intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin đến các nhà quản trị của các Công ty phân phối điện, đặc biệt là Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh về sự ảnh hưởng của giá bán điện theo quy định của Nhà nước. Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động và quản trị chi phí phù hợp nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DUY THỊ VIỆT GIÁ BÁN ĐIỆN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DUY THỊ VIỆT GIÁ BÁN ĐIỆN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ THỊ LANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài nghiên cứu “Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Lanh. Các dữ liệu sử dụng để phân tích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ bài nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. Học viên thực hiện Luận văn DUY THỊ VIỆT
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... vi DANH MỤC PHỤ LỤC......................................................................................... vii TÓM TẮT ............................................................................................................. viii ABSTRACT ............................................................................................................. ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................1 1.2 Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 1.6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 1.7 Kết cấu luận văn ....................................................................................................3 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..5 2.1 Khung lý thuyết .....................................................................................................5 2.1.1 Tổng quan về giá bán điện .............................................................................5 2.1.1.1 Khái niệm giá bán điện ............................................................................5 2.1.1.2 Phân loại giá bán điện ..............................................................................6 2.1.1.3 Các phương pháp định giá bán điện ........................................................9 2.1.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .....................................10 2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ....................................10 2.1.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .........................11 2.1.3 Mối quan hệ giữa giá bán và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp .................13 2.2 Các nghiên cứu trước đây ...................................................................................13 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................13
  5. iii 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................17 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................20 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................21 3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................21 3.4 Đo lường hiệu quả hoạt động của EVNHCMC ..................................................22 3.5 Đo lường giá bán điện của EVNHCMC .............................................................23 CHƯƠNG 4.GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐIỆN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.24 4.1 Tổng quan về ngành điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ....................24 4.2 Giới thiệu về Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) ..............28 4.3 Giá bán điện áp dụng tại EVNHCMC ................................................................32 4.3.1 Định giá bán điện .........................................................................................32 4.3.2 Cơ cấu giá bán điện......................................................................................36 4.4 Giá mua điện của EVNHCMC ............................................................................38 4.4.1 Giá mua điện từ EVN ..................................................................................39 4.4.2 Giá mua điện từ khách hàng thực hiện dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà. ............................................................................................................................43 4.5 Hiệu quả hoạt động của EVNHCMC ..................................................................45 4.6 Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của EVNHCMC ........................................46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP .........................................53 5.1 Kết luận ...............................................................................................................53 5.2 Giải pháp .............................................................................................................54 5.3 Một số vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58 PHỤ LỤC ...............................................................................................................62
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNHCMC: Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
  7. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Khung giá bán lẻ điện bình quân từ năm 2013 đến năm 2020 ................. 34 Bảng 4.2: Giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 ............ 34 Bảng 4.3: Giá mua điện từ dự án Điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà ....................... 44 Bảng 4.4: Tỷ suất sinh lợi của EVNHCMC .............................................................. 45 Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng, tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân ............................................................................................................ 46 Bảng 4.6: Giá bán điện bình quân và tỳ suất sinh lợi ROA, ROE ............................ 47 Bảng 4.7: Bảng kê doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC...... 49
  8. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Cung – cầu điện năng .................................................................................. 5 Hình 4.1: Tổ chức ngành điện Việt Nam sau cải cách và tổ chức lại EVN .............. 25 Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2018 ................... 26 Hình 4.3: Cơ cấu nhu cầu tiêu thụ điện theo ngành – lĩnh vực năm 2016 ................ 26 Đồ thị 4.1: Số lượng khách hàng sử dụng điện của EVNHCMC giai đoạn 2010- 2018 ...................................................................................................... 29 Đồ thị 4.2: Sản lượng điện và tỷ lệ tổn thất điện năng của EVNHCMC giai đoạn 2010- 2018 ........................................................................................................................... 30 Đồ thị 4.3: Giá bán điện bình quân của một số nước trong khu vực Châu Á năm 2018 ................................................................................................................. 35 Đồ thị 4.4: Khung giá bán buôn điện của EVN cho các EVNHCMC năm 2018.... 41
  9. vii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện ...................................................................... 78 Phụ lục 2: Giá bán điện ............................................................................................. 79
  10. viii TÓM TẮT Điện năng là nguồn năng lượng đầu vào quan trọng góp phần phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Vì vậy, tại Việt Nam giá bán điện được Nhà nước kiểm soát và ban hành áp dụng thống nhất trong 5 Tổng công ty phân phối điện trực thuộc EVN, trong đó có EVNHCMC. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu này nhằm nghiên cứu về việc định giá và cơ cấu giá điện của Nhà nước đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của giá bán điện đến hiệu quả hoạt động của EVNHCMC như thế nào? Với phương pháp nghiên cứu thống kê so sánh tổng hợp, kết quả nghiên cứu cho thấy giá bán điện tại Việt nam được định giá dựa trên chi phí đã đầu tư, là loại giá kép nhiều giá được phân loại khá phong phú. Lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC bị điều tiết dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm so với thực tế. Giá bán điện bình quân ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của EVNHCMC. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVNHCMC như giải pháp về tăng giá bán điện bình quân, giảm chi phí điện mua và giảm chi phí hoạt động phân phối điện. Từ khóa: Giá bán điện, hiệu quả hoạt động, Tổng công ty Điện lực TP.HCM
  11. ix ABSTRACT The electricity selling price has been approved by the Government and has been applied commonly in five power distribution corporations under Electricity of Vietnam (EVN), including Ho Chi Minh City Power Corporation (EVNHCMC). The author has chosen this research topic to study the basis of the price determination and its mechanism, then to evaluate impacts of the electricity selling price on EVN HCMC’s operational effectiveness. The method of Statistics Comparing Synthesis have been used for this research. The output of the research has shown that the electricity selling price in Vietnam is defined based on investment cost and classified to multiple price in a comlicated methodology. EVNHCMC's operating profit is controlled by EVN, resulting in a decrease in operating efficiency compared to reality. The average selling price has positively impacted on the performance of EVNHCMC. According to the research results, the author proposes solutions to enhance the performance of EVNHCMC, namely increasing the average selling price of electricity, reducing in cost of purchasing electricity as well as expenses of electricity operation and distribution. Keywords: Electricity selling price, performance, Ho Chi Minh City Power Corporation
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Điện năng là nguồn năng lượng quan trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Năng lượng điện là một trong những nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các nguồn vốn đầu tư.… Có thể nói, để đất nước phát triển toàn diện, ngành Điện cần phải đi đầu. Với vai trò quan trọng của nguồn năng lượng điện, Nhà nước đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia, chi phối hầu như toàn bộ lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện của cả nước nhằm đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế. Vì vậy, ngành điện tại Việt Nam là một ngành mang tính độc quyền tự nhiên. Mặc dù là một ngành độc quyền nhưng giá bán điện cho khách hàng lại do Nhà nước quy định. Ngành điện không giống các ngành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ khác, khi các doanh nghiệp được chủ động trong việc tính toán đưa ra giá cả hàng hóa bán ra nhằm đảm bảo lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngành điện mà đại diện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngoài mục tiêu kinh tế như các doanh nghiệp khác là mang lại lợi nhuận, nâng cao thương hiệu, giá trị doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn hoạt động với mục tiêu chính trị và xã hội như: phải cung ứng điện đầy đủ, liên tục đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo năng lượng phục vụ quốc phòng an ninh, đảm bảo 100% người dân đều có điện sinh hoạt, đảm bảo việc giữ điện ưu tiên đối với các kỳ họp quan trọng Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngày lễ hội quan trọng của đất nước,… Do đó, giá bán điện do Nhà nước quy định và được Tập đoàn áp dụng thống nhất cho tất cả khách hàng của Tập đoàn trong cả nước. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm Tổng công ty phân phối điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, có chức năng chính là quản lý và phân phối điện thông qua việc mua điện từ Tập đoàn với giá bán buôn điện do Tập đoàn quy định và bán lại điện cho khách hàng trên địa bàn 24
  13. 2 quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh với giá bán điện do Nhà nước quy định. Với Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố có dân số đô thị đông nhất nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam nên nhu cầu sử dụng điện rất cao, vậy với giá bán điện do Nhà nước quy định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty như thế nào? và Tổng công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình khi bị động về giá bán không? Để trả lời được các câu hỏi này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” 1.2 Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin đến các nhà quản trị của các Công ty phân phối điện, đặc biệt là Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh về sự ảnh hưởng của giá bán điện theo quy định của Nhà nước. Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động và quản trị chi phí phù hợp nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh với ba mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu về việc định giá bán điện và cơ cấu biểu giá bán điện cho khách hàng sử dụng điện. Mục tiêu 2: Xem xét về sự ảnh hưởng của giá bán điện lên hiệu quả hoạt động của EVNHCMC. Mục tiêu 3: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho EVNHCMC. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, bài luận văn cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
  14. 3 Câu hỏi 1: Giá bán điện được định giá như thế nào? Câu hỏi 2: Giá bán điện có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của EVNHCMC không? Câu hỏi 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVNHCMC là gì? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về giá bán điện và hiệu quả hoạt động tại EVNHCMC trong khoảng thời gian nghiên cứu 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. Dữ liệu nghiên cứu sử dụng trong bài luận văn này gồm có dữ liệu về giá bán điện được quy định tại các quyết định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước và nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của EVNHCMC trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê so sánh tổng hợp để phân tích, đánh giá về giá bán điện tại Việt Nam và sự ảnh hưởng của giá bán điện đến hiệu quả hoạt động của EVNHCMC. Từ đó, tác giả đưa ra các kết luận và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVNHCMC. 1.7 Kết cấu luận văn Kết cấu bài luận văn gồm 5 chương, trong đó: Chương 1- Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. Chương 2- Trình bày tổng quan khung lý thuyết về giá bán điện, phân loại giá bán điện, phương pháp định giá bán điện, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 3- Trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu tại EVNHCMC.
  15. 4 Chương 4- Trình bày các nội dung gồm: tổng quan về ngành điện và EVN, EVNHCMC; cơ cấu và định giá bán điện tại Việt Nam; phân tích mối quan hệ giữa giá bán điện và hiệu quả hoạt động của EVNHCMC. Chương 5- Tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVNHCMC, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 5 CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Khung lý thuyết 2.1.1 Tổng quan về giá bán điện 2.1.1.1 Khái niệm giá bán điện Giá bán điện là mức chi phí mà khách hàng phải trả cho nhà cung cấp điện trên mỗi kWh điện tiêu thụ. Giá bán điện được hình thành từ các khoản chi phí như: chi phí sản xuất điện, chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện, chi phí bán lẻ điện và có tính thêm phần giá trị lợi nhuận của các công ty phát điện, đơn vị truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Theo cơ chế thị trường, giá bán điện cân bằng là mức giá mà tại đó đường cung và đường cầu về điện năng giao nhau tại mức sản lượng điện cân bằng. Hình 2.1: Cung – cầu điện năng (Nguồn: Nguyễn Hoài Nam (2018)) Trong ngắn hạn, nhu cầu điện năng có xu hướng ít nhạy cảm với giá bán điện do điện năng là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi máy móc thiết bị điện tử trở nên thịnh hành. Người tiêu dùng khó điều chỉnh hành vi sử dụng điện của mình khi có biến
  17. 6 động về giá, đặc biệt là khi giá bán điện tăng do họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng sản phẩm khác thay thế trong ngắn hạn. Tuy nhiên giá bán điện có ảnh hưởng đến nhu cầu điện năng của người tiêu dùng trong dài hạn vì người tiêu dùng có thể hạn chế sử dụng các thiết bị sử dụng điện hoặc chọn các sản phẩm khác thay thế. Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp, các cơ sở sản cuất có thể chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác như gas hay dầu…. Trên thế giới hiện nay, ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước cũng có can thiệp ít nhiều đến giá bán điện để thực hiện các chính sách xã hội, chính sách kinh tế… như giá bán điện cho sinh hoạt ở nông thôn thấp hơn thành thị; giá bán điện cho sinh hoạt thấp hơn giá bán điện cho các ngành nghề kinh doanh khác; giá bán điện cho sản xuất nông nghiệp thấp hơn cho các ngành sản xuất khác….. Nguyễn Thành Sơn (2014), để đảm bảo lợi nhuận cho các công ty điện lực và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện, Cơ quan điều tiết điện lực sẽ quyết định về khung giá phát điện và bán buôn điện. Riêng đối với khung giá hoặc mức giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện cuối cùng, một số nước sẽ do Chính phủ quyết định và một số nước sẽ do Cơ quan điều tiết điện lực độc lập quyết định và kiểm soát. 2.1.1.2 Phân loại giá bán điện Hiện nay trên thế giới áp dụng nhiều loại giá bán điện khác nhau, Nguyễn Hữu Quyền (2002) đã nghiên cứu và tổng hợp phân loại giá bán điện trên thế giới theo bốn nhóm sau: Nhóm 1: Phân loại theo số lượng loại giá trong hệ thống giá điện: Giá điện khoán: là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán trong một khoảng thời gian nhất định, bất kể mức tiêu thụ điện cũng như công suất điện tiêu thụ là bao nhiêu. Số tiền này được xác định dựa trên thỏa thuận của bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán điện của hai bên.Ví dụ: Tại các tiểu bang phía tây Úc, đối với các hộ gia đình có hệ thống sưởi bằng nước nóng hay các hộ dân kết hợp sinh sống với văn phòng tổ chức từ thiện, giá bán điện được tính theo ngày. Giá điện đơn nhất (một giá) là mức giá bán áp dụng chung cho một kWh điện
  18. 7 bán ra cho bất kỳ đối tượng sử dụng điện nào. Giá kép nhiều giá: là loại giá điện gồm từ hai mức giá khác nhau trở lên áp dụng cho một kWh điện bán ra. Loại giá này là rất phổ biến trên thế giới. Nhóm 2: Phân loại theo số lượng các yếu tố tác động trong cơ cấu giá điện: Giá do một yếu tố tác động: là loại giá chỉ do một yếu tố tác động là đối tượng sử dụng điện (sản xuất, dịch vụ, thắp sáng….) để hình thành nên mức giá. Giá do hai yếu tố tác động: Là loại giá điện được hình thành dựa trên hai yếu tố. Ngoài yếu tố thứ nhất là đối tượng sử dụng điện, yếu tố thứ hai có thể là một trong hai loại sau: Theo cấp điện áp đo đếm: tại mỗi cấp điện áp sẽ có mức giá bán điện khác nhau. Cấp điện áp gồm có ba loại: cấp điện áp cao thế, cấp điện áp trung thế và cấp điện áp hạ thế. Trong trường hợp này, giá bán điện cho khách hàng sẽ được tính theo đối tượng sử dụng và theo cấp điện áp. Theo thời gian khách hàng sử dụng điện: thời gian sử dụng điện được phân thành ba khung giờ gồm: khung giờ cao điểm, khung giờ bình thường và khung giờ thấp điểm. Tùy thuộc vào đặc điểm mỗi quốc gia, khung giờ sẽ dịch chuyển khác nhau. Ở một số quốc gia yếu tố thời gian được phân theo khung giờ vào theo mùa (mùa đông, mùa hè) vì có mùa nhu cầu dùng điện sẽ cao hơn và có mùa nhu cầu sẽ thấp hơn. Như vậy, trong trường hợp này, giá điện được xác định theo đối tượng dùng điện và đối tượng thời gian. Giá do ba yếu tố tác động: là loại giá điện được xác định dựa trên ba yếu tố gồm: đối tượng sử dụng điện, yếu tố cấp điện áp đo đếm và thời gian sử dụng điện. Nhóm 3: Phân loại theo thành phần của giá điện: Giá một thành phần: là loại giá điện chỉ tính trên số lượng điện năng tiêu thụ, đơn vị tính là ki-lo-watt-giờ (kWh). Ví dụ: giá bán điện tại Việt Nam, Lào, Indonesia, Malaysia…
  19. 8 Giá hai thành phần: là loại giá điện được tính trên hai thành phần là số lượng điện năng tiêu thụ (kWh) và công suất tiêu thụ (kW). Như vậy, với giá hai thành phần, người sử dụng điện vừa phải thanh toán theo số lượng điện năng tiêu thụ, vừa phải thanh toán theo số công suất tiêu thụ trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: Tại Hàn Quốc, giá điện bao gồm phí cấp điện (KRW/kW) và phí điện năng (KRW/kWh) Giá ba thành phần: là loại giá điện mà khách hàng sử dụng phải thanh toán trên ba thành phần sử dụng gồm: số lượng điện năng tiêu thụ (kWh), công suất tiêu thụ (kW) và số tiền thuê bao công suất mỗi tháng. Như vậy, người dùng điện vừa phải thanh toán theo số điện năng tiêu thụ, vừa phải thanh toán theo công suất tiêu thụ thực tế, và phải thanh toán cho số công suất đã đăng ký theo thuê bao. Ví dụ: Tại Thái Lan, giá điện đối với các đối tượng thuộc nhóm dịch vụ tổng hợp quy mô vừa được tính gồm 3 thành phần: Giá công suất cho từng kW, giá điện năng cho từng kWh và giá phí dịch vụ theo tháng. Nhóm 4: Phân loại theo ý định khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng điện Giá bậc thang giảm dần: đây là loại giá áp dụng cho nhiều nấc tiêu thụ khác nhau, tại mức sản lượng tiêu thụ càng cao thì giá càng giảm. Ví dụ: 100 kWh đầu tiên tính với mức giá p1, 100 kWh tiếp theo tính với mức giá P2, trong đó P1>P2>P3>…Loại giá này áp dụng tại các quốc gia khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện nhiều hơn. Giá bậc thang tăng dần: đây là loại giá áp dụng cho nhiều nấc tiêu thụ khác nhau, tại mức sản lượng tiêu thụ càng cao thì giá càng tăng. Ví dụ: 100 kWh đầu tiên tính với mức giá p1, 100 kWh tiếp theo tính với mức giá P2, trong đó P1
  20. 9 cạnh tranh được với các loại nhiên liệu khác và có thể thu hút được các nhà đầu tư; cơ cấu giá bán điện phải đơn giản, dễ áp dụng. Điều này hưởng ảnh rất quan trọng đến sự phát triển của ngành điện lực nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung. 2.1.1.3 Các phương pháp định giá bán điện Nguyễn Hữu Quyền (2002) đã nghiên cứu và khái quát ba phương pháp định giá bán điện gồm có: Phương pháp định giá bán dựa vào chi phí đầu tư, phương pháp định giá bán dựa vào chi phí biên và phương pháp định giá bán dựa vào thị trường tự do. Phương pháp 1: Định giá bán điện dựa vào chi phí đã đầu tư Đây là phương pháp xác định giá bán điện dựa vào những chi phí mà ngành điện đã bỏ ra để đưa điện năng đến với người sử dụng như: chi phí xây dựng các nhà máy điện, chi phí xây dựng hệ thống đường dây truyền tải điện, chi phí cho việc phân phối điện đến người sử dụng…. Các công ty điện lực căn cứ vào các khoản chi phí đã đầu tư cộng với một khoản lợi nhuận mong muốn sẽ định ra mức giá bán điện cho người tiêu dùng. Phương pháp này thường xuất hiện ở các quốc gia có những đặc điểm như: ngành điện thuộc sở hữu của nhà nước và hạch toán tập trung toàn ngành; nhà nước phải bao cấp cho ngành điện; quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh điện nhắm vào các mục tiêu xã hội, chính trị là chủ yếu; doanh thu và lợi nhuận hình thành từ giá điện nhấn mạnh đến yêu cầu tái sản xuất giản đơn ngành điện là chủ yếu; điện năng có thể chưa được xem là hàng hóa; chưa có thị trường cạnh tranh sản phẩm điện. Phương pháp 2: Định giá bán điện dựa vào chi phí biên Chi phí biên là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản lượng điện tăng thêm 1 đơn vị, nghĩa là khi các công ty Điện lực muốn sản xuất và đưa thêm 1 kWh điện đến người sử dụng thì phải bỏ ra thêm bao nhiêu đồng chi phí. Dựa vào chi phí biên tức có tính đến chi phí sẽ đầu tư trong tương lai. Theo cách định giá này, trước hết phải tính được chi phí biên bình quân kế hoạch của cả ngành điện, sau đó sẽ tính ra giá bán điện bình quân. Căn cứ vào mức giá bán bình quân sẽ tính ra mức giá bán điện cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2