intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chống thất thu thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm chống thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chống thất thu thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- NGUYỄN HOÀI TRÚC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- NGUYỄN HOÀI TRÚC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Đình Viên Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Hoài Trúc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hỗ trợ của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS.Lê Đình Viên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để có được luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo; các cán bộ công chức tại Cục Thuế, Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn cũng như trong công tác. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, vì vậy luận văn này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được các ý kiến: Đánh giá góp ý của các thầy cô giáo, các bạn học, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Hoài Trúc
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Ngân sách nhà nước, có tác động ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực và tạo môi trường đầu tư nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững. Hệ thống chính sách thuế tốt chỉ có thể phát huy tác dụng khi có một hệ thống quản lý thuế phù hợp, hiệu quả. Mục tiêu chính của hệ thống quản lý thuế hiện đại trên thế giới là tối ưu hoá các khoản thu thuế và các khoản phải thu khác, phù hợp với luật pháp đồng thời đảm bảo củng cố được niềm tin của người nộp thuế vào hệ thống thuế. Một mặt của mục tiêu này là tăng cường các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao sự tuân thủ tự giác của người nộp thuế; mặt khác là cơ quan thuế phát hiện các trường hợp không tuân thủ và có các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm nghiêm minh, đảm bảo công bằng và tạo sự tin cậy của người nộp thuế. Chống thất thu thuế là việc đề ra các biện pháp để quản lý đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế nhằm hạn chế được ở mức thấp nhất số tiền thuế không thu được vào NSNN; do đó quản lý thuế và kiểm tra thuế là một công việc rất quan trọng trong công tác chống thất thu thuế, là việc cơ quan quản lý thuế áp dụng các quy định pháp luật về thuế, quy trình quản lý thuế, kiểm tra thuế vào trong công tác chuyên môn nhằm đạt được kết quả mong muốn hoặc mục tiêu đặt ra. Với những nội dung phân tích ở từng chương, tác giả luận văn đã cố gắng làm nổi bật, bám sát mục tiêu, yêu cầu của đề tài, đã tìm hiểu rõ được nguyên nhân của những hạn chế và đã đưa ra những giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đã đề xuất những kiến nghị với Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông – UBND huyện và các ban ngành có liên quan của huyện Gò Công Đông có những giải pháp, chỉ đạo kịp thời và đồng bộ để đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định em mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy - Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
  6. iv ABSTRACT Taxation is an important and important source of revenue for the State Budget, having a profound impact on all sectors of the economy, playing an important role in mobilizing resources and creating an investment environment to achieve sustainable socio-economic development goals. Good tax policy system can only be effective when there is an appropriate and effective tax management system. The main goal of the modern tax administration system in the world is to optimize taxes and other receivables, in accordance with the law, while ensuring the confidence of taxpayers in the system. tax. On the one hand, this goal is to increase taxpayer support services to improve taxpayers' self-compliance; on the other hand, the tax authorities detect cases of non-compliance and take measures to handle serious violations, ensure fairness and create trust of taxpayers. Preventing tax revenue loss is the introduction of measures to manage taxpayers and taxpayers in order to minimize the amount of non-collected tax amounts into the state budget; Therefore, tax administration and tax examination is a very important task in the fight against tax losses, and the application of tax laws, tax administration procedures and tax examination procedures by tax administration agencies. into professional work to achieve the desired results or set goals. With the content of analysis in each chapter, the author tries to highlight, stick to the goals and requirements of the topic, understand the causes of the limitations and come up with solutions. combat the loss of value-added tax on enterprises at the Tax Department of Go Cong Dong District, Tien Giang Province. Besides, the author of the thesis also proposed recommendations to the Tax Department of Tien Giang Province, the Tax Department of Go Cong Dong District - the District People's Committee and relevant departments of Go Cong Dong district have solutions, only timely and synchronously to achieve better results in the coming time. Due to limited research conditions and time, the thesis cannot avoid certain mistakes, I hope to receive many valuable and valuable comments. Precious treasures of teachers - Teachers to improve the thesis.
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp ĐTNT Đối tượng nộp thuế GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện Gò Công Đông giai Bảng 2.1 42 đoạn 2016-2018 Bảng thống kê tình hình nộp thuế, kê khai doanh thu, theo kết Bảng 2.2 quả kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2016- 43 2018 Bảng thống kê tình hình thất thu dưa trên tổng doanh thu của Bảng 2.3 44 các doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2016-2018 Bảng 2.4 Số thuế giá trị gia tăng thực nộp của các doanh nghiệp 44 Bảng thống kê tình hình cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi Bảng 2.5 45 cục Thuế huyện Gò Công Đông giai đoạn từ năm 2016-2018 Bảng 2.6 Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp đã nộp 52 Bảng 2.7 Số thuế giá trị gia tăng do doanh nghiệp kê khai 53 Bảng 2.8 Số thuế giá trị gia tăng thực nộp của các doanh nghiệp 54 Bảng 2.9 Kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp 57 Bảng Tình hình nợ đọng thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp 61 2.10 Bảng Kết quả thu nợ đọng thuế giá trị gia tăng của các doanh 61 2.11 nghiệp
  9. vii DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông 37
  10. viii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT .............................................................. iii NỘI DUNG TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH .............................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ................................ 9 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ................................ 9 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.................................................................................. 9 1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT .............................................................................. 11 1.1.3 Vai trò của thuế GTGT ................................................................................... 14 1.1.4 Nội dung quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ...................................... 16 1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp............................................................................................................................23 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh nghiệp........................................ 26 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp của một số địa phương............................................................................................................................. 26 1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông ..... 28 1.3 Những vấn đề chung về thất thu thuế GTGT ...................................................... 29 1.4 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế GTGT ......................................................... 31 1.5 Tác động của việc thu thuế GTGT đầy đủ đối với huyện Gò Công Đông ......... 32 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ CHỐNG THẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU .................................................. 34
  11. ix 2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông ................................... 34 2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông tác động đến hình thành và phát triển doanh nghiệp ................................................................................... 34 2.1.2 Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế tại huyện Gò Công Đông ảnh hưởng đến công tác thuế .......................................................................................... 35 2.2 Tổng quan về Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang ................ 36 2.2.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 36 2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông .................39 2.3 Thực trạng thu thuế GTGT và công tác chống thất thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang .................................................................. 41 2.3.1 Tình hình thu thuế và thất thu thuế giai đoạn năm 2016-2018 ....................... 41 2.3.2 Công tác chống thất thuế GTGT ..................................................................... 48 2.4 Đánh giá chung công tác chống thất thu thuế giá trị gia tăng ........................... 63 2.4.1 Ưu điểm .......................................................................................................... 63 2.4.2 Khuyết điểm .................................................................................................... 63 2.4.3 Một số tồn tại ................................................................................................. 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 66 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG ........................................................................................ 67 3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Gò Công Đông từ năm 2019 đến năm 2025 (theo nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện Gò Công Đông nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo) ............................................................................... 67 3.1.1 Phương hướng chống thất thu thuế ................................................................ 67 3.1.2 Phương hướng chống thất thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông ...................................................................................................................... 69 3.2 Một số giải pháp chống thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông ...................................................................................... 72 3.2.1 Hoàn thiện bộ máy nhân lực trong Chi cục .................................................... 72
  12. x 3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hỗ trợ Doanh nghiệp ................................. 73 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra về thuế giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp ...................................................................................................................... 74 3.2.4 Chống thất thu qua việc đổi mới công tác quản lý nợ thuế nhằm giảm nợ thuế đối với Doanh nghiệp .............................................................................................. 76 3.2.5 Hoàn thiện cơ chế chính sách......................................................................... 78 3.3 Kiến nghị ............................................................................................................ 79 3.3.1 Với UBND huyện Gò Công Đông cần ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Gò Công Đông .................................... 79 3.3.2 Với Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông cần tăng cường công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai tự nộp để chiếm đoạt tiền thuế ................................................................ 80 3.3.3 Với Doanh nghiệp trên địa bàn cần phải tuân thủ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đúng theo Luật Quản lý thuế............................................................................. 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 81 KẾT LUẬN......................................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................83
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách mà còn là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế nhằm hướng dẫn, điều tiết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thực hiện chính sách phân phối và phân phối lại, điều tiết thu nhập, giải quyết công bằng an sinh xã hội,... Trong đó, thuế GTGT là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất to lớn, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Thuế GTGT là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Ngày 19/06/2013 Quốc hội đã thông qua Luật số 31/2003/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Sau gần 20 năm đi vào cuộc sống, thuế GTGT đã phát huy tích cực trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Nhưng đây là một luật thuế mới nên việc áp dụng sắc thuế này ở nước ta đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình thực hiện đã phải điều chỉnh một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT như: Điều chỉnh về phạm vi áp dụng, về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế, ... Mặc dù việc sửa đổi này đã làm cho sắc thuế hoàn thiện hơn, nâng cao khả thi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT chưa thật sự cơ bản, còn mang tính tình thế và cũng còn một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam hiện nay. Huyện Gò Công Đông là một huyện của tỉnh Tiền Giang, được thành lập từ ngày 01/01/1987. Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông hiện quản lý hơn 332 doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Thời gian qua, Chi cục Thuế luôn hoàn thành tốt dự toán thu Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, Chi cục Thuế cũng gặp những vấn đề chung trong công tác quản lý thu thuế của nước ta. Đó là các vấn đề trong việc quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, tình trạng vi phạm pháp luật thuế làm ảnh hưởng tới môi trường
  14. 2 đầu tư, ảnh hưởng tới công tác thu ngân sách ở địa phương và tạo ra sự bất bình đẳng trong việc thực thi pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp. Để khắc phục được những vấn đề trên, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với mọi lĩnh vực nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp chống thất thu thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang” được chọn để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung - Phân tích thực trạng thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm chống thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực trạng Kinh tế - Xã hội của huyện Gò Công Đông và tình hình thu Ngân sách Nhà nước huyện Gò Công Đông. - Đánh giá thực trạng thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông. - Đề xuất một số giải pháp chống thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông. 3. Đối tượng nghiên cứu Thất thu thuế GTGT của các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông và các doanh nghiệp đăng ký nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. 4.2 Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. 4.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Những hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng và hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng.
  15. 3 5. Câu hỏi nghiên cứu - Những cơ sở lý thuyết nào được sử dụng trong nghiên cứu này? - Thực trạng thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp trong thời gian 2016- 2018 tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang quản lý như thế nào? - Giải pháp nào được đưa ra nhằm chống thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế?. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học: Đề tài luận văn làm rõ, hệ thống hoá cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế đối với việc hạn chế thất thu thuế GTGT. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về quản lý thuế đối với doanh nghiệp, người nộp thuế tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, đề tài đề xuất những giải pháp góp phần chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, là tài liệu tham khảo cho Chi cục Thuế và các Doanh nghiệp có liên quan. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp: Định tính cụ thể với các kỹ thuật sau: - Kỹ thuật thống kê, phân tích, so sánh, mô tả. - Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tiếp cận hoạt động của các Chi cục Thuế trên địa bàn cả nước nhằm tìm hiểu và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thu Ngân sách Nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. - Dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa vào số liệu của Cục Thuế Tiền Giang, ngoài ra còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động của ngành, của các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan; sách tham khảo, tạp chí Thuế. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 8.1 Các nghiên cứu trong nước: Nghiên cứu của tác giả (Quách Mạnh Đảo 2012) luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học Thái Nguyên “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần hoàn thiện Luật thuế GTGT nói chung và công tác quản
  16. 4 lý thuế GTGT nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao công tác chống thất thu thuế GTGT. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế, chính sách quản lý thu thuế GTGT, công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên hạn chế của đề tài chỉ đơn thuần là phân tích về thực trạng Công tác quản lý thu thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 đến 2011 và đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả (Nguyễn Phùng Hạnh 2015) luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Hà Nội, “Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thuế GTGT cũng như đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề còn hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hơn đối với thuế GTGT, tăng nguồn thu cho NSNN và đạt đươc mục tiêu của công tác quản lý thuế. Nghiên cứu của tác giả (Hoàng Thị Tuyến 2006) luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Hà Nội, Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trong đề tài này tác giả đã đi vào tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến thuế GTGT, hiệu quả thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tuy nhiên đề tài cũng chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế, từ đó đánh giá những thành tích đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu của tác giả (Nguyễn Phạm Mỹ Duyên 2009) luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học An Giang, “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006- 2008”. Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006-2008 từ đó
  17. 5 giúp Chi cục Thuế nhận ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế GTGT tại cơ quan. Từ đó giúp chi cục đề ra các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục, vạch ra kế hoạch cho công tác quản lý thu thuế GTGT trong những năm tiếp theo. 8.2 Các nghiên cứu nước ngoài: Theo nghiên cứu của tác giả (Hamed Erfani, Saeed Rahbari, Amir Heydari, Farhad Shahhosseini 2013) “The study of the factors that influence on the performance of value added tax system in Iran”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hệ thống thuế GTGT là một loại thuế gián thu tạo ra hiệu quả cao về thu nhập. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy rằng việc thực hiện thuế GTGT có thể hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề khi có các điều kiện, quy định và môi trường cần thiết xét trong tổng thể hệ thống và trong toàn bộ nên kinh tế. Các yếu tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu bao gồm: văn hóa thuế, tính tuân thủ của hệ thống kế toán, ảnh hưởng của lạm phát, nền kinh tế không lành mạnh, thông tin và vấn đề đào tạo trong hệ thống thuế. Theo nghiên cứu của các tác giả (Eichfelder và Kegels 2012) “Compliance costs caused by agency action? Empirical evidence and implications for tax compliance” Các tác giả này cho rằng việc quản lý thuế hiệu quả chịu tác động bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Sử dụng bộ số liệu điều tra của chính phủ đối với người nộp thuế tại Bỉ và kiểm soát hiện tượng nội sinh bằng biến đại diện, các tác giả này đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng: quản lý thuế của cơ quan thuế có tác động mạnh đến hiệu quả tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu đưa ra các thành phần đánh giá về quản lý thuế của cơ quan thuế được đo lường bằng 7 biến quan sát, phản ánh: (i)Tính kịp thời trong việc thông tin, tuyên truyền; (ii)Tính phù hợp trong các hình thức cung cấp dịch vụ công; (iii)Tính rõ ràng, chính xác trong câu trả lời của công chức thuế; (iv)Tính đúng hạn trong việc trả kết quả (hoặc hồ sơ); (v)Tính nhất quán, không có mâu thuẫn trong câu trả lời của các công chức thuế, yêu cầu cung cấp thông tin khi cần thiết, tính chuẩn xác; (vi) Tính công khai trong xử lý vi phạm của cơ quan thuế.
  18. 6 Ngoài ra nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá về các quy định thuế được đo lường bởi 7 quan sát bao gồm: (i)Tính đơn giản, dễ hiểu; (ii)Tính thích ứng với tình huống kinh doanh của doanh nghiệp; (iii)Tính rõ ràng; (iv)Tính nhất quán; (v)Tính cụ thể hóa; (vi)Tính phù hợp trong tần suất thay đổi; (vii)Tính hợp lý về thời gian để doanh nghiệp tìm hiểu và thích nghi. Tuy nhiên hạn chế trong mô hình hồi quy đo lường tác động của các biến đại diện là vẫn còn hiện tượng sót biến, do đó các nghiên cứu tiếp theo cần tìm tòi, khám phá và phát triển thang đo với các biến quan sát đầy đủ và toàn diện hơn, nhằm đảm bảo tính vững và hiệu quả cho kết quả nghiên cứu. Theo nghiên cứu của các tác giả Margaret. N. Karanja (2012). tên của nghiên cứu “Internal factors affecting performance of the collection of local value added tax revenue in Nairobi”. Nghiên cứu này đề cập đến hiệu quả thu thuế GTGT liên quan đến việc xem xét các yếu tố bên trong về chính sách quản lý, cơ cấu tổ chức trong quản lý thu thuế GTGT, việc thực thi, năng lực của cán bộ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở các yếu tố bên trong tác động đến hiệu quả thu thuế GTGT, hướng nghiên cứu tiếp theo là các tác giả nên xem xét cả những tác động từ bên ngoài đến hiệu quả thu thuế GTGT và đề ra các giải pháp phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu. Nhìn chung các nghiên cứu nói trên đều xác định hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý thuế hiện nay là khâu đột phá trong chiến luợc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, là cơ sở để đánh giá hoạt động của ngành thuế, góp phần nâng cao nguồn thu NSNN từ loại thuế này. Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng còn tồn tại của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý thuế giá trị gia tăng tại địa phương được tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi vùng và mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ
  19. 7 chức bộ máy, qui mô hoạt động của người nộp thuế,… Luận văn giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang của tác giả thực hiện trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu nói trên đồng thời cung cấp hướng nghiên cứu mới như sau: Tính kế thừa: Thứ nhất, kế thừa những giá trị về cơ sở lý luận về Thuế nói chung và về quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng. Đây là những lý thuyết cơ bản và nền tảng để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Thứ hai, kế thừa trên cơ sở có chọn lọc một số giải pháp nâng cao quản lý thu thuế giá trị gia tăng của các nghiên cứu nói trên. Tính mới của đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu thuế giá trị gia tăng căn cứ theo Luật thuế giá trị gia tăng. Đây là nội dung chưa có nghiên cứu nào kể trên thực hiện. Qua nghiên cứu tổng quan về các tài liệu nêu trên cho thấy các vấn đề lý luận về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng đã được nghiên cứu khá nhiều và đã được phát triển một cách hệ thống. Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam nói chung và một số địa phương cũng đã được nghiên cứu tuy nhiên chưa có công trình khoa học hoặc luận văn nào nghiên cứu về giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1 Cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp. Chương 2 Thực trạng thu thuế giá trị gia tăng và chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 Giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
  20. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.1.1.1 Thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế GTGT - vào năm 1954. Thuế GTGT theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajoutée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế GTGT. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT. Ở Việt Nam chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng từ năm 1999 thay thế Luật thuế doanh thu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu. Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Kể từ khi áp dụng cho đến nay đã có nhiều sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, khái niệm thuế GTGT có nhiều cách tiếp cận khác nhau, mỗi khái niệm đưa ra đều được nhìn nhận trên một góc độ, một khía cạnh nào đó của thuế GTGT. Theo Điều 2 Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về Thuế giá trị gia tăng thì thuế này được hiểu như sau: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Như vậy có thể hiểu đây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2