intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định tình hình nợ xấu tại các chi nhánh NHTM ở Phú Yên; xác định nguyên nhân nợ xấu của các chi nhánh NHTM đóng trên địa bàn Phú Yên; xác định hiệu quả xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM ở Phú Yên; đề xuất giải pháp và hạn chế và giảm nợ xấu ở các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUỲNH LÊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUỲNH LÊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN PHÚ YÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG HẢI YẾN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Hải Yến. Các thông tin, dữ liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn đảm bảo trung thực và đáng tin cậy. Các tài liệu tham khảo trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017 Tác giả
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ NỢ XẤU…………………………………………6 1.1. Giới thiệu về hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên………......6 1.1.1. Giới thiệu hệ thống các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên .......................................................................................................................6 1.1.2. Tình hình kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên .......................................................................................................................8 1.2. Vấn đề xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên………………………………………………………………………………11 1.2.1. Tình hình nợ xấu của hệ thống của các chi nhánh NHTM Việt Nam trên địa bàn ................................................................................................................11 1.2.2. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2013 – 2016 của các chi nhánh NHTM trên địa bàn ......................................................................................................................13 1.3. Biểu hiện vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các chi nhánh NHTM Phú Yên………………………………………………………………………………14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH NỢ XẤU CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN. .............17 2.1.Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động ngân hàng thương mại………….17 2.1.1. Khái niệm nợ xấu .....................................................................................17 2.1.2. Các dấu hiệu của những khoản nợ xấu .....................................................18 2.1.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu .................................................................19
  5. 2.2. Phân tích về tình hình nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên…………………………………………………………………….23 2.2.1. Phân tích nợ xấu của các chi nhánh NHTM .............................................23 2.2.2. Nguyên nhân gây nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn .............27 2.3. Phân tích tình hình xử lý nợ xấu của các NHTM ở Phú Yên…………...30 2.3.1.. Xử lý nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ ......................................32 2.3.2. Xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ .......................33 2.3.3. Xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro ...............................................34 2.3.4. Xử lý nợ xấu thông qua cơ cấu lại các khoản nợ .....................................34 2.3.5. Xử lý nợ xấu thông qua các giải pháp khác .............................................35 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN. ........................................37 3.1. Đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM Phú Yên…37 3.1.1. Kết quả xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ...........................................................................................37 3.1.2. Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu và các giải pháp đang sử dụng ................39 3.2. Tổng hợp các giải pháp xử lý nợ xấu Việt Nam qua các nghiên cứu khoa học……………………………………………………………………………….41 3.2.1. Giải pháp xử lý nợ xấu từ phía NHTM ....................................................41 3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu từ phía của cơ quan quản lý Nhà nước ...............42 CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN. .......................43 4.1. Giải pháp xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên …………………………………………………………………………………...43 4.1.1. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu từ phía ngân hàng .....................................43 4.1.2. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu liên quan đến các Cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn ................................................................................................49 4.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn……………………………………………………………………..50 4.2.3. Nhiệm vụ của ngành ngân hàng Phú Yên ................................................50 4.2.4. Nhiệm vụ của các Cơ quan chính quyền địa phương liên quan ...............52
  6. 4.3. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch đề ra………………………………...55 4.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................55 4.3.2. Khó khăn, vướng mắc ..............................................................................59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................61 5.1. Kết luận…………………………………………………………………….61 5.2. Khuyến nghị………………………………………………………………..61 5.2.1. Các khuyến nghị về quy định pháp luật liên quan hoạt động ngân hàng (đối với các cơ quan, ban ngành liên quan) ........................................................61 5.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên.............................62 5.2.3. Đối với các NHTM trên địa bàn ...............................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiêu, từ viết tắt Giải thích GDP Tổng sản phẩm quốc nội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà nước PGD Phòng giao dịch QTDND Quỹ tín dụng nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm UBND Ủy ban nhân dân VAMC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 1.2: Thị phần cho vay giai đoạn 2012-2016 (Đvt: %) .......................................8 Bảng 1.3: Thu nhập từ các dịch vụ phi lãi của hệ thống các chi nhánh NHTM trên địa bàn từ năm 2013-2016. (đvt: tỷ đồng).................................................................11 Bảng 1.4: Diễn biến nợ xấu giai đoạn 2013 – 2016 (Đvt: tỷ đồng) ..........................13 Bảng 1.5: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu của NHTMNN và NHTM CP trên địa bàn Phú Yên trong giai đoạn 2013 – 2016 ............................................................................144 Bảng 2.1: Thống kê dư nợ theo đối tượng của các NHTM trên địa bàn Phú Yên đến 30/11/2016 (đvt: tỷ đồng)..........................................................................................23 Bảng 2.2: Kết quả xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn giai đoạn 2013 -2016 (Đvt: tỷ đồng)......................................... Error! Bookmark not defined.
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Có thể nói nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của các TCTD, là một phần rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nợ xấu cao vượt tầm kiểm soát có thể làm tắt nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế, ảnh hướng đến khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Bản chất của nợ xấu của hệ thống ngân hàng là những tài sản không sinh lời của nền kinh tế được tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì có nhiều yêu tố là nguyên nhân tác động gây nợ xấu như: tình hình kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình sản xuất công nghiệp, các yếu tố vi mô thuộc nội tại ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm, hiệu quả quản lý chi phí không tốt. Dù phát sinh vì bất kì nguyên nhân gì thì nợ xấu được xem là “cục máu đông” gây tắt nghẽn lưu thông vốn của nền kinh tế. Do đó, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Ngân hàng, đồng thời cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong nền kinh tế đang bị tắt nghẽn bởi các khoản nợ xấu. Theo dữ liệu nợ xấu của các nước trong khu vực Asean được Worldbank công bố năm 2012 và từ báo cáo của công ty kiểm toán KPMG về hệ thống NHTM tại Việt Nam (năm 2013) thì tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam có xu hướng gia tăng và ở mức cao, cụ thể, trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam tăng từ 2.2% năm 2009 lên 4.08% năm 2012. Trước tình hình đó, vấn đề giải quyết nợ xấu góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định là mục tiêu quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm triển khai quyết liệt. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” được Bộ Chính trị, Chính phủ thông qua và phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-NHNN ngày
  10. 2 01/3/2012 để lành mạnh hóa các TCTD. Ngày 18/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đến nay, theo số liệu của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu nội bảng hệ thống ngân hàng cuối năm 2016 là 2,46%, thấp hơn so với quy định (3%), tuy nhiên theo báo cáo của Chính Phủ, tính đến ngày 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay. Theo NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu 5,8% thì nợ xấu của các TCTD được kiểm soát đặc biệt chiếm khoảng 30% nợ xấu toàn hệ thống các TCTD, số nợ xấu còn lại 70% là nợ xấu của các TCTD khác. Điều này cho thấy số lượng nợ xấu tại các TCTD hiện nay vẫn rất lớn và cần giải quyết triệt để các nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Mới đây, để tiếp tục giải quyết các vướng mắc trong quá trình xứ lý nợ xấu, ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng-TCTD. Trên cơ sở đó, trong những năm qua, tuy Phú Yên là một tỉnh nhỏ, kinh tế còn nhiều khó khăn, số lượng các TCTD trên địa bàn còn ít (gồm 16 TCTD, trong đó có 12 ngân hàng thương mại và 04 Quỹ tín dụng nhân dân- QTDND) nhưng các đơn vị ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã quán triệt thực hiện các chủ trương lớn của Chính phủ nói chung, của NHNN nói riêng đối với vấn đề xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa các TCTD và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Theo số liệu theo dõi của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Phú Yên đến 31/12/2016 là 0,93%; đến 30/6/2017 là 0,87%. Tại Phú Yên, hiện có 01 NHTM đang được NHNN kiểm soát đặc biệt là NHTMCP Đông Á chi nhánh Phú Yên. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các TCTD trên địa bàn chủ yếu do các yếu tố như: khách hàng gặp khó khăn về tài chính mất khả năng chi trả; quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian,
  11. 3 chi phí; ngoài ra còn liên quan đến việc không tuân thủ các quy tắc, quy trình về cho vay, thẩm định tài sản, dự án, quy định về kiểm soát khi cho vay.... Hiện nay, để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam về xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống TCTD trong thời gian tới, NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên đã và đang chỉ đạo quyết liệt các TCTD trên địa bàn thực hiện Kế hoạch triển khai thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trên địa bàn. Xuất phát từ những lý do trên bản thân chọn đề tài “ Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định tình hình nợ xấu tại các chi nhánh NHTM ở Phú Yên. - Xác định nguyên nhân nợ xấu của các chi nhánh NHTM đóng trên địa bàn Phú Yên - Xác định hiệu quả xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM ở Phú Yên - Đề xuất giải pháp và hạn chế và giảm nợ xấu ở các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên 2.2.Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến nợ xấu đối với các chi nhánh NHTM tại Phú Yên như thế nào? - Các chi nhánh NHTM Phú Yên đã thực hiện xử lý nợ xấu như thế nào trong thời gian qua? - Tồn tại và nguyên nhân trong quá trình xử lý nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn là gì? - Cách khắc phục tồn tại hạn chế trong xử lý nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn như thế nào?
  12. 4 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tính hình nợ xấu của 09 chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên từ năm 2011 đến năm 2016. Cụ thể gồm các ngân hàng sau: STT Tên các chi nhánh NHTM trên địa tỉnh Phú Yên 1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên 3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên 4 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên. 5 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Phú Yên 6 NHTMCP Đông Á chi nhánh Phú Yên 7 NHTMCP Kiên Long chi nhánh Phú Yên 8 NHTMCP Á Châu chi nhánh Phú Yên 9 NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Phú Yên Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở số liệu về tình hình hoạt động, dư nợ, nợ xấu của 09 chi nhánh chi nhánh tỉnh Phú Yên từ năm 2011 - 2016, và cơ sở tổng hợp lý thuyết liên quan nợ xấu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá về thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM tại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. Từ đó xem xét tác động của các
  13. 5 yếu tố gây nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu để đề xuất các giải pháp hạn chế, xử lý nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn trong thời gian đến. 4.Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên và vấn đề nợ xấu. Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương 3: Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương 4: Kế hoạch thực hiện hạn chế và xử lý nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương 5: Kết luận và các chính sách gợi ý
  14. 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ NỢ XẤU 1.1. Giới thiệu về hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên 1.1.1. Giới thiệu hệ thống các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên 1.1.1.1. Số lượng các chi nhánh NHTM trên địa bàn Theo số liệu giám sát của NHNN đến 31/12/2016, hệ thống các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên gồm có: - 04 chi nhánh NHTM do Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên. Hệ thống các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên gồm có 10 chi nhánh loại III và 19 PGD, trong đó: Chi nhánh NHNo&PTNT có 10 chi nhánh loại III và 07 PGD; Chi nhánh NHTMCP Đầu Tư & phát triển có 03 PGD; Chi nhánh NHTMCP Công thương có 06 PGD; Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương có 03 PGD. - 05 chi nhánh NHTMCP: NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Phú Yên, NHTMCP Đông Á chi nhánh Phú Yên, NHTMCP Á Châu chi nhánh Phú Yên, NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Phú Yên, NHTMCP Kiên Long chi nhánh Phú Yên. Hệ thống các chi nhánh NHTMCP trên địa bàn tỉnh Phú Yên gồm 05 PGD, cụ thể: Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Thương Tín có 04 PGD; Chi nhánh NHTMCP Kiên Long có 01 PGD. Số lượng chi nhánh NHTM trên địa bàn từ năm 2011 đến 2016 không biến động nhiều.
  15. 7 1.1.1.2. Thị phần huy động vốn Thị phần huy động vốn của các NHTM Nhà nước khá cao, có xu hướng tăng từ khoảng 76% lên mức khoảng 78% trong hai năm 2015, 2016. Trong khi đó, thị phần huy động vốn của các NHTM Cổ phần chiếm khá nhỏ và có xu hướng giảm dần từ khoảng 23% trong năm 2012 giảm xuống còn khoảng 21% trong hai năm 2015, 2016. Bảng 1.1: Thị phần huy động vốn giai đoạn 2013– 2016 (Đvt: %) Năm 2013 2014 2015 2016 NHTM NN 77,16 77,01 78,46 78,19 NHTM CP 22,84 22,99 21,53 21,81 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên, Báo cáo giám sát định kỳ hàng năm (2013- 2016) Cùng với sự tác động của các yếu tố chung của thị trường tài chính – ngân hàng thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Phú Yên có thể kể đến là: Lãi suất huy động, diễn biến giá cả thị trường vàng và ngoại tệ qua các năm, tâm lý khách hàng tin tưởng các chi nhánh NHTM Nhà nước hơn các chi nhánh NHTM Cổ phần, các dịch vụ chăm sóc khách hàng của các đơn vị… Hầu hết các chi nhánh NHTM Cổ phần tại Phú Yên là những chi nhánh mới thành lập và có quy mô nhỏ nên việc cạnh tranh tìm kiếm khách hàng còn gặp nhiều khó khăn so với các chi nhánh NHTM Nhà nước có quy mô lớn và mạng lưới hoạt động rộng, có lịch sử tồn tại, phát triển lâu năm trên địa bàn. 1.1.1.3 Thị phần cho vay Thị phần cho vay của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên giai đoạn 2013-2016 không biến động nhiều, khoảng cách thị phần cho vay giữa khối NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần chênh lệch khá xa. Thị phần cho vay của các chi nhánh NHTM Nhà nước trên địa bàn năm 2013 khoảng 89% đến năm 2016 tăng lên đạt mức khoảng 88%. Trong khi đó, thị phần cho vay của các chi nhánh NHTM Cổ phần trên địa bàn năm 2012 chiếm khoảng 10% và có xu hướng tăng nhẹ, đến năm 2016 ở mức khoảng 12%.
  16. 8 Bảng 1.2: Thị phần cho vay giai đoạn 2012-2016 (Đvt: %) Năm 2013 2014 2015 2016 NHTM NN 89,74 89,78 88,85 88,11 NHTM CP 10,26 10,22 11,15 11,89 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên, báo cáo giám sát định kỳ hàng năm (2013 -2016) Trên địa bàn Phú Yên trong giai đoạn 2013-2016, có thể thấy khối NHTM Nhà nước (gồm 04 đơn vị: Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên, BIDV chi nhánh Phú Yên, Vietinbank chi nhánh Phú Yên, Vietcombank chi nhánh Phú Yên) luôn dẫn đầu về thị phần cho vay trên địa bàn. Khách hàng vay của các ngân hàng trong khối NHTM Nhà nước đa số là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các cá nhân có lịch sử vay vốn lâu dài với các ngân hàng. Với lợi thế về nguồn vốn lớn, dồi dào, mức lãi suất của các sản phẩm cho vay được các đơn vị thuộc khối NHTM Nhà nước áp dụng khá linh hoạt, đúng quy định, luôn chiếm ưu thế trong việc thu hút khách hàng vay. Các chi nhánh NHTM Cổ phần trên địa bàn gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và đưa ra các gói sản phẩm tín dụng, điều kiện cho vay hấp dẫn để cạnh tranh với các chi nhánh NHTM Nhà nước. Nhìn chung khách hàng của các đơn vị trong khối NHTM Cổ phần trên địa bàn đa số có nhu cầu vay các món vay nhỏ, ngắn hạn. 1.1.2. Tình hình kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên 1.1.2.1. Tình hình huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn đến năm 2016 đạt 15.620 tỷ đồng tăng gần gấp đôi tổng nguồn vốn huy động năm 2013. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong giai đoạn 2013 – 2016, có xu hướng tăng dần, ổn định.
  17. 9 18,000 30% 15,620 16,000 12,996 25% 14,000 22% 21% 12,000 10,704 20% 20% 10,000 8,754 15% 8,000 6,000 10% 4,000 5% 2,000 0 0% 0% Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nguồn vốn Tăng trưởng Linear (Tăng trưởng) Đồ thị 1.1. Tình hình huy động vốn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên giai đoạn 2013-2016 Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên năm 2013; 2014; 2015; 2016. 1.1.2.2. Tình hình cấp tín dụng Tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn từ năm 2013 đến 2016, nhìn chung có xu hướng tăng dần, năm 2013 dư nợ hệ thống NHTM đạt mức 7.796 tỷ đồng, thấp nhất trong giai đoạn 2013 – 2016. Đến 31/12/2016, dư nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn đạt mức 15.117 tỷ đồng tăng gần gấp đôi dư nợ thời điểm 31/12/2013 và tăng 24% so với thời điểm 31/12/2015. Năm 2016, NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt các công cụ CSTT, trong đó thanh khoản được điều tiết hợp lý, giúp ổn định mặt bằng lãi suất và giảm sức ép lên lãi suất cho vay; đồng thời chỉ đạo các TCTD cân đối vốn để duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có điều kiện giảm lãi suất cho vay, mặc dù có áp lực tăng nhưng với việc thực hiện linh hoạt các giải pháp của NHNN, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, một số TCTD giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn năm 2016 của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên, mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng 0,2-0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm 2016 thì đã ổn định từ tháng 4/2016 và từ cuối tháng 9/2016, một số TCTD đã giảm 0,3-
  18. 10 0,5%/năm lãi suất huy động, giảm khoảng 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cho vay hiện phổ biến 6-9% đối với ngắn hạn; 9-11% đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm. Do đó, lãi suất thị trường được giữ ổn định ở mức hợp lý đã hỗ trợ giảm chi phí vốn vay của doanh nghiệp, hộ dân và không còn là yếu tố gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các đơn vị trong hệ thống chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên số lượng ít, quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh của các đơn vị này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách tiền tệ của Chính phủ và sự điều hành của NHNN. Trong năm 2013, bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, cầu tín dụng thấp, thị trường bất động sản lắng động ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng trên địa bàn Phú Yên nói riêng. Từ năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch ngành đề ra, các giải pháp hỗ trợ mở rộng tín dụng luôn được Chính phủ và NHNN thực hiện đồng bộ và có những kết quả tích cực so với năm 2013. Trên cơ sở đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực được ngành Ngân hàng trên địa bàn từng bước thực hiện hiệu quả. 16,000 15,117 50.00% 14,000 12,234 10,92040% 40.00% 12,000 10,000 7,796 30.00% 8,000 24% 6,000 20.00% 4,000 12% 10.00% 2,000 0 0% .00% Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ Tăng trưởng Linear (Tăng trưởng) Đồ thị 1.2. Tình hình cấp tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Phú Yên giai đoạn 2013-2016
  19. 11 Nguồn: Từ báo cáo kết quả giám sát định kỳ hàng năm của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên. 1.1.2.3. Tình hình cung ứng dịch vụ phi lãi Ngoài hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính, các chi nhánh NHTM trên địa bàn còn triển khai các hoạt động dịch vụ khác như: Trả lương qua tài khoản và các dịch vụ hỗ trợ như SMS Banking và Smartbanking; phát hành thẻ thanh toán nội địa và quốc tế; thanh toán tiền điện; thu thuế…Tuy nhiên, Phú Yên là tỉnh nhỏ, kinh tế còn nhiều khó khăn do đó mật độ sử dụng các dịch vụ phi bên cạnh hoạt động chính là vay vốn từ Ngân hàng không cao. Bảng 1.3: Thu nhập từ các dịch vụ phi lãi của hệ thống các chi nhánh NHTM trên địa bàn từ năm 2013-2016. (đvt: tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016 Thu từ hoạt động dịch vụ 122 140 155 176 Tỷ lệ %/tổng thu nhập 7.7% 9.1% 8.9% 8.6% Nguồn: Số liệu từ Báo cáo giám sát định kỳ các năm 2013, 2014, 2015, 2016 của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên. Từ kết quả trên cho thấy các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã chú ý phát triển các dịch vụ phi lãi hơn, phù hợp hơn với xu thế chuyển dịch cơ cấu nguồn thu phí của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. 1.2. Vấn đề xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên 1.2.1. Tình hình nợ xấu của hệ thống của các chi nhánh NHTM Việt Nam trên địa bàn Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của các NHTM, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Từ nhiều năm nay, xử lý nợ xấu của các NHTM là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Chính phủ và của hệ thống ngân hàng. Từ năm 2012, khi tỷ lệ nợ xấu của các NHTM ở mức cao, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hệ thống ngân hàng quyết liệt thực hiện, vấn đề giải quyết nợ xấu góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định là mục tiêu quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm triển khai quyết liệt. Đề
  20. 12 án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” được Bộ Chính trị, Chính phủ thông qua và phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-NHNN ngày 01/3/2012 để lành mạnh hóa các TCTD. Ngày 18/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đến nay, công tác xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực, theo số liệu của NHNN Việt Nam, tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng khoảng 2,46%. Trong đó, số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012 đến năm 2015 khoảng 500 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là do các TCTD tự xử lý (chiếm khoảng 55,4%), số còn lại bán cho VAMC. Song, đến thời điểm 31/12/2016, tổng nợ xấu Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ. Nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được hiện nay là trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,08% tổng dư nợ; nợ tồn đọng tại khâu thi hành án tính đến 30/9/2016 khoảng 58.998 tỷ đồng. Để giải quyết các tồn tại trong quá trình xứ lý nợ xấu, ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; NHNN Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 1533/QĐ-NHNN ngày 20/7/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”. Trên cơ sở đó, ngành Ngân hàng Phú Yên cũng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế, xử lý nợ xấu theo đúng chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Ngày 13/9/2013, NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên đã ban hành kế hoạch số 407/KH-NHNN-PHY1 triển khai thực hiện xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn và đã đạt những hiệu quả tích cực. Theo số liệu theo dõi của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Phú Yên đến 31/12/2013 khoảng 2%, tuy nhiên đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,93%, trong đó: Tính đến 31/10/2016, khối NHTM NN có tỷ lệ nợ xấu khoảng 3,72%, cao hơn tỷ lệ quy định. Tại Phú Yên, hiện có 01 NHTM đang được NHNN kiểm soát đặc biệt là NHTMCP Đông Á chi nhánh Phú Yên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2