intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường EU

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thị trường thủy sản EU; đánh giá thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU; đánh giá những thời cơ, thách thức cho ĐBSCL trong xuất khẩu cá tra; đánh giá những thuận lợi, khó khăn của ĐBSCL trong xuất khẩu cá tra; đề ra các giải pháp thực hiện để hạn chế những rủi ro, giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường EU

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- NGUYỄN CHÂU HOÀNG QUYÊN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- NGUYỄN CHÂU HOÀNG QUYÊN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU Chuyên ngành: THƯƠNG MẠI Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS VÕ THANH THU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2009
  3. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Tính mới của đề tài 6. Tính thời sự của đề tài 7. Nội dung của đề tài Phần nội dung CHƯƠNG 1. Cơ sở khoa học về đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của ĐBSCL sang EU .. 1 1.1. Cơ sở khoa học đẩy mạnh xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL ............................... 1 1.1.1 Lý thuyết trọng thương ....................................................................... 1 1.1.2 Học thuyết của A.Smith về thương mại quốc tế ................................. 2 1.1.3 Học thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo về thương mại quốc tế...... 3 1.1.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh………………………………………4 1.2. Giới thiệu sản phẩm cá tra ......................................................................... 5 1.2.1 Đặc điểm .............................................................................................. 5 1.2.2 Vai trò đóng góp của cá tra .................................................................. 6 1.3 Tìm hiểu sơ lược cộng đồng EU .................................................................. 6 1.4 Đánh giá về thị trường thủy sản EU............................................................. 7 1.4.1 Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của EU ............................ 7 1.4.2 Tiêu thụ thủy sản của EU .................................................................... 7 1.4.3 Thưong mại thủy sản của EU .............................................................. 9 1.4.3.1 Sơ lược tình hình nhập khẩu thủy sản của EU......................... 9
  4. 1.4.3.2: Cơ cấu sản phẩm EU nhập khẩu ............................................. 11 1.4.4 Phân nhóm thị trường thủy sản EU ..................................................... 13 1.4.5 Hệ thống phân phối thủy sản EU......................................................... 13 1.4.6. Cơ chế quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu EU..................................... 16 1.4.6.1. Thuế nhập khẩu, hạng ngạch và các rào phí thuế quan .......... 16 1.4.6.2. Chất lượng và các tiêu chuẩn phân loại .................................. 17 1.4.6.3 Quy định mới liên quan đến hàng thủy sản nhập khẩu vào khu vực này và sẽ có hiệu lực kể từ 1.1.2009...................................................................... 19 1.5 Kinh nghiệm nuôi trồng và xuất khẩu cá của một số nước trên thế giới ..... 20 Bài học 1: Đột phá về công nghệ nuôi, sản xuất giống, thức ăn, tăng cường quản lý môi trường và dịch bệnh ....................................................................... 21 Bài học 2: Áp dụng các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC), thực tiễn quản lý tốt (BMP), thực tiễn nuôi trồng cá tốt (GAP) ................................... 22 Bài học 3: Phát triển các chương trình, dự án chứng nhận chất lượng sản phẩm thuỷ sản (SoQ). ............................................................................................ 23 Bài học 4: Duy trì và ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu ………………………………………………………………………...24 Bài học 5: Sự can thiệp của chính phủ................................................ 24 Bài học 6: Kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và an tòan vệ sinh thực phẩm của các nhà máy chế biến.................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. Thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU....................... 27 2.1 Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ................................ 27 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam........................................... 27 2.1.2. Về thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam ...................... 27 2.1.3. Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ..................... 29 2.2 Tình hình phát triển ngành cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL ............................... 32 2.2.1 Tiềm năng phát triển cá tra ở ĐBSCL................................................. 32
  5. 2.2.2 Tình hình nuôi trồng cá tra xuất khẩu ................................................ 35 2.2.3 Thực trạng năng lực chế biến của doanh nghiệp Việt Nam ............... 37 2.2.4 Thực trạng xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL ............................................... 37 2.2.4.1 Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra ....................... 37 2.1.4.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra ĐBSCL ........................... 38 2.2.5 Đặc điểm cá tra xuất khẩu .................................................................. 40 2.2.6 Thành tựu và hạn chế trong chế biến xuất khẩu cá tra ....................... 40 2.2.6.1: Thành tựu ................................................................................ 40 2.2.6.2: Hạn chế: .................................................................................. 40 2.3 Thực trạng xuất khẩu cá tra của ĐBSCL vào EU ............................................41 2.3.1 Kết quả xuất khẩu cá tra vào EU 2005-2008....................................... 41 2.3.1.1 Thị truờng Tây Ban Nha ......................................................... 44 2.3.1.2 Thị trường Hà Lan .................................................................. 46 2.3.1.3.Thị trường Ba Lan................................................................... 48 2.3.2 Khả năng cạnh tranh của cá tra trên thị trường EU............................. 50 2.3.3 Những đánh giá chung về thị trường cá tra ở EU................................ 52 2.4 Phân tích thời cơ và thách thức ảnh hưởng xuất khẩu cá tra ĐBSCL vào thị trường EU...................................................................................................................... 54 2.4.1. Phân tích những cơ hội của xuất khẩu cá tra sang EU ....................... 54 2.4.2. Phân tích những thách thức của xuất khẩu cá tra sang EU ............... 56 2.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành chế biến cá tra xuất khẩu của ĐBSCL .......................................................................................................................... 59 2.5.1: Những điểm mạnh, điểm yếu trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu........ 59 2.5.2: Những điểm mạnh, điểm yếu trong chế biến cá tra xuất khẩu........... 63 2.5.3: Những điểm mạnh, điểm yếu trong xuất khẩu cá tra sang EU........... 66
  6. Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực ĐBSCL sang thị trường EU...................................................................................................................... 71 3.1: Mục tiêu và quan điểm cơ sở đề xuất giải pháp ..........................................71 3.1.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................... 71 3.1.1.1 Mục tiêu chung:........................................................................ 71 3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể: ........................................................................ 71 3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp ............................................................... 71 3.2: Cơ sở đề xuất giải pháp – tổng kết SWOT ................................................. 72 3.3: Các giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu vào thị trường EU ...................... 74 3.3.1 Nhóm giải pháp để hòan thiện khâu nuôi trồng cá tra ........................ 74 3.3.1.1.Qui hoạch vùng nuôi an toàn và xây dựng liên kết trong sản xuất cá tra…… .............................................................................................................. 74 3.3.1.2 Nâng cao công tác khuyến ngư và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cá tra sạch…… .............................................................................................................. 81 3.3.1.3. Hoàn thiện khâu sản xuất con cá tra giống ............................. 83 3.3.1.4 Hoàn thiện các dịch vụ phụ trợ ............................................... 85 3.3.1.5 Đảm bảo nguồn vốn cho nuôi trồng cá tra ............................... 85 3.3.2. Hoàn thiện và phát triển các doanh nghiệp chế biến.......................... 86 3.3.2.1 Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu sang Eu phải đạt và thường xuyên quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP........................................... 86 3.3.2.2 Nâng cao trình độ, tay nghề người lao động ............................ 86 3.3.2.3 Nâng cao trình độ quản lí và đổi mới công nghệ chế biến....... 87 3.3.2.4 Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các doanh nghiệp chế biến ....... 87 3.3.3 Giải pháp để thâm nhập thị trường EU xuất khẩu............................... 88 3.3.3.1 Nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu ...................................... 88 3.3.3.2 Tăng cường sản phẩm giá trị gia tăng và thay đổi đóng gói cho phù hợp với thị hiến của thị trường EU ........................................................................ 88
  7. 3.3.3.3 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.......................... 89 3.3.3.4 Tập trung xây dựng thương hiệu cho cá tra ĐBSCL và thương hiệu riêng cho doanh nghiệp ......................................................................................... 90 3.3.3.5 Thành lập hiệp hội cá tra Việt Nam .......................................... 90 3.3.3.6 Hoàn thiện kênh phân phối cá tra ĐBSCL ................................ 91 3.3.4 Kiến nghị về cơ chế, chính sách, vai trò của nhà nước ....................... 91 Phần kết luận................................................................................................................94 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................95 Phụ lục
  8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNTT: chủ nghĩa trọng thương DN: doanh nghiệp ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HACCP: Hazard Analysis and Critical Point Control = Phân tích mối nguy hại và kểim tra tới hạn ISO: International Organization for Standardization = Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KHCN: khoa học công nghệ NK: nhập khẩu TS: Thủy sản VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers = Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VN: Việt Nam XK: xuất khẩu WTO: World Trade Organization = Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG-HÌNH TRONG LUẬN VĂN Bảng 1.1 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của EU năm 2007 Bảng 1.2 EU nhập khẩu thủy sản của top 15 nước Bảng 1.3 Các mặt hàng EU nhập khẩu chính Bảng 1.4 Tình hình nhập khẩu cá nước ngọt của EU Bảng 1.5 Các nước xuất khẩu chính mặt hàng cá nước ngọt sang EU Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam qua các thời kỳ Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam qua các năm Bảng 2.3 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam Bảng 2.4 Tình hình xuất khẩu cá ba sa- cá tra của Việt Nam (2003-2008) Bảng 2.5 Cơ cấu thị trường cá tra Việt Nam Bảng 2.6 Xuất khẩu cá tra, ba sa củaVN sang thị trường EU Bảng 2.7 Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Tây Ban Nha Bảng 2.8 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Tây Ban Nha Bảng 2.9 Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Hà Lan Bảng 2.10 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Hà Lan Bảng 2.11 Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Ba Lan Bảng 2.12 Giá và thị phần các nước xuất khẩu cá nước ngọt sang Ba Lan Bảng 2.13 Đánh giá chung về thị trường cá tra, cá basa ở EU Bảng 2.14 Đánh giá mức độ ổn định nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu Bảng 2.15 Đánh giá mức độ quan tâm của DN về chất lượng cá tra nguyên liệu Bảng Bảng 2.16 Khảo sát về quản lí chất lượng của các doanh nghiệp chế biến cá tra Bảng 2.17 Đánh giá về trình độ tay nghề của công nhân chế biến cá tra Bảng 2.18 Đánh giá về công nghệ của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Bảng 2.19 Đánh giá về vốn vủa doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Bảng 2.20 Đánh giá về tính chủ động của doanh nghiệp trong xuất khẩu
  10. Bảng 2.21 Đánh giá về mặt hàng cá tra xuất khẩu Bảng 2.22 Đánh giá về họat động Marketing của DN xuất khẩu cá tra Bảng 2.23 Đánh giá mức độ khó khăn của DN XK cá tra sang thị trường EU Bảng 3.1 Ma trận SWOT Bảng 3.2 Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ quan trọng ưu tiên của các giải pháp Hình 1.1: Hệ thống phân phối thủy sản của EU Hình 3.1: “Mô hình liên kết dọc hoàn thiện” của VASEP Hình 3.2 Mô hình liên kết kiến nghị
  11. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhìn lại chặng đường đã đi qua, mỗi bước tiến của ngành xuất khẩu thủy sản đều ghi dấu kết quả của cả quá trình nổ lực phấn đấu của biết bao thành viên tham gia hoạt động trong ngành. Trước thời điểm vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD (2000) là cả một quãng thời gian dài hơn 20 năm với biết bao trăn trở và thử thách. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam mới chập chững bước ra thế giới với phạm vi rất hạn chế chủ yếu tập trung một số ít thị trường Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông. Đến nay điểm đến của sản phẩm thủy sản Việt Nam đã là 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự đa dạng của thị trường xuất khẩu đã tạo nên sự hài hòa tương đối và an toàn cho đầu ra gồm ba khối chính: EU, Mỹ, Nhật Bản. Để đạt được những kết quả như trên phải kể đến sự đóng góp vượt trội của ngành chế biến cá tra xuất khẩu – sản phẩm độc đáo và mang tính đặc thù vùng ĐBSCL. Vượt qua cuộc chiến chống bán phá giá của thị trường Mỹ tiến tới chinh phục thị trường thế giới. Chẳng mấy chốc, sản phẩm cá tra ĐBSCL đã có mặt, đứng vững và lan rộng ra hầu khắp thị trường tiêu thụ thủy sản chính ở Châu Âu: Đức. Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ai Cập, Uraina và nhiều nước khác. Trong đó đáng chú ý là thị trường EU, thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của ĐBSCL với mức tiêu thụ ổn định, giá xuất khẩu tốt nhưng lại là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng và an tòan vệ sinh thực phẩm. Trước thực tế Việt Nam đã gia nhập WTO, một sân chơi đầy thách thức với những đòi hỏi cao hơn, nhiều xáo trộn trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay nhiều thị trường có sức mua lớn đã giảm đáng kể do mất khả năng thanh toán, cộng thêm những bất ổn, yếu kém của ngành chế biến cá tra xuất khẩu nên ngành không những chưa phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình mà còn gặp phải những thách thức đối với việc phát triển bền vững. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
  12. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Do đó, để phát triển hiệu quả và bền vững của ngành nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu của các tỉnh ĐBSCL, nhằm phát huy tối đa lợi thế của vùng với loài cá có giá trị xuất khẩu cao, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để ngành chế biến cá tra xuất khẩu phát triển một cách bền vững là vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm. Do đó em chọn Đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường EU” được thực hiện chính là bởi những lý do trên. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu thị trường thủy sản EU - Đánh giá thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU - Đánh giá những thời cơ, thách thức cho ĐBSCL trong xuất khẩu cá tra - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của ĐBSCL trong xuất khẩu cá tra - Đề ra các giải pháp thực hiện để hạn chế những rủi ro, giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, một số pương pháp nghiên cứu sau đã được áp dụng: - Phương pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng số liệu thứ cấp do các cơ quan chức năng, tổng hợp số liệu trên internet - Phương pháp phân tích, định lượng, so sánh, đối chiếu: từ các bảng thống kê và các số liệu thứ cấp thu thập được để phân tích, nhận định và đánh giá những xu hướng, những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc xuất khẩu cá tra - Phương pháp khảo sát thực tế: điều tra số liệu qua gởi bảng câu hỏi qua email và phỏng vấn 50 doanh nghiệp chuyên chế biến xuất khẩu cá tra ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang. Mục tiêu của khảo sát là để thấy được thực trạng điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ĐBSCL ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
  13. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL. Số liệu được xử lí bằng Microsoft Excel 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là hoạt động xuất khẩu cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường EU - Phạm vi không gian: Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long.. Đối với thông tin từ thị trường EU, chủ yếu được thu thập trên tài liệu, tạp chí, Internet - Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích thị trường trong nước: 2000-2008 Số liệu phân tích thị trường thế giới: 2000-2007 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trước đề tài này có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến vấn đề phát triển thủy sản – cá tra Việt Nam. Trong đó có các đề tài như: Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Trong đề tài này người viết có phân tích hiện trạng về sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Sau đó, đưa ra những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức cho xuất khẩu thủy sản. Cuối cùng là đưa ra giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 1010 và tầm nhìn năm 2020. Đề tài “ Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản” của viện nghiên cứu thương mại chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Nam. Trong đề tài này chủ yếu tập trung đánh giá tình hình tiêu thụ, sản xuất, buôn bán thủy sản trên thị trường thế giới. Phân tích thị trường mà thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang. Từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp để phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo các luận văn thạc sĩ của các anh/chị khóa trước. Các bài luận văn nghiên cứu những khía cạnh khác nhau như giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang các thị trường như Nhật, Eu, Mỹ, hoặc các giải pháp phát triển ngành cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
  14. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tham khảo các bài viết về tình hình cá tra xuất khẩu trên báo, tạp chí thủy sản, internet. Tuy nhiên không có đề tài nào nghiên cứu sâu và tòan diện việc xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU và giải pháp xuất khẩu để đẩy mạnh sản phẩm cá tra vào thị trường này. Đặc biệt hơn là thời kỳ mới, thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, bước sang thời kỳ mới đang rất thuận lợi nhưng không ít những khó khăn 6. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Cơ sở khoa học về đẩy mạnh xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU: Trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết kinh tế để khẳng định cần phải đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, một loài sản phẩm đặc biệt và mang tính đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này tác giả trình bài nghiên cứu về thị trường xuất nhập khẩu thuỷ sản của EU nói chung và xuất nhập khẩu cá thịt trắng nói riêng. Từ đó đưa ra những đánh giá chung về thị trường này. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm nuôi trồng và xuất khẩu cá của các nước trên thế giới đặc biệt là Thái Lan để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho xuất khẩu cá tra của ĐBSCL chương 2: Nghiên cứu vế thực trạng, tình hình xuất nhập khẩu cá tra của ĐBSCL trên các thị trường EU: Chương này tác giả trình bày thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang các thị trường chính như EU, Mỹ, Nga, Uraina, Ai Cập, Mexico…Trọng tâm của chương này tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU (đây là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất, ổn định cho xuất khẩu mặt hàng này của ĐBSCL). Bằng phương pháp khảo sát thực tế và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến cá tra, đánh giá phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cũng như những thời cơ và thách thức thị trường xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang EU để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế ở chương 3 Chương 3: Những phân tích, quan điểm và nguyên tắc nhằm duy trì và phát triển xuất khẩu cá tra trên thị trường EU: Dựa trên cơ sở của chương 2 và phương pháp phân tích ma trận SWOT là căn cứ để đưa ra giải pháp với 3 nhóm giải ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
  15. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- pháp tập trung ở 3 khâu chính yếu là nhóm giải pháp hoàn thiện khâu nuôi trồng cá tra xuất khẩu, nhóm giải pháp hoàn thiện khâu chế biến và cuối cùng là nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang thị trường EU Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác đầu tư nghiên cứu, nhưng với những hạn chế về khả năng tiếp cận các tài liệu thực tế của doanh nghiệp, hạn chế về thời gian nghiên cứu,… nên kết quả nghiên cứu của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô, Quý đồng nghiệp với mong muốn sẽ có được những đánh giá xác thực hơn, đề ra được những định hướng và giải pháp giàu tính thực tiễn hơn, giúp các giải pháp đề ra có thể vận dụng trong thực tiễn. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
  16. Trang 1 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1.1 Lý thuyết trọng thương Chủ nghĩa Trọng thương được hình thành ở Châu Âu vào thế kỷ XVI và phát triển đến giữa thế kỷ 18 (thời kỳ tiền TBCN). Những nội dung chính 9 Đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Nhà nước nào càng nhiều tiền thì càng giàu có. 9 Họ đặc biệt coi trọng các hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương. CNTT cho rằng chỉ có hoạt động Ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của của cải vì nó làm tăng thêm khối lượng tiền tệ. Theo chủ nghĩa trọng thương, khi tham gia vào thương mại quốc tế, muốn có nhiều tiền thì phải thực hiện xuất siêu, phải đạt được thặng dư mậu dịch. Để đạt được thặng dư mậu dịch bằng cách: 9 Tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu 9 Xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao ưu tiên hơn hàng hóa có giá trị thấp. Thế kỷ XVI chứng kiến sự khuyến khích xuất khẩu len ở Anh. Đến thế kỷ XVII, Thomas Mun, làm việc cho Công ty Đông Ấn, cho rằng nên khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chế biến vì chúng tạo ra giá trị cao, cấm xuất khẩu hàng sơ chế. 9 Chủ nghĩa trọng thương không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu mà sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm. 9 Nhập khẩu: ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ. NK vàng và bạc được chú trọng ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
  17. Trang 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình, vì vừa bán được hàng mà còn được cả những món lợi khác như cước vận tải, phí bảo hiểm. 9 Buôn bán được thực hiện bởi các công ty độc quyền của Nhà nước, hạn chế hầu hết hoạt động nhập khẩu và nhiều hoạt động xuất khẩu được trợ cấp. 9 Về lợi nhuận trong thương mại: Họ cho rằng lợi nhuận trong thương mại là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. 9 Trong thương mại quốc tế, quốc gia này giàu lên là nhờ sự nghèo đi của các quốc gia khác. Thặng dư của nước này nghĩa là thâm hụt của một nước khác. 9 Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện xuất siêu thì Nhà nước phải dùng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về mặt tài chính, trợ giá, bù giá cho nhà xuất khẩu. Muốn hạn chế nhập khẩu thì nhà nước phải áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch 1.1.2 Học thuyết của A.Smith về thương mại quốc tế Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học cổ điển người Scotland, người được coi là cha đẻ của kinh tế học, đã phê phán những hạn chế của CNTT và nêu lên những quan điểm mới của mình về thương mại quốc tế. 9 Thương mại đặc biệt là ngoại thương có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của các nước. 9 Adam Smith cho rằng thương mại tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nhưng không phải là nguồn gốc của sự giàu có. Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào sự sẵn có của hàng hóa dịch vụ hơn là vàng. 9 Thương mại quốc tế giữa các quốc gia là trên cơ sở tự nguyện và các bên cùng có lợi. Sự trao đổi phải là ngang giá. 9 Khác với chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lường gạt và trao đổi không ngang giá, theo A. Smith, trao đổi phải ngang giá. Nếu một bên thấy họ rơi vào thế bất lợi, họ sẽ không tham gia vào thương mại quốc tế. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
  18. Trang 3 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Smith phê phán sự phi lý của lý thuyết trọng thương và chứng minh rằng mậu dịch sẽ giúp cả hai bên gia tăng gia sản, qua việc thực thi một nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc phân công. 9 Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia là căn cứ vào lợi thế tuyệt đối của các nước. 9 Lợi thế tuyệt đối của một quốc gia về một sản phẩm nghĩa là quốc gia đó sản xuất ra sản phẩm đó với các chi phí thấp hơn các nước khác. 9 Nguồn gốc của lợi thế tuyệt đối: • Lợi thế tự nhiên: tài nguyên, điều kiện khí hậu, đất đai. Ðiều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều sản phẩm như nông sản (cà phê, chè, cao su, dừa, lúa gạo, v.v..) và các loại khoáng sản (kim cương, dầu mỏ, quặng nhôm, v.v..) • Lợi thế do nỗ lực: kỹ thuật và sự lành nghề. Sản xuất các thành phẩm: nông sản chế biến, sản phẩm chế tạo phần lớn phụ thuộc vào lợi thế do nỗ lực thường là kỹ thuật chế biến và kỹ năng sản xuất. 1.1.3 Học thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo về thương mại quốc tế 9 Thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (Anh, 1772-1823). D. Ricardo đã chứng minh được thương mại quốc tế có thể mang lại lợi ích cho các bên tham gia, ngay cả khi một bên có ưu thế sản xuất rẻ hơn bên kia trong tất cả các mặt hàng 9 Theo Ricardo mọi nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế. Với cách giải thích như vậy, lý thuyết lợi thế so sánh kêu gọi tự do hóa thương mại, xoá bỏ Chính sách bảo hộ mậu dịch. 9 Nguyên nhân xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế: • Các nước buôn bán với nhau vì họ khác nhau. • Các nước buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất: mỗi nước khi chuyên môn hóa vào một số loại hàng thì nước đó có thể sản xuất ở quy mô lớn hơn và do đó có hiệu quả hơn là trong trường hợp nước đó sản xuất tất cả mọi thứ. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
  19. Trang 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Lợi ích trong thương mại quốc tế bắt nguồn từ lợi thế so sánh. Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn trước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng. 9 Mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản xuất một mặt hàng nào đó (và kém lợi thế so sánh trong mặt hàng khác). Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác. Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác mà chúng ta phải hy sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó. 1.1.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của ngành được xem xét trong mối tương quan giữa các ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác nhau để tranh giành thị trường trên phạm vi thế giới. Lợi thế cạnh tranh của ngành sẽ tăng theo qui mô của các ngành hàng và đó là biểu hiện lợi thế bên ngoài của nền kinh tế Lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành hàng đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác trên thế giới. Và do đó, năng lực cạnh tranh của ngành hàng biểu hiện qua năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành Nhóm chiến lược là một tập hợp những công ty áp dụng chiến lược sản xuất kinh doanh tương tự nhau. Mỗi ngành hàng có thể bao gồm một hay nhiều nhóm chiến lược. Dấu hiệu căn bản phân biệt các nhóm chiến lược là giá và bề rộng của dòng sản phẩm (thể hiện qua qui cách chất lượng và chủng loại sản phẩm) Môi trường cạnh tranh của ngành là môi trường kinh tế quốc tế, bao gồm: môi trường thương mại, môi trường sản xuất và môi trường tài chính trong mối liên kết toàn cầu. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các ngành hàng luôn đối diện với rất nhiều thời cơ và thách thức. Phản ứng trước thời cơ và thách thức đó của tất cả các doanh nghiệp trong các nhóm chiến lược sẽ tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của những cty đa quốc gia và cty xuyên quốc gia. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
  20. Trang 5 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành phải dựa vào 3 nhóm yếu tố cơ bản như: năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành (biểu hiện qua sự khác biệt về giá cả sản phẩm và bề rộng dòng sản phẩm), cấu trúc và lợi thế theo qui mô của ngành (mặt bằng công nghệ chung của ngành cao hay thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành đã phát triển đến chừng mực nào, các ngành liên kết và bổ trợ có đầy đủ và đồng bộ hay không…), nhóm yếu tố về chính sách (vai trò, vị trí của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, ngành được qui hoạch ra sao, có phải là ngành kinh tế mũi nhọn, chính sách của chính phủ đối với ngành là khuyến khích hay hạn chế phát triển..) Trong thực tế, lợi thế cạnh tranh của ngành được đánh giá trên cả hai mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính sẽ dựa vào mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (International Product Life Cycle model – IPLC) của Raymond Vernon, và đánh giá về định lượng sẽ dựa vào biểu đồ tổ hợp (Cluster Chart) những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của quốc gia được đề xướng bởi Michael E.Porter. 1.2. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CÁ TRA 1.2.1 Đặc điểm: Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh ĐBSCL (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá tra ĐBSCL được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá catfish khác. Nghề nuôi cá tra đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề nuôi thương phẩm. Hình thức nuôi : Nuôi thâm canh, bán thâm canh với các mô hình nuôi bè, nuôi trong ao hầm. Ngoài ra, trong mấy năm gần đây đã phát triển nuôi cồn và đăng quầng cũng cho hiệu quả cao. Hình thức khai thác : Lưới, rùng, đăng, vó. Mùa thu hoạch : Quanh năm. Kích thước thu hoạch : 30-40cm, lớn nhất 90cm. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0