intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về dịch vụ thẻ để hiểu và nắm bắt được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ trong nền kinh tế hiện nay và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên (Agribank Phú Yên) từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ cho Ngân hàng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ CẨM HÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁNG 12 NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ CẨM HÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG THÁNG 12 NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên” tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề được đúc kết trong quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua và trao đổi với người hướng dẫn khoa học, đồng nghiệp, bạn bè... Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Phú Yên, ngày tháng năm Người thực hiện luận văn NGÔ THỊ CẨM HÀ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ PHẦN TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ...........................................................................1 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên .............................................................................1 1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên ......................................................................1 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................1 1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động ................................................1 1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ........................................................................2 1.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Agribank Phú Yên ..........................3 1.1.3.1. Tình hình huy động vốn ........................................................................3 1.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn ..........................................................................4 1.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................6 1.2. Vấn đề phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên..................................................7 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN .......................................................................................10 2.1.1 Các khái niệm ...............................................................................................10 2.1.1.1 Khái niệm thẻ ngân hàng ..........................................................................10
  5. 2.1.1.2. Khái niệm dịch vụ thẻ ngân hàng ............................................................10 2.1.1.3. Khái niệm phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng ............................................11 2.1.2. Phân loại thẻ ngân hàng ..............................................................................11 2.1.2.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất...........................................................11 2.1.2.2. Phân loại theo tính chất thanh toán ..........................................................12 2.1.2.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ ..............................................................12 2.1.2.4. Phân loại theo chủ thể phát hành .............................................................12 2.1.3. Vai trò của phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng...........................................13 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế...................................................................................13 2.1.3.2. Đối với ngân hàng ....................................................................................14 2.1.3.3. Đối với khách hàng ..................................................................................14 2.1.3.4. Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ ............................................................14 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ ........................................15 2.1.4.1. Số lượng thẻ phát hành ............................................................................15 2.1.4.2. Mạng lưới thanh toán ...............................................................................16 2.1.4.3. Doanh số thanh toán.................................................................................16 2.1.4.4. Doanh thu từ hoạt động thẻ......................................................................16 2.1.4.5. Đa dang hóa về sản phẩm thẻ và tiện ích của thẻ....................................17 2.1.4.6. Chất lượng dịch vụ thẻ .............................................................................17 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ .................................18 2.1.5.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng ..............................................................18 2.1.5.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng ............................................................21 2.1.5.3. Các nhân tố khác ......................................................................................22 2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Yên ..................................................24 2.2.1.2. Thẻ lập nghiệp ..........................................................................................25 2.2.1.3. Thẻ liên kết sinh viên ...............................................................................25 2.2.1.4. Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa/MasterCard ...................................25 2.2.1.5. Các dịch vụ thẻ.........................................................................................25
  6. 2.2.2. Kênh phân phối dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Yên .....................................................................27 2.2.3. Vấn đề phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Yên .....................................................................27 2.2.3.1. Tình hình phát triển số lượng và số dư tài khoản thẻ .............................28 2.2.3.2. Tình hình phát triển số lượng đơn vị chấp nhận thẻ ...............................33 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên .................35 2.2.4.1. Các nhân tố thuộc về khách hàng ...........................................................35 2.2.4.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng ..............................................................37 2.2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên .......39 2.2.5.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .......................................................40 2.2.5.2. Đánh giá các nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến vấn đề phát triển dịch vụ thẻ .....................................................................................................42 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN ..................................................................................................................46 3.1. Các nhóm giải pháp thuộc về ngân hàng .......................................................46 3.1.1. Thương hiệu ngân hàng ...........................................................................46 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................46 3.1.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ..............................46 3.1.4. Đẩy mạnh công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng .............................47 3.1.5. Chú trọng công tác quản lý và kiểm soát rủi ro ngân hàng ....................47 3.2. Các nhóm giải pháp thuộc về khách hàng .....................................................48 3.2.1. Sự hài lòng khách hàng ............................................................................48 3.2.2. Thói quen giao dịch qua ngân hàng ........................................................48 3.2.3. Các giải pháp khác...................................................................................49
  7. CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN ...........................................................................50 4.1. Kế hoạch thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ...........................50 4.1.1. Kế hoạch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng ...............................50 4.1.1.1. Nâng cao tiện ích của sản phẩm thẻ hiện có ........................................50 4.1.1.3. Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ATM và cơ sở chấp nhận thẻ........................................................................................................................52 4.1.2. Kế hoạch xây dựng thương hiệu .................................................................53 4.1.3. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực...............................................................53 4.1.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin..................................54 4.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển thẻ...................................55 CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................59 5.1. Kiến nghị..........................................................................................................59 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ...............................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động) Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phú Yên Chi nhánh tỉnh Phú Yên CBNV Cán bộ nhân viên CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ EDC Electronic Data Capture (Thiết bị đọc thẻ điện tử) KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch POS Point of Sale (Máy chấp nhận thanh toán thẻ) PIN Personal Identification Number (Mã số cá nhân) PTNT Phát triển nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng VND Việt Nam đồng
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ..................................................3 Bảng 1.2: Dư nợ cho vay, nợ xấu của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ............................................................................5 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ...................................................................................6 Bảng 2.1: Vấn đề phát triển thẻ của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ..........................................................................28 Đơn vị tính: thẻ ........................................................................................................28 Bảng 2.2: Số lương thẻ ATM tại thị trường tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013 - 2016 .30 Bảng 2.3: Số lượng máy ATM tại thị trường Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ........32 Bảng 2.4: Tình hình phát triển đơn vị chấp nhận thẻ NH Nông nghiệp và PTNT- CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ...................................................................34 Bảng 2.5. Mẫu điều tra về giới tính .........................................................................40 Bảng 2.6. Mẫu điều tra về độ tuổi ...........................................................................40 Bảng 2.7. Mẫu điều tra theo nghề nghiệp ...............................................................41 Bảng 2.8. Mẫu điều tra theo thu nhập .....................................................................41 Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả điều tra các nhân tố thuộc về khách hàng sử dụng thẻ Agribank Phú Yên ...................................................................................................42
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ , BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình tổ chức của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CN tỉnh Phú Yên ...............................................................................................2 Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ ghi nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ................................................29 Biểu đồ 2.2: Thị phần thẻ ATM của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên ............................................................................................................31 Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán thẻ ghi nơ nội địa của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên .......................................................................32 Biểu đồ 2.4: Tình hình tăng trưởng số lượng máy ATM tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ................................................................................................................33 Biểu đồ 2.5: Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 .................................................................34
  11. PHẦN TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Quá trình hòa nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải phát triển những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Lĩnh vực thẻ ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển nhanh chóng, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Việc phát triển thẻ và thị trường thanh toán thẻ tại Việt Nam không chỉ tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng, giúp ngân hàng chiếm ưu thế trong cạnh tranh mà còn là công cụ hữu ích góp phần hạn chế sử dụng tiền mặt cũng như tăng hiệu quả trong thanh toán của các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế. Tại Phú Yên, tiềm năng để phát triển dịch vụ thẻ còn rất lớn, các Ngân hàng trong tỉnh nói chung và Agribank Phú Yên nói riêng cần nắm bắt cơ hội và những hành động thiết thực nhằm khuếch trương, phát triển bền vững dịch vụ thẻ để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của địa phương. Xuất phát từ sự cần thiết để hoàn thiện dịch vụ thẻ, thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng cũ, giữ vị thế của Agribank , tác giả đã chọn đề tài: "Giải pháp phát triền dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên" làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của Agribank Phú Yên trong lĩnh vực dịch vụ thẻ và tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng, nâng cao thương hiệu thẻ Agribank trên thị trường thẻ Việt Nam nói chung và tại Phú Yên nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài a. Mục tiêu chung Nghiên cứu về dịch vụ thẻ để hiểu và nắm bắt được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ trong nền kinh tế hiện nay và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú
  12. Yên (Agribank Phú Yên) từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ cho Ngân hàng trong thời gian tới. b. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank Phú Yên. - Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank Phú Yên. 3. Nguyên nhân phát sinh vấn đề Mặc dù Agribank Phú Yên cũng đã đầu tư về cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, chính sách …để phát triển dịch vụ thẻ và đã thu được những thành quả nhất định nhưng doanh thu từ hoạt động thẻ rất thấp so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh của NH, năm 2013 doanh thu từ hoạt động thẻ chỉ đạt 4.257 triệu đồng chiếm 0,83% doanh thu của NH. Đến năm 2016, doanh thu từ hoạt động thẻ là 5.400 triệu đồng, chiếm 0,94% doanh thu của ngân hàng (Bảng 1.3). Nguyên do việc phát triển dịch vụ thẻ vẫn còn nhiều tồn tại như: chủ thẻ còn có thói quen chỉ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, chưa chú trọng trong việc sử dụng thẻ để thanh toán; hệ thống kỹ thuật hay gặp sự cố; tâm lý an toàn khi giữ tiền mặt trong tay của dân cư vẫn cao…Vì vậy, Chính những nguyên nhân đó làm cho số lượng thẻ phát hành và đưa vào sử dụng chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, những năm gần đây, thị trường thẻ đã có sự cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Những khách hàng dễ tiếp nhận thẻ trong thanh toán đã được các ngân hàng khác khai thác gần hết, vì vậy việc phát triển thị trường thẻ trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thẻ và bảo đảm được vị thế của mình trên thị trường thẻ là một vấn đề cấp bách hiện nay. Agribank Phú Yên cần phải có chính sách nghiên cứu nhằm gia tăng số lượng khách sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng mình thông qua việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
  13. 4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để đạt nội dung và mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và thu thập dữ liệu từ phiếu điều tra thực tế thông qua bảng hỏi, từ các sách, báo, tài liệu và các báo cáo của Agribank Phú Yên và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian : Nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên. + Về thời gian nghiên cứu : Các thông tin thứ cấp nằm trong khoảng thời gian từ 2013-2016 : Sử dụng số liệu của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên và số liệu của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên. Các thông tin sơ cấp được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 02/11/2017 đến ngày 25/11/2017 5. Các giải pháp thực hiện Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng thẻ thanh toán, từ đó ứng dụng vào hoạt động thanh toán thẻ của Agribank Phú Yên và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ của Agribank Phú Yên. 6. Kế hoạch thực hiện Mỗi ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm thẻ phù hợp. Dựa trên nền tảng điều tra, khảo sát các các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ, môi trường công nghệ, môi trường cạnh tranh và nguồn lực của bản thân ngân hàng đó. Từ kết quả nghiên cứu tác giả sẽ đề xuất kế hoạch thực hiện các giải pháp phù hợp với Agribank Phú Yên góp phần phát triển dịch vụ thẻ của Agribank Phú Yên.
  14. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm tắt đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục bảng, hình, biểu đồ, luận văn được kết cấu thành 5 chương : Chương 1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Yên và vấn đề phát triển dịch vụ thẻ. Chương 2. Phân tích vấn đề phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên. Chương 3. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên. Chương 4. Kế hoạch thực hiện phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Phú Yên. Chương 5. Kiến nghị và kết luận
  15. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên 1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên thành lập theo quyết định số 98/QĐ/NH 01/7/1988 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam (Nay là Thống đốc NHNN Việt Nam). Tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên. Tháng 12/1990, Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước ra Quyết định 603/NH-QĐ, chuyển Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Phú Yên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Phú Yên. Tháng 6/1998 Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn Điều lệ và các chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ra Quyết định 203/QĐ-NNNo – thành lập lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Yên cho đến nay. Trụ sở chính đóng tại 321 Trần Hưng Đạo, Phường 4, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động Tổ chức hoạt động của Agribank Phú Yên bao gồm 1 Hội Sở, 10 chi nhánh huyện, thị xã, thành phố và 07 phòng giao dịch. Agribank Phú Yên là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank, hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của Agribank nhưng có quyền tự chủ trong kinh doanh và có con dấu riêng. Tổng số cán bộ là 300 cán bộ, cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc và 7 phòng nghiệp vụ: Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Tín dụng Doanh
  16. 2 nghiệp, Phòng Tín dụng Cá nhân và Hộ, Phòng Dịch vụ- Marketing, Phòng Điện toán và 10 chi nhánh loại III và 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại III. Hình 1.1. Mô hình tổ chức của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CN tỉnh Phú Yên Nguồn: Phòng tổ chức của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên Chức năng, nhiệm vụ của các phòng như sau (Phụ lục 1) 1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực Hiện tại Chi nhánh Agribank Phú Yên có hơn 300 nhân sự, với độ tuổi trung bình là 40, trong đó hơn 80% nhân viên đã hoàn thành đại học và một số ít hoàn thành văn bằng hai, có 9 nhân viên đạt trình độ thạc sỹ chiếm 3% trong tổng số người lao và có 15 người đang theo học các lớp đào tạo trình độ thạc sỹ. Trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học ngày càng hoàn thiện hơn. Hàng năm Chi nhánh Agribank Phú Yên cử các nhân viên đi đào tạo thêm nhiều lớp nghiệp vụ có liên quan đến công việc do hệ thống tự đào tạo và thuê các chuyên gia hàng đầu đào tạo như các lớp ngắn hạn: pháp lý, luật dân sự, luật kinh tế, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ,.... Với lực lượng lao động hiện nay, người lao động cơ bản phát huy được năng lực để đáp ứng công việc so với yêu cầu hiện tại và tương lai.
  17. 3 1.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Agribank Phú Yên 1.1.3.1. Tình hình huy động vốn Nguồn vốn huy động đóng vai trò quyết định trong tổng nguồn vốn hoạt động của Agribank Phú Yên, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn giúp cho Chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Tổng nguồn 3.623 4.131 4.850 5.669 14,02 17,40 16,88 vốn Phân theo đối 3.623 4.131 4.850 5.669 14,02 17,40 16,88 tượng Tiền gửi dân cư 3.162 3.649 4.321 5.079 15,40 18,42 17,54 Tiền gửi các 257 298 345 414 15,95 15,77 20,00 TCKT Tiền gửi kho 202 180 181 174 (10,89) 0,55 (3,68) bạc Tiền gửi TCTD 2 4 3 2 100 (25) (33,33) Phân theo kỳ 3623 4131 4850 5669 14,02 17,40 16,88 hạn Tiền gửi không 554 649 760 850 17,15 17,10 11,82 kỳ hạn Tiền gửi có kỳ 3069 3482 4090 4819 13,46 17,46 17,82 hạn Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên Qua bảng 1.1 cho thấy, công tác huy động vốn trong giai đoạn 2013-2016 của Agribank Phú Yên luôn có sự tăng trưởng, tốc độ tăng bình quân là 16,11%/năm. Đặc biệt nguồn vốn đến 31/12/2016 của Chi nhánh đạt 5,669 tỷ đồng, tăng trưởng 819 tỷ đồng (tương đương 16,88%) so với đầu năm, thị phần nguồn vốn huy động
  18. 4 của Chi nhánh chiếm 35,68% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn, Nhưng tốc độ tăng trưởng không bằng các NH trên địa bàn (mức tăng của các NHTM trên địa bàn là 20,59%). * Về cơ cấu nguồn vốn: - Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: tiền gửi có kỳ hạn là 4.819 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85%/tổng nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn là 15% tổng nguồn vốn (850 tỷ đồng). Nguồn vốn có kỳ hạn của chi nhánh tương đối cao có tính ổn định, đây là một thuận lợi cho chi nhánh trọng việc bán vốn, tuy nhiên phải chịu lãi suất cao. - Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: Tiền gửi khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng nguồn vốn (khoảng 87,30%). Đến cuối năm 2016, tiền gửi cá nhân đạt 5.079 tỷ đồng chiếm đến 89,54% tổng nguồn vốn, tiền gửi doanh nghiệp và tổ chức khác chỉ chiếm 10,40% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn huy động từ cá nhân khá ổn định và tăng trưởng tốt qua các năm với mức tăng bình quân hàng năm 89%. Điều này cũng chứng tỏ thương hiệu Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu tại tỉnh Phú Yên, là ngân hàng được khách hàng là cá nhân và tổ chức lựa chọn gửi tiền. 1.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn Đi cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế tỉnh Phú Yên nói riêng trong những năm 2013-2016, tín dụng toàn Ngành trên địa bàn và tín dụng tại Agribank Phú Yên có sự tăng trưởng vượt trội.
  19. 5 Bảng 1.2: Dư nợ cho vay, nợ xấu của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 Đơn vị tính: tỷ, % Số tiền Tăng giảm tương đối (%) Chỉ Tiêu 2014/201 2015/201 2016/201 2013 2014 2015 2016 3 4 5 1. Tổng dư 3.455 3.861 4.557 5.526 11,75 18,03 21,26 nợ cho vay - Ngắn hạn 2.036 2.212 2.481 2.986 8,64 12,16 20,35 - Trung, dài 1.419 1.649 2.076 2.540 16,21 25,89 22,35 hạn 2. Nợ xấu 68 97 58 99 42,6 (40,81) 70,69 3.Tỷ lệ nợ 1,96 2,52 1,28 1,79 28,57 (49,20) 39,84 (%) xấu Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đến 31/12/2016 đạt 5.526 tỷ đồng, tăng 969 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng là 21,26%, cao hơn mức tăng trưởng của địa bàn (mức tăng trưởng trên địa bàn 19,72%). Thị phần dư nợ cho vay của chi nhánh trên địa bàn là 30,23%, tăng so với 2015 (năm 2015 là 29,84%). Dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ cho vay, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên, phù hợp với định hướng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn năm 2016 cơ cấu này đã chuyển dịch thành 54,04% và 45,96%, cao hơn bình quân của khu vực (38%). Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian 2013 đến 2016 và những năm tiếp theo là một vấn đề lớn của ngành NH mà Chính phủ quan tâm giải quyết nhằm đưa ra một thị trường tài chính lành mạnh cho thị trường tiền tệ an toàn hệ thồng. Đối với Agribank Phú Yên trong thời gian này tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn cho phép như năm 2013 là 68 tỷ đồng tương ứng 1.96%, năm 2014 là 97 tỷ đồng tương ứng 2.52% và năm 2015 là 58 tỷ đồng tương ứng 1.28%. Nhưng đến năm 2016 là 99 tỷ đồng tương ứng 1,79% tăng 41 tỷ. Nguyên do khách hàng của Agribank Phú Yên bị
  20. 6 thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua (các khách hàng này do Agribank Phú Yên cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi diện rộng). Đánh giá về chất lượng tín dụng của chi nhánh: Trong thời gian qua dù nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể bị thua lỗ, phá sản nhưng dư nợ tín dụng của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng và vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng. Đây là nổ lực của toàn CBCNV của chi nhánh đặc biệt là các lãnh đạo và cán bộ tín dụng đôn đốc việc thu nợ, xử lý được các món vay khó đòi, nợ xấu lâu năm và công tác thẩm định các món vay mới chặt chẽ hơn. Với việc hạn chế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn (so với quy định cho phép của Agribank là: 3%) đã góp phần an toàn của cả hệ thống. 1.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng giảm tương đối (%) 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Doanh thu 545.138 533.692 572.961 574.825 (2,10) 7,36 0,36 Trong đó: Doanh thu 4.527 4.867 5.124 5.400 7,51 5,28 từ hoạt 5,39 động thẻ Chi phí 466.509 461.271 500.888 537.203 (1,12) 8,60 7,25 (47,80) Lợi nhuận 78.629 72.471 72.073 37.622 (7,83) (0,55) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - CN tỉnh Phú Yên Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Yên trong những năm qua, có thể thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh có nhiều biến động, Năm 2014 giảm so với năm 2013 nguyên do chi nhánh chịu rủi ro lớn do biến động nền kinh tế, đặc biệt là các món vay của các tổ chức vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về nợ xấu,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0