intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hành vi sử dụng rau an toàn của người dân tại Siêu thị BigC và một số giải pháp để nâng cao quản lý chất lượng của Chính phủ

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng các mô hình để đo lường niềm tin của khách hàng vào việc cung cấp rau an toàn tại siêu thị BigC khi Chính phủ thực hiện các chính sách về lĩnh vực này, đưa ra được những kiến nghị phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hành vi sử dụng rau an toàn của người dân tại Siêu thị BigC và một số giải pháp để nâng cao quản lý chất lượng của Chính phủ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ************************** NGUYỄN THỊ THANH NHÂN HÀNH VI SỬ DỤNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI SIÊU THỊ BIGC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CHÍNH PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ************************** NGUYỄN THỊ THANH NHÂN HÀNH VI SỬ DỤNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI SIÊU THỊ BIGC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CHÍNH PHỦ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Trần Tiến Khai TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhân
  4. ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Hành vi sử dụng rau an toàn của người dân tại Siêu thị BigC và một số giải pháp để nâng cao quản lý chất lượng của Chính phủ” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 09 năm 2017. Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng các mô hình để đo lường niềm tin của khách hàng vào việc cung cấp rau an toàn tại siêu thị BigC khi Chính phủ thực hiện các chính sách về lĩnh vực này, đưa ra được những kiến nghị phù hợp với bối cảnh hiện tại. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu xác định gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng rau an toàn của khách hàng ở siêu thị BigC tại thành phố Hồ Chí Minh là niềm tin, chuẩn chủ quan, thái độ, hệ thống quản lý nhà nước, nhận thức sự hữu ích, nhận thức kiểm soát hành vi. Trong nghiên cứu định tính, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu để điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo trong đề tài. Trong phân tích định lượng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, phân tích ANOVA. Số mẫu khảo sát hợp lệ và được dùng để phân tích là 314 mẫu thông qua bảng câu hỏi chi tiết với 5 mức độ. Phần mềm được dùng trong phân tích dữ liệu thống kê của nghiên cứu là SPSS 20.0. Kết quả đạt được là phân loại được các yếu tố tác động đến sự ý định sử dụng rau an toàn của khách hàng, trong đó không có nhân tố nào bị loại khỏi mô hình. Tuy nhiên trên thực tế thì một số yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định sử dụng rau an toàn của khách hàng vẫn chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. Từ khoá: Ý định, hành vi sử dụng rau an toàn, TRA, TPB, vai trò của Chính phủ
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i TÓM TẮT ....................................................................................................................... ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................ x DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.5 Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC . .......................................................................................................................................... 5 2.1 Thuận lợi và khó khăn của BigC khi cung cấp rau an toàn..................................... 5 2.1.1 Thuận lợi của BigC khi cung cấp rau an toàn ..................................................... 5 2.1.2 Khó khăn của BigC khi cung cấp rau an toàn ..................................................... 6 2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu ......................................................... 7 2.2.1 Khái niệm về rau an toàn .................................................................................... 7 2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................................... 8
  6. iv 2.2.3 Lý thuyết hành vi dự định (TPB) ........................................................................ 9 2.3 Các khái niệm ........................................................................................................ 10 2.3.1 Niềm tin (Normative beliefs) ............................................................................ 10 2.3.2 Mối quan hệ giữa Niềm tin của khách hàng và Ý định hành vi........................ 11 2.3.3 Chuẩn chủ quan (Subjective norm) ................................................................... 12 2.3.4 Mối quan hệ giữa Chuẩn chủ quan và Ý định hành vi...................................... 12 2.3.5 Thái độ (Attitude).............................................................................................. 12 2.3.6 Mối quan hệ giữa Thái độ và Ý định hành vi ................................................... 13 2.3.7 Nhận thức sự hữu ích (Perceived usefulness) ................................................... 13 2.3.8 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control) ........................... 14 2.3.9 Mối quan hệ giữa Nhận thức kiểm soát hành vi đến Ý định hành vi ............... 15 2.3.10 Ý định hành vi (Behavioral intention) .............................................................. 15 2.3.11 Bất cân xứng thông tin ...................................... Error! Bookmark not defined. 2.4 Các nghiên cứu trước ............................................................................................ 15 2.4.1 Niềm tin (Normative beliefs) ............................................................................ 15 2.4.2 Chuẩn chủ quan (Subjective norm) ................................................................... 16 2.4.3 Thái độ (Attitude).............................................................................................. 17 2.4.4 Hệ thống quản lý nhà nước (State regulatory system) ...................................... 18 2.4.5 Nhận thức sự hữu ích (Perceived usefulness) ................................................... 18 2.4.6 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control) ........................... 19 2.4.7 Ý định hành vi (Behavioral intention) .............................................................. 21
  7. v 2.4.8 Tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn trong nước ........................................................................................ 22 2.4.8.1 Nghiên cứu của Trương T. Thiên và Matthew H. T. Yap (2010) .................. 22 2.4.8.2 Nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) ................................................. 22 2.4.9 Tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn nước ngoài ....................................................................................... 23 2.4.9.1 Nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và Sanna Sundqvist (2005) ...................... 23 2.4.9.2 Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) .................... 23 2.4.9.3 Nghiên cứu của Justin Paul và Jyoti Rana (2012) .......................................... 23 2.5 Khung phân tích áp dụng....................................................................................... 24 2.6 Giả thuyết .............................................................................................................. 25 2.6.1 Niềm tin (Normative beliefs) ............................................................................ 25 2.6.2 Chuẩn chủ quan (Subjective norm) ................................................................... 26 2.6.3 Thái độ (Attitude).............................................................................................. 27 2.6.4 Hệ thống quản lý nhà nước (State regulatory system) ...................................... 28 2.6.5 Nhận thức sự hữu ích (Perceived usefulness) ................................................... 29 2.6.6 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control) ........................... 30 2.6.7 Ý định hành vi (Behavioral intention) .............................................................. 31 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 32 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 32 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 33
  8. vi 3.3 Xây dựng thang đo ................................................................................................ 33 3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................. 33 3.3.2 Nghiên cứu chính thức ...................................................................................... 33 3.4 Bảng hỏi điều tra ................................................................................................... 34 3.5 Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu.............................................................. 35 3.5.1 Tổng thể nghiên cứu ......................................................................................... 35 3.5.2 Kích thước mẫu ................................................................................................. 35 3.5.3 Cách lấy mẫu ..................................................................................................... 35 3.6 Thông tin về mẫu ................................................................................................... 36 3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................................. 36 3.7.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha............................................................. 36 3.7.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 37 3.7.3 Phân tích hồi quy............................................................................................... 38 3.7.4 Phân tích ANOVA ............................................................................................ 38 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 40 4.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................. 40 4.2 Phân tích thống kê mô tả ....................................................................................... 40 4.2.1 Thống kê mô tả về nhân khẩu học .................................................................... 40 4.2.2 Thống kê mô tả về đặc trưng mua hàng của người dân .................................... 43 4.3 Phân tích tương quan ............................................................................................. 45 4.4 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................................. 45
  9. vii 4.4.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Niềm tin.............................................. 45 4.4.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Chuẩn chủ quan.................................. 46 4.4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Thái độ ............................................... 46 4.4.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Hệ thống quản lý nhà nước ................ 46 4.4.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Nhận thức sự hữu ích ......................... 46 4.4.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Nhận thức kiểm soát hành vi ............. 46 4.4.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Ý định hành vi .................................... 46 4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................... 49 4.6 Phân tích hồi quy ................................................................................................... 53 4.6.1 Phân tích hồi quy biến Niềm tin ....................................................................... 55 4.6.2 Phân tích hồi quy biến Chuẩn chủ quan............................................................ 56 4.6.3 Phân tích hồi quy biến Nhận thức sự hữu ích ................................................... 56 4.7 Kiểm định ANOVA ............................................................................................... 56 4.8 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................. 56 4.9 Kiểm định sự khác biệt về hành vi mua rau của các nhóm người khác nhau ....... 58 4.9.1 Kiểm định ý định mua rau an toàn giữa người nam và người nữ ..................... 58 4.9.2 Kiểm định ý định mua rau an toàn giữa những người có độ tuổi khác nhau .... 58 4.9.3 Kiểm định ý định mua rau an toàn giữa những người có trình độ học vấn khác nhau ................................................................................................................................ 58 4.9.4 Kiểm định ý định mua rau an toàn giữa những người có tình trạng hôn nhân khác nhau........................................................................................................................ 59
  10. viii 4.9.5 Kiểm định ý định mua rau an toàn giữa những người có mức thu nhập khác nhau ................................................................................................................................ 59 4.9.6 Kiểm định ý định mua rau an toàn giữa những người có nghề nghiệp khác nhau ........................................................................................................................................ 59 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 61 5.1 Kết luận, đóng góp và hạn chế của đề tài .............................................................. 61 5.1.1 Kết luận ............................................................................................................. 61 5.1.2 Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 61 5.1.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 62 5.2 Kiến nghị chính sách ............................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 69 PHỤ LỤC .................................................................................................................... xiiii PHỤ LỤC 9: THÔNG TIN VỀ BIGC .......................................................................... xix
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thang đo niềm tin .................................................................................... 26 Bảng 2.2 Thang đo chuẩn chủ quan ........................................................................ 27 Bảng 2.3 Thang đo thái độ ...................................................................................... 28 Bảng 2.4 Thang đo hệ thống quản lý nhà nước ...................................................... 29 Bảng 2.5 Thang đo nhận thức sự hữu ích ............................................................... 30 Bảng 2.6 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi .................................................... 31 Bảng 2.7 Thang đo ý định hành vi .......................................................................... 32 Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả Cronbach’s alpha ........................................................... 48 Bảng 4.2 Phân tích độ tin cậy ................................................................................. 50 Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (lần 3) ................................... 52 Bảng 4.4 Kết quả hổi quy........................................................................................ 55 Bảng 4.5 Kết quả kiếm định giả thuyết ................................................................... 58 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định ANOVA của giới tính ............................................... 59 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định ANOVA của biến độc lập ......................................... 60 Bảng 9.1 Các siêu thị của BigC Việt Nam tại khu vực Tp.HCM .......................... xxi Bảng 9.2 Các cột mốc quan trọng của BigC Việt Nam ........................................ xxii
  12. x DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................... 8 Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) ...................................................... 10 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 25 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 33 Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thống kê giới tính ......................................................................... 42 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa trình độ và thu nhập ........................... 43
  13. xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANOVA : (Analysis of Variance ) - Phương pháp phân tích phương sai EFA : (Exploratory Factor Analysis) - Phân tích nhân tố khám phá KMO : (Kaiser-Meyer-Olkin) - Hệ số xem xét sự thích hợp của Sig : (Significance level) - Mức ý nghĩa SPSS : (Statistical Package for Social Sciences) - Phần mềm xử lý thống kê phân tích dữ liệu TPB : (Theory of Planned Behavior) - Lý thuyết hành vi hoạch định TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TRA : (Theory of Reasoned Action) - Lý thuyết hành động hợp lý Tr. : Trang VGAP : (Vietnamese Good Agricultural Practices) - Các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam VN : Việt Nam VIF : (Variance Inflation Factor) - Hệ số phóng đại phương sai
  14. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay rất nghiêm trọng và vấn đề rau an toàn cũng là một vấn đề quan trọng cấp bách. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm – đặc biệt là sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rau an toàn nói riêng vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Chính phủ cần siết chặt quản lý của mình trên mọi mặt, liên kết các tổ chức và lực lượng với nhau để có thể tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2358/QĐ-BYT ngày 07/06/2016 về Hướng dẫn thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 20201 và chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/05/2016 về Việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là rau an toàn vẫn còn gặp nhiều bất cập2. Theo Ajzen và Fishbein (1975), để hiểu được hành vi mua của khách hàng thì cần phải nghiên cứu về ý định mua sản phẩm đó. Ý định là công cụ tốt nhất để dự đoán hành vi bởi vì hành vi của một người được xác định bằng ý định của họ trong việc thực hiện hành vi đó. Ý định mua là vấn đề các nhà sản xuất và kinh doanh ngành thực phẩm an toàn quan tâm nhất vì nó giúp họ hiểu được hành vi của người tiêu dùng và nhận thức của họ về sản phẩm (Magistris và Gracia, 2008). Hiện nay, ở siêu thị BigC có 2 loại rau đang được siêu thị cung cấp: thứ nhất là rau an toàn VGAP và thứ hai là do các hợp tác xã hợp đồng sản xuất theo quy trình cung cấp – rau thông thường. Trong đó, rau VGAP khi nhập hang vào siêu thị thì trước hết luôn được siêu thị kiểm tra tất cả các giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng theo quy 1 Quyết định: “Về việc ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020” - Số: 2358/QĐ-BYT 2 Chỉ thị: “Về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm” - Số: 13/CT-TTg
  15. 2 định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn rau không phải VGAP – rau thông thường thì trong quá trình canh tác của nông dân, nhà cung cấp, siêu thị sẽ kiểm soát các khâu đầu vào, liều lượng phân bón được sử dụng trong rau, các loại thuốc bảo vệ thực vật… đồng thời theo định kỳ, siêu thị sẽ tiến hành lấy mẫu và đôi khi là kiểm tra ngẫu nhiên đối với sản phẩm này. Đặc biệt, tất cả các loại rau, củ này nếu muốn kinh doanh trong siêu thị thì phải ghi rõ địa chỉ sản xuất, ngày đóng gói. Ngoài việc tiến hành kiểm tra chất lượng rau an toàn theo quy định của nhà nước Việt Nam, BigC cũng có những tiêu chí riêng khi kiểm tra rau an toàn. Trong quá trình hợp tác với nhà cung cấp rau an toàn, BigC thường xuyên cử nhân viên xuống kiểm tra nhà sản xuất xem họ có tuân thủ theo quy trình đã cam kết với siêu thị hay không và lấy mẫu test nhanh để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chống những gian lận làm ảnh hưởng đến uy tín của siêu thị và ảnh hưởng đến người tiêu dùng3. Kết quả khảo sát sơ bộ một số khách hàng ở một số siêu thị BigC tại TP. Hồ Chí Minh và cho thấy rằng dù khách hàng nhận được sự cam kết từ siêu thị, biết được các quy định của nhà nước về rau an toàn nhưng vẫn còn nhiều e ngại và chưa đặt niềm tin vào vấn đề cung cấp rau an toàn. Như vậy, dường như sự bất cân xứng thông tin của người dân và các chính sách của nhà nước vẫn còn tồn tại. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này cần thiết để có thể làm rõ thêm các nguyên nhân và đưa ra được các biện pháp để nâng cao niềm tin của người dân và việc cung cấp và sử dụng rau an toàn tại siêu thị BigC. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trở thành mối quan tâm của hầu hết người tiêu dùng trong những năm gần đây, những tác hại của rau không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng đang rất đáng được báo động. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là sử dụng các mô hình để đo lường niềm tin của khách hàng vào việc cung cấp 3 Lệ Hằng (2013), “Rau siêu thị có thực sự sạch?”, Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại của Big C cho biết, truy cập ngày 25/08/2017 tại địa chỉ: http://vov.vn/kinh-te/rau-sieu-thi-co-thuc-su- sach-300107.vov
  16. 3 rau an toàn tại siêu thị BigC khi Chính phủ thực hiện các chính sách về lĩnh vực này, đưa ra được những kiến nghị phù hợp với bối cảnh hiện tại. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần phải trả lời được những câu hỏi dưới đây: Câu hỏi 1: Những nhân tố nào tác động đến hành vi mua rau an toàn của người tiêu dùng đô thị? Câu hỏi 2: Chính phủ và siêu thị cần có những biện pháp gì để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là về niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm rau an toàn, hành vi mua rau an toàn và các yếu tố tác động đến hành vi này của khách hàng mua rau an toàn tại chuỗi siêu thị BigC Phạm vi nghiên cứu là chuỗi siêu thị BigC TP.Hồ Chí Minh bao gồm BigC Gò Vấp, An Lạc, Âu Cơ, Miền Đông, Trường Chinh ở TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam từ tháng 06/2017 đến tháng 09/2017 1.5 Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có 5 chương bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài, tóm tắt bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu và đưa ra đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Chương này trình bày về cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước (trong nước và nước ngoài) và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Trình bày khái quát về phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả của nghiên cứu. Phân tích dữ liệu khảo sát và kiểm định giả thuyết.
  17. 4 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị gồm phần kết luận tóm tắt lại những ý chính của đề tài, phần khuyến nghị dựa trên kết quả tìm được và nêu ra những hạn chế của đề tài.
  18. 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Thuận lợi và khó khăn của BigC khi cung cấp rau an toàn 2.1.1 Thuận lợi của BigC khi cung cấp rau an toàn Nhận thức của người tiêu dùng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng phát triển của sản phẩm kinh doanh rau an toàn. Hiện nay, người tiêu dùng nhận thức về lợi ích của việc sử dụng rau an toàn ngày càng được nâng cao. Đại bộ phận người tiêu dùng tỏ ra lo lắng về sự độc hại của thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc kích thích tăng trưởng trên các sản phẩm rau mình tiêu thụ hàng ngày nên tạo điều kiện để siêu thị tăng cường cung cấp rau an toàn. Ngoài ra, siêu thị BigC hiện cũng tạo được lòng tin của người tiêu dùng về việc cung cấp rau an toàn. Chị Thủy (43 tuổi) cho biết: “Mình thường mua rau quả ở siêu thị vì nó tạo cho mình cảm giác an tâm, phần do các nhà cung ứng rau có tuân theo một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhất định, phần do trước khi nhập hàng về siêu thị cũng đã được kiểm tra. Đương nhiên, bản thân mình không dám chắc chỗ nào là thực phẩm an toàn 100%, nhưng với tâm lý khách hàng đi chợ thì mình dựa trên danh tiếng của BigC - một siêu thị lớn có uy tín - nên dù sao cũng tin tưởng hơn”4. Chị Quỳnh (33 tuổi, nội trợ) cũng cho biết: “Sản phẩm cá trong Big C không đa dạng lắm vì có ít cá tươi sống, so với ở chợ thì có rất nhiều loại, từ cá nước ngọt đến cá biển. Riêng rau củ quả thì ngược lại, trong BigC bán tương đối đa dạng và có nguồn gốc rõ ràng, ngoài chợ thường có hiện tượng ngâm thuốc nên tôi ít khi mua”5 4 P.Trang - T.Dung - T.Hương (2015), “Thực phẩm siêu thị thật sự có sạch và an toàn?”, truy cập ngày 25/08/2017 tại địa chỉ : https://www.baomoi.com/thuc-pham-sieu-thi-that-su-co-sach-va-an- toan/c/17202820.epi 5 P.Trang - T.Dung - T.Hương (2015), “Thực phẩm siêu thị thật sự có sạch và an toàn?”, truy cập ngày 25/08/2017 tại địa chỉ : https://www.baomoi.com/thuc-pham-sieu-thi-that-su-co-sach-va-an- toan/c/17202820.epi
  19. 6 2.1.2 Khó khăn của BigC khi cung cấp rau an toàn Những khó khăn trong việc phát triển sản phẩm rau an toàn được siêu thị phản ánh nhiều nhất là vấn đề niềm tin người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn và sự cạnh tranh về giá của các loại rau thường. Đây là một hạn chế lớn trong việc phát triển sản phẩm rau an toàn tại siêu thị. Do các biện pháp chứng minh tính an toàn của rau an toàn chưa được tiến hành thấu đáo, niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm này chưa cao, khiến họ không sẵn sàng chấp nhận mức giá cao của rau an toàn so với rau không an toàn. Khi sản xuất rau an toàn, nhà sản xuất cần tuân theo các quy trình kiểm soát về chất lượng nên những đầu tư chi phí về đất, nguồn nước, giống cây, thứ tự chăm bón, hệ thống thiết bị từ khâu sơ chế, đóng gói đến việc vận chuyển. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng, họ còn phải cung cấp được một hệ thống cơ sở hạ tầng, cửa hàng, hệ thống bảo quản, làm lạnh theo tiêu chuẩn. Với những đầu tư đó, chi phí sản xuất và kinh doanh rau an toàn sẽ cao hơn so với rau thường và giá bán rau an toàn buộc phải cao hơn rau không an toàn từ 30-40%. Trong lúc đó, khách hàng của BigC chưa sẵn sàng chấp nhận giá thành rau an toàn cao hơn với chợ truyền thống hay các siêu thị khác, khả năng tiêu thụ rau an toàn còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới doanh thu, gây khó khăn cho siêu thị trong việc tăng trưởng, mở mang quy mô. Ngoài ra, các nhà cung cấp rất quan ngại khi đưa rau vào siêu thị vì lượng hàng tiêu thụ chưa nhiều do nhiều bà nội trợ không vào siêu thị hàng ngày (nhiều người do bận rộn nên một tuần mới vào siêu thị một lần và chỉ mua những thứ có thể để được qua ngày). Trong khi đó, để đưa được rau vào siêu thị BigC, doanh nghiệp cần cung cấp nhiều loại hóa đơn, chứng từ cần thiết và buộc phải chấp nhận ký gửi hàng đến 90% (tức là nếu không bán được thì bị trả lại, nhưng rau một khi đã bị trả lại thì hầu như không còn giá trị sử dụng). Một số nông dân chưa tuân thủ quy định sản xuất rau an toàn, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ cơ sở một số nơi chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm
  20. 7 trong công tác quản lý sản xuất rau an toàn nên việc phối hợp với cơ quan chuyên môn để phát hiện và xử lý vi phạm còn hạn chế. Ngoài ra, sản xuất rau an toàn còn nhỏ lẻ, manh mún, số lượng hộ nông dân tham gia quá lớn gây khó khăn cho siêu thị khi thu mua một lượng hàng ổn định cả về chất và lượng. 2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu 2.2.1 Khái niệm về rau an toàn Rau an toàn là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được sản xuất cung cấp đến người tiêu dùng đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Rau an toàn có thể chứa một lượng hóa chất và các sinh vật gây hại tồn dư trong quá trình canh tác ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho cả người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Quy định khi trồng rau an toàn: Không bón phân hoá học (phân bón được cho phép sử dụng phải là phân bón hữu cơ không gây hại), không sử dụng thuốc trừ sâu, không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học, không phun thuốc kích thích sinh trưởng và không dùng hóa chất để bảo quản rau tránh bị hư hại. Khi rau xuất hiện các dấu hiệu bị nhiễm bệnh thì phải do con người phải trực tiếp bắt sâu hoặc sử dụng côn trùng có ích để tiêu diệt côn trùng gây hại. Ngoài ra, nước dùng để tưới rau an toàn không được sử dụng nước thải của thành phố, nước thải của các nhà máy công nghiệp và nước thải trong sinh hoạt của người dân vì nguồn nước này có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh. Khi trồng rau an toàn, nhà sản xuất vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại thuốc này nằm trong danh mục nhà nước cho phép sử dụng. Thuốc bảo vệ thực vật được dùng đúng cách và phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Rau an toàn là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất an toàn, phân bón an toàn và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải an toàn. Thuốc bảo vệ thực vật không những loại bỏ được sâu bọ trên rau mà cũng gây nguy hại đến sức khỏe của con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2