intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cở sở phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD của công ty, luận văn đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN HOÀNG PHƯỚC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KON TUM GIAI ĐOẠN 2013-2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN HOÀNG PHƯỚC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KON TUM GIAI ĐOẠN 2013-2020 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Quang Huân TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, có sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huân. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Nguyễn Trần Hoàng Phước
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, cáchình vẽ Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................01 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................01 2. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................02 3. Mục tiêu của đề tài................................................................................................02 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................02 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................03 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................03 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................04 1.1. Cạnh tranh.............................................................................................................04 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .......................................................................................04 1.1.2. Nội dung chủ yếu của cạnh tranh .....................................................................04 1.1.2.1. Vai trò của cạnh trah...................................................................................04 1.1.2.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường .........................06 1.1.2.3. Lợi thế cạnh tranh .......................................................................................08 1.1.3. Chiến lược đại dương xanh ..............................................................................09 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................11 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...........................................11 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................11 1.2.2.1. Sản lượng, doanh thu ..................................................................................11
  5. 1.2.2.2. Thị phần ......................................................................................................12 1.2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................................12 1.2.2.4. Hình ảnh của doanh nghiệp ........................................................................13 1.2.2.5. Một số chỉ tiêu khác ...................................................................................13 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới năng lực cạnh tranh ..............................14 1.3.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................................14 1.3.1.1. Các nhân tố kinh tế ......................................................................................15 1.3.1.2. Các nhân tố về chính trị - pháp luật .............................................................15 1.3.1.3. Các nhân tố khoa học công nghệ .................................................................15 1.3.1.4. Các nhân tố về văn hóa – xã hội ..................................................................16 1.3.1.5. Các nhân tố tự nhiên ....................................................................................16 1.3.2. Môi trường vi mô .............................................................................................17 1.3.3. Môi trường nội bộ ............................................................................................22 1.3.3.1. Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp ............................................22 1.3.3.2. Nhân tố con người........................................................................................23 1.3.3.3. Khả năng tài chính .......................................................................................23 1.3.3.4. Trình độ công nghệ ......................................................................................23 1.3.3.5. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ....................................................................24 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KONTUM .................29 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kontum...........................29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................29 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng và cơ cấu tổ chức của công ty ...........................................31 2.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Thịnh Phát Kontum ..........33 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô...............................................................................33 2.2.1.1. Sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế ....................................................................33 2.2.1.2. Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị, pháp lý ...................................................36
  6. 2.2.1.3. Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội .....................................................................37 2.2.1.4. Sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên ..................................................................38 2.2.1.5. Sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ ..............................................................39 2.2.2. Phân tích môi trường vi mô...............................................................................40 2.2.2.1. Sự ảnh hưởng của nhà cung ứng ....................................................................40 2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của khách hàng .......................................................................40 2.2.2.3. Sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh .............................................................41 2.2.2.4. Sự ảnh hưởng của đối thủ tiềm năng..............................................................43 2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ ..............................................................................47 2.2.3.1. Nguồn nhân lực .............................................................................................47 2.2.3.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp .............................................................49 2.2.3.3. Trình độ thiết bị công nghệ ............................................................................51 2.2.3.4. Phân tích chuỗi giá trị của Thịnh Phát KonTum............................................51 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Thịnh Phát Kontum .....................59 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KONTUM GIAI ĐOẠN 2013-2020 ..................................61 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp ............................................................................................61 3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường ...................................................................61 3.1.2. Dự báo nhu cầu phát triển của sắn ....................................................................63 3.1.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013- 2020 .............................................................................................................................65 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ..............................................................66 3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường ..........................................................................66 3.2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ............................................71 3.2.3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư ........................................................................72 3.2.4. Giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức.................................................................74 3.3. Kiến nghị với nhà nước ........................................................................................76
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SXKD : Sản xuất kinh doanh Tiếng Anh ANZ : Australia and New Zealand Banking Group Limited CPI : Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) DCS : Distributed Control System (Hệ thống điều khiển phân tán) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point HDI : Human Development Index (Chỉ số phát triển con người) ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa) L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng) ROA : Return On Assets (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) ROE : Return On Equity (Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu) SSOP : Sanitation Standard Operating Procedures (Quy phạm vệ sinh) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mẫu bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ......................................................20 Bảng 1.2. Mẫu bảng ma trận các yếu tố bên ngoài .....................................................22 Bảng 1.3. Mẫu bảng ma trận các yếu tố bên trong......................................................27 Bảng 2.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .......................................................................45 Bảng 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài .......................................................46 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động qua các năm .....................................................................48 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu năng lực tài chính ...................................................................50 Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong........................................................57 Bảng 3.1. Giá trị xuất khẩu sắn lát Việt Nam theo thị trường trong 5 tháng 2013 (so với cùng kỳ 2010-2012, triệu USD) ............................................................................62 Bảng 3.2. Giá trị xuất khẩu tinh bột sắn Việt Nam theo thị trường trong 5 tháng 2013 (so với cùng kỳ 2010-2012, triệu USD) ......................................................................63 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Xây dựng khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh ...........................................09 Hình 1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp ..........................14 Hình 1.3. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael E. Porter...................................17 Hình 1.4. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ...................................................................26 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kontum .........32 Hình 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2003-2012 ..................................34 Hình 2.3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2003-2012................................................35 Hình 2.4. Lực lượng lao động Việt Nam từ 2003-2012 ..............................................38 Hình 2.5. Thị phần thu mua sắn lát Việt Nam năm 2012 ...........................................43 Hình 2.6. Cơ cấu lao động 2010-2012 ........................................................................47
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của đất nước ta trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá. Vào WTO tức là chúng ta phải thực hiện những cam kết đã ký trong đàm phán như: cắt giảm thuế quan, giảm và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm bớt các trở ngại và hạn chế đối với dịch vụ, đầu tư quốc tế, điều chỉnh các chính sách thương mại khác... Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ, tạo một sân chơi lớn, công bằng, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các đối thủ nước ngoài thì có tiềm lực rất mạnh về mọi mặt, trong khi đó khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực còn hạn chế, quy mô sản xuất, tài chính còn khiêm tốn, năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu mang tính hình thức. Do vậy nếu mỗi doanh nghiệp trong nước không tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì trong trận đấu vốn không cân sức với đối thủ nước ngoài sẽ rất dễ bị loại khỏi cuộc đua. WTO sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nào biết tận dụng nó một cách hợp lý song cũng chính là rào cản lớn cho doanh nghiệp nếu không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh cần thiết cho mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ lợi ích của chính doanh nghiệp.Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và
  10. 2 Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, đối diện với thực tế về trình độ công nghệ mới, kỹ năng quản lý trong hoạt động SXKD, năng lực tài chính, đội ngũ nguồn nhân lực phải có kiến thức về công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cổ phần Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cả nước. Để Tập Đoàn Thịnh Phát ngày càng vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phân tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD, môi trường cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết .Vì vậy, để giúp công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu : “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013-2020”. 2. Ý nghĩa của đề tài - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. - Giúp Ban lãnh đạo công ty nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc cạnh tranh với các đối thủ, những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD ngày càng tốt hơn, hiệu quả cao hơn ... 3. Mục tiêu của đề tài Trên cở sở phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD của công ty, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thịnh Phát.
  11. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Tập Đoàn Thịnh Phát 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích sau: - Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp; phương pháp chuyên gia, trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số công trình nghiên cứu của các học giả; các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh Thịnh Phát và một số đối thủ cạnh tranh chính trong việc xuất khẩu hàng nông sản. - Phương pháp thu thập thông tin thông qua việc thực hiện điều tra, khảo sát thực tế: đối tượng điều tra là các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên của Thịnh Phát và các doanh nghiệp cùng kinh doanh các sản phẩm từ sắn. Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh sao cho phù hợp với nội dung cần nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là có kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong sách báo, tạp chí, Internet và các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu. 6. Kết cấu luận văn: Với mục đích và đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đã được xác định, luận văn này dự kiến được thiết kế thành 3 chương, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013-2020
  12. 4 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, liên quan đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc dành giật một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường hoặc đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số, thị phần. Trong nền kinh tế thị trường, các tín hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để các doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn. Điều kiện cho sự cạnh tranh trên một thị trường là phải có ít nhất hai chủ thể có quan hệ đối kháng, có sự tương ứng giữa mức cống hiến và phần được hưởng của mỗi thành viên trên thị trường. Về bản chất, cạnh tranh là quá trình lựa chọn trên cơ sở so sánh giữa các nhóm đối tượng có những tính năng tác dụng tương đối giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh có thể được nhìn nhận như sau: “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển”. 1.1.2. Nội dung chủ yếu của cạnh tranh 1.1.2.1. Vai trò của cạnh tranh Vai trò của cạnh tranh được thể hiện ở những mặt sau:  Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu  Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu
  13. 5  Cạnh tranh khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật  Cạnh tranh làm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng  Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận cạnh tranh với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những thứ mà họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất. Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả, buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất, công nghệ phù hợp nhất. Đối với nền kinh tế và xã hội: Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Đó cũng chính là qui luật: Cạnh tranh là động lực, là bàn tay vô hình của thị trường (Adam Smith). Cạnh tranh tạo sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên vốn ngày càng bị hạn chế. Ngoài ra, cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hài hoà, hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ toàn những ưu điểm mà còn có cả những khuyết tật cố hữu. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp quan tâm trước hết tới lợi ích của bản thân mình, không chú ý đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Cạnh tranh một mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác cũng dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo, kẻ thắng người thua, dễ dàng đưa tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Những mâu thuẫn gay gắt giữa các doanh nghiệp kéo theo các vấn đề xã hội như thất
  14. 6 nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị phá huỷ,...Vấn đề cốt lõi đặt ra là hành lang pháp lý để điều chỉnh mọi hành vi của doanh nghiệp. Nếu hành lanh pháp lý phù hợp thì các khuyết tật, các hạn chế sẽ được khắc phục. Nhưng nếu chúng không xuất phát từ thực tế, không phù hợp sẽ trở thành rào cản đối với các doanh nghiệp. 1.1.2.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường a. Cạnh tranh về sản phẩm Cạnh tranh về sản phẩm thường được thể hiện:  Cạnh tranh về nhãn, mác, uy tín sản phẩm: Đây là công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp tác động trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường lâu và được nhiều người tiêu dùng yêu thích sẽ có ưu thế hơn các sản phẩm mới cùng loại.  Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm: Theo lý thuyết về vòng đời sản phẩm, bất cứ sản phẩm nào cũng trải qua các giai đoạn thâm nhập, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái. Khi sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng, có lợi thế cạnh tranh cao, sẽ là sản phẩm chủ chốt của công ty, được củng cố và tăng cường tiêu thụ. Khi sản phẩm đã lỗi thời trong giai đoạn bão hòa, lợi thế cạnh tranh kém cần phải quyết định dừng cung cấp.  Cạnh tranh về chất lượng: Công cụ này thường đi kèm với các công cụ cạnh tranh bằng giá. Thông thường, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được định giá cao và ngược lại. b. Cạnh tranh về giá Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự tính có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường. Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích
  15. 7 cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá thành sản phẩm của đơn vị mình. Có nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:  Chi phí  Khả năng bán hàng, khối lượng bán lớn thông qua hệ thống kênh phân phối tốt, hiệu quả  Khả năng về tài chính  Loại thị trường, mức độ cạnh tranh c. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây:  Khả năng đa dạng hoá các kênh và lựa chọn được kênh chủ lực.  Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại.  Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt những biện pháp quản lý người bán và điều khiển người bán đó.  Có những khả năng hợp tác giữa những người bán trên thị trường, đặc biệt là trong các thị trường lớn.  Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý  Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán và phương thức thanh toán d. Cạnh tranh về thời cơ thị trường Doanh nghiệp nào dự báo và nắm được thời cơ thị trường sẽ chiến thắng trong cạnh tranh, tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác các thị trường mới hay mở rộng thị trường hiện tại của mình. Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau:
  16. 8  Do sự thay đổi của môi trường công nghệ.  Do sự thay đổi của yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.  Do các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp. Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những thay đổi của thị trường, có chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh sớm thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị lão hoá. Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó. 1.1.2.3. Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phải là sự tổng hợp đầy đủ các tính năng của sản phẩm, dich vụ mà doanh nghiệp cung cấp như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, sự tiện ích, tính an toàn, sự khác biệt. Như vậy, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những thế mạnh mà doanh nghiệp sở hữu hoặc khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Để cùng đạt được lợi ích của doanh nghiệp và đem đến lợi ích cho khách hàng, mỗi doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này phải tạo ra cho mình những lợi thế riêng mà các đối thủ khác không có và không thể bắt chước. Việc này giúp cho doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị lớn hơn, làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh của mình. Theo Micheal Porter, các doanh nghiệp có thể thực hiện những hành động sau đây để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững, đó là: Nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. - Nâng cao hiệu quả các hoạt động là tạo ra hiệu suất lớn hơn với chi phí thấp hơn dựa vào hiệu suất lao động và vốn. - Nâng cao chất lượng là tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy, an toàn và khác biệt nhằm đem lại những giá trị cao hơn trong nhận thức của khách hàng. - Đổi mới là khám phá những phương thức mới và tốt hơn để cạnh tranh trong ngành và thâm nhập vào thị trường.
  17. 9 - Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng là làm tốt hơn đối thủ trong việc nhận biết và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tổng thể được xây dựng như sau: Hình 1.1. Xây dựng khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh (Nguồn : Michael E Porter, “Competitive Advantage”, 1985) 1.1.3. Chiến lược đại dương xanh Với tình trạng cung vượt cầu trong nhiều ngành kinh doanh, việc cạnh tranh để chiếm lĩnh một phần của thị trường đang thu hẹp dù là rất cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh cao. Các công ty cần tiến xa hơn chứ không chỉ cạnh tranh với đối thủ. Để nắm bắt những cơ hội mang lại lợi nhuận và tăng trưởng, họ cần tạo ra những đại dương xanh. Tuy nhiên, ngày nay đa phần các Đại dương xanh chưa được xác định trên bản đồ. Việc hoạch định chiến lược trong mấy chục năm qua tập trung nhiều hơn vào các chiến lược Đại đương đỏ với nền tảng là cạnh tranh. Kết quả là, người ta hiểu khá rõ về cách thức cạnh tranh khôn ngoan trong một thị trường khốc liệt: từ phân tích cấu trúc kinh tế cơ bản của ngành kinh doanh hiện tại tới lựa chọn một vị thế chiến lược nhờ chi phí thấp hay khác biêt khóa hoặc tập trung hóa để xác lập phương thức cạnh
  18. 10 tranh. Do đó, vấn đề nhận được được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chiến lược ngày nay là hiểu thấu đáo và áp dụng linh hoạt chiến lược Đại dương xanh được coi là khá "mới mẻ" này. Đại dương xanh là gì? Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Trong mô hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi chưa được thiết lập. Khái niệm, đặc điểm chiến lược "Đại dương xanh" Việc nhận biết sâu sắc về chiến lược Đại dương xanh sẽ giúp nhà hoạch định chiến lược đề ra những bước đi thích hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, nhà hoạch định cần hiểu khái niệm, đặc điểm của chiến lược kinh doanh nay - Chiến lược Đại dương xanh : + Khái niệm: Chiến lược "Đai dương xanh" là một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác - các học giả Kim và Mauborgne (theo tổng kết nghiên cứu về chiến lược của hai giáo sư tại Viện INSEAD của Pháp). + Từ khái niệm trên có thể dễ nhận thấy Chiến lược Đại dương xanh có những đặc điểm sau: * Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh. * Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết. * Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới. * Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí. * Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt
  19. 11 hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp. 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh để duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh có thể được hiểu ở những cấp độ khác nhau như cấp độ quốc gia, cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Dưới góc độ ngành, doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh trực tiếp gắn với khả năng duy trì và phát triển của ngành, doanh nghiệp (các chỉ số quan trọng nhất thường được dùng đo lường là lợi nhuận và thị phần). Đứng theo góc độ người tiêu dùng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng đáp ứng yêu cầu lựa chọn của người lựa chọn (người tiêu dùng) ở các mức độ khác nhau, cao hơn trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp đối thủ cũng tạo ra được các sản phẩm có giá trị sử dụng giống hoặc gần giống nhau. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải đưa ra một số tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó lượng hóa năng lực cạnh tranh. Hiện nay ở Việt Nam chưa có tổ chức nào đưa ra những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn xin đưa ra một số chỉ tiêu chính, được thừa nhận rộng rãi dưới đây. 1.2.2.1. Sản lượng, doanh thu Sản lượng và doanh thu của sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá. Nếu sản lượng tiêu thụ hàng hoá tăng cao qua các năm chứng tỏ hàng hoá duy trì và giữ vững được thị phần. Doanh thu hàng năm cao với tốc độ tăng qua các năm tốt chứng tỏ giá cả hàng hoá được duy trì ổn định, hàng hoá đó
  20. 12 đứng vững trong cạnh tranh, có sức cạnh tranh tốt và được thị trường chấp nhận. Khối lượng tiêu thụ lớn mà doanh thu không cao chứng tỏ giá cả hàng hoá có sự giảm sút và sức cạnh tranh của hàng hoá chừng nào bị giảm đi. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ đánh giá trong nội bộ của doanh nghiệp mà chưa tính tới tổng sản lượng của thị trường. Bởi nếu tốc độ tăng sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp tăng nhưng thấp hơn tốc độ tăng của thị trường thì vấn đề thị phần của doanh nghiệp sẽ khác. Người ta thường tính: + Sản lượng = số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất + Doanh thu = số lượng sản phẩm tiêu thụ x giá bán hàng hoá 1.2.2.2. Thị phần của doanh nghiệp - thị phần của đối thủ cạnh tranh Đây là chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các loại thị phần hay xem xét:  Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đây là tỷ lệ phần trăm doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành hay lượng bán của doanh nghiệp so với lượng tiêu thụ trên thị trường.  Thị phần của công ty so với phần khúc mà nó phục vụ: Đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn khúc thị trường. 1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Theo tác giả Trần Sửu trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa”, nhóm chỉ tiêu này bao gồm:  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu (%) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiều đồng lợi nhuận thu về.  Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư= Lợi nhuận/ Tổng vốn đầu tư (%) Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra 1 hay 100 đồng vốn thì sinh được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có= Lợi nhuận/ Tổng vốn chủ sở hữu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2