intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu cơ chế và thực trạng giải quyết tranh chấp về thương mại liên quan đến quyền SHTT tại WTO thông qua việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp và phân tích những vụ tranh chấp điển hình về thương mại liên quan đến quyền SHTT tại tổ chức này. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn giải quyết tranh chấp và bài học kinh nghiệm rút ra từ các tranh chấp cụ thể, tác giả nhận định những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và đề xuất giải pháp cho Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho những tranh chấp có thể xảy ra với tư cách là thành viên WTO.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN NGUYÊN CÁT ANH Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên học viên: Nguyễn Nguyên Cát Anh Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Hoàng Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Nguyên Cát Anh, học viên lớp cao học khóa 22, chuyên ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Ngoại Thương. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Hoàng. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Nguyên Cát Anh
  4. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ..... 10 1.1. Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ............................10 1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................10 1.1.2. Các cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp của WTO .....................11 1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại WTO .......................................12 1.1.4. Quy trình, thủ tục...............................................................................13 1.1.5. Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO..............................18 1.2. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ............................................................21 1.2.1. Khái niệm ..........................................................................................21 1.2.2. Phân loại ............................................................................................22 1.2.3. Khái quát về Hiệp định TRIPS ..........................................................23 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO ..........................................................................27 1.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ..................................................................27 1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ....................................................................28 1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...........................................................30 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................31 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI................ 33 2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO giai đoạn 01/1995 – 08/2017 .....................................................................33 2.1.1. Về số lượng các vụ tranh chấp ..........................................................33 2.1.2. Về nội dung các vụ tranh chấp ..........................................................37 2.1.3. Về vai trò của các bên .......................................................................39 2.1.4. Về thi hành phán quyết và khuyến nghị của DSB.............................44 2.2. Phân tích một số vụ tranh chấp điển hình trong lĩnh vực thương mại của quyền SHTT tại WTO .................................................................................46 2.2.1. Vụ Hoa Kỳ kiện Ấn Độ về bằng sáng chế bảo hộ dược phẩm và hóa chất nông nghiệp (WT/DS50) ...........................................................................46 2.2.2. Vụ Cộng đồng châu Âu kiện Hoa Kỳ về vi phạm bản quyền (WT/DS160) ......................................................................................................50
  5. 2.2.3. Vụ Hoa Kỳ kiện Trung Quốc về các biện pháp bảo hộ và thực thi quyền SHTT (WT/DS362) ................................................................................54 2.3. Nhận xét chung về tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO ........................................................................................59 2.3.1. Số lượng vụ tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO chiếm tỷ lệ thấp và chỉ xoay quanh một số nội dung chính ..............................59 2.3.2. Các tranh chấp về thương mại của quyền SHTT luôn có sự tham gia của thành viên phát triển và có xu hướng giảm dần .........................................60 2.3.3. Các thành viên đang phát triển ngày càng tham gia tranh chấp tích cực và chủ động hơn .........................................................................................61 2.3.4. Các bên tranh chấp tương đối nghiêm túc tuân thủ phán quyết và khuyến nghị của DSB........................................................................................61 2.3.5. Các thành viên có xu hướng tìm kiếm giải pháp đồng thuận ............62 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN........................................................................................................ 63 3.1. Dự báo xu hướng giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO và khả năng tham gia của Việt Nam......................................63 3.1.1. Dự báo về xu hướng giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO ..................................................................................................63 3.1.2. Dự báo về sự tham gia của Việt Nam vào các tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO .........................................................................64 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ....................................................66 3.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước ................................................................66 3.2.2. Đối với hiệp hội ngành hàng .............................................................70 3.2.3. Đối với doanh nghiệp ........................................................................72 3.3. Các giải pháp cần thực hiện......................................................................75 3.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước ................................................................75 3.3.2. Đối với hiệp hội ngành hàng .............................................................82 3.3.3. Đối với doanh nghiệp ........................................................................85 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt STT Từ viết tắt Nội dung 1 ĐPT Đang phát triển 3 SHCN Sở hữu công nghiệp 2 SHTT Sở hữu trí tuệ Tiếng Anh STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Advisory Centre on WTO Trung tâm tư vấn pháp luật 1 ACWL Law WTO Cơ quan giải quyết tranh chấp 2 DSB Dispute Settlement Body của WTO Thỏa thuận về các Quy tắc và Dispute Settlement 3 DSU Thủ tục điều chỉnh việc giải Understanding quyết tranh chấp của WTO 4 EC European Commission Ủy ban Châu Âu 5 EU European Union Liên minh Châu Âu General Agreement on Trade Hiệp định chung về Thương 6 GATS in Service mại Dịch vụ General Agreement on Hiệp định chung về Thuế quan 7 GATT Tarriffs and Trade và Thương mại 8 MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc Tối huệ quốc 9 NT National Treatment Nguyên tắc Đối xử quốc gia Special and Differential 10 S&D Đối xử đặc biệt và khác biệt Treatment Agreement on Trade Related Hiệp định về các khía cạnh 11 TRIPS Aspects of Intellectual liên quan đến thương mại của Property Rights quyền SHTT
  7. Các tiểu vương quốc Ả Rập 12 UAE United Arab Emirates thống nhất Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công 13 VCCI Commerce and Industry nghiệp Việt Nam World Intellectual Property Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế 14 WIPO Organization giới 15 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng STT Tên bảng Trang Bảng 1.1: Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền 1 28 SHTT tại WTO của Hoa Kỳ giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Bảng 1.2: Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền 2 29 SHTT tại WTO của Ấn Độ giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Bảng 1.3: Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền 3 30 SHTT tại WTO của Trung Quốc giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Bảng 2.1: Tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO 4 34 theo quốc gia giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Bảng 2.2: Tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến 5 36 quyền SHTT trong giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Bảng 2.3: Tỷ lệ % số tranh chấp có kết luận là vi phạm quy định 6 37 của WTO Bảng 2.4: Vai trò tham gia của các nước trong tranh chấp về 7 thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại WTO giai đoạn 01/1995 – 40 08/2017 8 Bảng 2.5: Tham gia tranh chấp giữa hai thành viên 43 Bảng 3.1: Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền SHTT của các cơ 9 69 quan chuyên trách giai đoạn 2012 – 2015 Bảng 3.2: Thống kê số liệu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công 10 74 nghiệp trong những năm gần đây
  9. Danh mục biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Số lượng các vụ tranh chấp về thương mại của quyền 1 sở hữu trí tuệ được giải quyết tại WTO giai đoạn 01/1995 – 33 08/2017 Biểu đồ 2.2: Các nội dung tranh chấp về thương mại của quyền sở 2 38 hữu trí tuệ tại WTO giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Biểu đồ 2.3: Thành phần tham gia tranh chấp về thương mại của 3 41 quyền sở hữu trí tuệ tại WTO giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Biểu đồ 2.4: Vai trò của các nước tham gia tranh chấp với tư cách 4 42 là Nguyên đơn giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Biểu đồ 2.5: Vai trò của các nước tham gia tranh chấp với tư cách 5 42 là Bị đơn giai đoạn 01/1995 – 08/2017 Biểu đồ 2.6: Thời gian giải quyết tranh chấp liên quan đến thương 6 44 mại của quyền SHTT tại WTO Biểu đồ 3.1: Số lượng bằng sáng chế được cấp giai đoạn 2007 – 7 73 2016 Danh mục hình vẽ STT Tên hình vẽ Trang 1 Hình 1.1: Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO 14
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Được thành lập ngày 01/01/1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là minh chứng cho sự thành công rực rỡ của quá trình phát triển thương mại và pháp lý thế giới với hệ thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Xu thế phát triển của kinh tế thế giới là dựa trên tri thức và đây cũng chính là xu thế tất yếu khách quan của xã hội loài người. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhanh chóng như hiện nay, quốc gia nào đi nhanh vào nền kinh tế tri thức, quốc gia đó sẽ có lợi thế trên mọi mặt. Chính vì vậy ngay từ khi mới thành lập, WTO đã chú trọng điều chỉnh lĩnh vực thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nhằm góp phần phát triển nền kinh tế tri thức trên toàn thế giới. Thông qua Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS), WTO đã khẳng định tầm quan trọng của việc bảo hộ SHTT đối với hoạt động thương mại khi mà vấn đề này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các tranh chấp liên quan đến quyền SHTT cũng theo đó mà phát sinh và trở nên phổ biến. Là một thành viên của WTO, Việt Nam không đứng ngoài những xu hướng đó. Kể từ khi gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007 đến nay, Việt Nam đã tham gia 3 vụ tranh chấp với tư cách nguyên đơn và 27 vụ với tư cách là bên thứ ba và tất cả đều thuộc lĩnh vực thương mại hàng hóa. Như vậy, Việt Nam vẫn chưa tham gia vào bất cứ tranh chấp nào liên quan đến quyền SHTT. Tuy nhiên, khi mà tranh chấp ở lĩnh vực này có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển (ĐPT) thì khả năng Việt Nam tham gia tranh chấp trong tương lai là hoàn toàn có thể. Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia chưa đề cao vai trò của quyền SHTT nhưng với sự hội nhập sâu rộng và tích cực như hiện nay thì Việt Nam cần phải chú trọng nhiều hơn đến vấn đề này. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT ở Việt Nam trong giai đoạn này tuy không quá cấp bách nhưng rất quan trọng vì đó sẽ là bước chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập thành công trong tương lai. Bởi nếu chúng ta đợi đến khi có tranh chấp
  11. 2 mới nghiên cứu, tìm hiểu cách giải quyết thì quyền và lợi ích sẽ không được bảo đảm và tổn thất có thể sẽ rất lớn. Nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề nêu trên là cần thiết và có ý nghĩa đối với Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Các tranh chấp trong Tổ chức thương mại thế giới luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới do tầm ảnh hưởng to lớn của WTO đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. So với thương mại hàng hóa hay dịch vụ, các vấn đề về quyền SHTT xuất hiện muộn hơn nhưng vẫn có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu. Về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong lĩnh vực thương mại của quyền SHTT, bài báo khoa học “Intellectual Property Rights and Dispute Settlement in the World Trade Organization” (Tạp chí luật kinh tế quốc tế - Journal of International Economics Law, ấn phẩm của đại học Cambridge năm 2004) của tác giả Wilfred J. Ethier, giáo sư kinh tế đại học Pennsylvania đã đưa ra một số điểm cơ bản liên quan đến thương mại của quyền SHTT và quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Về việc phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp, gần đây nhất có sách chuyên khảo của giáo sư Matthew Kennedy, Đại học Kinh tế quốc tế Bắc Kinh, với tựa đề “WTO Dispute Settlement and the TRIPS Agreement”, xuất bản tháng 5 năm 2016. Cuốn sách đưa ra phân tích chi tiết và phê bình về thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến Hiệp định TRIPS nhằm kiểm tra cách thức mà tổ chức thương mại này giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền SHTT giữa các quốc gia và chú trọng phân tích các tiêu chuẩn tối thiểu để bảo vệ các quyền cá nhân. Bên cạnh đó, ông cũng tập trung so sánh cách thức giải quyết tranh chấp về SHTT trước và sau khi WTO được thành lập. Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, cuốn sách này cung cấp tổng quan về các vấn đề phát sinh theo DSU, TRIPS, GATT 1994 và các
  12. 3 hiệp định khác của WTO về SHTT bao gồm sự giải thích về tranh chấp, các biện pháp khắc phục, kể cả việc trả đũa. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết tranh chấp tại WTO đối với các nước ĐPT cũng nhận được sự quan tâm lớn. Tiêu biểu là sách chuyên khảo “Self-Enforcing Trade: Developing Countries and WTO Dispute Settlement” năm 2009 của tác giả Chad P. Bown đi tìm câu trả lời cho một số nghi vấn về tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Liệu cơ chế này có làm mất đi cơ hội phát triển của các nước đang và kém phát triển hay nói cách khác các nước này phải làm gì để sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp như là một vũ khí để phát triển. Ấn phẩm “Dispute Settlement at the WTO: The Developing Country Experience”, của hai tác giả Gregory C. Shaffer và Ricardo Meléndez-Ortiz, nhà xuất bản đại học Cambridge năm 2010 là nghiên cứu toàn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO nhìn từ góc độ các nước ĐPT. Cuốn sách này đưa ra sự đánh giá từ cơ bản đến chuyên sâu về những thách thức, kinh nghiệm và chiến lược của các nước ĐPT đến từ Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ trong việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 2.2. Trong nước Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết tranh chấp tại WTO thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Các tác phẩm phần lớn tập trung vào phân tích cơ chế, thực trạng giải quyết tranh chấp nói chung và nêu lên các vấn đề đối với một quốc gia ĐPT như Việt Nam. Về nội dung phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp để nhận diện vấn đề đặt ra cũng như tìm giải pháp cho Việt Nam có sách chuyên khảo “Giải quyết tranh chấp trong Tổ chức Thương mại Thế giới và các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” của tác giả Hoàng Ngọc Thiết (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004). Tác phẩm đã hệ thống các nội dung cơ bản nhất về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp của WTO và nêu lên một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nổi bật có sách chuyên khảo “Việt Nam với việc giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới” của tác giả Nguyễn Tiến Hoàng (Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2013). Tác phẩm đã phân tích
  13. 4 những vụ tranh chấp điển hình trên cả ba lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại của quyền SHTT, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Về việc phân tích và đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp dưới góc độ của các nước ĐPT có sách chuyên khảo khảo “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới” của hai tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh và Lê Thị Hà (Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2006), tập trung đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với các nước ĐPT. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về sự phù hợp của luật SHTT Việt Nam so với Hiệp định TRIPS/WTO như đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2007 “So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPS – WTO” của tác giả Trần Hồng Minh. Trong công trình này, tác giả đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về SHTT hiện hành của Việt Nam, đối chiếu với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS; từ đó nêu ra một số bất cập trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền SHTT cũng như đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Luận văn “Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Trần Thị Mai Vân năm 2009 đem đến cái nhìn tổng quan về hiệp định TRIPS và hệ thống SHTT liên quan đến thương mại trên thế giới, nêu lên một số vần đề và đề xuất thúc đẩy thực thi Hiệp định TRIPS ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có những bài viết tập trung phân tích cụ thể từng khía cạnh và điều khoản của luật SHTT như “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức” của tác giả Trần Thanh Lâm được đăng trong Tạp chí cộng sản số tháng 9/2008 hay “Biện pháp hành chính trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam” của tác giả Trần Nam Long được đăng trong Tài liệu hội thảo khoa học quốc tế về sở hữu trí tuệ và thương mại năm 2016. Sau khi xem xét tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy giải quyết tranh chấp tại WTO là một vấn đề rất rộng và được quan tâm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực SHTT ở Việt Nam còn hạn chế và
  14. 5 hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nhận định những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam mà chưa có hoặc đưa ra những giải pháp với tính khả thi không cao. Trong khi đó, việc nghiên cứu, dự báo và tìm ra giải pháp đối mặt với tranh chấp có thể xảy ra là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu trên cơ sở thừa kế các công trình có liên quan mà vẫn đảm bảo tính mới của đề tài. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu cơ chế và thực trạng giải quyết tranh chấp về thương mại liên quan đến quyền SHTT tại WTO thông qua việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp và phân tích những vụ tranh chấp điển hình về thương mại liên quan đến quyền SHTT tại tổ chức này. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn giải quyết tranh chấp và bài học kinh nghiệm rút ra từ các tranh chấp cụ thể, tác giả nhận định những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và đề xuất giải pháp cho Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho những tranh chấp có thể xảy ra với tư cách là thành viên WTO. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tương ứng với các mục tiêu đã đề ra, người viết xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó đưa ra những nội dung cơ bản của cơ chế như khái niệm, cơ quan, nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO và đưa giá đánh giá về ưu, nhược điểm của cơ chế; khái quát về quyền SHTT cũng như Hiệp định TRIPS và nêu ra kinh nghiệm giải quyết tranh chấp liên quan đến Hiệp định TRIPS/WTO của một số quốc gia tiêu biểu trong lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ - Phân tích tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO giai đoạn 1995-2017 về số lượng, nội dung, sự thi hành phán quyết và vai trò của các bên để làm cơ sở đưa ra nhận xét về tình hình giải quyết tranh chấp và dự báo xu hướng vận động, phát triển của tranh chấp trong tương lai - Phân tích thực trạng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp ở một số quốc gia
  15. 6 như Hoa Kỳ, EC, Ấn Độ, Trung Quốc thông qua các vụ kiện cụ thể để nhận diện những vấn đề có thể gặp phải khi xảy ra tranh chấp và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Đề xuất giải pháp cho Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam nhằm vận dụng hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là hoạt động giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO mà cụ thể là cơ chế giải quyết tranh chấp, Hiệp định TRIPS và thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu cơ chế, tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền SHTT tại WTO thông qua các tranh chấp cụ thể, tiêu biểu của một số quốc gia trên thế giới. Tranh chấp về SHTT trong thương mại bao gồm rất nhiều lĩnh vực với nội dung phức tạp. Tuy nhiên, để làm rõ những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực này đối với một quốc gia ĐPT như Việt Nam, tác giả tập trung phân tích những tranh chấp điển hình về vi phạm bản quyền, bằng sáng chế và các biện pháp bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam về hệ thống pháp luật, năng lực đảm bảo thực thi quyền SHTT, vai trò của hiệp hội ngành hàng và đặc biệt là ý thức của doanh nghiệp trong bảo hộ quyền SHTT để tìm kiếm những giải pháp phù hợp trong thời gian tới. - Về không gian: Các tranh chấp được nghiên cứu thuộc phạm vi WTO, trong đó, tác giả lựa chọn những quốc gia có kinh nghiệm tham gia tranh chấp liên quan đến SHTT với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc để phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây cũng là các quốc gia nằm trong các khu vực địa lý khác nhau, với điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, do đó chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện về cách giải quyết và xử lý của các quốc gia, kể cả các nước phát triển và ĐPT.
  16. 7 - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến quyền SHTT từ khi WTO đi vào hoạt động và Hiệp định TRIPS bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/1995 đến hết 31/08/2017. Theo số liệu của WTO, trong giai đoạn 1995 – 2001, Hiệp định TRIPS bắt đầu có hiệu lực và các tranh chấp xảy ra nhiều với sự tham gia chủ yếu của các nước phát triển. Từ năm 2002, các tranh chấp bắt đầu có sự xuất hiện nhiều hơn của các nước ĐPT, đặc biệt với tư cách nguyên đơn nhưng số vụ tranh chấp nhìn chung giảm dần. Tuy nhiên đến năm 2017, các tranh chấp về lĩnh vực này có dấu hiệu tăng trở lại chính là cơ sở để tác giả chọn phân tích diễn biến giải quyết tranh chấp tại WTO về thương mại của quyền SHTT trong giai đoạn 1995-2017. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra dự đoán về xu hướng giải quyết tranh chấp tại WTO và khả năng tham gia của Việt Nam, nhận định vấn đề và đề xuất giải pháp trong tương lai. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Để làm rõ các vấn đề trên, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu gắn liền với lý thuyết và thực tiễn như: thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu tình huống và phỏng vấn chuyên gia. Về các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thu thập, phân tích, tổng hợp dữ liệu từ các nguồn có uy tín như: các ấn phẩm khoa học, sách chuyên khảo, báo, tạp chí, tài liệu hội thảo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu có liên quan của những nhà khoa học và tác giả đi trước; kênh thông tin chính thức của các tổ chức WTO và các Bộ, ban ngành có liên quan tại Việt Nam. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, cụ thể là việc lựa chọn, phân tích, bình luận các vụ tranh chấp điển hình về thương mại của quyền SHTT tại WTO nhằm giúp người đọc có được cái nhìn rõ nét qua từng vụ việc tranh chấp trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm. Các tranh chấp được lấy từ trang web chính thức của WTO là https://www.wto.org cũng như các báo cáo của WTO về kết quả giải quyết tranh chấp.
  17. 8 Đặc biệt, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng như là một phương pháp hỗ trợ quan trọng để tác giả có thể đưa ra những nhận định và giải pháp khách quan, đáng tin cậy và khả thi. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả có cơ hội thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp và thương mại liên quan đến quyền SHTT, bao gồm: TS. Phạm Văn Chắt - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC (nội dung phỏng vấn tham khảo tại phụ lục 04) và Thẩm phán Nguyễn Công Phú – Phó chánh tòa kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (nội dung phỏng vấn tham khảo tại phụ lục 05). Các chuyên gia vừa nêu là những người hiện đang trực tiếp phụ trách các công tác liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam và nghiên cứu các tranh chấp tại WTO. Với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dồi dào, các chuyên gia đã cung cấp cho tác giả những đánh giá, nhận định khách quan, góp phần không nhỏ để tác giả củng cố độ tin cậy của đề tài. 6. Tính mới của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Luận văn là tài liệu tham khảo cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp thương tại WTO. Bên cạnh đó, luận văn cũng đem đến cái nhìn tổng quan về thực trạng giải quyết tranh chấp nói chung và kinh nghiệm xử lý tranh chấp thương mại của quyền SHTT tại các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nói riêng bao gồm cả những nước phát triển và nước ĐPT. 6.2. Về mặt thực tiễn Ngoài giá trị tham khảo cho những người nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan, luận văn còn có giá trị tham vấn cho Nhà nước ta trong việc giảm thiểu nguy cơ tranh chấp tại WTO cũng như chuẩn bị thật tốt cho trường hợp phải đối mặt với tranh chấp vào thời gian tới. Trong bối cảnh vấn đề SHTT đang ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt là việc xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động, luận văn góp phần cung cấp các giải pháp hữu hiệu cho Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo thực thi Hiệp định TRIPS/WTO.
  18. 9 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới Chương 2: Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Tổ chức thương mại thế giới Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và đề xuất giải pháp thực hiện Tác giả xin được bày tỏ lòng biết sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong thời gian đào tạo sau đại học. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Hoàng, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đưa ra những ý kiến sâu sắc để tác giả có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng vô cùng biết ơn các thầy cô, chuyên gia đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả thực hiện phỏng vấn sâu để tác giả hoàn thiện luận văn. Sau cùng, tác giả xin được tri ân gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả vượt qua những khó khăn để có thể hoàn thành luận văn này. Dù tác giả đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do hạn chế về nguồn lực và điều kiện nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả Nguyễn Nguyên Cát Anh
  19. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1. Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 1.1.1. Khái niệm Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính thức ra đời ngày 01/01/1995 là kết quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947. Với mục tiêu thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại trên toàn cầu, WTO điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên thông qua hệ thống các hiệp định và thỏa thuận đồ sộ. Một trong số các hiệp định đó là Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, gọi tắt là DSU (Dispute Settlement Understanding). Cho đến nay, tranh chấp giữa các thành viên WTO hầu hết đều phát sinh từ việc một hoặc một số thành viên này cho rằng luật hay chính sách thương mại (thường đang được áp dụng trong thực tế) của một thành viên khác không đảm bảo thi hành một hoặc một số hiệp định có liên quan của WTO và DSU phải được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp ấy (Kiều Thị Thanh, 2015). Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các quy định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử của Hiệp định GATT. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp (VCCI, 2010). Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được tác giả Hoàng Ngọc Thiết, trường Đại học Ngoại Thương đưa ra như sau: “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một tổng thể thống nhất các cơ quan, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp và các quy định của WTO về quy trình, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp”. Từ đó chúng ta có thể thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO gồm ba nội dung chủ yếu, đó là cơ quan giải quyết tranh chấp, nguyên tắc giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp (Hoàng Ngọc Thiết, 2004, tr.61 – 62).
  20. 11 1.1.2. Các cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp của WTO Quá trình giải quyết tranh chấp của WTO được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng biệt, độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua quyết định. Trong đó, Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm là hai cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình xem xét giải quyết tranh chấp và có trách nhiệm đưa ra quyết định là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB). 1.1.2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) Cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settlement Body – DSB), thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. Đó là những đại diện chính phủ mà thường là các đại diện ngoại giao tại Geneva (trụ sở của WTO) hoặc những người đại diện thuộc Bộ Thương mại hoặc Bộ Ngoại giao của các nước thành viên WTO. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, áp dụng DSU và giám sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. DSB có quyền thành lập Ban Hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp xem xét giải quyết tranh chấp (Điều 2, DSU). 1.1.2.2. Ban Hội thẩm (Panel) Ban Hội thẩm do DSB lập, bao gồm từ 3 – 5 thành viên, có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các quy định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Chức năng của Ban Hội thẩm là đánh giá khách quan các vấn đề tranh chấp thông quan việc tiến hành điều tra thực tế, để làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra những khuyến nghị phù hợp hay giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên (Điều 8, 11, DSU). Kết quả công việc của Ban Hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các bên tranh chấp. Trên thực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định. 1.1.2.3. Cơ quan Phúc thẩm (Appelate Body) Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, có chức năng xem xét lại báo cáo của Ban Hội thẩm (khi có yêu cầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2