intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày qua 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm liên kết ngân hàng; Chương 2 - Thực trạng phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam; Chương 3 - Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------------ LÊ PHƯƠNG ANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------------ LÊ PHƯƠNG ANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯƠI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nệu trong đề tài “Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam” là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Lê Phương Anh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục sơ đồ bảng biểu Mở đầu 01 Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm liên kết ngân hàng 03 1.1 Bảo hiểm liên kết ngân hàng 03 1.1.1 Khái niệm 03 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm liên kết ngân hàng 04 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm liên kết ngân hàng 04 1.1.4 Tiêu chí đánh giá bảo hiểm liên kết ngân hàng 06 1.2 Các hình thức bảo hiểm liên kết ngân hàng 06 1.2.1 Thỏa thuận phân phối 07 1.2.2 Liên minh chiến lược 07 1.2.3 Liên doanh liên kết 08 1.2.4 Tập đoàn dịch vụ tài chính 08 1.3 Lợi ích khi phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng: 09 1.3.1 Đối với ngân hàng 09 1.3.2 Đối với công ty bảo hiểm 09 1.3.3 Đối với khách hàng 10 1.4 Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 11 1.4.1 Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại một số nước trên thế giới 11 1.4.1.1 Pháp 11 1.4.1.2 Trung Quốc 15 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 18 Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 20 2.1 Thực trạng phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 21
  5. 2.1.1 Công ty bảo hiểm làm bảo hiểm liên kết ngân hàng 21 2.1.2 Tổ chức tài chính triển khai bảo hiểm liên kết ngân hàng 24 2.1.3 Số lượng hợp đồng bảo hiểm liên kết ngân hàng 2008 – 2010 26 2.1.4 Doanh thu phí bảo hiểm liên kết ngân hàng từ 2008 – 2010 28 2.1.5 Số tiền bồi thường bảo hiểm liên kết ngân hàng 2008 – 2010 32 2.2 Đánh giá thực trạng bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam: 33 2.2.1 Thành công 34 2.2.2 Hạn chế 35 2.2.3 Nguyên nhân 35 2.3 Đánh giá về tiềm năng bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 40 2.3.1 Điểm mạnh 40 2.3.2 Điểm yếu 41 2.3.3 Cơ hội 42 2.3.4 Thách thức 42 Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 46 3.1 Định hướng phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 46 3.2 Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 48 3.2.1 Giải pháp vĩ mô 48 3.2.1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô 48 3.2.1.2 Hoàn thiện các văn bản pháp luật quản lý bảo hiểm liên kết ngân 50 hàng 3.2.1.3 Ổn định hệ thống tài chính ngân hàng 50 3.2.2 Giải pháp vi mô 52 3.2.2.1 Đưa ra các chương trình ưu đãi, dịch vụ hậu mãi cho khách hàng 52 3.2.2.2 Củng cố niềm tin của khách hàng về bảo hiểm 52 3.2.2.3 Thúc đẩy nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm 53 3.2.2.4 Tăng cường công tác quảng bá bảo hiểm liên kết ngân hàng 53 3.2.2.5 Đầu tư xây dựng, phát triển công nghệ thông tin 54 3.2.2.6 Tập trung phát triển nguồn nhân lực 54 Kết luận 57 Tài liệu tham khảo 58
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Hình 1.1 Thị phần các công ty bancassurance nhân thọ 2007 11 Hình 1.2 Phân khúc khách hàng của công ty bảo hiểm Trung Quốc 16 Hình 2.1 Thị phần phí bancassurance nhân thọ 2008 – 2010 23 Hình 2.2 Số lượng hợp đồng bancassurance giai đoạn 2008-2010 26 Hình 2.3 Số tiền bảo hiểm bancassurance giai đoạn 2008 – 2010 27 Hình 2.4 Thị phần phí bảo hiểm thu qua kênh bancassurance 2008 28 Hình 2.5 Thị phần phí bảo hiểm thu qua kênh bancassurance 2009 29 Hình 2.6 Thị phần phí bảo hiểm thu qua kênh bancassurance 2010 30 Hình 2.7 Số tiền chi trả bồi thường từ năm 2008 – 2010 32 Bảng 1.1 Ngân hàng – công ty bảo hiểm con ở Pháp 13 Bảng 1.2 Quy trình làm bancassurance giữa khách hàng – công ty bảo 17 hiểm – ngân hàng ở Trung Quốc Bảng 2.1 Tình hình hợp tác bancassurance giữa ngân hàng và công ty 24 bảo hiểm Bảng 2.2 Tình hình triển khai các sản phẩm bancassurance tại ngân 25 hàng Bảng 2.3 Thị phần phí bảo hiểm bancassurance 2010 theo từng hình 31 thức bán Bảng 2.4 Các lý do mà người dân ít tham gia bảo hiểm nhân thọ 36
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bảo hiểm liên kết ngân hàng đã phát triển tương đối lâu đời ở các quốc gia khác trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, nó chỉ mới chập chững những bước đầu tiên từ năm 2005. Sau gần mười năm phát triển, vẫn còn không ít khó khăn cho các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc triển khai loại hình này. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam” nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân vì sao bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam chưa phát triển, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy bảo hiểm liên kết ngân hàng lên một tầm xa hơn, theo kịp sự phát triển của các nước trên thế giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:  Xây dựng có hệ thống lý thuyết về bảo hiểm liên kết ngân hàng phục vụ những người nghiên cứu trong ngành.  Làm rõ về thị trường bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ một số nước trong việc xây dựng thị trường bảo hiểm liên kết ngân hàng  Phân tích thực trạng tình hình bảo hiểm liên kết ngân hàng và những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng mô hình phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng để thấy được lợi ích của mô hình này.  Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam  Phạm vi nghiên cứu: Bảo hiểm liên kết ngân hàng đã hình thành ở nhiều nước nhưng vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam. Do đó đề tài chỉ tập trung vào các giải
  8. 2 pháp để phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng mang tính định hướng, không phải mang tính kỹ thuật. Và bảo hiểm liên kết ngân hàng mà luận văn đề cập là bảo hiểm nhân thọ liên kết với ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, đồng thời sử dụng các phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, ứng dụng mô hình SWOT để làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 phần:  Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm liên kết ngân hàng.  Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam  Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam
  9. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG 1.1 Bảo hiểm liên kết ngân hàng: 1.1.1 Khái niệm: Bảo hiểm liên kết ngân hàng (bancassurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp xuất hiện lần đầu tiên vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Nó được hiểu là “chiến lược thâm nhập lẫn nhau theo nhiều mức độ giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm trên thị trường tài chính” (Swiss Re, Sigma No.2, 1992). Sau đó, bancassurance được định nghĩa lại một cách cụ thể hơn “là việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống các ngân hàng thương mại (tiếng Anh là Bank Assurance hay Assure Banking)” (Swiss Re, Sigma No.7, 2002). Định nghĩa này ngụ ý rằng :  Việc phân phối sản phẩm bảo hiểm của các ngân hàng không phải là đặc trưng duy nhất của bancassurance, mặc dù điều này đã và vẫn là một trong những khía cạnh chính của bancassurance như nhận thức và thực hành ở một số nước.  Assurfinance – việc phân phối các dịch vụ tài chính ngân hàng bởi các nhà bảo hiểm cũng là một hoạt động phù hợp với định nghĩa rộng hơn của bancassurance. Một vài định nghĩa khác tập trung vào mức độ thâm nhập lẫn nhau giữa ngân hàng và bảo hiểm; một số nhà nghiên cứu cho rằng bancassurance thực sự đòi hỏi một mức độ hợp nhất đủ cao giữa hai ngành này. Một số quan niệm khắt khe hơn cho rằng sản phẩm bảo hiểm phải được thiết kế đặc biệt để phù hợp với kênh phân phối qua ngân hàng. Theo tạp chí Sigma số 5, 2007, bancassurance được định nghĩa là “nỗ lực hợp tác của ngân hàng và bảo hiểm để đề nghị khách hàng của ngân hàng mua bảo hiểm”. Trong khi đó ở lục địa Châu Âu, bancassurance được định nghĩa như sau:  Việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm kết hợp tài chính (all finance) không chỉ giới hạn ở các ngân hàng.
  10. 4  Việc phân phối dịch vụ tài chính ngân hàng bởi các nhà bảo hiểm –assurfinance được loại trừ 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm liên kết ngân hàng Trên thế giới hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng đã xuất hiện từ rất lâu đời nhưng mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, thuật ngữ bancassurance mới được sử dụng chính thức tại Pháp. Khái niệm bảo hiểm liên kết ngân hàng bao hàm cả hoạt động triển khai các sản phẩm bảo hiểm từ phía ngân hàng. Các nhân tố tác động đến sự xuất hiện bancassurance  Nhu cầu dịch vụ tài chính trọn gói, tránh việc tốn thời gian, chi phí và hồ sơ phức tạp.  Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, họ muốn các sản phẩm mang tính bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư  Yêu cầu tiết kiệm chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm và ngân hàng. Khi có sự kết hợp, cả hai bên đều có những lợi ích riêng cho mình  Sự phát triển công nghệ thông tin giúp cho việc lưu trữ, khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm nhanh chóng, thuận tiện  Xu hướng giảm phụ thuộc vào mạng lưới đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm  Chính sách tự do hóa tài chính cho phép sự thâm nhập lẫn nhau giữa hoạt động bảo hiểm và ngân hàng. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa cũng thúc đẩy bancassurance ra đời và phát triển. Cho đến nay, ở nhiều nước trên thế giới, phần lớn doanh thu phí bảo hiểm được thực hiện qua hệ thống ngân hàng như: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Đặc biệt là ở Pháp – nơi khởi nguồn của hoạt động bancassurance - vẫn được đánh giá là một trong những nước thực hiện thành công bancassurance nhất trên thế giới. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm liên kết ngân hàng: Bancassurance là sản phẩm tài chính, nên việc có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố sau :
  11. 5  Điều kiện kinh tế xã hội: Ở những nước có nền kinh tế phát triển, hệ thống ngân hàng lớn, vững mạnh về tài chính, kiểm soát tốt rủi ro, xã hội văn minh hiện đại, con người sẽ có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tài chính, ý thức hơn trong vấn đề phải đối mặt với rủi ro, nên nhu cầu về bảo hiểm thường rất cao, bởi họ mong muốn được đảm bảo an toàn trên nhiều phương diện. Nhờ vậy bancassurance được người dân dễ dàng đón nhận. Trái lại, ở các nước kém phát triển ngoài lý do thu nhập chi phối, người dân nhận thức không đầy đủ về rủi ro và hậu quả của rủi ro, nên nhu cầu bảo hiểm ở những nước này rất thấp và thị trường bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ - trong đó có bancassurance - không phát triển.  Mức sống của người dân: Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, cơ bản nhất của con người là nhu cầu sinh lý hay còn gọi là nhu cầu vật chất tối thiểu (ăn, mặc, ở, đi lại...). Một khi nhu cầu này chưa được đáp ứng thì các nhu cầu khác của con người chưa được coi trọng. Chỉ khi con người được đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu tối thiểu thì họ mới quan tâm đến các nhu cầu khác cao hơn. Do vậy, khi thu nhập của người dân còn thấp và chưa đủ trang trải các nhu cầu sinh lý thì dẫu họ có nhận thức được vai trò của bảo hiểm, họ cũng không quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm. Còn khi mức sống của người dân cao, họ sẽ biết đến các dịch vụ ngân hàng, chú ý đến rủi ro cho bản thân và gia đình, bancassurance sẽ có cơ hội tiếp cận và phát triển.  Chính sách vĩ mô của nhà nước: một đất nước có tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất ổn định,...; các chính sách của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,... mang tính tích cực, khuyến khích bảo hiểm thì ở đó bancassurance được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ở các nước châu Âu có giá trị đồng tiền ổn định, các chính sách tiền tệ của nhà nước không có sự đột biến, chính phủ đánh thuế trên tiền lãi ngân hàng, … thì bancassurance có cơ hội phát triển và đóng vai trò là kênh phân phối bảo hiểm quan trọng. Ngược lại, ở nước có tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến nhà nước thường xuyên thay đổi
  12. 6 chính sách tiền tệ lúc nới lỏng, lúc thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát, chính phủ chưa thu thuế trên lãi gửi ngân hàng,… thì bancassurance khó có cơ hội để phát triển. 1.1.4 Tiêu chí đánh giá bảo hiểm liên kết ngân hàng Từ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng nêu trên, các công ty bảo hiểm sẽ làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định triển khai bancassurance. Khi bancassurance ra đời cần có các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của nó, từ đó các công ty bảo hiểm đưa ra những định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho giai đoạn kế tiếp. Để xây dựng các tiêu chí này, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải thống kê số liệu và công bố thông tin cho cơ quan quản lý. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả bancassurance gồm:  Số lượng hợp đồng bancassurance trong năm: Đây là tiêu chí để các nhà quản lý ước tính được số lượng người tham gia bancassurance tại một khu vực. Số lượng hợp đồng bancassurance năm sau cao hơn năm trước cho thấy bảo hiểm liên kết ngân hàng được đón nhận tại khu vực đó, nó thể hiện tiềm năng phát triển bancassurance  Tỷ lệ phí bancassurance trong tổng phí bảo hiểm nhân thọ thu được trong năm: tiêu chí này thể hiện giá trị bancassurance đem lại cho thị trường bảo hiểm tại một khu vực. Trên thế giới tỷ lệ này từ 10% trở lên được đánh giá là tốt, bancassurance hoạt động có hiệu quả. Trong hai tiêu chí đánh giá hiệu quả bancassurance thì đây là tiêu chí quan trọng nhất. 1.2 Các hình thức bảo hiểm liên kết ngân hàng Trên thế giới, bancassurance phát triển chủ yếu theo 4 hình thức: thỏa thuận phân phối, liên minh chiến lược, liên doanh liên kết và tập đoàn dịch vụ tài chính. Mỗi hình thức bancassurance cho thấy từng mức độ thâm nhập lẫn nhau giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng.
  13. 7 1.2.1 Thỏa thuận phân phối: Theo hình thức này, ngân hàng là trung gian phân phối sản phẩm bảo hiểm cho một hay nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Các sản phẩm bảo hiểm được ngân hàng phân phối độc lập với sản phẩm ngân hàng hoặc được gắn cùng với sản phẩm ngân hàng. Ngân hàng sẽ nhận được hoa hồng từ công ty bảo hiểm cho việc phân phối này. Thuận lợi: o Ngân hàng có thể triển khai sản phẩm nhanh mà không cần đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm bảo hiểm. o Ngân hàng không cần chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng với công ty bảo hiểm. Khó khăn: o Ngân hàng phụ thuộc vào công ty bảo hiểm: muốn đưa ra sản phẩm bảo hiểm nào, ngân hàng cần sự chấp thuận của công ty bảo hiểm, bên cạnh đó ngân hàng còn phụ thuộc vào chính sách phát triển sản phẩm của công ty bảo hiểm o Không có sự chuyển giao công nghệ từ công ty bảo hiểm cho ngân hàng: như phần mềm quản lý, kinh nghiệm triển khai,…. o Hệ thống ngân hàng chưa tích hợp với sản phẩm của công ty bảo hiểm Ở hình thức thỏa thuận phân phối, một ngân hàng chỉ nên làm với một công ty bảo hiểm mà thôi. Nếu làm với nhiều công ty bảo hiểm, ngân hàng phải thực sự nắm vững các sản phẩm của các công ty bảo hiểm mà mình liên kết 1.2.2 Liên minh chiến lược: Hình thức liên minh chiến lược là hình thức mà ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau, ngân hàng sẽ phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm với tư cách là đồng minh chiến lược. Ở hình thức này, hai bên có mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ và quản lý kênh phân phối. Thuận lợi: Ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng cho nhau. Khó khăn:
  14. 8 Hình thức này đòi hỏi cả hai bên đều phải đầu tư lớn và lâu dài vào công nghệ thông tin và nhân sự bán hàng. 1.2.3 Liên doanh liên kết Đây là hình thức ngân hàng và công ty bảo hiểm góp vốn liên doanh thành lập một công ty bảo hiểm mới. Thuận lợi: o Cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng, thực hiện chuyển giao công nghệ, phần mềm quản lý tương thích cho cả hai bên. o Ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng sở hữu lẫn nhau về sản phẩm cũng như khách hàng Khó khăn: o Hình thức này đòi hỏi cả ngân hàng và công ty bảo hiểm cam kết mạnh mẽ và dài hạn về nhiều vấn đề như: chiến lược phát triển sản phẩm, cơ sở vật chất, quy trình phân phối… o Hình thức này yêu cầu các khoản đóng góp và quyền lợi trong liên doanh phải cân bằng. Trường hợp ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh mâu thuẫn trong quá trình góp vốn liên doanh dẫn đến việc ngừng hợp tác thì số phận của công ty bảo hiểm con dễ được định đoạt hơn. 1.2.4 Tập đoàn dịch vụ tài chính Ngân hàng mua toàn bộ công ty bảo hiểm hoặc thành lập một công ty bảo hiểm hoàn toàn mới, hình thành nên một tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là hình thức phát triển cao nhất của bancassurance, ở cấp độ này, các hoạt động và hệ thống phân phối xâm nhập vào nhau hoàn toàn. Thuận lợi: o Ngân hàng và công ty bảo hiểm sử dụng chung cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có, đồng thời cung cấp toàn diện các dịch vụ tài chính của cả ngân hàng và bảo hiểm.
  15. 9 o Công ty bảo hiểm thực hiện các yêu cầu về sản phẩm, quy trình mà ngân hàng đưa ra, thực hiện chuyển giao công nghệ, phần mềm quản lý tương thích cho cả hai bên. Khó khăn: o Cần vốn đầu tư cao 1.3 Lợi ích khi phát triển bảo hiểm liên kết ngân hàng 1.3.1 Đối với ngân hàng: - Thứ nhất, triển khai bancassurance giúp ngân hàng gia tăng tiện ích sản phẩm, đa dạng hóa dịch vụ, cung cấp trọn gói sản phẩm tài chính cho khách hàng, tăng khả năng bán chéo, nhờ đó đảm bảo lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng. - Thứ hai, lợi nhuận của ngân hàng cũng được tăng thêm do ngân hàng được hưởng hoa hồng và phân chia lợi nhuận từ công ty bảo hiểm, và cắt giảm được một số chi phí: chi phí marketing, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm,…. - Thứ ba, ngân hàng có thêm lượng tiền huy động từ việc thu phí bảo hiểm của khác hàng, các khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng như các hình thức đầu tư khác của công ty bảo hiểm tại ngân hàng. - Thứ tư, ngân hàng còn có thể giảm bớt rủi ro cho chính ngân hàng nếu mua bảo hiểm cho khách hàng vay. Trường hợp khách hàng vay găp rủi ro, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt khách hàng trả dư nợ vay còn lại cho ngân hàng. Ngân hàng không lo tăng nợ khó đòi mà gia đình khách hàng cũng không phải bận tâm đến việc trả nợ. 1.3.2 Đối với công ty bảo hiểm - Thứ nhất, công ty bảo hiểm tiết kiệm được chi phí quảng cáo, tiếp thị để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty trên thị trường, cũng như chi phí bán hàng và phân phối sản phẩm so với xây dựng kênh đại lý.
  16. 10 - Thứ hai, công ty bảo hiểm có thể tận dụng nguồn khách hàng khổng lồ, có sẵn của ngân hàng để giới thiệu, chào bán, quảng bá sản phẩm của mình mà không tốn nhiều thời gian cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu này. - Thứ ba, thêm một kênh kinh doanh bảo hiểm khác ngoài kênh bán bảo hiểm truyền thống: đại lý cá nhân. Điều này giảm bớt sự phụ thuộc kinh doanh của công ty bảo hiểm vào các đại lý. - Thứ tư, các sản phẩm mới của công ty bảo hiểm phát triển hiệu quả hơn khi hợp tác với ngân hàng - Thứ năm, công ty bảo hiểm được hưởng các hỗ trợ từ phía ngân hàng như: được cấp hạn mức tín dụng ưu đãi, được cấp vốn để hoàn thiện khả năng thanh toán và mở rộng hoạt động,… 1.3.3 Đối với khách hàng Tham gia bảo hiểm liên kết ngân hàng, khách hàng được hưởng nhiều tiện ích sau: - Khách hàng sẽ cảm thấy rất tiện lợi khi sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói tại một chỗ với chi phí thấp. Khách hàng chỉ cần đến ngân hàng là có thể tiếp cận cả sản phẩm của ngân hàng và bảo hiểm mà không cần phải di chuyển nhiều nơi. Bên cạnh đó, vì công ty bảo hiểm và ngân hàng tiết kiệm được nhiều khoản chi phí nên gói sản phẩm tài chính đến tay khách hàng với giá thành thấp. Phí bảo hiểm sẽ trích thu tự động từ tài khoản của khách hàng tại ngân hàng thay vì khách hàng phải lên tận công ty bảo hiểm đúng ngày để đóng phí - Quy trình tham gia bảo hiểm cũng như giải quyết quyền lợi cho khách hàng cũng đơn giản hơn so với khi khách hàng đơn phương đến công ty bảo hiểm hoặc đơn phương đến ngân hàng. Khách hàng là của công ty bảo hiểm và ngân hàng nên cả hai đều phải chăm sóc khách hàng thật chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa và tránh gây phiền hà cho khách hàng của đối tác. - Khách hàng cũng có cơ hội gia tăng khả năng hiểu biết về bảo hiểm cũng như các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng khi sử dụng bancassurance.
  17. 11 1.4 Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 1.4.1 Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại một số nước trên thế giới: 1.4.1.1 Pháp Ở Châu Âu, Pháp dẫn đầu trong lĩnh vực bancassurance cùng với Benelux và Tây Ban Nha. Mô hình này lan tới khu vực Châu Mỹ Latin, cụ thể là Brazil cũng đạt được những thành công rực rỡ. Tuy nhiên hình thức phân phối này lại chưa gặt hái được kết quả tốt ở Đức, Ý, Anh, Nhật Bản và Mỹ. Ta sẽ tìm hiểu về bancassurance tại nơi được coi là khởi nguồn của nó – Pháp. Từ giữa những năm 1980, khi thuật ngữ bancassurance ra đời, các ngân hàng chỉ bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Tới năm 1990, Pháp mới triển khai bán bảo hiểm phi nhân thọ qua kênh ngân hàng nhưng kết quả không thuận lợi như nhân thọ. Số liệu thống kê cho thấy 5 năm sau (năm 1991) khi bancassurance chính thức hoạt động kinh doanh, phí nhân thọ qua kênh bancassurance đã chiếm 39% trong 34,6 tỷ euro tổng số phí nhân thọ thu được trong khi bancassurance phi nhân thọ chỉ chiếm 1% trong tổng số phí phi nhân thọ thu được. Năm 2006 tỷ lệ của nhân thọ là 64% trong 141 tỷ euro và của phi nhân thọ là 9% trong tổng số phí phi nhân thọ thu được. Hình 1.1 - Thị phần các công ty bancassurance nhân thọ 2007 Nguồn: Les Echos/G9
  18. 12 Hình 1.1 ở trên thể hiện Thị phần các công ty bancassurance nhân thọ tại Pháp vào năm 2007. Hai công ty làm bancassurance tốt nhất là Predica và BNP thuộc tốp mười công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Pháp. Có một điểm cần phải nhấn mạnh đó là ở Pháp và các nước châu Âu khác có giá trị đồng tiền ổn định, tỷ lệ lạm phát rất thấp, nên lãi suất tiết kiệm của họ cực kỳ thấp, chỉ tầm 0.5%-2%/năm. Bên cạnh đó, chính phủ còn đánh thuế trên tiền lãi ngân hàng nên lãi suất tham gia bảo hiểm với lãi suất gửi ngân hàng có sự cạnh tranh đáng kể, hầu như là tham gia bảo hiểm vẫn có lợi hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Ta thử lướt qua một trang web của BNP Paribas tại Pháp, sẽ thấy lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 2%/năm trong khi tham gia bảo hiểm được lãi là 3,05%/năm (thời điểm tháng 6/2011). Điều này lý giải cho việc vì sao người dân ở đây không coi ngân hàng là kênh đầu tư mà họ chuộng các kênh khác như chứng khoán, bảo hiểm hơn. Số lượng ngân hàng ở Pháp không nhiều, chỉ gần 10 ngân hàng, nhưng hầu hết là ngân hàng lớn. Các ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm riêng hoặc liên kết với công ty bảo hiểm khác thành lập công ty bảo hiểm con để bán bancassurance, và coi việc bán các sản phẩm bảo hiểm có yếu tố tiết kiệm (chẳng hạn như sản phẩm liên kết đơn vị) là một kênh huy động vốn cho ngân hàng. Các sản phẩm bancassurance thường được phân phối với phí thấp hơn sản phẩm bảo hiểm thông thường vì hoa hồng trả cho sản phẩm bancassurance thấp hơn hoa hồng chi trả cho các đại lý cá nhân, chi phí bán hàng được giảm bớt,…. Phí bảo hiểm được thanh toán một lần hoặc định kỳ. Các hợp đồng bancassurance đem lại lợi nhuận lớn cho các công ty bảo hiểm vì chênh lệch giữa lãi suất trả cho khách hàng với lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty bảo hiểm cao. Bảo hiểm liên kết đơn vị là sản phẩm cực kỳ phổ biến giai đoạn 1999-2000 do thị trường chứng khoán sôi động, các cá nhân sau khi thu tiền từ kinh doanh chứng khoán đều đầu tư vào các hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị. Phí bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm 60% tổng số phí bảo hiểm thu được năm 2000. Sau giai đoạn này, thị trường chứng khoán suy thoái, phí bảo hiểm liên kết đơn vị chỉ còn chiếm 25% tổng số phí bảo hiểm thu được năm 2006.
  19. 13 Nhìn chung bancassurance ở Pháp thành công và phát triển mạnh mẽ là do nhiều nguyên nhân:  Ưu đãi về thuế: Trong suốt giai đoạn từ năm 1986 đến 2006, chính phủ đánh thuế trên tiền lãi ngân hàng mà không đánh thuế lên lãi của hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, chính phủ không thu thuế bất động sản khi chi trả quyền lợi bảo hiểm cho trường hợp chủ hợp đồng bảo hiểm chết. Đây là những chính sách ưu đãi của chính phủ nhằm đẩy mạnh bancassurance, mặc dù tới nay các thuận lợi này đã giảm đi đáng kể chẳng hạn: thuế đánh vào tiền lãi hợp đồng bảo hiểm khi đáo hạn là 7,5%; quy định chi trả tối đa cho chủ hợp đồng bảo hiểm chết là 150.000 euro,… Tuy vậy, bancassurance vẫn là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng.  Về luật: Măc dù bancassurance ra đời và hoạt động từ năm 1971 nhưng mãi đến năm 1984, Pháp mới chính thức cho phép ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm con và bán bảo hiểm thông qua mạng lưới chi nhánh của ngân hàng. Quy định cho phép ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm ở Pháp trái ngược với các nước trong khu vực châu Âu, vì cho đến nay, các nước vẫn chưa đồng ý việc ngân hàng sở hữu công ty bảo hiểm. Việc đồng ý cho ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm con là nhân tố đẩy mạnh hình thức tập đoàn tài chính phát triển, giúp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, góp phần tạo điều kiện cho bancassurance ngày một phát triển. Bảng 1.1: Ngân hàng – công ty bảo hiểm con ở Pháp Năm Ngân hàng Công ty bảo hiểm con 1971 Crédit Mutuel ACM Vie 1976 Paribas CARDIF 1980 BNP NATIO VIE 1982 Banque Populaire FRUCTIVIE 1984 BRED PREPAR-Vie 1985 CIC Socapi 1985 Crédit Mutuel de Bretagne SURAVENIR 1986 CCF ERISA
  20. 14 1986 Crédit Agricole Prédica 1986 Société Générale Sogécap 1988 Caisse d'Epargne Ecureuil Vie 1989 Crédit Lyonnais AFV 1990 Crédit Agricole PACIFICA* 1992 Barclays Bank Barclays Vie 1996 Société Générale SOGESSUR* 1998 Caisse d'Epargne Ecureuil IARD 2000 Crédit Agricole UAF Patrimoine 2001 Natixis Natixis Assurance * Tất cả các công ty bảo hiểm trên đều là nhân thọ ngoại trừ Sogessur và Pacifica là phi nhân thọ. Nguồn: Insurance News, 04/2009, Abelica Global Bảng 1.1 ở trên cho thấy năm thành lập các công ty bảo hiểm con của các ngân hàng ở Pháp. Hai ngân hàng Crédit Agricole và Société Générale sở hữu cả công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Crédit Agricole có hai công ty bảo hiểm nhân thọ là Prédica và UAF Patrimoine, công ty bảo hiểm phi nhân thọ là PACIFICA. Còn Société Générale là Sogécap và SOGESSUR. Riêng ngân hàng Caisse d'Epargne sở hữu cùng lúc hai công ty bảo hiểm nhân thọ là Ecureuil Vie và Ecureuil IARD.  Ngoài ra, bancassurance phát triển tại Pháp còn do chính phủ không cho tư nhân làm các sản phẩm hưu trí trong nhiều thập kỷ. Người dân muốn dành dụm tiền khi nghỉ hưu hoặc là để lại tiền tiết kiêm như là tài sản cho con cháu thừa kế sẽ coi bancassurance là một kênh hấp dẫn để đầu tư. Bancassurance ở Pháp không chỉ dừng lại ở sản phẩm mang yếu tố tiết kiệm (liên kết đơn vị), mà còn cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm tử vong, thương tật tạm thời, thương tật vĩnh viễn, bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe,… nhằm đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng. Cho dù bancasurance có phát triển ở múc độ nào đi nữa thì các sản phẩm của nó vẫn phải đảm bảo các yếu tố: đơn giản, dễ hiểu đối với khách hàng và nhân viên bán hàng, ít lựa chọn, phí thấp, quy trình tham gia đơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2