intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế gian lận Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được nghiên cứu nhằm kiểm định sự tác động của các yếu tố: áp lực, cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi có ảnh hưởng đến việc gian lận Thuế GTGT trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế GTGT với các DNTM tại tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế gian lận Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- MAI THANH THÚY HẠN CHẾ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- MAI THANH THÚY HẠN CHẾ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH TIỀN GIANG Chuyên Ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. UNG THỊ MINH LỆ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN ---------------- Luận văn “Hạn chế gian lận thuế Giá trị Gia tăng của các Doanh nghiệp thương mại tại tỉnh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Tác giả dựa trên việc vận dụng các kiến thức đã học, các tài liệu tham khảo, sau một thời gian nghiên cứu lý luận, thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực trạng kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn, thông qua việc tìm hiểu, trao đổi với giáo viên hướng dẫn khoa học, bạn bè, người thân và các đối tượng nghiên cứu để hoàn thành Luận văn của mình. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, xử lý số liệu và viết Luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mặc dù vậy, tôi xin cam đoan rằng nguồn số liệu, tài liệu đưa ra trong Luận văn là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Quá trình nỗ lực thực hiện Luận văn nhằm đạt kết quả cuối cùng là nhận thức được rõ ràng những yếu tố có tác động đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM. Tôi xin trân trọng đón nhận sự hợp tác và góp ý quý báu của tất cả quý độc giả để góp phần hoàn thiện và ứng dụng các kết quả, khám phá, phát hiện của Luận văn vào thực tiễn./. TP.HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2012 Người thực hiện đề tài Mai Thanh Thúy
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp thương mại DNTN Doanh nghiệp tư nhân DT Dự toán DV Dịch vụ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTNT Đối tượng nộp thuế EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá FD Factor loading Tải nhân tố GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Value Added Tax Giá trị gia tăng HTX Hợp tác xã KD Kinh doanh KMO Kaiser – Meyer – Olkin NSNN Ngân sách Nhà nước Sig. Significant Mức ý nghĩa Statistic Package for Social Phần mềm thống kê trong SPSS Sciences khoa học xã hội TH Thực hiện TM Thương mại TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp Thành phố TSCĐ Tài sản cố định TTĐB Tiêu thụ đặc biệt USD United States Dollar Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tỉnh Tiền Giang ................17 Bảng 2.2. Định hướng tổng mức bán lẻ hàng hóa và DV tỉnh Tiền Giang...............18 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Tiền Giang từ năm 2006 đến năm 2011 ........20 Bảng 2.4: Kết quả thu ngân sách nhà nước và thu thuế GTGT của tỉnh Tiền Giang từ năm 2006 đến năm 2011.......................................................................................21 Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính từ năm 2006 đến 2011...........................................................................................................................24 Bảng 2.6: Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế năm 2011 .................................28 Bảng 2.7: Thống kê theo trình độ học vấn................................................................34 Bảng 2.8: Thống kê theo vị trí công tác....................................................................35 Bảng 2.9: Thống kê theo độ tuổi...............................................................................35 Bảng 2.10: Thang đo yếu tố cơ hội: Cronbach’s Alpha = 0.890 ..............................36 Bảng 2.11: Thang đo yếu tố áp lực (động cơ): Cronbach’s Alpha = 0.807..............36 Bảng 2.12: Thang đo yếu tố hợp lý hóa hành vi:Cronbach’s Alpha = 0.735 ...........36 Bảng 2.13: Thang đo yếu tố gian lận: Cronbach’s Alpha = 0.796............................37 Bảng 2.14: Ma trận nhân tố đã xoay .........................................................................38 Bảng 2.15: KMO và kiểm định Bartlett ....................................................................38 Bảng 2.16: Phân tích về độ phù hợp mô hình ...........................................................45 Bảng 2.17: Phân tích thống kê từng thang đo theo độ tuổi.......................................48 Bảng 2.18: Kết quả phân tích T-test theo độ tuổi .....................................................49 Bảng 2.19: Phân tích thống kê từng thang đo theo trình độ học vấn ........................50 Bảng 2.20: Kết quả phân tích One-way ANOVA theo trình độ học vấn..................51 Bảng 2.21: Phân tích thống kê từng thang đo theo vị trí công tác ............................52 Bảng 2.22: Kết quả phân tích T-test theo vị trí công tác ..........................................53
  6. DANH MỤC HÌNH 1. Hình 2.1: Mô hình lý thuyết ............................................................................. 8 2. Hình 2.2: Sơ đồ minh họa hành vi..................................................................... 9 3. Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT... 10 4. Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu....................................................................... 31 5. Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh......................................... 43 6. Hình 2.6: Biểu đồ Q-Q Plot ............................................................................. 46
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Giới thiệu Luận văn................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................................................... 2 4. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn .............................................................................. 2 5. Kết cấu của Luận văn.............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...... 4 1.1 Tổng quan về gian lận ........................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về gian lận................................................................................ 4 1.1.2 Sơ lược các công trình nghiên cứu về gian lận.......................................... 4 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài ................................................................. 6 1.2.1 Mô hình lý thuyết ..................................................................................... 6 1.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...................................................... 9 1.2.2.1 Các giả thuyết ................................................................................ 9 1.2.2.2 Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 11 1.3 Các hành vi gian lận thuế GTGT ở Việt Nam .................................................... 12 Kết luận chương 1 ................................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH TIỀN GIANG........................................................... 15 2.1 Khái quát về tình hình thực hiện thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 15 2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................... 15 2.1.2 Khái quát hoạt động thương mại ở tỉnh Tiền Giang................................ 16 2.1.3 Tình hình thực hiện thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 19
  8. 2.2 Thực trạng gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 22 2.2.1 Các hình thức gian lận thuế GTGT ......................................................... 22 2.2.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gian lận thuế GTGT ............................... 25 2.2.2.1 Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô..................................................... 25 2.2.2.2 Nguyên nhân từ Cục thuế tỉnh Tiền Giang .................................. 27 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền Giang................................................................................... 29 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 29 2.3.2 Xây dựng các thang đo ............................................................................ 32 2.3.3 Kết quả phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh Tiền Giang............................... 33 2.3.3.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát.......................................................... 33 2.3.3.2 Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu................................ 35 2.3.3.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha với các thang đo lý thuyết 35 2.3.3.2.2 Phân tích yếu tố khám phá (EFA ) ................................... 37 2.3.3.3 Phân tích hồi qui .......................................................................... 44 2.3.3.3.1 Mô hình hồi qui ................................................................ 44 2.3.3.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ......................... 45 2.4 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến hành vi gian lận thuế GTGT .. 48 2.4.1 Ảnh hưởng của biến độ tuổi .................................................................... 48 2.4.2 Ảnh hưởng của biến trình độ học vấn ..................................................... 49 2.4.3 Ảnh hưởng của biến vị trí công tác ......................................................... 52 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55 3.1. Nhận định kết quả .............................................................................................. 55 3.2. Một số gợi ý giải pháp........................................................................................ 55 3.2.1 Liên quan đến yếu tố động cơ gian lận.................................................... 55 3.2.2 Liên quan đến yếu tố điều kiện và môi trường kinh doanh chưa phát triển61
  9. 3.2.3 Liên quan đến yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ................... 63 3.2.4 Liên quan đến yếu tố cơ hội gian lận....................................................... 66 Kết luận chương 3............................................................................................. 68 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 69 1. Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................ 69 2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Luận văn Tiền Giang, với vị trí là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ, nằm trên các trục giao thông kinh tế quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 50, đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, quốc lộ 60, quốc lộ 30,…là cầu nối về giao dịch thương mại, dịch vụ giữa Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Thời gian qua, ngành TM Tiền Giang khá phát triển, các DNTM chiếm tỷ lệ 35.49% các DN thuộc các ngành kinh tế khác. Trong quá trình tồn tại, phát triển, các DNTM nói trên đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang và đã xác định rõ nhiệm vụ phát triển của mình là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa; song bên cạnh đó còn một số đối tượng lợi dụng những kẻ hở bắt nguồn từ cơ chế thông thoáng, từ chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thuế để thực hiện hành vi gian lận nhằm trốn thuế; đặc biệt là Thuế GTGT, với phương pháp khấu trừ nhằm khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu… đã bị lợi dụng để tăng số thuế được khấu trừ, gây thiệt hại cho ngân sách tỉnh nhà, làm giảm niềm tin của các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trước tình hình khái quát trên, với mục đích xem xét các mặt còn tồn tại cũng như tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận Thuế GTGT đối với một ngành kinh tế đang được Tỉnh đề ra mục tiêu phát triển trong tương lai, tôi đã chọn đề tài: “ Hạn chế gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh Tiền Giang ” làm luận văn bảo vệ nhận học vị thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm kiểm định sự tác động của các yếu tố: áp lực, cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi có ảnh hưởng đến việc gian lận Thuế GTGT trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế GTGT với các DNTM tại tỉnh Tiền Giang.
  11. 2 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thực trạng gian lận thuế GTGT của các DNTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán, chủ DN tại các DNTM với những câu hỏi chi tiết (phần phụ lục 5). 4. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho những người làm công tác quản lý thuế, các nhà làm chính sách trong việc hướng dẫn thực hiện Thuế GTGT, cụ thể như sau: Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp những nhà làm chính sách hiểu biết hơn nữa về các các yếu tố chính tác động đến hành vi gian lận Thuế GTGT của các DN đối với chính sách thuế như yếu tố cơ hội, yếu tố áp lực, yếu tố hợp lý hóa hành vi trong quyết định thực hiện chính sách thuế. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hữu hiệu hơn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của công dân Việt Nam. Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý thuế tại Tiền Giang nắm bắt được tâm lý chung của các DNTM từ đó có thể thực hiện công tác quản lý tốt hơn, hạn chế hiện tượng gian lận thuế GTGT, giảm thất thu ngân sách cho nhà nước. Ba là, kết quả nghiên cứu này giúp cho bản thân tác giả có thêm kiến thức về ứng xử của các DNTM tại Tiền Giang nói riêng và các DNTM nói chung nhằm phục vụ cho công việc của mình, hiểu sâu sắc hơn về Luật thuế GTGT cũng như nắm bắt kịp thời các quy định hiện hành của Luật thuế GTGT.
  12. 3 5. Kết cấu của Luận văn Luận văn này được bố cục như sau: Phần mở đầu: giới thiệu tổng quát về đề tài, sau đó sẽ xác định mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu để thực hiện Luận văn, cuối cùng là ý nghĩa của việc nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 1: Tổng quan về gian lận thuế GTGT. Chương 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các DNTM tại tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Kiến nghị. Phần kết luận: Tóm tắt những kết quả chính của Luận văn, đóng góp của Luận văn cho các nhà quản lý thuế cũng như các hạn chế của Luận văn để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1 Tổng quan về gian lận 1.1.1 Khái niệm về gian lận Theo từ điển Tiếng Việt “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi.” Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính”. Từ đó có thể hiểu hành vi gian lận Thuế GTGT là hành vi thiếu trung thực, cố ý làm sai lệch thông tin liên quan đến tính Thuế GTGT để không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số Thuế GTGT được hoàn. 1.1.2 Sơ lược các công trình nghiên cứu về gian lận Cùng với quá trình phát triển của xã hội, hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây xin sơ lược một số công trình nghiên cứu về gian lận kinh điển trên thế giới. Edwin H. Sutherland Edwin H. Sutherland là người tiên phong trong việc nghiên cứu về gian lận. Cho đến nay, những lý thuyết về gian lận vẫn dựa chủ yếu vào những nghiên cứu của ông. Ông không phải là người có công đầu trong việc phân tích tâm lý của những kẻ phạm tội nhưng ông là cha đẻ của thuật ngữ “white-collar” – một thuật ngữ mà ngày nay đã trở thành rất thông dụng khi người ta muốn ám chỉ tới những gian lận do tầng lớp lãnh đạo của công ty gây ra. Một đóng góp to lớn trong sự nghiệp của Sutherland là lý thuyết về phân loại xã hội. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào việc quan sát tội phạm đường phố: những kẻ lưu manh, sát thủ hay những kẻ du thủ du thực. Qua đó, Sutherland đã rút ra một kết luận: việc phạm tội thường phát sinh từ môi trường sống, vì thế hành vi phạm
  14. 5 tội không thể được tiến hành nếu như không có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để hiểu rõ bản chất và nhận diện tội phạm, cần nghiên cứu thái độ cũng như động cơ thúc đẩy hành vi phạm tội. Donald R. Cressey Là học trò xuất sắc của Sutherland tại trường đại học Indiana, Donald R. Cressey Cressey tập trung hướng phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ. Ông là người phát minh tam giác gian lận. Theo Donald R. Cressey, hành vi gian lận chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố: áp lực, động cơ, cá tính của con người. D. W. Steve Albrecht Ông là tác giả của một mô hình nổi tiếng, mô hình về bàn cân gian lận. Mô hình này gồm có ba nhân tố: Hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính liêm chính của cá nhân. Theo Albercht, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất cao. Và ngược lại, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp. Richard C. Hollinger Cùng với người đồng sự của mình, Richard C. Hollinger và John P Clark cho rằng nguyên nhân chủ yếu của gian lận chính là điều kiện nơi làm việc. Hai ông đưa ra một loạt những giả thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của công ty: - Khi nền kinh tế có những khó khăn chung: giá cả tăng, đồng tiền mất giá. - Những người đương thời, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường kém trung thực và không chịu khó làm như những thế hệ đi trước. - Bản chất tự nhiên của con người là lòng tham và không trung thực, vì thế các nhân viên thường cố gắng lấy cắp tài sản của công ty khi có cơ hội. - Sự không hài lòng, không thỏa mãn với công việc cũng là một trong những nguyên nhân của việc biển thủ. - Và cuối cùng, do cấu trúc của công ty đó có hợp lý hay không.
  15. 6 Ông còn tìm ra một loạt những mối liên hệ giữa thu nhập, tuổi tác, vị trí và mức độ hài lòng trong công việc với tình trạng biển thủ. Chẳng hạn như mối liên hệ giữa thu nhập và biển thủ. Theo đó, một người chịu áp lực về tài chính hay có những rắc rối trong tình hình tài chính không gây ra nhiều động cơ biển thủ so với việc anh ta luôn luôn đặt tài chính như ưu tiên số một cho mục tiêu sống của anh ta. Còn đối với mối tương quan giữa tuổi tác và biển thủ, Hollinger và Clark cho rằng thông thường, trong một tổ chức những người trẻ tuổi thường không được giao nhiều trách nhiệm, đương nhiên phần đó thuộc về những người có nhiều kinh nghiệm làm việc và có tuổi đời cao hơn. Nhưng chính cách bố trí này đã làm cho mức độ gắn kết với công ty, những cam kết cá nhân hay những ràng buộc với mục tiêu của tổ chức trở nên lỏng lẻo. Và đấy chính là một lý do khiến cho tỉ lệ biển thủ ở những ngưởi trẻ tuổi thường cao hơn. Hai ông còn tìm ra mối liên kết trực tiếp giữa vị trí chức vụ và mức độ biển thủ. Khởi nguồn của hành vi biển thủ thường do sự không hài lòng về công việc hiện tại nhưng mức độ nghiêm trọng của việc biển thủ thì lại tùy thuộc vào vị trí của người đó trong tổ chức, thông thường những người có hành vi biển thủ ở vị trí cao cấp thì hành vi đó thường gây ra những tổn thất lớn. 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài 1.2.1 Mô hình lý thuyết Có thể nói, gian lận xuất hiện khi có sự xuất hiện của con người, thế nhưng việc nghiên cứu về gian lận và phát hiện gian lận mới chỉ dừng lại ở một mức độ rất khiêm tốn. Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số công trình nghiên cứu về gian lận kinh điển như công trình nghiên cứu của Edwin H.Sutherland; công trình nghiên cứu của Donald R.Cressey về tam giác gian lận, hay công trình nghiên cứu của D. W.Steve Albrecht về bàn cân gian lận và gần đây hơn là công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa kỳ (ACFE) vào năm 1993. Trong mỗi mô hình, các nhà nghiên cứu dựa trên những giả thuyết khác nhau để nghiên cứu và đưa ra những kết luận thú vị về hành vi gian lận của con người. Ở đây, tác giả lựa chọn mô hình lý thuyết của Donald R.Cressey để phát triển mô hình
  16. 7 lý thuyết về hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM tại địa bàn tỉnh Tiền Giang. Theo Donald R. Cressey, hành vi gian lận chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố sau: động cơ hay áp lực; cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi của con người. Những yếu tố này phải được đưa vào để xem xét một cách đúng mức nhằm hiểu rõ bản chất và tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế GTGT. Động cơ: Donald R.Cressey cho rằng khởi nguồn của việc thực hiện gian lận là do người thực hiện có những động cơ hay chịu những áp lực trong cuộc sống. Các áp lực có thể bắt nguồn từ những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như: những tổn thất về tài chính, sự thiếu hụt tiền bạc, các khoản nợ cá nhân vượt quá tầm kiểm soát; gia đình có người ốm nặng dẫn đến các áp lực về tinh thần, tài chính. Các áp lực này có thể xuất phát từ những nhu cầu nói chung và nhu cầu lợi ích của bản thân nói riêng. Động cơ là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động. Với một số người, để có được những khoản tiền thưởng về tài chính dựa trên mức độ hoàn thành chỉ tiêu tài chính của công ty hay để đạt được một quyền lực, một sự thăng tiến nào đó trong công việc và một sự giàu sang thay vì chăm chỉ làm việc bằng nổ lực bản thân thì họ lại suy nghĩ bản thân phải tìm mọi cách để thỏa mãn ngay lập tức nhu cầu của mình bằng bất cứ giá nào kể cả hành vi gian lận. Cơ hội: Cơ hội là cánh cửa để cá nhân thực hiện hành vi gian lận. Một khi đã có những áp lực hay động cơ thúc đẩy mà không có hoạt động kiểm soát hoặc hệ thống kiểm soát kém hiệu quả thì lúc đó cơ hội đã đến, khi đó ắt hẳn hành vi gian lận sẽ được thực hiện. Do hoạt động kiểm soát kém hiệu quả nên không thể thiết lập các thủ tục thích hợp để phát hiện gian lận hay nó làm cho các biện pháp kiểm soát không hoạt động như thiết kế ban đầu làm tăng cơ hội cho gian lận xảy ra. Theo Cressey, có hai yếu tố để tạo ra cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ thuật để thực hiện. Khả năng hợp lý hóa hành vi: Hợp lý luôn là một thành phần quan trọng của hầu hết các gian lận bởi vì hầu hết những người có hành vi gian lận có khả năng
  17. 8 biện minh hay có khả năng hợp lý hóa cho hành vi gian lận của mình với những lý do để được chấp nhận là hành động đúng đắn. CƠ HỘI GIAN LẬN (FRAUD) KHẢ NĂNG ÁP LỰC HỢP LÝ (ĐỘNG HÓA CƠ) HÀNH VI Hình 2.1: Mô hình lý thuyết Công trình nghiên cứu của Cressey cũng cho thấy rằng, hành vi gian lận có thể được tiến hành hay không còn tùy thuộc vào cá tính của con người. Đối với những người không trung thực, nó có lẽ là dễ dàng hợp lý hóa gian lận hơn với những người có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, để tiến hành hành vi gian lận họ phải thuyết phục bản thân để “bào chữa” cho hành vi của mình, lúc đầu họ lấy lý do là hành vi gian lận chỉ xảy ra trong ngắn hạn, họ sẽ không để chuyện này lặp lại, nhưng dần dần điều này sẽ trở nên bình thường hơn, Cressey cho rằng đây là phản ứng tự nhiên của con người: lần đầu tiên làm những điều trái với lương tâm và đạo đức của mình, họ sẽ bị ám ảnh nhưng ở những lần kế tiếp, người thực hiện sẽ không cảm thấy băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp nhận hơn và khả năng xảy ra gian lận sẽ cao hơn nếu cá nhân đó là người “xấu”. Để minh họa cách suy nghĩ của những người có hành vi gian lận, Joseph T. Wells (Let Them Know Someone’s Watching”, Journal of Accountancy, tháng 5/2002) đã đưa ra sơ đồ sau
  18. 9 Áp lực ( Động cơ) Mưu đồ gian lận ( cơ hội) Từ bỏ ý định Có Cân nhắc khả Thực hiện hành Không gian lận năng bị phát hiện vi gian lận Có thể Hình 2.2: Sơ đồ minh họa hành vi Từ sơ đồ trên chúng ta thấy rằng gian lận đa phần được bắt đầu từ những điều nhỏ, sau đó tăng dần lên nếu họ cho rằng hành vi gian lận của họ không bị phát hiện. 1.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 1.2.2.1 Các giả thuyết Qua phỏng vấn 20 DNTM chấp hành tốt các quy định về chính sách thuế tại Tiền Giang, hầu hết các DN rất quan tâm đến việc phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận thuế GTGT và họ cho rằng vấn đề này là nhiệm vụ cấp bách của cơ quan quản lý nhà nước để tạo niềm tin và tính tuân thủ của cộng đồng. Từ mô hình lý thuyết và kết quả phỏng vấn, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức như sau:
  19. 10 Động cơ gian lận Thuế GTGT Cơ hội Khả năng hợp gian lận lý hóa hành vi thuế GT Hành vi gian lận gian lận thuế thuế GTGT GTGT Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT Mô hình gồm 1 biến phụ thuộc: hành vi gian lận thuế GTGT. Và 3 biến độc lập: động cơ gian lận, cơ hội gian lận và khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận. Để kiểm định mô hình, tác giả đưa ra các giả thuyết: - Yếu tố động cơ là yếu tố bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, việc làm, vị trí công tác và mối quan hệ giữa nhân viên kế toán với chủ doanh nghiệp. Theo đó, khởi nguồn của hành vi gian lận thường do những áp lực trong vấn đề tài chính hay áp lực phải đạt được các mục tiêu kế hoạch buộc cá nhân (những người thuộc bộ phận quản lý DN nói chung) phải thực hiện hành vi gian lận để mang lại lợi ích cho bản thân hay nhằm duy trì vị trí công việc của mình. Mức độ nghiêm trọng của hành vi ấy thì lại phụ thuộc vào vị trí của người đó trong tổ chức, thông thường những người ở vị trí cao cấp thì hành vi gian lận thường gây ra những tổn thất lớn. Từ lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết: H1: Yếu tố áp lực có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT. - Cressey cũng khẳng định, hành vi gian lận của con người còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cơ hội. Một người khi đã có động cơ, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến. Nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn nhưng hoạt động kiểm soát không hữu hiệu, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng đưa đến gian lận là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề ở đây là với một người đã sẵn có động cơ và cơ hội thì họ sẽ
  20. 11 hành động như thế nào trong thực tế? Nghiên cứu của Cressey cho thấy hành động của người đó chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của mình về tình huống lúc ấy. Khi họ nhận thức được vấn đề thông qua việc nắm bắt thông tin như kẻ hở luật pháp, sự lỏng lẻo trong quản lý,…và bản thân có kỹ thuật để thực hiện gian lận thì cá nhân ấy sẽ tiến hành hành vi gian lận. Từ lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết: H2: Yếu tố cơ hội có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT. - Cũng theo Cressey, ngoài 2 yếu tố nêu trên thì yếu tố hợp lý hóa hành vi gian lận cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu được để một người gian lận hoàn thành các gian lận của mình. Hành vi gian lận chỉ xảy ra khi bản thân người thực hiện cân nhắc và nhận thấy rằng họ có đủ khả năng biện minh cho hành vi của mình. Khả năng che giấu gian lận này bị chi phối khá nhiều bởi tư duy về cách ứng xử hay nhân cách của con người. Mỗi con người đều có cá tính riêng ảnh hưởng đến khả năng hợp lý hóa hành vi của mình, nếu bản thân anh ta xem chuyện lừa gạt là bình thường thì anh ta có xu hướng thực hiện hành vi này, ngược lại, nếu một người với bản tính trung thực và liêm chính thì dù họ chịu những áp lực và có cơ hội nhưng họ vẫn không thực hiện gian lận. Vì vậy, nhân cách là một biến số hữu ích trong việc phân tích hành vi của con người. Từ lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết: H3: Yếu tố hợp lý hóa hành vi được thể hiện qua nhân cách con người có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT. 1.2.2.2 Mô hình nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM nói riêng, đồng thời xem xét các yếu tố này có sự khác biệt với nhau hay không theo trình độ, độ tuổi và vị trí công tác khi quyết định hành vi gian lận. Như vậy dựa vào các giả thuyết trên tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: Biến phụ thuộc: Hành vi gian lận thuế GTGT. Các biến độc lập gồm có: yếu tố áp lực (động cơ), yếu tố cơ hội và yếu tố hợp lý hóa hành vi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2