙP CUÛA VOÁN XAÕ HOÄI VAØO SÖÏ CAÛI TIEÁN DOANH NGHIEÄP TRÖÔØNG HÔÏP NGHIEÂN CÖÙU NGAØNH DEÄT MAY TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH Ngaønh: KINH TEÁ PHAÙT TRIEÅN Maõ Soá: 60.31.05 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ PHAÙT TRIEÅN Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: TS. NGUYEÃN HOAØNG BAÛO TP. HOÀ CHÍ MINH - NAÊM 2008
  2. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Tóm tắt Danh mục hình Danh mục bảng Danh mục các từ viết tắt Chương 1: Giới thiệu..............................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 1.1.2. Nêu tên đề tài .................................................................................................3 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3 1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4 1.3.2. Phạm vi lý thuyết ...........................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................5 1.6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ....................................................................6 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu .............................................7 2.1. Giới thiệu .......................................................................................................7 2.2. Lý thuyết về sự cải tiến..................................................................................7 2.2.1. Các khái niệm và khía cạnh của sự cải tiến ...................................................7 2.2.2. Nguồn lực phục vụ cải tiến doanh nghiệp .....................................................8 2.2.3. Đo lường sự cải tiến trong nghiên cứu ..........................................................13 2.3. Lý thuyết vốn xã hội ......................................................................................14 i
  3. 2.3.1. Hệ thống lý thuyết về vốn xã hội...................................................................14 2.3.2. Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu..........................................................15 2.4. Các thang đo lường biến nghiên cứu .............................................................17 2.4.1. Thang đo vốn xã hội ......................................................................................17 2.4.2. Thang đo sự cải tiến.......................................................................................19 2.4.3. Các thang đo biểu hiện quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................................20 2.5. Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................................................21 2.5.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................21 2.5.2. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................23 2.6. Tóm tắt...........................................................................................................25 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu .............................................................................26 3.1. Giới thiệu .......................................................................................................26 3.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................26 3.3. Điều tra chọn mẫu..........................................................................................28 3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu .............................................................................30 3.5. Tóm tắt...........................................................................................................31 Chương 4: Phân tích mô tả và kiểm định thang đo.............................................32 4.1. Giới thiệu .......................................................................................................32 4.2. Dữ liệu và phân tích mô tả.............................................................................32 4.3. Kiểm định thang đo .......................................................................................35 4.4. Tóm tắt...........................................................................................................38 Chương 5: Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp...39 5.1. Giới thiệu .......................................................................................................40 5.2. Vốn xã hội có ảnh hưởng đến sự cải tiến không?..........................................40 5.2.1. Ước lượng và lựa chọn mô hình ....................................................................40 5.2.2. Ước lượng mức độ ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến ........43 ii
  4. 5.3. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến ............................................45 5.3.1. Ước lượng và lựa chọn mô hình ....................................................................45 5.3.2. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến sản phẩm............................47 5.4. So sánh ảnh hưởng các thành phần vốn xã hội giữa hai mô hình .................48 5.5. Tóm tắt...........................................................................................................49 Chương 6: Kết luận và gợi ý chính sách...............................................................50 6.1. Kết luận..........................................................................................................50 6.1.1. Vốn xã hội là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến ................................50 6.1.2. Vốn xã hội là nguồn lực đóng góp vào sự cải tiến doanh nghiệp..................53 6.2. Gợi ý chính sách ............................................................................................53 6.2.1. Cấp độ quản lý nhà nước ...............................................................................53 6.2.2. Cấp độ doanh nghiệp .....................................................................................55 6.3. Gợi ý nghiên cứu tiếp theo ............................................................................56 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................57 Các công trình khoa học của tác giả .........................................................................63 Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi...................................................................PL 1 Phụ lục 2: Bản câu hỏi ........................................................................................PL 2 Phụ lục 3: Biểu hiện sự cải tiến ..........................................................................PL 7 Phụ lục 4: Thống kê mô tả và kiểm định thang đo .............................................PL10 Phụ lục 5: Mô hình tác động của vốn xã hội đến quyết định cải tiến.................PL13 Phụ lục 6: Mô hình ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến ..................PL22 Phụ lục 7: Các bài tham luận có liên quan của tác giả trên các diễn đàn ...........PL30 iii
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ vòng lẩn quẩn cải tiến tiến doanh nghiệp.......................................2 Hình 2.1: Quy trình phát triển và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.........................22 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................27 Hình 4.1: Mô tả hệ số biến thiên của các biến nghiên cứu.......................................34 Hình 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các thành phần vốn xã hội đến xác suất cải tiến doanh nghiệp ............................................................................................44 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tống kết lý thuyết về nguồn lực phục vụ cải tiến ....................................12 Bảng 2.2: Tóm tắt các biến nghiên cứu chủ yếu.......................................................24 Bảng 3.1: Tỷ lệ các nhóm doanh nghiệp ..................................................................28 Bảng 3.2: Số mẫu và tỷ lệ chọn mẫu phân theo các nhóm .......................................30 Bảng 4.2: Kết quả phân tích hệ số tin cậy nhất quán nội tại (Cronbach’s alpha) của các biến đo lường khái niệm vốn xã hội............................................36 Bảng 5.1: Mô hình hồi quy logit không áp đặt (U) .................................................40 Bảng 5.2: Mô hình hồi quy logit sau khi loại biến không cần thiết (mô hình áp đặt R)....................................................................................41 Bảng 5.3: So sánh hệ số hồi quy trong hai mô hình logit (U) và (R) .......................42 Bảng 5.4: Mô hình hồi quy bội ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến......46 Bảng 5.5: Tổng kết sự ảnh hưởng của các biến đến quyết định và mức độ cải tiến sản phẩm.........................................................................48 iv
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATC Hiệp định Dệt may (Agreement on Textile and Clothing). CAD/CAE Máy vi tính hỗ trợ cho thiết kế/kỹ thuật (Computer Aided Design/Engineering). CAD/CAM Dùng máy tính hỗ trợ cho thiết kế/sản xuất (Computer Aided Design/Manufacturing). CEO Giám đốc Điều hành (Chief Executive Officer). CMT Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất theo đơn đặt hàng với mẫu thiết kế, tất cả những nguyên vật liệu và những thứ cần thiết khác do khách hàng cung cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trong chuỗi sản xuất chỉ là lao động (Cut, make, trim). CEPT: Cắt giảm thuế quan. EU Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (Common Economic Community). ERP Kế hoạch kinh doanh (Entreprise Resource Planning). FMC/FMS Công nghệ sản xuất linh hoạt từng phần/hệ thống (Flexible manufacturing cells or systems). FOB Hàng xuất khẩu do doanh nghiệp tự thiết kế, tập hợp nguyên vật liệu sản xuất với điều kiện giao hàng đến cảng (Freight on board). IGTC Trường Đào tạo Dệt may Quốc tế (International Garment and Textile Centre). LAN Kết nối mạng nội bộ (Local Area Network). IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund). v
  7. MFA Hiệp định Đa sợi (Multi-Fiber Arrangement). PRPII Kế hoạch sản xuất (Manufacturing Resource Planning). PLC Cơ chế hoặc quy trình sản xuất theo chương trình điều khiển logic (Programmable logic Control machines or processes). R&D: Nghiên cứu và Phát triển (Research and Development). TRIPS Những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Trade – Related Intellectual Property Rights). VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (Vietnam Chamber Commercial and Industries). WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Các ký hiệu biến nghiên cứu được quy ước cụ thể trong báo cáo. vi
  8. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Đặt vấn đề Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trình cải tiến thường được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu nguồn lực cải tiến. Vòng lẩn quẩn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể, dẫn đến không có tài sản thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến được thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh nghiệp, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm lối thoát và thực hiện tốt việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt và các nguồn tài nguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, do chủ doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác; nguồn thứ hai, doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh. . 1
  9. Hình 1.1: Sơ đồ vòng lẩn quẩn cải tiến doanh nghiệp Khó tiếp cận nguồn tín dụng Thiếu vốn Thiếu nguồn vật thể lực cải tiến Kém lợi thế cạnh tranh Để nắm bắt được những xu thế trên, đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng phải có mạng lưới các mối quan hệ với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh: trước hết là mối quan hệ với các chủ thể tạo ra năm áp lực cạnh tranh( 1 ) đối với doanh nghiệp; sau đó là mối quan hệ tốt với các cơ quan đơn vị có khả năng giúp doanh nghiệp cải tiến về mặt công nghệ, bao gồm viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý vĩ mô và cộng đồng. Các mối quan hệ này cần phải duy trì bằng “sự tín cẩn” lẫn nhau và hành sử với nhau theo “chuẩn mực” văn hoá kinh doanh và xã hội. Ba yếu tố mạng lưới kinh doanh, sự tín cẩn và chuẩn mực cấu thành một loại vốn gọi là “vốn xã hội”. Theo thảo luận trên, vốn xã hội được giả thuyết như là một nguồn lực “vô hình” tác động đến sự cải tiến và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự kiểm định giả thuyết này và chưa có một khung lý thuyết chung cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hợp lý vốn xã hội. Việc xây dựng một khung lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn ngoài vốn vật chất và trình (1) Năm áp lực cạnh tranh theo Porter (1999) là: nhà cung cấp, khách hàng, nội bộ, đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn. 2
  10. độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển) còn có vốn xã hội; và điều này thật sự rất cần thiết cho một nền kinh tế như Việt Nam – đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn dĩ hạn chế về vốn vật chất và trình độ công nghệ. Hơn nữa, ngay cả khi đạt được dồi dào về vốn vật chất và trình độ công nghệ hiện đại, thì cũng có thể giới hạn 3 vấn đề nêu ở bên trên. 1.1.2 Nêu tên đề tài Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định đầy đủ các nguồn lực giải thích sự cải tiến, mà trước đây chỉ được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ - vốn dĩ hạn chế đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề tài “phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nổ lực tìm kiếm một nguồn lực mới đóng góp vào tiến trình cải tiến của doanh nghiệp. 1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau: - Vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp không? - Vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp như thế nào? 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp. - Kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp. - Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp. - Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp. - Gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội. 3
  11. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài trong các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn nhóm đối tượng nghiên cứu có cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động sẽ hạn chế nhiều yếu tố tác động ngoại vi đến biến nghiên cứu, giúp việc phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến thêm sâu sắc hơn. Một yếu tố khác cũng được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh từ 5 năm trở lên, nghĩa là được thành lập từ năm 2001 trở về trước. Bởi vì, sự cải tiến là một quá trình, khoảng thời gian 5 năm là đủ để doanh nghiệp thực hiện xong kế hoạch trung hạn, có thể nhận diện được những vấn đề tồn tại cần phải cải tiến. Hơn nữa, từ năm 2001 đến nay, môi trường kinh doanh đã có nhiều biến động từ các chính sách vĩ mô như Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống pháp luật đã sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, tiến trình cổ phần hóa đang được đẩy mạnh, thị trường tài chính phát triển nhanh. Những thay đổi này sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện cải tiến để tồn tại. 1.3.2 Phạm vi lý thuyết Cải tiến là khái niệm rất rộng thể hiện trên nhiều phương diện của doanh nghiệp, bao gồm cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình (Process innovation), cải tiến sản phẩm mới (New-product innovation) và cải tiến chiến lược (Strategy innovation)( 2 ). Để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự cải tiến được sâu sắc, đề tài chỉ giới hạn trong xem xét cải tiến sản phẩm. (2 ) Xem Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop, 2001; Roger, 1998 và Porter, Stern, 1999. 4
  12. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình. - Đề tài sử dụng nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu: các thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) với phần mềm SPSS for Windows 15.0; các ước lượng và kiểm định mô hình kinh tế lượng với phần mềm Eviews 4.1. 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài được thực hiện nhằm truy tìm và chứng minh nguồn lực vốn xã hội đóng góp vào sự cải tiến doanh nghiệp. Qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với vốn xã hội để bổ sung vào chính sách kinh doanh. - Phát hiện đóng góp của vốn xã hội vào tiến trình cải tiến doanh nghiệp là một phát hiện mang tính cách mạng giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn thiếu vốn vật chất và trình độ công nghệ phục vụ cho cải tiến. - Việc cụ thể hóa các tiêu chí đo lường vốn xã hội và phân tích tác động của chúng đến sự cải tiến doanh nghiệp không những góp phần tạo ra một khung lý thuyết giúp phân tích chính sách kinh doanh, mà còn gợi ý cho chính phủ đề ra nhiều chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội để thực hiện cải tiến. 5
  13. 1.6 KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Kết cấu báo cáo nghiên cứu bao gồm 6 chương. Chương 1 là giới thiệu chung về sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết, định nghĩa các biến nghiên cứu và phát triển mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và những kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4 là phân tích mô tả để cung cấp tổng quan về tổng thể nghiên cứu và kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) nhằm xem xét độ tin cậy của các biến định tính đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương 5 là phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp bằng hai mô hình kinh tế lượng: (1) mô hình logit phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến; (2) mô hình hồi quy bội nhằm xem xét ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến doanh nghiệp.Chương 6 sẽ rút ra những kết luận từ kết quả phân tích ở các chương trước, qua đó gợi ý chính sách ở cấp độ quản lý nhà nước và cấp độ doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội phục vụ cải tiến. 6
  14. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU Mục tiêu của Chương 2 là nhằm thiết lập được mô hình nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi vốn xã hội có ảnh hưởng đến quyết định cải tiến doanh nghiệp không? và ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi đó, chương này sẽ hệ thống các nội dung cơ bản về lý thuyết sự cải tiến và vốn xã hội nhằm phát triển thang đo lường các biến nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để phát triển giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu. 2.2 LÝ THUYẾT VỀ SỰ CẢI TIẾN Để truy tìm các biến đo lường sự cải tiến sản phẩm nhằm phân tích mối quan hệ của chúng với vốn xã hội, cần tiếp cận lý thuyết về sự cải tiến trên hai phương diện cơ bản sau: thứ nhất là tìm hiểu về các khía cạnh cải tiến trong doanh nghiệp và vai trò của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai là hệ thống các lý thuyết nhằm truy tìm động lực và nguồn lực cho cải tiến. 2.2.1 Khái niệm và các khía cạnh của sự cải tiến Khái niệm về sự cải tiến được mở ra mạnh mẽ hơn bốn mươi năm qua. Trong suốt những năm của thập niên 1950, khái niệm về sự cải tiến được xem như là kết quả của sự phát triển tri thức riêng lẻ bởi những nhà nghiên cứu và phát minh độc lập. Ngày nay, sự cải tiến được xem như là kết quả của tiến trình tương tác và trao đổi kiến thức lẫn nhau giữa các chủ thể phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế. Sự tiến triển khái niệm cải tiến nhìn chung dẫn đến hai hệ quả sau: thứ nhất, sự cải tiến 7
  15. không chỉ là một sự kiện riêng lẻ trong các giải pháp phát triển kỹ thuật mà còn là một quá trình tương tác của toàn xã hội; thứ hai, sự cải tiến không chỉ được đo lường bằng các loại vốn hữu hình (vốn vật thể, vốn tài chính, lao động) mà còn bởi những loại vốn vô hình, đặt biệt là vốn xã hội. Theo Porter and Stern (1999:12) cho rằng sự cải tiến là phép biến đổi trí thức trong sản phẩm mới, quy trình mới, và dịch vụ mới - chứa đựng nhiều hàm lượng công nghệ và khoa học hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có năm loại biểu hiện sự cải tiến (Rogers, 1998:6): sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm cũ; phương pháp sản xuất mới; mở cửa thị trường mới; nguồn lực đầu vào mới; đổi mới tổ chức. Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001) kế thừa tư tưởng của Roger (1998) và Porter, Stern (1999) đã tổng kết sự cải tiến biểu hiện trên bốn phương diện( 3 ): cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình (Process innovation), cải tiến sản phẩm mới (New- product innovation), cải tiến chiến lược (Strategy innovation). Cải tiến sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua được những rủi ro về chu kỳ sản phẩm, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nếu không có cải tiến doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được các thay đổi đa dạng về nhu cầu của khách hàng, sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh. Vì lẽ đó, cải tiến là điều rất cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp. 2.2.2 Nguồn lực phục vụ cải tiến doanh nghiệp Để truy tìm nguồn lực cho sự cải tiến, Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000) đã tổng kết các nguồn lực cải tiến qua năm lý thuyết cải tiến như sau: (1) sự cải tiến kiến thức kỹ thuật; (2) sự cải tiến nhờ vào lực kéo thị trường; (3) sự cải tiến trong (3) Xem phụ lục 3 trình bày chi tiết các phương diện cải tiến doanh nghiệp được tổng kết bởi Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001). 8
  16. chuỗi liên kết; (4) sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ; (5) sự cải tiến trong mạng lưới xã hội. Lý thuyết sự cải tiến kiến thức kỹ thuật (the engineering theories of innovation) cho rằng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển (R&D) trong sản xuất là nguồn gốc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Nguồn lực thực hiện cải tiến sản phẩm (Vannevar Bush, 1945 xem Rosenbgerg. N, 1982) là các hình thức vốn hữu hình: vốn công nghệ, vật thể, nhân sự và các hình thức vốn tài chính. Lý thuyết sự cải tiến nhờ vào lực kéo thị trường (the market pull theories of innovation) cho rằng những cải tiến về công nghệ được xem là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho việc cải tiến mà cần xem xét đến những vấn đề trong tổ chức như một khoản đảm bảo sự thành công trong cải tiến (Carter và Williams, 1957; Schmoolker, 1966; Myers và Marquis, 1996). Động cơ thiết lập tổ chức quản lý tương thích với những cải tiến về kỹ thuật là những dữ liệu về thị trường. Nói cách khác, lý thuyết này cho rằng sự cải tiến được giải thích bởi những bộ phận cấu thành từ vốn hữu hình và một loại vốn vô hình là dữ liệu thị trường. Lý thuyết sự cải tiến trong chuỗi liên kết (the chain – link theories of innovation): Để tìm cách khắc phục một thực tế cho rằng mối nối giữa tri thức và thị trường không phải tự động và tức thời được giả định trong lý thuyết cải tiến nhờ lực kéo thị trường và kỹ thuật. Một lý thuyết xuất hiện trong hai giai đoạn: bắt đầu những năm 1980, các nhà nghiên cứu như Mowery và Rosenberg (1978) đề nghị rằng cần chú ý hơn nữa mối nối giữa nghiên cứu khoa học với thị trường công nghệ, sản xuất, marketing và bán hàng. Cuối những năm 1980, Von Hippel (1988) đã nhấn mạnh sự chú ý về những thông tin được phát sinh thông qua mối nối giữa doanh nghiệp với người cung cấp và khách hàng của họ. Trong những lý thuyết này, sự cải tiến được giải thích bởi bộ phận cấu thành là các hình thức vốn vật thể kết hợp với 9
  17. một hình thức vốn vô hình là: dữ liệu về khách hàng và nhà cung cấp được thiết lập để trở thành thông tin phục vụ cho những nhà cải cách. Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ (the technological network theories of innovation): Vào cuối những năm 1980 và trong suốt những năm 1990, lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ đã được phát triển bởi một nhóm các học giả với tên gọi “sự cải tiến hệ thống (Systems of innovations)” (Lundvall, 1988, 1992, 1995; Nelson, 1993; Noisi et al, 1993; Rothwell, 1992; Edquits, 1997). Những người ủng hộ lý thuyết này giả định rằng sự cải tiến của doanh nghiệp được liên kết đa dạng với các chủ thể khác thông qua mạng lưới cộng tác và trao đổi thông tin. Quan điểm này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nguồn thông tin bên ngoài công ty: khách hàng, nhà cung cấp, nhà tư vấn, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu chính phủ, trường đại học, nghĩa là nhấn mạnh đến sự tương tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và những nguồn thông tin bên ngoài. Ở một khía cạnh khác, sự phát triển và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm phải tiến hành đồng thời với tiêu chuẩn hoá công nghệ (lý thuyết sự cải tiến kiến thức kỹ thuật), tương thích với thị trường và mạng lưới kinh doanh. Với lý thuyết về mạng lưới công nghệ, sự cải tiến được giải thích bởi sự kết hợp giữa các hình thức vốn hữu hình với một hình thức của vốn vô hình là mạng lưới công nghệ. Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới xã hội (the social network theories of innovation): Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới xã hội dựa vào hai quan điểm cũ và một quan điểm mới. Quan điểm cũ cho rằng sự cải tiến được xác định bởi nghiên cứu trong khoa học kỹ thuật (lý thuyết kiến thức khoa học kỹ thuật) và trong quá trình tương tác giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác (lý thuyết cải tiến mạng lưới công nghệ). Quan điểm mới cho rằng trí thức là yếu tố cốt yếu thúc đẩy sự cải tiến. Tầm quan trọng của trí thức tăng từ yếu tố sản xuất và xác định sự cải tiến qua quá 10
  18. trình tích luỹ tri thức công nghệ theo thời gian và sử dụng những công nghệ mới được công bố trên toàn thế giới (Arundel et al, 1998; Cowan and Foray, 1998). So với lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ, lý thuyết mạng lưới xã hội về sự cải tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hơn công cụ kỹ thuật và tầm quan trọng của tri thức hơn mạng lưới công nghệ như những yếu tố vô hình cốt yếu. Phát triển sự cải tiến dựa trên tri thức phụ thuộc vào khả năng sử dụng công nghệ và công cụ quan hệ (Lengrand và Chatrie, 1999). Những công cụ công nghệ không tạo được khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp vì nó dễ dàng có được. Lợi thế cạnh tranh nằm trong những công cụ quan hệ: đó là phương pháp kinh doanh cả môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Cùng một mạng lưới hợp tác, Lengrand và Chatrie (1999) cho rằng mạng lưới kiến thức xuất hiện như một hình thức mới của mạng lưới hợp tác - nó làm tăng thêm và cao hơn mạng lưới công nghệ, chúng được định nghĩa như một hình thức mạng lưới hợp tác đầu tiên. Sự tiến hoá từ lý thuyết mạng lưới công nghệ đến mạng lưới xã hội của sự cải tiến đã dẫn đến thúc đẩy chuyển thông tin thành kiến thức, thông tin kết nối với sự phát triển hoặc cải thiện sản phẩm hoặc quá trình sản xuất. Sự cải tiến dựa vào kiến thức không phụ thuộc vào một mà nhiều loại tri thức. Hơn nữa nó phụ thuộc vào sự hội tụ của nhiều loại tri thức đã bị cản trở bởi nhiều loại chủ thể khác nhau. Theo Lengrand và Chatrie (1999:14) cho rằng khả năng sản xuất không còn xem như một “khả năng sản xuất cộng thêm của hoạt động” mà đúng hơn là “hệ thống khả năng sản xuất của các hoạt động” ở đó khả năng cạnh tranh của một công ty phụ thuộc vào khả năng sản xuất của “bề mặt chung” hoặc sự tương tác của nó. Những tiêu chuẩn mới này phụ thuộc vào sự tổ chức mới và chức năng mô hình, ở đó sự hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào mật độ và sự thích hợp của các quan hệ và sự hợp tác giữa các chủ thể trong hệ thống sản xuất (những công ty khác, nhà cung cấp, 11
  19. nhà tài chính, viện nghiên cứu, giáo dục, các cơ quan phát triển vùng) và thông qua mạng lưới hợp tác. Như vậy, các nguồn lực phục vụ cải tiến ban đầu chỉ được hiểu là vốn hữu hình (vốn vật chất và trình độ công nghệ) đã được các nhà kinh tế phát triển và bổ sung bởi các nguồn vốn vô hình, đặc biệt là vốn xã hội được tổng kết ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Tổng kết lý thuyết về nguồn lực phục vụ cải tiến Lý thuyết cải tiến Nguồn lực cải tiến Đại diện tiêu biểu Lý thuyết sự cải tiến kiến Vốn hữu hình, bao gồm Vannevar Bush, thức kỹ thuật (the engineering công nghệ, lao động và tài 1945 theories of innovation). chính. Lý thuyết sự cải tiến nhờ vào Vốn hữu hình kết hợp với Carter và Williams, lực kéo thị trường (the market một hình thức vốn vô hình 1957; Schmoolker, pull theories of innovation). là dữ liệu thị trường. 1966; Myers và Marquis, 1996 Lý thuyết sự cải tiến trong Vốn hữu hình kết hợp với Mowery và chuỗi liên kết (the chain – một hình thức vốn vô hình Rosenberg (1978); link theories of innovation). là dữ liệu về khách hàng và Von Hippel (1988) nhà cung cấp. Lý thuyết sự cải tiến trong Sự kết hợp giữa các hình Lundvall (1988, mạng lưới cộng nghệ (the thức vốn hữu hình với một 1992, 1995); technological network hình thức của vốn vô hình Nelson (1993); theories of innovation). là mạng lưới công nghệ. Noisi (1993); Rothwell (1992); Edquits (1997); Lý thuyết sự cải tiến trong Sự kết hợp giữa vốn hữu Lengrand và mạng lưới xã hội (the social hình và vốn vô hình là Chatrie (1999). network theories of mạng lưới xã hội. innovation). 12
  20. 2.2.3 Đo lường sự cải tiến trong nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xem xét khía cạnh cải tiến sản phẩm mới của doanh nghiệp. Theo Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001) cải tiến sản phẩm mới được đo lường bằng các chỉ tiêu sau: - Chi tiêu cho R&D được tính bằng phần trăm (%) trên tổng chi phí - chỉ ra mức độ cam kết của doanh nghiệp phải cải tiến. - Chi phí nghiên cứu thị trường được tính bằng phần trăm (%) trên tổng chi phí - chỉ ra mức độ mà một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tìm kiếm dữ liệu về nhu cầu khách hàng. - Số loại công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng – chỉ ra mức độ đầu tư cho công tác cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp được đề xuất bởi Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000), bao gồm 21 công nghệ đang được áp dụng trong các ngành công nghiệp nhẹ (trong đó có ngành dệt may) trên thế giới hiện nay (sẽ được trình bày chi tiết tại mục 2.4.2). - Phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu của doanh nghiệp - biểu hiện kết quả của sự cải tiến sản phẩm. Trong số các biến số đo lường sự cải tiến do Mllé Terziovski và cộng sự (2000) đề xuất hai biến tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu phát trển và chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí chưa biểu hiện được kết quả cải tiến, mà chúng chỉ biểu hiện một phần nổ lực của doanh nghiệp thực hiện cải tiến. Biến tỷ lệ phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu là biểu hiện rõ nhất về kết quả cải tiến, nên chúng được chọn để đo lường mức độ cải tiến trong mô hình nghiên cứu của đề tài. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0