intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút các nguồn vốn tài trợ phát triển Thanh Long Bình Thuận giai đoạn năm 2010 – 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu và đưa ra giải pháp thu hút các nguồn tài trợ cho Thanh long Bình Thuận phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để bắt kịp với xu thế chung của hàng nông sản xuất khẩu, đảm bảo đầu vào chất lượng và đầu ra ổn định cho sản phẩm Thanh long Bình Thuận trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút các nguồn vốn tài trợ phát triển Thanh Long Bình Thuận giai đoạn năm 2010 – 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- ĐÀO NGUYÊN TUYẾT LAN GIẢI PHÁP THU HÚT CÁC NGUỒN TÀI TRỢ PHÁT TRIỂN THANH LONG BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2010 -2020 Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TỈNH BÌNH THUẬN ............................................................................4 1.1 Các nguồn tài trợ phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận ........................4 1.1.1 Nguồn vốn trong nước ................................................................................................4 1.1.1.1 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, địa phương ...........................................4 1.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ................................... 6 1.1.1.3 Nguồn vốn đầu tư từ kinh tế tư nhân và dân cư.......................................................6 1.1.1.4 Nguồn vốn vay từ ngân hàng (vốn tín dụng): ..........................................................7 1.1.1.5 Nguồn vốn hợp tác xã ..............................................................................................8 1.1.2 Nguồn vốn nước ngoài................................................................................................8 1.1.2.1 Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment.............. 8 1.1.2.2 Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assistance) ....10 1.1.2.3 Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO : Non - Government Organization):11 1.2 Vai trò của các nguồn tài trợ đối với phát triển vùng trồng cây Thanh long tỉnh Bình Thuận .......................................................................................................................11 1.2.1 Vai trò của Thanh long đối với đời sống kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận ................11 1.2.2 Vai trò của các nguồn tài trợ đối với phát triển vùng trồng Thanh long trên địa bàn tỉnh..........................................................................................................13 1.3 Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài trợ cho cây ăn quả của các nước và tỉnh: 15 1.3.1 Đài Loan....................................................................................................................15 1.3.2 Thái Lan ....................................................................................................................15 1.3.3 Tỉnh Sóc Trăng và vùng chuyên canh cây ăn quả ....................................................16 Kết luận chương 1 ............................................................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ PHÁT TRIỂN THANH LONG TỈNH BÌNH THUẬN.......................................................................................................21 2.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bình Thuận ..........................................................21 2.1.1 Thời tiết, khí hậu .......................................................................................................21 2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng ................................................................................................21 2.2 Thực trạng về trồng và tiêu thụ trái Thanh long Bình Thuận ......................................24 2.2.1 Tình hình trồng/sản xuất Thanh Long.......................................................................24 2.2.2 Tình hình tiêu thụ Thanh Long .................................................................................28 2.3 Thực trạng các nguồn tài trợ phát triển vùng trồng cây Thanh long tỉnh Bình Thuận ...............................................................................................................33 2.3.1 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.................................................................................33 2.3.2 Nguồn vốn từ tín dụng nông thôn .............................................................................40 2.3.3 Nguồn vốn tích luỹ từ bản thân khu vực nông nghiệp (Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã, nông dân) ................................................................47 2.3.4 Nguồn vốn đầu tư từ tư nhân ....................................................................................49 2.3.5 Nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài...................................................................52 2.4 Những kết quả và hạn chế trong đầu tư vốn đối với nông nghiệp tỉnh Bình Thuận ...............................................................................................................55 2.4.1 Kết quả đạt được .......................................................................................................55 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................................57 Kết luận chương 2 ............................................................................................................63 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN THANH LONG BÌNH
  3. THUẬN ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................64 3.1 Mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ........................64 3.2 Định hướng phát triển Thanh long Bình Thuận đến năm 2020:...........................66 3.3 Giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển Thanh long Bình Thuận đến năm 2020........................................................................................................69 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước và địa phương ..............................................72 3.3.1.2 Chuẩn hóa luật và các họat động liên quan.............................................................72 3.3.1.2 Đầu tư vào chính sách hỗ trợ tài chính ...................................................................73 3.3.1.2.1 Hỗ trợ từ ngân sách .............................................................................................73 3.3.1.2.2 Hỗ trợ qua công cụ thuế ......................................................................................77 3.3.1.2.3 Hỗ trợ xuất khẩu..................................................................................................79 3.3.1.2.4 Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ..............................................................80 3.3.2 Các giải pháp của các đơn vị khác ............................................................................82 3.3.2.1 Từ phía Ngân hàng, các tổ chức tín dụng nông thôn .............................................82 3.3.2.2 Từ phía doanh nghiệp tiêu thụ/ chế biến Thanh Long ...........................................88 3.3.2.3 Từ phía doanh nghiệp, HTX, Hiệp hội Thanh long ...............................................88 3.3.2.4 Từ phía người nông dân .........................................................................................89 Kết luận chương 3: ...................................................................................... 90 KẾT LUẬN ....................................................................................91
  4. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bình Thuận là một tỉnh duyên hải ở cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên 7.830 km2. Dân số trung bình năm 2009 là 1.171.675 người. Bình Thuận là tỉnh có cả vùng đồi núi, đồng bằng, ven biển và vùng lãnh hải rộng lớn với những tiểu vùng khí hậu đặc trưng là lợi thế để phát triển nông nghiệp toàn diện, với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh theo hướng tập trung, năng suất, chất lượng cao, bền vững. Tỉnh Bình Thuận có thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, là cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây Thanh long. Thời gian vừa qua, Bình Thuận không chỉ nổi tiếng về du lịch, mà còn nổi tiếng là địa bàn có lợi thế về diện tích, sản lượng, chất lượng Thanh long trong cả nước có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Thanh long là loại cây trồng thích hợp với nguồn đất và khí hậu khắc nghiệt của tỉnh và có giá trị kinh tế rất cao nên đã thu hút được nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể, đã trực tiếp góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ cao và ngày càng khẳng định là một trong những sản phẩm phát triển mạnh, có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Thanh long Bình thuận đã tạo ra lượng hàng hoá xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện rất đáng kể đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để phát triển Thanh long theo hướng sản xuất hàng
  5. 2 hoá, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo vệ và giữ vững uy tín sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm Thanh long Bình Thuận nói riêng trên thị trường thế giới thì cần phải có những giải pháp thích hợp. Do đó tôi đã chọn đề tài “Giải pháp thu hút các nguồn vốn tài trợ phát triển Thanh long Bình Thuận giai đoạn năm 2010 – 2020”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài này nghiên cứu và đưa ra giải pháp thu hút các nguồn tài trợ cho Thanh long Bình Thuận phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để bắt kịp với xu thế chung của hàng nông sản xuất khẩu, đảm bảo đầu vào chất lượng và đầu ra ổn định cho sản phẩm Thanh long Bình Thuận trong thời gian tới. Đề tài này có tính tham khảo đối với các vùng trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản khác của Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích nhằm tìm ra các giải pháp phát triển Thanh long Bình Thuận; nâng cao vị thế về chất lượng, thương hiệu của Thanh long Bình Thuận theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; góp phần giải quyết công việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho người dân và hiệu quả kinh tế góp phần vào sự đẩy mạnh phát triển của tỉnh nhà. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài này, chỉ giới hạn đi sâu phân tích một số khía cạnh trên một số lĩnh vực chủ yếu liên quan đến cây Thanh long, là loại cây ăn quả phát triển thành thế mạnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong thập niên gần đây như trồng trọt, tiêu thụ và chế biến. 4. Kết cấu của luận văn:
  6. 3 Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan các nguồn tài trợ cho phát triển cây Thanh long tỉnh Bình Thuận. Chương 2: Thực trạng các nguồn vốn tài trợ phát triển Thanh long tỉnh Bình Thuận. Chương 3: Giải pháp thu hút các nguồn vốn tài trợ phát triển Thanh long Bình Thuận đến năm 2020. Luận văn được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp mô tả, tổng hợp, phân tích và chọn lọc những kiến thức lý luận và thực tiễn trong giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển Thanh long tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010- 2020. Nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê năm 2008, 2009 của tỉnh Bình Thuận, các báo cáo của các ban ngành trong tỉnh, dự án nông nghiệp và số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin từ đó đề xuất định hướng phát triển và một số giải pháp thu hút các nguồn tài trợ để phát triển Thanh long tỉnh Bình Thuận. Đây là đề tài mới, đòi hỏi kiến thức tổng hợp sâu rộng, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi điều kiện nghiên cứu và kiến thức bản thân còn hạn chế nên sẽ khó tránh khỏi thiếu sót trong đề tài, rất mong được sự quan tâm và góp ý của Quý thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý anh, chị thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở KH &CN, ngân hàng NN&PTNT Bình Thuận và chi nhánh Hàm Mỹ, Trung tâm nghiên cứu cây Thanh long và khoa Sau đại học - Trường Đại học kinh tế Tp.HCM đã nhiệt tình hỗ trợ thông tin cho đề tài. Đặc biệt gởi lời cảm ơn đến PGS TS Nguyễn Ngọc Định đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
  7. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TỈNH BÌNH THUẬN 1.1 Các nguồn tài trợ phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận 1.1.1 Nguồn vốn trong nước . 1.1.1.1 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, địa phương Vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hay tiết kiệm của NSNN là số chênh lệch dương giữa tổng các khỏan thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tiết kiệm ở khâu tài chính này sẽ hình thành nên nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bị hạn chế, nên để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đòi hỏi nhà nước phải gia tăng tiết kiệm NSNN trên cơ sở kết hợp hoàn thiện chính sách thuế và chi tiêu. Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước hiện tại là chức năng tổ chức kinh tế. Để thực hiện chức năng này nhà nước sử dụng một trong những công cụ tài chính vĩ mô là NSNN để phối hợp các nguồn tài chính cho sự phát triển các ngành kinh tế. Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một phần đáng kể từ ngân sách địa phương. Chi đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước; chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp; chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển; chi dự trữ nhà nước và chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay. Trong tổng số chi tài chính của nhà nước cho đầu tư phát triển thì khoản chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là khoản tài chính được đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế có tính
  8. 5 chất hình thành thế cân đối của nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của các doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của nhà nước vào cũng cố phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (chi đầu tư cho cầu cống, đường sá, bến cảng, hệ thống thủy lợi, …), các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình kinh tế có tính chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng. Sự tham gia của nhà nước vào các lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vì nó nhằm kích đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm kinh tế. Như vậy, vốn đầu tư của nhà nước là một phần tiết kiệm của ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào ngân sách và quy mô chi tiêu dùng của nhà nước. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng, ổn định và có tính định hướng cao đối với các nguồn vốn đầu tư khác. Vốn cấp phát thuộc NSNN được sử dụng để đầu tư theo kế hoạch nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các dự án công trình văn hóa xã hội phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, khoa học kỷ thuật, an ninh quốc phòng và các dự án trọng điểm của nhà nước do chính phủ quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn. Vốn tín dụng ưu đãi thuộc NSNN dùng để chi đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong kế hoạch đầu tư của nhà nước. Tại Bình Thuận, Vốn đầu tư phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh năm 2009 theo giá thực tế đạt 10.387,665 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,7% trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
  9. 6 Bảng 1.1: vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế của các ngành trên địa bàn giai đoạn 2005 -2009 Đvt: tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 Tổng các ngành 4.207,166 4.856,496 6.661,979 10.387,665 Riêng: ngành nông, lâm, 679,792 751,335 1.095,155 1.735,737 thuỷ sản Cơ cấu ngành 16,19% 15,5% 16,4% 16,7% (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009) 1.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là khoản tiết kiệm của các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân), các tổ chức kinh tế (gọi chung là các công ty). Khoản tiết kiệm này được hình thành từ lợi nhuận đạt được trong kinh doanh dành bổ sung vốn kinh doanh (còn gọi là lợi nhuận không chia) và quỹ khấu hao tài sản cố định của công ty. Tiết kiệm của công ty là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh hoặc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới góp phần phát triển kinh tế. Tiết kiệm doanh nghiệp là số lãi ròng có được từ kết quả kinh doanh. Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Quy mô tiết kiệm của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô, … 1.1.1.3 Nguồn vốn đầu tư từ kinh tế tư nhân và dân cư: Nguồn vốn trong dân cư là khoản tiết kiệm của các hộ gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội, khoản tiết kiệm này phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Đây là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi đã đóng thuế và sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Quy mô tiết kiệm trong khu
  10. 7 vực dân cư chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trực tiếp như mức thu nhập bình quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế, trình độ phát triển kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô, … Tiết kiệm khu vực dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính do có khả năng chuyển hóa nhanh chóng thành các nguồn vốn đầu tư thông qua các hình thức như gởi tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng, trực tiếp đầu tư kinh doanh, … Tiết kiệm dân cư cũng dễ dàng chuyển thành nguồn vốn đầu tư của nhà nước bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoặc chuyển thành nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu của các công ty phát hành. 1.1.1.4 Nguồn vốn vay từ ngân hàng (vốn tín dụng): Tín dụng được xem là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế bằng việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, cá nhân, kể cả ngân sách đang gặp thiếu hụt về vốn, trên nguyên tắc có hoàn trả. Các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn; đồng thời còn giúp cho các doanh nghiệp bổ sung vốn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Tín dụng bao gồm tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là công cụ thu hút vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân cư để cho vay. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian tín dụng bằng việc cho vay những nguồn tiền đã huy động được để cung cấp cho nền kinh tế một khoản vốn đầu tư cần thiết để phát triển. Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống là vay và cho vay, các ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư vốn dưới các hình thức đầu tư trực tiếp bằng vốn
  11. 8 tự có; hoặc đầu tư gián tiếp bằng sử dụng các nguồn vốn huy động có thời hạn. Nhằm phục vụ cho việc trồng, thu hoạch và tiêu thụ Thanh long trong toàn tỉnh, các ngân hàng tại tỉnh Bình Thuận đã tích cực cho nông dân, các cơ sở, các doanh nghiệp trồng, thu mua và xuất khẩu Thanh long vay để đầu tư phát triển Thanh long. Doanh số tín dụng cho vay ngắn hạn và trung hạn của ngân hàng NN&PTNT Bình Thuận cho ngành trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bảng 1.2: tình hình cho vay phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2009 Đvt: triệu đồng Cho vay Dư nợ Số hộ Ngắn hạn Trung hạn Năm 2006 1.018.969 955.055 65.106 602.437 352.618 Năm 2007 995.420 834.650 51.539 549.300 285.350 Năm 2008 1.173.662 1.188.828 61.664 800.353 388.475 Quý 3/2009 292.332 1.469.995 60.336 1.019.357 450.638 (Nguồn: ngân hàng NN &PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận) 1.1.1.5 Nguồn vốn hợp tác xã Toàn tỉnh hiện nay có 3 hợp tác xã (HTX) sản xuất Thanh long đó là HTX sản xuất Thanh long Hàm Minh đã đầu tư sản xuất 31,7 ha Thanh long chất lượng cao đạt tiêu chuẩn EureGap, GlobalGap; HTX dịch vụ Thanh long Hữu cơ Phú Hội đầu tư sản xuất 52,08 ha và HTX Thanh long Hàm Hiệp đã đầu tư sản 31,75 ha Thanh long. 1.1.2 Nguồn vốn nước ngoài 1.1.2.1 Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo ra những doanh nghiệp. Nguồn vốn FDI trong những thập kỷ qua tăng rất nhanh,
  12. 9 đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài nhằm gia tăng khai thác về lợi thế so sánh. Nguồn vốn FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệ vào nước sở tại mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thì trường thế giới. Tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đamg phát triển. Song điều quan trọng đặt ra là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của của nguồn vốn này nhằm đạt được tổng thể cao về kinh tế, vì FDI cũng có những mặt trái của nó. Về thực chất, vốn FDI cũng là một khoản nợ; trước sau nó vẫn không thuộc quyền chi phối của nước sở tại. Ngày hôm nay nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào và hết hạn họ lại rút ra, giống như các khoản nợ có vay có trả. Vả lại, trong các khoản vay nợ, thông thường mức lãi suất do hai bên thoả thuận trước; còn trong đầu tư trực tiếp chủ đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa. Hơn nữa đối với các khoản nợ, người đi vay có toàn quyền sử dụng vốn vay, người cho vay không có quyền can thiệp miễn là người đi va thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay và lãi; còn trong FDI, chủ đầu tư vẫn toàn quyền sử dụng vốn nếu là hình thức 100% vốn nước ngoài, còn nếu là hình thức liên doanh thì quyền đó cũng bị chia sẽ dựa theo tỷ lệ vốn góp. Đó là chưa kể đến việc các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các nhân tố đầu vào cũng như bị chuyển giao những công nghệ và kỷ thuật lạc hậu so với thế giới.
  13. 10 1.1.2.2 Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assistance) Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận. Nguồn vốn ODA bao gồm việc trợ không hoàn lại, các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán nhằm vào hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình dự án. Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các bước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt với những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn với cả những điều kiện chính trị. Mỗi tổ chức, mỗi chính phủ đều có những phương cách và thông lệ riêng trong việc cung cấp ODA nhằm để đạt được những mục tiêu chính sách riêng của họ. Với những ràng buộc về chính trị không phải nước nào cũng có thể nhận được viện trợ. Bên cạnh đó, do trình độ quản lý của các nước đang phát triển còn thấp cho nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn này không cao, làm cho nhiều nước lâm vào cảnh nợ cần chồng chất và nền kinh tế không phát triển được.Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra. Nguồn viện trợ phát triển chính thức được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Viện trợ đa phương thường được thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế như: các tổ chức Liên hiệp quốc, IMF, WB, ADB, … Nội dung của viện trợ ODA bao gồm:  Viện trợ không hoàn lại (thường chiếm 25% tổng vốn ODA);  Hợp tác kỷ thuật;
  14. 11  Cho vay ưu đãi: bao gồm cho vay không lãi suất và cho vay với lãi suất ưu đãi (lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài). 1.1.2.3 Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO : Non - Government Organization): Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, đáp ứng những nhu cầu phục vụ cho mục đích nhân đạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai, ..v.v. Hiện nay, loại viện trợ này được thực hiện nhiều hơn bằng chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và tiền mặt như huấn luyện người làm công tác bảo vệ sức khoẻ, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn cung cấp dinh dưỡng và sức khoẻ ban đầu, ..v.v. 1.2 Vai trò của các nguồn tài trợ đối với phát triển vùng trồng cây Thanh long tỉnh Bình Thuận 1.2.1 Vai trò của Thanh long đối với đời sống kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận: Từ trước năm 1990, người dân Bình Thuận đã biết trồng Thanh long, tuy nhiên chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, quy mô thăm dò, mang tính thủ công và nhỏ lẻ. Điều kiện trồng, vật tư nông nghiệp và kiến thức chăm sóc chưa được nâng cao nên sản lượng và chất lượng quả Thanh long thu hoạch chưa cao. Mãi đến sau năm 1995, phong trào trồng và đầu tư cho cây Thanh long mới được chú ý và phát triển rầm rộ do hiệu quả kinh tế mang lại từ việc thu hoạch quả Thanh long theo mùa vụ, Thanh long trở thành cây xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn đó. Vì vậy đã thu hút được thành phần kinh tế tư nhân và dân cư đầu tư phát triển loại cây này. Bênh cạnh đó, trong quá trình đầu tư trồng và chăm sóc Thanh long, người dân tỉnh Bình Thuận đã phát hiện ra phương pháp chong đèn điện cho
  15. 12 Thanh long ra quả trái vụ. Từ đó, Thanh long đã trở thành loại cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nâng cao giá trị xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho dân cư, trở thành sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh Bình Thuận. Ảnh 1: “Chong đèn” thắp sáng vào ban đêm cho cây Thanh long để kích thích cây ra hoa trái vu. Nguồn: sưu tầm Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ NN&PTNT đã xác định trong hội nghị trái cây có lợi thế cạnh tranh tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/06/2004. Cây Thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân ở các vùng trồng Thanh long. Đặc biệt Thanh long ở tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và chương trình xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của các huyện trồng Thanh long của tỉnh trong hơn 10 năm qua, sản lượng chiếm tỷ trọng rất cao và tăng đều qua các năm. Từ năm 2008 sản lượng Thanh long đã chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh và giải quyết được việc làm cho 20.000 hộ dân. Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhấn mạnh: “Trái Thanh long Việt Nam giờ đã có thêm thị trường mới là Hoa Kỳ. Do vậy, Bình Thuận phải nắm lấy cơ hội này để xây dựng thương hiệu Thanh long an toàn, chất lượng cao, xuất
  16. 13 khẩu sang Hoa Kỳ, Tây Âu, và các thị trường khác, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần làm giàu cho đất nước”. Cây Thanh long đã giúp cho hàng nghìn người dân trên địa bàn tỉnh có việc làm ổn định và trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao. Thanh long đã thật sự trở thành cây lợi thế, có vai trò và ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, giải quyết việc làm và làm giàu cho hàng ngàn nông dân trên vùng đất khô hạn của tỉnh Bình Thuận, nâng cao đời sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định đời sống kinh tế và xã hội trên các địa bàn trồng Thanh long. 1.2.2 Vai trò của các nguồn tài trợ đối với phát triển vùng trồng Thanh long trên địa bàn tỉnh: Tuy diện tích và sản lượng Thanh long tăng đều qua các năm. Nhưng về mặt xuất khẩu thì chưa thật sự phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế ở mức tương xứng. Sản xuất và thị trường tiêu thụ của sản phẩm này vẫn còn manh mún, mang tính tự phát và chưa tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường nên chưa phát huy hết giá trị kinh tế tiềm năng của cây đặc sản này. Chủ yếu do người nông dân và doanh nghiệp, hợp tác xã trồng trọt; các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu tự phát theo xu hướng thị trường, nông dân và doanh nghiệp tự lực cánh sinh là chính trong việc sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm trong một thời gian dài. Số lượng Thanh long sản xuất trong những năm qua phát triển nhanh có sản lượng hàng hóa lớn nhưng do thiếu tổ chức và quản lý chất lượng trong sản xuất và sơ chế nên giá trị hàng hóa vẫn thấp. Vì vậy vai trò của các nguồn tài trợ đặc biệt là nguồn tài trợ từ ngân sách và nguồn tài trợ nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy đầu tư phát triển Thanh long bên cạnh các nguồn tài trợ từ phía bản thân khu vực nông nghiệp và nguồn tài trợ từ tín dụng để phát triển Thanh long theo hướng sản xuất công nghiệp, và nâng cao thương hiệu Thanh long Việt Nam trên trường quốc tế.
  17. 14 Nguồn tài trợ từ Ngân sách nhà nước, địa phương cần đóng vai trò tiên phong (vốn mồi) phối hợp cùng với nguồn vốn ODA để đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư bước đầu vào cơ sở hạ tầng cho vùng trồng Thanh long để khơi thông nguồn vốn FDI tài trợ cho phát Thanh long bên cạnh nguồn vốn từ bản thân khu vực nông nghiệp và nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp là nguồn vốn ban đầu để đầu tư cho Thanh long, kết hợp với nguồn vốn tín dụng; hai nguồn vốn này đóng vai trò chính yếu trong việc đầu tư phát triển Thanh long. Nguồn vốn tín dụng nông thôn giữ vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn bổ sung vốn và đầu tư cho khu vực nông nghiệp phát triển Thanh long. Nhu cầu vốn cho phát triển Thanh long trên địa bàn là rất lớn, hiện nguồn vốn chính cho phát triển Thanh long là nguồn vốn từ bản thân khu vực nông nghiệp và nguồn vốn tín dụng. Cần khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển Thanh long trong tất cả các khâu sản xuất, tiêu thụ và chế biến Thanh long. Các nguồn tài trợ phát triển Thanh long gồm:  Nguồn tài trợ của nhà nước: từ vốn NSNN, ngân sách địa phương;  Nguồn tài trợ từ các định chế tài chính trung gian bao gồm các Ngân hàng, Quỹ tính dụng đầu tư, Quỹ phát triển, …;  Nguồn tài trợ từ bản thân khu vực nông nghiệp cho việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển Thanh long;  Nguồn tài trợ từ khu vực kinh tế tư nhân, gồm cả đầu tư mạo hiểm;  Nguồn tài trợ từ nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp, vốn tài trợ phát triển (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) cho việc sản xuất, tổ chức kinh doanh nông nghiệp.
  18. 15 1.3 Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài trợ cho cây ăn quả của các nước và tỉnh: 1.3.1 Đài Loan Đài Loan hiện đang trồng hơn 30 loại cây ăn quả khác nhau. Trong đó các giống cây như táo, lê, đào chủ yếu trồng ở các vùng cao; còn cam, quýt, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài, đu đủ, hồng, sơn trà, ổi lại được trồng phổ biến ở các vùng đồng bằng và các vùng đất không bằng phẳng hoặc có địa hình dốc. Ngành trái cây của Đài Loan đã trở thành ngành công nghiệp phát triển và mang lại lợi nhuận cao. Các vườn cây ăn quả cũng được đa dạng hóa thành các khu du lịch sinh thái nhà vườn. Kiểm soát chất lượng nông sản ở Đài Loan được tổ chức thành hệ thống từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ theo một vòng khép kín được gọi là phương pháp kiểm tra nhanh và kiểm tra chính thống. Các sản phẩm sau khi thu hoạch đều được qua khâu sơ chế, đưa lên băng chuyền, người nông dân trực tiếp chọn, phân loại sản phẩm theo hình thức và chất lượng, sau đó chuyển sang khâu bao gói. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có thể dễ dàng áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Trước đây, phương pháp này không được coi trọng ở các hộ dân và họ chỉ bán được sản phẩm thô với giá trị kinh tế thấp. Trong 15 năm qua, nhờ áp dụng rộng rãi hệ thống này, giá trị kinh tế của sản phẩm rau quả Đài Loan đã được nâng cao đáng kể nhờ nâng cao được tính đồng đều về hình thức và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, những sản phẩm phục vụ xuất khẩu còn được kết hợp sử dụng các phương pháp xử lý để bảo quản lâu dài như sử dụng hóa chất bảo quản, phương pháp nhiệt, ... Rau quả Đài Loan đã có mặt trên nhiều thị trường như Hoa Kì, Nhật Bản, các nước Tây Âu, ..v.v. 1.3.2 Thái Lan: Hiện nay trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan được coi là nước xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản trong đó có rau hoa quả. Nông
  19. 16 sản của Thái Lan chủ yếu xuất sang các thị trường như Nhật Bản (tỷ trọng chiếm 19%); kế đến là thị trường Hoa Kì chiếm 16%; Singapore chiếm 6%; Trung Quốc 5%; Malaysia 5%; Đài Loan chiếm 4% và các nước khác chiếm 45%. Nhật Bản cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Thái Lan. Các sản phẩm rau quả Thái Lan xuất khẩu vào Nhật Bản tương đối giống Việt Nam nhưng lại có chất lượng cao hơn. Gần đây, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, Thái Lan đã có bước tiến rõ rệt để cải thiện chất lượng sản phẩm. Hiện sản phẩm của Thái Lan đã có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản về vệ sinh, nhãn hiệu... Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản 5 loại trái cây tươi là chuối, dứa, dừa, sầu riêng và xoài. Hoa Kì là bạn hàng rất quan trọng của Thái Lan, hiện nay chính phủ Hoa Kì đã chấp nhận nới lỏng hạn ngạch đối với các sản phẩm rau quả tươi nhập khẩu từ Thái Lan, nhưng vẫn khuyến cáo các nhà xuất khẩu Thái Lan phải tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm Hoa Kì đã ký thỏa thuận nhập khẩu của Thái Lan là xoài, măng cụt, dứa, nhãn, chôm chôm và vải. Nhưng Thái Lan phải có chứng nhận kiểm định chất lượng với từng lô hàng xuất khẩu theo yêu cầu của Hoa Kỳ. 1.3.3 Tỉnh Sóc Trăng và vùng chuyên canh cây ăn quả: Sóc Trăng có khoảng 26.000 ha cây ăn quả. Trong đó, huyện Kế Sách chiếm 13.480 ha. Là vùng có khí hậu ấm áp, sông ngòi chằng chịt, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và các vùng chuyên canh cây quả đặc sản. Tuy nhiên, diện tích cây quả ở Kế Sách còn nhỏ lẻ, phân tán, giống và kỹ thuật canh tác còn hạn chế, thị trường thiếu bền vững. Định hướng triển khai dự án phát triển diện tích cây quả, hướng tới sản xuất tập trung, tạo vùng nguyên liệu có tính cạnh tranh cao đang là vấn đề được nhà nước địa phương và người dân quan tâm.
  20. 17 Những năm qua, Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Kế Sách tích cực vận động bà con nông dân cải tạo vườn cổi, vườn kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây ăn quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao được 11.740 ha với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, chủ yếu là trồng các loại cây như sầu riêng Chín Hóa, bưởi Năm Roi, nhãn tiêu Da Bò, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, măng cụt được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, huyện quy hoạch trồng 5.000 ha cây bưởi, 2.500 ha măng cụt, 2.000 ha nhãn, 1.540 ha vú sữa, 1.000 ha sầu riêng, tập trung ở các xã Kế Thành, Xuân Hòa, Phong Nẫm, Nhơn Mỹ với tổng số lượng cây giống mới được đưa vào canh tác hơn 351 nghìn cây; còn lại các loại như bòn bon, quýt, mận, cam sành, mít, chôm chôm gần 1.500 ha được trồng ở các xã Xuân Hòa, Trinh Phú, Ba Trinh... Để phát triển vùng cây ăn quả đặc sản tập trung, nông dân được địa phương hỗ trợ vốn vay ưu đãi, cây giống; cán bộ khuyến nông hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: IPM, cách chọn giống, xử lý ra hoa trái vụ nhằm giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng cây ăn quả. Tổ chức tập huấn quy trình sản xuất an toàn; phương pháp sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật trên cây ăn quả; trang bị những kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP; quy trình thu hoạch và sơ chế bảo quản trái cây; tìm hiểu thị trường cây quả trong nhu cầu hội nhập. Đặc biệt là thời gian gần đây, nông dân rất năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng và khẳng định vị thế cây quả đặc sản bản địa. Nhờ vậy, năm 2010, sản lượng trái cây của Kế Sách ước đạt gần 100 nghìn tấn, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2005, một số loại đã có thương hiệu trên thị trường như bưởi Năm Roi, sầu riêng hạt lép Chín Hóa. Kế Sách được biết đến là nơi có sản lượng lớn cây quả ngon của tỉnh Sóc Trăng, là đầu mối cung cấp cho thị trường trái cây các chợ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung. Theo thống kê của Phòng NN & PTNT huyện, các xã Kế An, Kế Thành, Thới An Hội, Xuân Hòa… có tỷ lệ trồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2