intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng từ nay đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tổng quan những lý luận cơ bản về tập đoàn TC-NH và tham khảo kinh nghiệm một số mô hình tập đoàn TC-NH trên thế giới. Phân tích thực trạng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của NHCTVN trở thành tập đoàn TC-NH và đưa ra các giải pháp góp phần hình thành tập đoàn tài chính - NHCTVN giai đoạn từ nay đến 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng từ nay đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH …………………… NGUYỄN THỊ HUẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ …………………. TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH …………………… NGUYỄN THỊ HUẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH : 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN …………………. TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2011. Người Cam Đoan Nguyễn Thị Huế
  4. -ii- MỤC LỤC Trang bìa Trang Lời cam đoan ................................................................................................................ i Mục lục ........................................................................................................................ii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .......................................................................... vii Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... ix Danh mục các bảng ..................................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: Tổng quan về tập đoàn Tài chính – ngân hàng ............................... 5 1.1. Tập đoàn tài chính – ngân hàng ........................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm ...................................................................................................... 6 1.1.2.1. Cấu trúc tổ chức phức tạp ...................................................................... 6 1.1.2.2. Quy mô lớn ............................................................................................ 6 1.1.2.3. Dịch vụ tài chính đa dạng ...................................................................... 9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 10 1.2. Mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính – ngân hàng ........................................ 10 1.2.1. Theo mức độ chuyên môn hoá ................................................................... 10 1.2.2. Theo tính chất và phạm vi hoạt động ......................................................... 11 1.2.3. Mô hình cấu trúc của tổ chức tập đoàn tài chính – ngân hàng .................. 11 1.3. Phương thức hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng .................................. 15 1.3.1. Sáp nhập tổ chức tín dụng........................................................................... 15 1.3.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 15 1.3.1.2. Các hình thức sáp nhập........................................................................ 15 1.3.2. Hợp nhất tổ chức tín dụng .......................................................................... 15 1.3.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 15 1.3.1.2. Các hình thức hợp nhất ........................................................................ 15 1.3.3. Mua lại tổ chức tín dụng ............................................................................. 15
  5. -iii- 1.3.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 15 1.3.1.2. Các hình thức mua lại .......................................................................... 16 1.4. Sự cần thiết hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng ................................... 19 1.4.1. Sức ép hội nhập, cạnh tranh ....................................................................... 19 1.4.2. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ............................................................ 20 1.4.3. Phát triển chiến lược, quảng bá thương hiệu .............................................. 21 1.4.4. Số lượng ngân hàng tại Việt Nam nhiều nhưng quy mô nhỏ ..................... 21 1.5. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng ........................................ 22 1.5.1 Điều kiện khách quan ................................................................................... 22 1.5.1.1. Nền tảng pháp lý.................................................................................. 22 1.5.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 23 1.5.2. Điều kiện chủ quan ..................................................................................... 23 1.6. Một số tập đoàn tài chính – ngân hàng trên thế giới .......................................... 24 1.6.1. Tập đoàn tài chính – ngân hàng Citigroup .................................................. 24 1.6.2. Tập đoàn Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC) ......................... 25 1.6.3. Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông)-BOCHK ......................... 25 1.6.4. Những qui định có tính thông lệ chung về Tập đoàn tài chính – ngân hàng một số nước ........................................................................................................... 26 1.6.5. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng thương mại Việt Nam .................. 29 Kết luận Chương I ..................................................................................................... 30 CHƯƠNG II: Thực trạng và kết quả hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 ............................................................................. 31 2.1. Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam 31 2.1.1. Mô hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam ...................... 31 2.1.1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động theo mô hình đa năng 31 2.1.1.2. Nhận xét về mô hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam .................................................................................................................. 36 2.1.2. Cấu trúc vốn của Ngân hàng Công thương Công thương Việt Nam .......... 36 2.1.2.1. Cấu trúc vốn của ngân hàng Công thương Việt Nam ......................... 36
  6. -iv- 2.1.2.2. Nhận xét chung về cấu trúc vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam .................................................................................................................. 39 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam ............................ 41 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam ..................... 41 2.1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng Công thương Việt Nam ........ 42 2.1.4. Nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Việt Nam ........................... 44 2.2. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam .............................. 46 2.2.1. Ngành nghề, phạm vi kinh doanh và hoạt động ......................................... 46 2.2.1.1. Huy động vốn ...................................................................................... 46 2.2.1.2. Hoạt động tín dụng .............................................................................. 46 2.2.1.3. Hoạt động đầu tư ................................................................................. 46 2.2.1.4. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.......................................................... 46 2.2.1.5. Các hoạt động khác ............................................................................. 46 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2010 ................................................................................... 47 2.2.2.1 Huy động vốn ........................................................................................ 47 2.2.2.2 Hoạt động tín dụng ............................................................................... 51 2.2.2.3. Các hoạt động khác ............................................................................. 54 2.2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2010 .......................................................................................................... 57 2.2.3. Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam từ nay đến 2015 ..................................................................................................................... 60 Kết luận chương II .................................................................................................... 66 CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng từ nay đến 2015 ................................................ 67 3.1. Chiến lược phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam từ nay đến năm 2015 ........................................................................................................................... 67 3.1.1. Mục tiêu chiến lược tổng thể ...................................................................... 67 3.1.2. Mục tiêu chiến lược cụ thể.......................................................................... 67
  7. -v- 3.1.2.1. Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh......................... 67 3.1.2.2. Chiến lược về chuẩn hóa mô hình tổ chức, quản trị điều hành và minh bạch hóa tài chính ............................................................................................. 68 3.1.2.3. Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .................... 68 3.1.2.4. Chiến lược về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 68 3.2. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong giai đoạn mới............................................................................................................................. 69 3.2.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 69 3.2.1.1. Tiềm năng phát triển của ngành tài chính - ngân hàng ........................ 69 3.2.1.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam là thương hiệu lớn ........................ 69 3.2.1.3. Mạng lưới hoạt động phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước ............. 70 3.2.1.4. Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại............................. 71 3.2.2. Nhân tố khó khăn ...................................................................................... 71 3.2.2.1. Diễn biến bất lợi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới ...................... 71 3.2.2.2. Khó khăn do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt .............................. 72 3.2.2.3. Khó khăn do sự chuyển dịch nguồn lao động ..................................... 73 3.2.2.4. Hạn chế về công nghệ thông tin .......................................................... 73 3.2.2.5. Các hạn chế khác ................................................................................. 74 3.3 Mô hình và giải pháp phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn Tài chính - ngân hàng ....................................................................................... 74 3.3.1. Mô hình tập đoàn Tài chính – Ngân hàng Công thương Việt Nam ........... 74 3.3.2. Giải pháp phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng từ nay đến năm 2015 ............................................................. 78 3.3.2.1. Tái cơ cấu mô hình tổ chức và hoạt động ........................................... 78 3.3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính ................................................................ 79 3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng ................................... 80 3.3.2.4. Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế .......... 81 3.3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng .................................................... 82
  8. -vi- 3.3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................. 82 3.3.2.7. Tìm kiếm, lựa chọn ngân hàng mục tiêu cho chính sách liên kết hợp tác, sáp nhập và mua lại ngân hàng .................................................................. 83 3.3.3. Lộ trình bước đi để thực hiện các giải pháp xây dựng NHCTVN thành tập đoàn TC – NH ........................................................................................................... 86 Kết luận Chương III .................................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 89 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... Phụ lục ...........................................................................................................................
  9. -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BOCHK Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) BĐH Ban điều hành CAR Capital Adequacy Ratio-Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu Citigroup Tập đoàn tài chính-ngân hàng Citi CP Cổ phần CPH Cổ phần hóa DPRR Dự phòng rủi ro ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông EPS Earning Per Share – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FHC Mô hình tập đoàn tài chính GDP Thu nhập quốc dân HĐQT Hội đồng quản trị HOSE Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh IFC Tổ chức Tài chính quốc tế IMF International Manetary Fund-Qũy tiền tệ thế giới M&A Merge & Acquisition-Sáp nhập và mua lại NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHCTVN Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) NHTMCP CTVN Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
  10. -viii- OCBC Oversea Chinese Banking Corporation ROA Return on Assets-Thu nhập trên tổng tài sản ROE Return on Equity-Thu nhập trên vốn cổ phần TC-NH Tài chính - ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán Vietinbank Sc Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank Leasing Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam VFC Công ty Tài chính Việt Nam-Hồng Kông WB World Bank-Ngân hàng thế giới WTO World trade Organization-Tổ chức thương mại thế giới
  11. -ix- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới Bảng 1.2: Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới Theo giá trị tài sản (năm 2010) Bảng 1.3: Tổng tài sản của top 10 tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn nhất thế giới đến năm 2010 Bảng 1.4: Tóm tắt mô hình cấu trúc của tập đoàn tài chính – ngân hàng Bảng 2.1: Tóm tắt 06 công ty con của Ngân hàng Công thương Việt Nam Bảng 2.2: Cơ cấu Vốn Điều lệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam sao đợt IPO Bảng 2.3: Phân loại lao động tại thời điểm 31/12/2010 Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn của NHCTVN giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN thời điểm 31/12/2010 và 30/06/2011 Bảng 3.1: Một số hệ số tài chính dự kiến giai đoạn 2012 – 2015
  12. -x- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Hệ thống tổ chức NHCTVN Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức NHCTVN cấp chi nhánh (Mô hình 1) Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức NHCTVN cấp chi nhánh (Mo hình 2) Hình 3.1: Mô hình tập đoàn Tài chính – Ngân hàng Công thương Việt Nam Đồ thị 2.1: Cơ cấu Vốn Điều lệ NHCTVN thời điểm 31/12/2010 Đồ thị 2.2: Phân tích hoạt động huy động vốn của NHCTVN thời kỳ 2008 - 2010 Đồ thị 2.3: Cơ cấu tiền gửi năm 2010 và giai đoạn 2008-2010 Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ cho vay Đồ thị 2.5: Thu nhập từ lãi cho vay khách hàng Đồ thị 2.6: Hệ số an toàn vốn năm 2008 - 2010 Đồ thị 2.7: Quỹ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng Đồ thị 2.8: Vốn Điều lệ và Lợi nhuận sau thuế dự kiến của NHCTVN giai đoạn 2012 - 2015 Đồ thị 2.9: Vốn Điều lệ và cơ cấu Vốn Điều lệ dự kiến của NHCTVN giai đoạn 2012 – 2015 Đồ thị 3.1: Tương quan tổng Tài sản và Vốn Điều lệ của NHCTVN với các ngân hàng khác năm 2010 Đồ thị 3.2: Mạng lưới hoạt động của NHCTVN với các ngân hàng khác năm 2010
  13. -Trang 1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về tài chính - ngân hàng (TC-NH) là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các tập đoàn TC-NH. Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm hay các công ty chứng khoán đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn TC-NH là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn. - Việc hình thành các tập đoàn TC-NH theo chính quy luật của thị trường, đó là sự kết hợp tổng thể các phương thức phát triển, có thể là con đường nội sinh của chính công ty mẹ trên cơ sở thành lập, góp vốn thành lập hàng loạt các công ty trực thuộc ở trong và ngoài nước và con đường ngoại sinh thông qua việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất các công ty trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để mở rộng phạm vi, thâu tóm thị trường. - Việc hình thành mô hình tập đoàn TC-NH ở Việt Nam là một xu thế tất yếu xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của mỗi ngân hàng, mỗi định chế tài chính. Do đó, cũng như sự trưởng thành của một đứa trẻ, mỗi giai đoạn lớn lên sẽ cần phải có “chiếc áo” đủ rộng, đáp ứng và thích nghi. - Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại (NHTM) nước ngoài, hệ thống NHTM Việt Nam còn yếu kém về nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và loại hình dịch vụ, cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. Điều này đòi hỏi mỗi NHTM phải có định hướng và giải pháp thích hợp để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, làm chủ được thị trường tài chính trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Trong đó, việc hình thành những ngân hàng lớn, hoạt động đa năng, có khả năng thích ứng trước những thay
  14. -Trang 2- đổi nhanh chóng trong thế giới hiện đại đã và đang trở thành một nhu cầu bức xúc và một xu thế tất yếu. Trở thành tập đoàn TC-NH là một xu hướng hấp dẫn, tuy nhiên không phải bất cứ ngân hàng nào cũng dễ dàng đạt được nó. Bên cạnh tiềm lực tài chính khổng lồ, các ngân hàng cũng phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về tổ chức, cơ cấu hoạt động, nhân sự … theo tiêu chuẩn quốc tế. - Trước những diễn biến phức tạp khó lường của nền kinh tế trong nước và quốc tế, thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (NHCTVN - Vietinbank) luôn tích cực phát huy vai trò NHTM hàng đầu qua việc thực thi gương mẫu các giải pháp chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần đạt mục tiêu điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vẫn bảo đảm những mục tiêu, nhiệm vụ lớn đề ra, trong đó, lớn nhất là việc chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE)… - Đến nay, VietinBank là ngân hàng duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thành lập Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực của riêng mình. Với việc đưa Trung tâm xử lý tài trợ thương mại tập trung theo chuẩn mực quốc tế, Trung tâm thông tin dự phòng vào hoạt động và khởi động giai đoạn hai Dự án hiện đại hóa ngân hàng, VietinBank đã và sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam có vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường tài chính tiền tệ nước nhà. - Là một người đang công tác trong NHCTVN Chi Nhánh tỉnh Bình Phước, với mong muốn NHCTVN ngày càng phát triển, vững bước trên con đường hội nhập và lớn mạnh thành một tập đoàn TC-NH đa năng tầm cỡ quốc tế hòa mình vào dòng chảy của thế giới, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015”
  15. -Trang 3- 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu tổng quan những lý luận cơ bản về tập đoàn TC-NH và tham khảo kinh nghiệm một số mô hình tập đoàn TC-NH trên thế giới. Phân tích thực trạng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của NHCTVN trở thành tập đoàn TC-NH và đưa ra các giải pháp góp phần hình thành tập đoàn tài chính - NHCTVN giai đoạn từ nay đến 2015. Các giải pháp đề xuất được cân nhắc và trình bày mang tính định hướng ở tầm quản lý vĩ mô và vi mô. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài bao gồm phương pháp hệ thống so sánh, phân tích, khái quát cụ thể, thu thập và xử lý số liệu từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHCTVN và những kinh nghiệm của một số tập đoàn TC-NH trên thế giới từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp vận dụng vào tình hình thực tế của NHCTVN. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận văn dựa trên thực trạng tình hình hoạt động của NHCTVN, từ đó đi sâu vào phân tích những thuận lợi và khó khăn và đưa ra các giải pháp để NHCTVN hình dung được hướng phát triển thành một tập đoàn TC-NH trong giai đoạn từ nay đến 2015. 6. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN Việc đưa ra những giải pháp chỉ dựa trên cơ sở lý luận và những kinh nghiệm đúc kết từ các nước. Vì vậy, những định hướng, giải pháp còn mang tính chủ quan, đồng thời với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp qúy báu của qúy Thầy Cô để học viên điều chỉnh, hoàn thiện luận văn và mở rộng kiến thức của mình trong công tác nghiên cứu sau này.
  16. -Trang 4- 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I : Tổng quan về tập đoàn tài chính – ngân hàng CHƯƠNG II : Thực trạng và kết quả hoạt động của NHCTVN giai đoạn 2008-2010 CHƯƠNG III : Giải pháp phát triển NHCTVN thành tập đoàn tài chính – ngân hàng từ nay đến năm 2015 PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  17. -Trang 5- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 1.1. Tập đoàn tài chính – ngân hàng (TC-NH): 1.1.1. Khái niệm: - Căn cứ vào nguồn gốc: Tập đoàn TC-NH là một chỉnh thể của một tập hợp các đơn vị thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; có các quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu; được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định và được kiểm soát điều hành bằng một bộ máy quản lý thống nhất. - Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động: Tập đoàn TC-NH là một tổ chức gồm hai hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau, được xem là một tổ chức đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải là một tổ chức bao gồm ba mảng hoạt động tài chính quan trọng đó là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. + Phải là một tổ chức mà hoạt động kinh doanh chính là hoạt động tài chính. Từ đó có thể hiểu tập đoàn TC-NH là một tổ chức mà ở đó hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. - Căn cứ vào nghiệp vụ: Tập đoàn TC-NH là một tập đoàn kinh doanh đa năng nhiều dịch vụ tài chính khác nhau. Các dịch vụ tài chính đó được tổ chức thành nhóm do các công ty kinh doanh chuyên nghiệp một hay một số loại dịch vụ tài chính nhất định. Các nhóm dịch vụ tài chính do các công ty trực thuộc kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm phân tán rủi ro, tăng quy mô lợi nhuận, đáp ứng trọn gói, đầy đủ các dịch vụ tài chính cho một khách hàng. Như vậy, tập đoàn TC-NH là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TC-NH và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TC-NH; mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó có mối liên kết nhất định để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối đa. Tập đoàn TC-NH, về mặt pháp lý, là một liên hợp pháp nhân; Tổ chức tập đoàn
  18. -Trang 6- gồm nhiều tầng lớp, với nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Điều này có nghĩa là không cưỡng ép và không thể cứ “gom” các doanh nghiệp lại là có thể thành lập tập đoàn kinh tế. Các thành viên trong tập đoàn TC-NH phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau chia sẻ nguồn lực nhằm giảm các chi phí trong hoạt động, tăng cường sức mạnh và tận dụng tổng lực của tập đoàn để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực hoạt động tài chính-tiền tệ đầy bất trắc. Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn TC-NH là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn. 1.1.2. Đặc điểm 1.1.2.1. Cấu trúc tổ chức phức tạp Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn TC-NH nói riêng có cơ cấu tổ chức rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình khác nhau. Theo Bank of Japan (2010), tập đoàn TC-NH có thể được tổ chức theo 3 mô hình: - Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) - Mô hình công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship) - Mô hình công ty sở hữu tài chính (financial holding company) 1.1.2.2. Quy mô lớn Các tập đoàn TC-NH có quy mô rất lớn về vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động cả trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Với quy mô vốn lớn và tài sản khổng lồ, các tập đoàn tài chính luôn khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn trước các đối thủ cạnh tranh. Trong một tập đoàn TC-NH, quy mô vốn chủ sở hữu và tiềm lực tài chính đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho tập đoàn phát triển lâu dài. Nguồn vốn của công ty mẹ phải đủ mạnh để: - Thứ nhất, cung cấp và phân bổ vốn cho các công ty con trong tập đoàn - Thứ hai, đủ khả năng đầu tư cho các chương trình và dự án phát triển sản phẩm mới, tăng cường trang thiết bị và công nghệ hiện đại.
  19. -Trang 7- - Thứ ba, cho phép mở rộng trụ sở, chi nhánh và văn phòng nhằm bắt kịp sự phát triển của thị trường, mở rộng địa bàn phục vụ đa dạng các đối tượng khách hàng. Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của tập đoàn TC-NH không ngừng tăng mạnh, đạt được những con số khổng lồ và chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP. Bảng 1.1 : Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới Đơn vị: triệu USD Số liệu về tập đoàn TC-NH Số liệu về quốc gia Tổng Xếp Tổng tài Vốn CAR Tập đoàn Tên nước GDP TS/GD hạng sản CSH (%) P Citigroup 1 2,374,562 119,064 11,85 Mỹ 17,333,587 14 % HSBC Holdings 3 2,042,845 107,614 12,00 Anh 2,483,899 82 % MTFG 7 1,568,456 63,891 11,76 Nhật 6,365,965 25 % Bank of China 11 825,555 55,762 11,04 TQ 2,638,926 31 % Kookmin Bank 76 282,523 12,528 11,01 HQ 1,087,478 26 % DBS 83 171,922 11,531 15,80 Singapore 167,989 102 % Maybank 161 74,478 5,122 15,10 Malaixia 188,440 40 % Bangkok Bank 196 57,646 3,936 13,50 Thái Lan 261,586 22 % Bank of the 396 13,384 1,560 8,50 Philipin 155,086 8,6% Philipine Islands (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê, website của các ngân hàng, WB và ADB, số liệu năm 2010) Bảng 1.2 : Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới theo giá trị tài sản (năm 2010) Theo số lượng Theo tài sản Tập đoàn có tài sản >1000tỷUSD Tập đoàn Số Giá trị Số Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng tài sản lượng về sl tài sản Tập đoàn 49,3 84 88% 93,473.9 94,7% 21 21% 48,607.5 tài chính % Tập đoàn 16 12% 5,190.0 5,3% 0 0 0 0 kinh tế khác 49,3 Tổng 100 100% 98,663.9 100% 21 21% 48,607.5 % (Nguồn: tổng hợp và tính toán từ www.forbes.com)
  20. -Trang 8- Trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới về tổng tài sản năm 2010, đã có đến 84 tập đoàn tài chính, chiếm gần 95% tổng tài sản của cả 100 tập đoàn. Hơn nữa, trong số 100 tập đoàn này, có 21 tập đoàn có giá trị tài sản lên tới hơn 1000 tỷ USD, điều đặc biệt là tất cả 21 tập đoàn này đều thuộc khu vực tài chính và có tổng giá trị tài sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của 100 tập đoàn lớn nhất. Điều đó đã cho thấy sự lớn mạnh chưa từng thấy của lĩnh vực TC-NH trong nền kinh tế toàn cầu. Bảng 1.3: Tổng tài sản của Top 10 tập đoàn TC-NH lớn nhất thế giới đến năm 2010 Đơn vị: tỷ USD 2010 1995 1985 Giá Giá trị Giá trị Hạng Tên tập đoàn Tên tập đoàn trị tài Tên tập đoàn tài sản tài sản sản Deutsche 1 Barclays 3,118 503 Citicorp 167 Bank Dai-Ichi 2 BNP Paribas 3,037 Sanwa Bank 501 158 Kangyo Bank Sumitomo 3 Citigroup 3,014 500 Fuji Bank 142 Bank HSBC Dai-Ichi Sumitomo 4 2,978 499 135 Holdings Kangyo Bank Bank Mitsubishi 5 UBS 2,843 Fuji Bank 487 133 Bank Banque 6 ICBC (*) 2,728 Sakura Bank 478 National de 123 Paris Mitsubishi 7 ING Group 2,584 475 Sanwa Bank 123 Bank Mitsubishi Norinchukin Crédit 8 2,538 430 123 UFJ Financial Bank Agricole Deutsche Crédit Bank of 9 2,378 386 115 Bank Agricole America Royal Bank Crédit 10 2,336 ICBC (*) 374 111 of Scotland Lyonnais Tổng 27,554 4.633 1.330 (*) Industrial & Commercial Bank of China (Nguồn: tổng hợp từ www.forbes.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2