intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Công ty UBC

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, nâng cao tính chính xác cho các báo cáo dự toán sản xuất kinh doanh giúp công ty UBC gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Công ty UBC

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÂM THỊ HỒNG THOA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY UBC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÂM THỊ HỒNG THOA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY UBC Chuyên ngành : Kế toán hướng ứng dụng Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty UBC” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phong Nguyên. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Các nội dung trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tác giả Lâm Thị Hồng Thoa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 2 6. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UBC .......................... 4 1.1 Giới thiệu về công ty UBC .............................................................................. 4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 4 1.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 5 1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty ......................................................... 6 1.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty ............................................................ 7 1.2 Bối cảnh ngành, bối cảnh doanh nghiệp ....................................................... 8 1.3 Các vấn đề cần giải quyết ............................................................................. 10 1.3.1 Hàng tồn kho cao ..................................................................................... 10 1.3.2 Tỷ lệ ROE, ROA ....................................................................................... 11 1.3.3 Vòng quay HTK giảm, số ngày tồn kho bình quân tăng .......................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 15
  5. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP DỰ TOÁN ................................... 16 2.1 Lý thuyết về dự toán. .................................................................................... 16 2.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của dự toán ............................................... 16 2.1.1.1 Khái niệm dự toán ............................................................................. 16 2.1.1.2 Phân loại dự toán ............................................................................... 16 2.1.1.3 Vai trò của dự toán ............................................................................ 17 2.1.2 Mô hình, quy trình, trình tự lập dự toán .................................................. 18 2.1.2.1. Mô hình 1 – Mô hình thông tin 1 xuống .......................................... 18 2.1.2.3. Mô hình 3 – Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống ................................. 20 2.1.2.4. Quy trình lập dự toán ....................................................................... 21 2.1.3 Tính chính xác trong báo cáo dự toán và các nhân tố ảnh hưởng .......... 26 2.1.3.1 Tính chính xác trong báo cáo dự toán ............................................... 26 2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chính xác trong báo cáo dự toán ... 26 2.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 26 2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 26 2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 30 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SXKD TẠI CÔNG TY UBC VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ...................... 31 3.1 Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC ........................ 31 3.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại UBC .............. 31 3.1.1.1 Mô hình, quy trình lập dự toán SXKD tại công ty............................ 31 3.1.1.2 Tình hình dự toán tiêu thụ quý 1 năm 2018 ...................................... 35 3.1.1.3 Dự toán sản xuất quý 1 năm 2018..................................................... 36 3.1.1.4 So sánh dự toán và thực tế tình hình tiêu thụ và sản xuất của UBC quý 1 năm 2018 ............................................................................................. 36 3.1.2 Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác lập dự toán tại công ty UBC ....... 38 3.1.3 Sử dụng phương pháp định tính để kết luận về việc cần phải hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC .................................................... 40
  6. 3.2 Dự đoán nguyên nhân – tác động ................................................................ 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 47 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN................................................. 48 4.1 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 48 4.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 48 4.3. Nội dung phỏng vấn ..................................................................................... 48 4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................... 49 4.5 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 56 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ........... 57 5.1 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty UBC . 57 5.1.1 Giải pháp chung ....................................................................................... 57 5.1.2 Giải pháp cụ thể ....................................................................................... 58 5.2 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty UBC ............................................................................... 65 5.2.1 Về nguồn lực ............................................................................................ 65 5.2.2 Về công nghệ ............................................................................................ 65 5.2.3 Về tài chính .............................................................................................. 66 5.3 Xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp.................................................. 66 5.3.1 Trong ngắn hạn ........................................................................................ 66 5.3.2 Trong dài hạn ........................................................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 70 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DN Doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho KTQT Kế toán quản trị KTS Kỹ thuật số NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu SL Số lượng SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TBT Thiết bị thu TKCK Tồn kho cuối kỳ TV Tivi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1 – So sánh hàng tồn kho các năm 2016-2018 .................................... 10 Bảng 1.2 – So sánh doanh thu, chi phí năm 2016-2018 .................................. 11 Bảng 1.3 – So sánh tỷ lệ ROE, ROA năm 2016-2018..................................... 12 Bảng 1.4 – So sánh vòng quay HTK, số ngày TK bình quân năm 2016-2018 12 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Cơ cấu tổ chức của công ty UBC ................................................... 5 Sơ đồ 1.2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty .............................................. 6 Sơ đồ 1.3 – Nguyên nhân kết quả .................................................................... 13 Sơ đồ 2.1 – Mô hình lập dự toán thông tin 1 xuống ........................................ 18 Sơ đồ 2.2 – Mô hình lập dự toán 2 xuống 1 lên .............................................. 19 Sơ đồ 2.3 – Mô hình lập dự toán 1 lên 1 xuống ............................................. 20 Sơ đồ 2.4 – Quy trình lập dự toán .................................................................... 22 Sơ đồ 3.1 – Mô hình dự toán tại công ty UBC ................................................ 31 Sơ đồ 3.2 – Hệ thống lập dự toán SXKD tại công ty ...................................... 31 Sơ đồ 3.3 – Nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong lập dự toán tại công ty UBC .................................................................................................... 46 Sơ đồ 4.1 – Cập nhật nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong lập dự toán tại công ty UBC ....................................................................................... 55 Sơ đồ 4.2 – Nguyên nhân quan trọng tác động tính chính xác trong lập dự toán tại công ty UBC ............................................................................................... 56
  9. Tóm tắt: Luận văn này trình bày các cơ sở lý luận về lập dự toán SXKD, đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán SXKD. Sau đó phân tích thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC, xác định được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân cụ thể trong công tác lập dự toán SXKD của công ty. Tác giả sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin thứ cấp, thu thập dữ liệu sơ cấp, thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC trong năm 2018. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai. Từ khóa: Dự toán ngân sách Abstract: This thesis presents the theoretical basis for production and business estimation, studying in depth factors affecting the production and business estimation. Then I analyze the status of the production and business estimation at UBC Company and determine the advantages, disadvantages and specific causes in the production and business estimation of the company. The author uses the methods of collecting secondary information, collecting primary data, doing statistics, comparing and synthesizing to analyze and assess the status of the production and business estimation at UBC in the 2018. Thereby, the author proposed a number of solutions to improve the work of estimating production and business, contributing to enhancing the competitiveness and helping the company grow more and more in the future. Key terms: Bugeting
  10. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- TP.HCM, ngày……. tháng…… năm 2019
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là chức năng không thể thiếu đối với các nhà quản trị trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi công ty trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Dự toán thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn doanh nghiệp, nó là nội dung quan trọng nhất trong KTQT, dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát và ra quyết định trong doanh nghiệp. Một hệ thống lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là những ước tính toàn bộ chi phí thu nhập của doanh nghiệp, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện được xác định thông qua một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, theo yêu cầu cụ thể của quản lý doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi đi vào hoạt động đều sử dụng dự toán SXKD như một công cụ quản lý hiệu quả và khoa học và công ty UBC cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên hiện tại hệ thống lập dự toán SXKD của công ty UBC vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả, chưa được thực hiện một cách đầy đủ và đúng theo chức năng cũng như vai trò của nó nên số liệu dự toán của công ty chưa chính xác còn sai lệch khá nhiều so với thực tế và thiếu tính kịp. Kết quả dự toán chưa chính xác đã làm cho lượng nguyên vật liệu, thành phẩm cũng như hàng hóa tại công ty tồn kho cao dẫn đến nguồn vốn bị chiếm dụng công ty thiếu nguồn tài chính cung cấp kịp thời cho các hoạt động kinh doanh cần thiết. Bên cạnh đó việc tồn kho cao cũng làm tăng chi phí, giá thành của sản phẩm làm cho nó khó cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường. Chính từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Công ty UBC” để hoàn thành luận văn của mình. Với mong muốn giúp công ty cải thiện được những hạn chế trong việc lập dự toán sản xuất kinh
  12. 2 doanh của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa, từng bước khẳng định là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, nâng cao tính chính xác cho các báo cáo dự toán sản xuất kinh doanh giúp công ty UBC gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung sau:  Phân tích tình hình hoạt động của công ty tìm ra các triệu chứng bất thường từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu  Dựa trên cơ sở lý thuyết dự đoán nguyên nhân tác động  Kiểm chứng nguyên nhân tác động và đề xuất những giải pháp để nâng cao tính chính xác trong dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty UBC 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC hiện nay ra sao? Câu 2: Việc hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC để nâng cao tính chính xác sẽ được tiến hành như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC. Phạm vi nghiên cứu: tính chính xác trong lập dự toán SXKD của công ty UBC trong năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: chủ yếu là nghiên cứu định tính. ­ Sử dụng phương pháp thu thập thông tin để thu thập thông tin về thực trạng công tác lập dự toán tại công ty
  13. 3 ­ Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin về các nguyên nhân tác động đến công tác lập dự toán tại công ty ­ Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để xử lý dữ liệu thu thập được và kết luận về kết quả xử lý dữ liệu. 6. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty. Từ những hạn chế được tìm thấy đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao tính chính xác cho thông tin được cung cấp từ dự toán SXKD tại công ty giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ và ngày càng phát triển hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty UBC Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lập dự toán Chương 3: Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC và dự đoán nguyên nhân tác động Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân Chương 5: Đề xuất giải pháp và kế hoạch hành động
  14. 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UBC 1.1 Giới thiệu về công ty UBC 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thiết Bị Viễn Thông Truyền Hình Ưng Bình Châu (gọi tắt là công ty UBC) được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303463261, do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 30/08/2004. Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm: mua bán điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đầu thu kỹ thuật số, truyền hình cáp, ăng-ten parabon… Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển cùng với hệ thống phân phối hơn 2.000 đại lý và trên 200 điểm bảo hành trải dài khắp cả nước, có 2 nhà máy sản xuất được đặt tại Khu Công nghiệp Tân Bình và Củ Chi, với tổng diện tích 27.000m2 và hơn 500 công nhân viên, cùng với dây chuyền sản xuất được đầu tư máy móc hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Hiện tại UBC là một trong những doanh nghiệp sản xuất và phân phối thiết bị thu sóng truyền hình miễn phí hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm đa dạng nhiều mẫu mã như: thiết bị thu truyền hình KTS mặt đất DVB–T2, thiết bị thu truyền hình KTS vệ tinh DVB–S2, anten Parabol, anten thu nhận tín hiệu truyền hình mặt đất. Các sản phẩm của UBC được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của bộ thông tin truyền thông. Để hội nhập cùng kỷ nguyên công nghệ 4.0, UBC đã mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh sang ngành hàng Tivi, cho ra đời những mẫu tivi Led và Smart tivi thân thiện với người dùng mang thương hiệu UBC TV Với sự đầu tư kĩ lưỡng và bài bản, kết hợp cùng đội ngũ kĩ sư – chuyên gia được đào tạo từ nước ngoài và dây chuyền máy móc hiện đại, UBC TV – Đỉnh Cao Công Nghệ Smart Tivi từng bước khẳng định là một trong những thương hiệu tivi hàng đầu Việt Nam. Những sản phẩm tivi LED, tivi Full HD hay tivi 4K của UBC không chỉ được đầu tư về chất lượng, độ bền, các ứng
  15. 5 dụng mà còn được trau chuốt về chất lượng hiển thị hình ảnh và thiết kế vỏ ngoài bắt mắt, sang trọng, hợp thời trang. Sản phẩm được phát triển và tối ưu hóa phù hợp người tiêu dùng Việt. Quy trình sản xuất tivi của UBC đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 do NQA Anh Quốc chứng nhận. Định hướng trong tương lai công ty UBC sẽ trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng. Phục vụ cho nhu cầu thông tin và đời sống tinh thần của mọi gia đình. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức Hội đồng thành viên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc P.Kinh P.Marketing Kho- giao doanh - bán P.R&D P. Bảo Hành P.Kỹ Thuật P.Kế Toán PX SX nhận hàng Sơ đồ 1.1 – Cơ cấu tổ chức của công ty UBC  Hội đồng thành viên: chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp mới và pháp luật có liên quan,  Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám Đốc: Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.  Phó Tổng Giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành công ty và có nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao hoặc uỷ quyền điều hành công ty trong một thời gian nhất định và chịu trách nhiệm trước ban quản trị công ty về các nhiệm vụ được giao.  Phòng kinh doanh - bán hàng: nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, bán sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
  16. 6  Phòng Marketing: xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng, phát triển thương hiệu công ty.  Phòng R&D: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, tăng tính năng cho sản phẩm hiện có, gia tăng chất lượng sản phẩm so với các đối thủ và đáp ứng cho nhu cầu khách hàng.  Phòng bảo hành: thực hiện các công tác sau bán hàng, bảo hành sữa chửa sản phẩm.  Phòng kỹ thuật: sử dụng có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt.  Phòng kế toán: tổ chức bộ máy kế toán và chế độ báo cáo kế toán đúng quy định. Tổ chức hạch toán, phản ánh chính xác đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bảo quản sắp xếp lưu trữ chứng từ gọn gang, hợp lý.  Kho - giao nhận: bảo quản, sắp xếp, quản lý, xuất nhập kho hàng hóa thành phẩm. Giao sản phẩm cho khách hàng.  Phân xưởng sản xuất: sản xuất các sản phẩm theo đúng chuyên môn kỹ thuật. 1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán thuế, Kế toán Thủ quỹ Kế toán kho thanh toán công nợ lương Sơ đồ 1.2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty UBC - Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng kế toán tại công ty.
  17. 7 - Kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởng trong các hoạt động kế toán tại công ty, tổng hợp số liệu, chịu trách nhiệm tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính hàng năm. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động thu, chi tiền mặt tại công ty. - Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong các hoạt động liên quan đến chi trả công nợ của công ty. - Kế toán thuế, công nợ: hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, lập các tờ khai thuế, thu công nợ của khách hàng. - Kế toán kho: kiểm kho và chịu trách nhiệm trong hoạt động xuất nhập kho hàng hóa, thành phẩm. - Kế toán lương: đăng ký tham giao bảo hiểm và tính lương cho nhân viên. 1.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Công ty thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung có liên quan. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng là hình thức kế toán nhật ký chung. Và sử dụng phần mềm Misa để hạch toán kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán của công ty như sau: Về báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của công ty được soạn lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền tề - Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty thường được lập định kỳ là 6 tháng và 1 năm.
  18. 8 Về báo cáo quản trị: Hệ thống dự báo sản xuất kinh doanh của công ty gồm có: 1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm 2. Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ Báo cáo kế toán quản trị công ty gồm có: - Báo cáo doanh số hàng tháng, quý , năm, theo khu vực - Báo cáo lãi lỗ hàng tháng, quý, năm, theo khu vực. - Báo cáo lãi lỗ theo từng mặt hàng tháng, quý, năm. - Báo cáo kế hoạch sản xuất hàng tháng. - Báo cáo giá thành hàng tháng. Và một số báo cáo khác theo yêu cầu. 1.2 Bối cảnh ngành, bối cảnh doanh nghiệp “So với các ngành khác, ngành Công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về kết quả xuất khẩu mặt hàng điện tử, với hành chục tỷ USD/năm. Kết quả này cho thấy, sự đóng góp ngày càng lớn của ngành công nghiệp điện tử vào nền kinh tế nước ta. Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1975-1990: Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp: Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất Việt Nam tiếp quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Đa số các xí nghiệp này sản xuất hàng điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony, National, Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với một số xí nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam vào thời kỳ này. Vào cuối thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã được hình thành với nòng cốt là Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất
  19. 9 một số phụ tùng linh kiện cơ bản và lắp ráp sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nướcngoài. Giai đoạn 1990 – 2010: Từ đầu những năm 1990 Chính phủ đã có những chính sách đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành Công nghiệp điện tử. Trên nền tảng đó, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh kể từ sau năm 1994, với sự tham gia của các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh rất năng động. Các doanh nghiệp quốc doanh đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài.. Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các nước đã đầu tư vào Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở sản xuất. Cơ chế chính sách và môi trường hoạt động mới đã tạo động lực cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1990-2010 trung bình hàng năm đạt từ 20-30%. Tổng sản lượng Công nghiệp điện tử trong nước giai đoạn này cũng tăng trưởng liên tục. Cụ thể, tăng từ 4 nghìn tỷ đồng (năm 1996), lên 68 nghìn tỷ đồng vào năm 2005 và đạt hơn 179 nghìn tỷ đồng vào năm 2009. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Từ năm 2010 đến nay, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã hòa mình với ngành điện tử khu vực và thế giới, trở thành một bộ phận của thị trường sản phẩm điện tử quốc tế thông qua các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.” (Nguồn http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu- trao-doi/mot-so-van-de-ve-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam- 131340.html) Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam hiện nay với cơ cấu sản phẩm tỉ lệ sản phẩm điện tử dân dụng/sản phẩm điện tử chuyên dùng là 80%/20%. Cho thấy khả năng cạnh tranh về sản phẩm điện tử trong nước là rất cao.
  20. 10 Công ty UBC được thành lập từ năm 2004, trải qua hơn 10 năm phát triển với ưu thế là có trên 2.000 hệ thống đại lý phân phối của ngành điện tử trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Với quy trình công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 do NQA Anh Quốc chứng nhận, cùng với đội nghiên cứu thị trường đang được xây dựng rộng khắp cả nước kết hợp với phòng R&D luôn cho ra các tính năng mới cho sản phẩm. Và hệ thống bảo hành đang được xây dựng với độ phủ sóng khắp cả nước. Từ những ưu điểm trên cho thấy công ty UBC sẽ có nhiều cơ hội trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và ưu thế hiện có thì công ty cũng phải đối mặt với các thách thức nhất định như cạnh tranh cao với đối thủ trong và ngoài nước, chưa có thị phần, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục…. khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình công ty UBC cần hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh sao cho thông tin được cung cấp từ dự toán ngày càng chính xác và gần sát với thực tế hơn. Việc hoàn thiện công tác lập dự toán cũng giúp cải tiến chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất được nâng cao, kiểm soát tốt chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng hơn. 1.3 Các vấn đề cần giải quyết Trong quá trình thu thập thông tin về tình hình hoạt động của công ty UBC từ năm 2016-2018 thì thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như sau: 1.3.1 Hàng tồn kho cao Bảng 1.1 – So sánh hàng tồn kho các năm 2016-2018 Đvt: triệu đồng Tỷ Chênh Tỷ Chỉ Chênh STT 2016 2017 trọng 2018 lệch(+/- trọng tiêu/Năm lệch(+/-) (%) ) (%) 1 2 3=2-1 4=3/1 5 6=5-2 7=6/2 1 HTK 61,848 96,184 +34,336 +56% 122,391 +26,207 +27%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2