intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp minh bạch thông tin tài chính của những công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống những lý thuyết nền tảng về minh bạch thông tin tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài; phân tích thực trạng minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM; đề xuất giải pháp minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp minh bạch thông tin tài chính của những công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -----*----- LÂM THỊ NGỌC CẨM GIẢI PHÁP MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP. Hồ Chí Minh - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -----*----- LÂM THỊ NGỌC CẨM GIẢI PHÁP MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn Thầy Lại Tiến Dĩnh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Lê Văn Chơn – Khoa Toán Thống Kê – Trƣờng Đại Học Kinh tế TP.HCM đã hƣớng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong kiến thức về thống kê và kinh tế lƣợng cũng nhƣ mô hình nghiên cứu. Chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học vừa qua. Trân trọng cảm ơn!
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hƣớng dẫn và những Thầy Cô tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ trong trình nào. Những số liệu sử dụng cho việc chạy mô hình là do chính tác giả thu thập và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp.HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2013 Ngƣời cam đoan Lâm Thị Ngọc cẩm
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................... ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ......................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ xi 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................... xi 2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... xii 3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ xii 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. xiii 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... xiii 6. Kết cấu đề tài (Cấu trúc của luận văn): .................................................. xiii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH ...... 1 1.1. Công ty cổ phần .................................................................................... 1 1.2. Niêm yết cổ phiếu ................................................................................. 1 1.3. Bản cáo bạch ........................................................................................ 2 1.4. Thông tin tài chính ................................................................................ 2 1.4.1. Bảng cân đối kế toán ...................................................................... 2 1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh ............................................................ 3 1.4.3. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ .............................................................. 4 1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính ........................................................ 5 1.5.Minh bạch thông tin tài chính ............................................................... 12 1.5.1.Khái niệm ...................................................................................... 12 1.5.2. Đặc điểm của minh bạch thông tin ................................................ 12 1.5.3. Đo lƣờng tính minh bạch thông tin ................................................ 14 1.5.4.Những hạn chế đối với tính minh bạch ........................................... 14
  6. iv 1.5.5.Lợi ích đối với tính minh bạch ....................................................... 15 1.5.6.Những yếu tố ảnh hƣởng đến minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp .................................................................................................... 17 1.6. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tài chính của các nƣớc trên thế giới . 20 1.6.1.Kinh nghiệm của Mỹ ..................................................................... 20 1.6.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................... 21 1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................... 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM ..................................................................................................................... 25 2.1 Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ............................... 25 2.1.1 Quá trình hình thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM .............. 25 2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ... 26 2.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM: theo nghị định 58/2012/NĐ-CP ......................................................................................... 28 2.3. Quy trình - thủ tục đăng ký niêm yết và giao dịch ............................... 29 2.4. Quy định về công bố thông tin ............................................................ 31 2.4.1. Công bố thông tin định kỳ: theo thông tƣ 52/2012/TT-BTC .......... 31 2.4.2. Công bố thông tin bất thƣờng ...................................................... 34 2.4.3. Công bố thông tin theo yêu cầu ..................................................... 36 2.5. Doanh nghiệp niêm yết ....................................................................... 37 2.5.1. Giới thiệu khái quát doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ...................................................................................... 37 2.5.2. Vi phạm về công bố thông tin của các công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM ................................................................................................ 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 44
  7. v CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SGDCK TP.HCM. .............................. 45 3.1. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin ............................. 45 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 45 3.3. Mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình ................................... 46 3.3.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 47 3.3.2. Xây dựng thang đo ....................................................................... 48 3.4. Phƣơng trình hồi qui ........................................................................... 49 3.4.3 Phân tích mô tả .............................................................................. 50 3.4.4 Kết quả hồi qui .............................................................................. 53 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 69 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM . 70 4.1. Đối với Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh ............... 70 4.1.1.Tăng cƣờng giám sát để củng cố tính minh bạch ............................ 70 4.1.2.Giám sát năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp .......................... 71 4.1.3.Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm chậm công bố thông tin trên BCTC quý hoặc BCTC năm đã kiểm toán ......................... 72 4.1.4.Hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin của SGDCK. ................................................................................................. 73 4.1.5. Phát triển các hình thức và nội dung công bố thông tin .................. 74 4.1.6. Xây dựng cơ chế giám sát thông tin .............................................. 74 4.1.7. Nâng cao chất lƣợng kiểm toán ..................................................... 74 4.2. Đối với các công ty niêm yết .............................................................. 75 4.2.1. Đƣa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính ....................................... 75 4.2.2. Doanh nghiệp niêm yết nên thực hiện soát xét BCTC giữa niên độ trƣớc khi công bố thông tin định kỳ ........................................................ 76
  8. vi 4.2.3.Doanh nghiệp niêm yết nên công bố đầy đủ hơn một số chỉ tiêu “nhạy cảm” trên thuyết minh BCTC ................................................................. 77 4.3. Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .................... 77 4.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .............................................................................. 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ......................................................... 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .......................................................... 4 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 1
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thƣờng niên CBTT Công bố thông tin CTCP Công ty cổ phần CTNY Công ty niêm yết DN Doanh nghiệp ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ĐTTC Đầu tƣ tài chính HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh NĐT Nhà đầu tƣ NQHĐQT Nghị quyết hội đồng quản trị ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh THQTCT Tình hình quản trị công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lƣu động TTCK Thị trƣờng chứng khoán TTLKCK Trung tâm lƣu ký chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc VCSH Vốn chủ sở hữu
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.2: Mức độ minh bạch thông tin của từng doanh nghiệp theo cảm nhận của nhà đầu tƣ............................................................................................... 51 Bảng 3.3: Kết quả hồi qui phƣơng trình thứ nhất ........................................... 53 Bảng 3.4: Kết quả hồi qui phƣơng trình thứ hai ............................................. 55 Bảng 3.7: Kết quả hồi qui phƣơng trình thứ năm ........................................... 61 Bảng 3.8: Kết quả hồi qui phƣơng trình thứ sáu ............................................. 63 Bảng 3.9 : Kết quả phân tích phƣơng trình hồi qui của mô hình nghiên cứu ... 65
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các đặc điểm về tài chính ảnh hƣởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp ........................................................................................................... 19 Hình 2.1: Vi phạm công bố thông tin 2010 .................................................... 38 Hình 2.2: Vi phạm công bố thông tin 2011 .................................................... 39 Hình 2.3: Vi phạm công bố thông tin 2012 .................................................... 40 Hình 3.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về giới tính, thời gian tham gia trên thị trƣờng chứng khoán ...................................................................................... 46 Hình 3.2: Mức độ minh bạch thông tin của từng doanh nghiệp theo cảm nhận của nhà đầu tƣ ............................................................................................... 50 Hình 3.3: Đƣờng hồi qui của phƣơng trình thứ nhất ....................................... 55 Hình 3.4: Đƣờng hồi qui của phƣơng trình thứ hai ......................................... 57 Hình 3.5: Đƣờng hồi qui của phƣơng trình thứ ba .......................................... 59 Hình 3.6: Đƣờng hồi qui của phƣơng trình thứ tƣ .......................................... 61 Hình 3.7: Đƣờng hồi qui của phƣơng trình thứ năm ....................................... 63 Hình 3.8: Đƣờng hồi qui của phƣơng trình thứ sáu ........................................ 65
  12. x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát về mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp.hcm PHỤ LỤC 2: Danh sách 100 doanh nghiệp theo nhóm ngành PHỤ LỤC 3: Danh sách 100 doanh nghiệp có Tổng tài sản sắp xếp từ cao đến thấp PHỤ LỤC 4: Danh sách 100 doanh nghiệp có Doanh thu thuần sắp xếp từ cao đến thấp PHỤ LỤC 5: Danh sách 100 doanh nghiệp có Giá trị thị trƣờng sắp xếp từ cao đến thấp PHỤ LỤC 6: Danh sách 100 doanh nghiệp có ROA sắp xếp từ cao xuống thấp PHỤ LỤC 7: Danh sách 100 doanh nghiệp có chỉ số Q sắp xếp từ cao xuống thấp PHỤ LỤC 8: Danh sách 100 doanh nghiệp có chỉ số TURNOVER sắp xếp từ cao xuống thấp PHỤ LỤC 9: Danh sách 100 doanh nghiệp có chỉ số FIX sắp xếp từ cao xuống thấp PHỤ LỤC 10: Danh sách 100 doanh nghiệp có chỉ số DEBT sắp xếp từ cao xuống thấp
  13. xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trƣờng chứng khoán phát triển. Với tƣ cách là một ngƣời chủ sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn có thể đƣợc quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình, thậm chí khi các doanh nghiệp này đã đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở những ngƣời chủ sở hữu mà còn là những nhà đầu tƣ. Công ty niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tƣ có những quyết định đúng đắn. Không phải các nhà đầu tƣ nào cũng có đủ trình độ để đọc hiểu hết các báo cáo tài chính một cách cẩn thận để phát hiện ra những điều bất thƣờng trong các báo cáo tài chính của công ty. Thậm chí các công ty hoàn toàn có thể làm đẹp các báo cáo tài chính để qua mặt các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp nhất dƣới sự giúp đỡ của các tổ chức trung gian nhƣ các công ty kiểm toán, các tổ chức đánh giá tín nhiệm, ngân hàng... Thông tin càng kịp thời, chính xác và hiệu quả thì niềm tin lẫn sự kỳ vọng của nhà đầu tƣ đối với thị trƣờng chứng khoán càng lớn. Hiện nay trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, các công ty niêm yết đã phải thực hiện quy định công bố thông tin, thế nhƣng hầu hết chất lƣợng còn yếu kém, đối với một thị trƣờng còn rất non trẻ trình độ hiểu biết về các báo cáo tài chính, các quy định tài chính còn rất hạn chế. Vì vậy điều kiện minh bạch hóa thông tin và các báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của thị trƣờng. Các công ty niêm yết nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc công bố thông tin, dần hoàn thiện tốt hơn trong việc công bố thông tin. Nhà đầu tƣ nhận thức đƣợc công ty nào phát triển tốt và có khả năng sinh lợi trên cơ sở là các báo cáo thƣờng niên (chủ yếu là báo cáo tài chính hợp nhất) để ra quyết định đầu tƣ của mình, nhằm tránh những rủi ro gặp phải.
  14. xii Có thể thấy, khi đã trở thành công ty đại chúng và đủ điều kiện niêm yết, để tạo dựng thƣơng hiệu toàn diện, DN cần chú trọng tới việc xây dựng thƣơng hiệu trên thị trƣờng chứng khoán, trong đó đối tƣợng mục tiêu chính là các cổ đông, NĐT tổ chức, cá nhân, các bên tham gia thị trƣờng (phân tích, môi giới, cơ quan quản lý…); và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, bất kể NĐT tổ chức nhƣ các quỹ, ngân hàng đầu tƣ, hay NĐT cá nhân đều có chung mong muốn có thông tin đầy đủ, chính xác và sự tin cậy về DN để đƣa ra các quyết định đầu tƣ phù hợp. Do vậy, cung cấp thông tin đầy đủ cho NĐT cần đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp, trong đó, việc cung cấp các báo cáo tài chính chi tiết, cụ thể, minh bạch và kịp thời là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Giải pháp minh bạch thông tin tài chính của những công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM” với mục đích là xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tƣ 2. Mục tiêu đề tài  Hệ thống những lý thuyết nền tảng về minh bạch thông tin tài chính của công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây lien quan đến đề tài.  Phân tích thực trạng minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.  Đề xuất giải pháp minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. 3. Đối tƣợng nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Tình trạng minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
  15. xiii 4. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu: 100 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, số liệu đƣợc lấy trong khoảng thời gian từ 02/01/2010 – 31/12/2012 nhằm phục vụ cho khoảng thời gian nghiên cứu từ 10/2012 – 10/2013. Đối tƣợng khảo sát là nhà đầu tƣ cá nhân và nhà đầu tƣ là tổ chức. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng bằng phân tích hồi qui, đồng thời dựa trên phƣơng pháp thu thập thông tin, đề tài đi sâu vào phân tích những vấn đề trọng tâm dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc thống nhất nhƣ: đảm bảo tính thực tiễn và khách quan cũng nhƣ tính khoa học của tất cả các nội dung đƣợc trình bày. 6. Kết cấu đề tài (Cấu trúc của luận văn): Luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 2: Thực trạng minh bạch thông tin của các công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ của SGDCKTP.HCM. Nêu lên những thuận lợi, khó khăn, yêu cầu pháp lý về công bố thông tin, tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Chƣơng 3: Nghiên cứu định lƣợng về các nhân tố ảnh hƣởng đến minh bạch thông tin tài chính của những doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP.HCM 3.1 Thiết kế nghiên cứu 3.2 Quy trình nghiên cứu
  16. xiv Chƣơng 4: Các giải pháp minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP.HCM
  17. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH 1.1. Công ty cổ phần Công ty cổ phần đƣợc sở hữu bởi các cổ đông, đó là những nhà đầu tƣ đã góp vốn thông qua việc nắm giữ các cổ phần giấy chứng nhận góp vốn của công ty. Một công ty nếu đƣợc thành lập dƣới dạng công ty cổ phần sẽ có khả năng thu hút đƣợc rất nhiều các nhà đầu tƣ mà trong đó có thể có những nhà đầu tƣ chỉ nắm giữ một cổ phần trị giá rất thấp. Mặc dù các cổ đông là những ngƣời đang nắm quyền sở hữu công ty cổ phần nhƣng họ không hẳn sẽ là ngƣời trực tiếp quản lý nó, công ty cổ phần chỉ có trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình, điều này có nghĩa là các cổ đông sẽ không chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc các nghĩa vụ tài chính của công ty. Công ty cổ phần đƣợc quyền phát hành các loại chứng khoán ra thị trƣờng, có thể huy đông vốn bằng cách phát hành các cổ phần mới tới các nhà đầu tƣ và nó cũng có thể dùng vốn chủ sở hữu của mình để mua chính cổ phần của mình nhằm mục đích thu hồi lƣợng cổ phần đã phát hành về. Một công ty cổ phần có thể thực hiện định giá mua lại một công ty khác và sau đó thực hiện sát nhập hai công ty. 1.2. Niêm yết cổ phiếu Niêm yết cổ phiếu : là thủ tục cho phép một cổ phiếu nhất định đƣợc phép giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. Cụ thể, đây là quá trình mà sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có cổ phiếu đƣợc phép niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà sở giao dịch chứng khoán đề ra. Khi thực hiện niêm yết, các công ty thƣờng có những mục đích nhƣ thu hút nhà đầu tƣ để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, tăng tính công bằng, minh bạch, công khai của công ty phát hành, giúp cơ quan quản lý điều tiết thị trƣờng tốt hơn, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ.
  18. 2 1.3. Bản cáo bạch Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho ngƣời mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của ngƣời mua chứng khoán...để trên cơ sở đó ngƣời đầu tƣ có thể ra quyết định đầu tƣ hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin. Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tƣ đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đƣa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán. 1.4. Thông tin tài chính 1.4.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thƣờng là lúc cuối tháng. Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dƣới dạng một khối vốn (tài sản) đƣợc bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông). Tài sản tƣơng đƣơng với nợ và vốn cổ đông nên bảng cân đối tài khoản là bảng liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đều bằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó đƣợc phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trƣớc đây và các báo cáo hoạt động khác. Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.
  19. 3 1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây cụm từ “khoảng thời gian nhất định” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không giống nhƣ bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định. Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dƣơng hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo kết quả kinh doanh thƣờng đƣợc xem là báo cáo lỗ lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thƣờng là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định đƣợc tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó. Báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc thể hiện bằng một biểu thức đơn giản nhƣ sau: Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần (hoặc Lỗ thuần) Một báo cáo thu nhập bắt đầu bằng doanh thu: số tiền thu đƣợc từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Trong nhiều trƣờng hợp, những khoản này đến từ các khoản đầu tƣ hoặc thu nhập lãi suất từ số dƣ tiền mặt. Sau đó, lấy doanh thu này trừ đi những chi phí khác - từ chi phí sản xuất và lƣu kho hàng hóa, đến việc khấu hao nhà xƣởng và trang thiết bị, chi phí lãi suất và thuế. Số tiền còn lại là thu nhập thuần, hay còn gọi là lợi nhuận thuần, trong khoảng thời gian lập báo cáo. Hãy xem xét ý nghĩa của các mục khác nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty. Giá vốn hàng bán là những khoản mà công ty dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Con số này bao gồm chi phí nguyên vật liệu thô cũng nhƣ toàn bộ chi phí chế biến thành phẩm, gồm cả chi phí lao động trực tiếp. Lấy doanh thu bán hàng trừ giá vốn hàng bán, ta đƣợc lợi nhuận gộp - ƣớc tính sơ bộ về khả năng lợi nhuận của công ty. Loại chi phí quan trọng kế tiếp là chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm lƣơng nhân viên, tiền thuê, chi phí bán hàng và tiếp thị, và những chi phí kinh doanh khác không trực tiếp quy vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu để sản xuất giá treo không đƣợc
  20. 4 tính vào đây, mà chỉ bao gồm chi phí quảng cáo và lƣơng nhân viên. Khấu hao đƣợc tính trong báo cáo kết quả kinh doanh nhƣ một khoản chi phí, dù nó không liên quan đến các khoản thanh toán tiền mặt. Khấu hao là cách ƣớc tính “mức tiêu thụ” của một tài sản, hoặc việc giảm giá trị trang thiết bị theo thời gian. 1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính). Trong hoạt động đầu tƣ khi phân tích và đánh giá một doanh nghiệp các nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm chú trọng đến các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và thƣờng bỏ qua báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp lại là một kênh thông tin hết sức quan trọng cung cấp cho các nhà đầu tƣ bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các doanh nghiệp và chất lƣợng lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Các thông tin chính mà báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp cho nhà đầu tƣ bao gồm các thông tin sau: Thông tin về các khoản tiền mặt mà doanh nghiệp đã nhận đƣợc và đã chi ra trong năm tài chính. Thông tin cụ thể về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho các nhà đầu tƣ thấy tác động của các hoạt động của doanh nghiệp lên tiềm lực tài chính của nó. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin để các nhà đầu tƣ có thể đánh giá đƣợc khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán và mức độ linh hoạt tài chính của doanh nghiệp. Các nhà phân tích có thể sử dụng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ nhằm trả lời các câu hỏi sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2