intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu về kế toán quản trị, cụ thể là nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC cho phù hợp với quy mô và cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM THOA HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM THOA HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTC Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH TRỰC TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học, tất cả các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ. Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn là trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Kim Thoa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về KTTN ........................................................................................... 1 1.1.1. Các quan điểm về KTTN ................................................................................ 1 1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm ...................................................................... 6 1.1.3. Chức năng của kế toán trách nhiệm ................................................................ 7 1.2. Phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm .............................. 8 1.2.1. Phân cấp quản lý ............................................................................................. 8 1.2.2. Khái niệm và xác định các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp ......... 9 1.2.2.1. Trung tâm chi phí ................................................................................... 10 1.2.2.2. Trung tâm doanh thu............................................................................... 11 1.2.2.3. Trung tâm lợi nhuận ............................................................................... 11 1.2.2.4. Trung tâm đầu tư .................................................................................... 12 1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm. ................................ 13 1.3.1. Trung tâm chi phí .......................................................................................... 14 1.3.2. Trung tâm doanh thu ..................................................................................... 16 1.3.3. Trung tâm lợi nhuận ...................................................................................... 16 1.3.4. Trung tâm đầu tư ........................................................................................... 18
  5. 1.4. Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm.......................................... 21 1.4.1. Trung tâm chi phí .......................................................................................... 23 1.4.2. trung tâm doanh thu ...................................................................................... 23 1.4.3. Trung tâm lợi nhuận ...................................................................................... 24 1.4.4. trung tâm đầu tư ............................................................................................ 24 1.5. Đãi ngộ trong doanh nghiệp ............................................................................. 24 1.5.1. Các loại đãi ngộ nhà quản lý ......................................................................... 25 1.5.2. Sự cần thiết của khen thưởng và đãi ngộ ...................................................... 26 1.5.3. Chương trình khen thưởng ............................................................................ 27 1.5.3.1. Cơ sở của khen thưởng ........................................................................... 27 1.5.3.2. Các quỹ khen thưởng .............................................................................. 28 1.5.3.3. Các phương thức trả tiền thưởng ............................................................ 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTC .................................................................................................. 32 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Gia Lai CTC ................................................. 32 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Gia Lai CTC..................................... 32 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................. 33 2.1.3. Tình hình chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh ........ 34 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty ...................................................... 34 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................... 35 2.1.3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh .............................................. 38 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cố Phần Gia Lai CTC ....................... 40 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................... 40 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty................................. 41 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty ..................... 41 2.1.5.1. Thuận lợi ................................................................................................. 41
  6. 2.1.5.2. Khó khăn ................................................................................................. 42 2.1.5.3 Phương hướng phát triển của công ty ...................................................... 42 2.2. Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty.................................... 43 2.2.1. Mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp khảo sát ............. 43 2.2.1.1. Mục đích, đối tượng và phạm vi khảo sát .............................................. 43 2.2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 43 2.2.1.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 43 2.2.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 44 2.2.2.1. Tình hình thực hiện kế toán quản trị tại công ty..................................... 44 2.2.2.2. Sự phân cấp quản lý tại công ty.............................................................. 45 2.2.2.3. Thực trạng đánh giá trách nhiệm quản lý được thực hiện ở công ty ...... 46 2.2.2.4. Chính sách khen thưởng và đãi ngộ trong công ty ................................. 54 2.2.3. Đánh giá thực trạng KTTN tại công ty ......................................................... 56 2.2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 56 2.2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................ 58 2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 61 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTC .................................................................................... 63 3.1. Quan điểm hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty Cố Phần Gia Lai CTC 63 3.1.1. Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý ........................................................... 63 3.1.2. Phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý .......................................................... 63 3.1.3. Phù hợp với hệ thống báo cáo kế toán của công ty....................................... 64 3.1.4. Đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích và chi phí................................................... 64 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty Cổ phần Gia Lai CTC ... 65 3.2.1. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý ................................................................. 65 3.2.2. Hoàn thiện việc phân loại chi phí và hệ thống tài khoản chi tiết .................. 65 3.2.3. Xác định các trung tâm trách nhiệm ............................................................. 66
  7. 3.2.3.1. Trung tâm chi phí ................................................................................... 67 3.2.3.2. Trung tâm doanh thu............................................................................... 69 3.2.3.3. Trung tâm lợi nhuận ............................................................................... 70 3.2.3.4. Trung tâm đầu tư .................................................................................... 72 3.2.4. Hoàn thiện quy trình ghi nhận, xử lý và kết xuất dữ liệu để lập báo cáo ..... 72 3.2.5. Hoàn thiện các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá thành quả quản lý .............. 73 3.2.5.1. Trung tâm chi phí ................................................................................... 73 3.2.5.2. Trung tâm doanh thu............................................................................... 75 3.2.5.3. Trung tâm lợi nhuận ............................................................................... 76 3.2.5.4. Trung tâm đầu tư .................................................................................... 76 3.2.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm tại công ty ................................... 77 3.2.6.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo dự toán ..................................................... 77 3.2.6.2. Hoàn thiện hệ thống báo thực hiện ......................................................... 80 3.2.6.3. Hoàn thiện hệ thống báo cáo phân tích .................................................. 81 2.3.7. Hoàn thiện chính sách khen thưởng và đãi ngộ trong DN ............................ 84 3.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ Phần Gia Lai CTC .................................................................................................... 85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................. …88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KTTN Kế toán trách nhiệm DN Doanh nghiệp KTQT Kế toán quản trị ROI Return on investment RI Residual income HĐQT Hội đồng quản trị BGĐ Ban giám đốc ĐVTT Đơn vị trực thuộc CN Chi nhánh CBCNV Cán bộ, Công nhân viên
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Gia Lai CTC........................ 35 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cố phần Gia Lai CTC ........................ 40 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ quy trình ghi sổ được thực hiện trên máy vi tính ................................ 41 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của các Nhà sách- Siêu thị ............................. 46 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà hàng Tre Xanh.................................. 49 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Khách sạn Tre Xanh ................................ 50 Sơ đồ 2.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Công viên Đồng Xanh.................................... 51
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng đánh giá xếp loại thi đua ....................................................................... 55
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nỗi bậc của nền kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trãi qua nhiều năm đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Hội nhập kinh tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít những thách thức. Mà một trong những thách thức lớn khi hội nhập là cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp (DN) nước ta với DN các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Trước tình hình đó, các DN Việt Nam nói chung và các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng muốn tồn tại và phát triển được phải xây dựng cho mình những phương thức quản lý hiệu quả đảm bảo phát huy được hết nguồn lực hiện có của DN. Công ty Cổ Phần Gia Lai CTC cũng không thể nằm ngoài xu thế đó. Với đặc điểm kinh doanh đa dạng, các Chi nhánh nằm rải rác ở nhiều tỉnh thành để có thể cạnh tranh với các DN trong và ngoài nước với thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản trị hiện đại Công ty phải không ngừng nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh. Xây dựng các phương thức quản lý sao cho các bộ phận, thành viên hoạt động nhịp nhàng và cùng hướng đến mục tiêu chung. Đồng thời nhà quản lý có được những thông tin hữu ích, kịp thời để đánh giá hiệu quả hoạt động và ra quyết định môt cách nhanh chóng. Muốn vậy Công ty cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, mà hệ thống kế toán trách nhiệm (KTTN) là công cụ quan trọng giúp Công ty đạt được yêu cầu này. Tuy nhiên, mặc dù hiện nay Công ty đã áp dụng một số phương pháp, chỉ tiêu và báo cáo để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý dần hình thành nên hệ thống KTTN. Nhưng hệ thống này còn khá đơn giản,
  12. chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho việc đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý. Do đó, cần có những giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN phù hợp với nhu cầu của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong Công ty. Với những yêu cầu khách quan như vậy, luận văn này được viết để nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KTTN tạị công ty cổ phần Gia Lai CTC. 2. Các nghiên cứu trƣớc đây có liên quan 2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Thuật ngữ KTTN xuất hiện lần đầu tiên năm 1950 do Ailman đề cập trong “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting”. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau, ở cả hai khía cạnh lý thuyết cũng như thực nghiệm liên quan đến chủ đề KTTN được tiến hành bởi những tác giả khác nhau trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Z. Jun Lin và Zengbiao Yu " Responsibility cost control system in China: a case of management accounting application", năm 2002. Giới thiệu hệ thống kiểm soát chi phí trách nhiệm được thiết lập tại Công ty Sắt thép Han Dan ở Trung Quốc. Công ty đã thực hiện một loạt các kỹ thuật hay thủ tục kế toán quản trị (KTQT) trong hệ thống kiểm soát chi phí, bao gồm chi phí mục tiêu, KTTN, chi phí tiêu chuẩn, ngân sách linh hoạt, giá chuyển giao nội bộ, thúc đẩy hành động, đánh giá thành quả, phân tích các biến động.... Cụ thể, hệ thống đã hợp nhất KTTN và kiểm soát chi phí bằng cách giới thiệu cơ chế thị trường giảm đáng kể chi phí sản xuất và tăng khả năng sinh lời. Cuộc thử nghiệm thành công cho thấy hệ thống kiểm soát chi phí trách nhiệm là một công cụ hiệu quả để kiểm soát chi phí dưới môi trường kinh doanh thay đổi ở Trung Quốc. Nghiên cứu của Rehana Fowzia, năm 2011 "Use of Responsibility Accounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh". Nghiên cứu được thực hiện trên 88 tổ chức dịch vụ và cho thấy rằng không có DN dịch vụ nào tổ chức theo một hệ thống KTTN duy nhất trong ba hệ thống KTTN là dựa trên chức
  13. năng, dựa trên hoạt động, dựa trên chiến lược. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sự hài lòng của các tổ chức về hệ thống KTTN phụ thuộc vào sự hài lòng của việc phân công trách nhiệm, kỹ thuật đo lường thành quả và hệ thống khen thưởng. Nghiên cứu của Grosanu Adrian and Rachisan Paula Ramona," Study Regarding the organization of management accounting the context of responsibility centers", năm 2009. Nghiên cứu về việc tổ chức kế toán quản trị trong phạm vi các trung tâm trách nhiệm. Dữ liệu được thu thâp trên 226 tổ chức kinh tế và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 đã đưa ra kết luận 91,2% các công ty cho rằng thông tin kế toán quản trị là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có 88 công ty (38,9% trong tổng các công ty nghiên cứu) đã ứng dụng mô hình quản lý theo các trung tâm trách nhiệm. 170 công ty (85 công ty đã thực hiện mô hình quản lý theo các trung tâm trách nhiệm và 85 công ty chưa thực hiện chiếm 75,2% trong tổng số các công ty được nghiên cứu) cho rằng chia tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm là nhân tố làm tăng hiêu quả kinh tế của tổ chức. Chỉ có 3 trong 88 công ty đã thực hiện mô hình quản lý theo các trung tâm trách nhiệm cho rằng chia tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm không làm tăng hiệu quả kinh tế của tổ chức. Nghiên cứu của nhóm tác giả Moses Nyakuwanika, Gumisai Jacob Gutu, Silibaziso Zhou, Frank Tagwireyi và Clainos Chidoko, "An Analysis of Effective Responsibility Accounting System Strategies in the Zimbabwean Health Sector (2003- 2011)", năm 2012. Nghiên cứu đánh giá hệ thống KTTN hiện tại được sử dụng và đưa ra những chiến lược để đảm bảo hiệu quả của hệ thống tại một tổ chức cụ thể. Những giải pháp được đưa ra: các nhà quản lý các cấp phải tham gia vào quá trình xây dụng dự toán và đề xuất của họ phải được bao gồm trong tổng dự toán, lập kế hoạch và kiểm soát phải thống nhất với nhau, báo cáo thành quả phải hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra quyết định bằng cách giúp họ hiểu được những nguyên nhân đằng sau những thành quả đó, báo cáo thành quả phải tách chi phí có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được bởi nhà quản lý bộ phận và nhà quản lý bộ phận được đánh giá trên chi phí
  14. có thể kiểm soát được. Nhà quản lý phải có đầy đủ thời gian và cơ hội phản hồi lại những đánh giá thành quả của họ, báo cáo thành quả phải được lập trên cơ sở định kỳ và được phân phát cho nhà quản lý các bộ phận. Trong nghiên cứu của Eman Al Hanini “The Extent of Implementing Responsibility Accounting Features in the Jordanian Banks” năm 2013. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát mức độ thực hiện của KTTN trong các ngân hàng ở Jordan và đưa ra những lời khuyên cho việc áp dụng KTTN ở các ngân hàng này. 55 bảng câu hỏi được phân phát cho các nhân viên của các ngân hàng ở Jordan thuộc các cấp quản lý khác nhau và thu về được 50 mẫu. Trong nghiên cứu ngoài trình bày những vấn đề liên quan đên KTTN như: Chia tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, ủy quyền, dự toán và phân tích các chênh lệch còn nghiên cứu về mức độ thực hiện hệ thống khuyến khích nhân viên gắng với kết quả của các trung tâm trách nhiệm và đề xuất khuyến khích nhân viên bằng cách trao thưởng cho nhân viên của ngân hàng dựa trên hiệu quả và mục tiêu đạt được. 2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Kế toán quản trị được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu những năm 1990. Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều kía cạnh khác nhau như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM "Thiết kế hệ thống báo cáo KTTN bộ phận cho các nhà quản trị trong DN sản xuất ở Việt Nam" của tác giả Phạm Văn Dược, Trần Văn Tùng, Phạm Ngọc Toàn được thực hiện vào năm 2009. Trong đề tài này tác giả đã xây dựng chi tiết hệ thống báo cáo KTTN cho từng trung tâm trách nhiệm với các quy trình lập báo cáo cụ thể và điều kiện để thực hiện các quy trình đó ở các DN sản xuất. Đây là một nghiên cứu có giá trị cả về lý luận và thực tiễn , mở ra một hướng nghiên cứu mới về KTTN, và cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của KTTN trong các DN Việt Nam hiện nay.
  15. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM "Tổ chức hệ thống báo cáo KTTN bộ phận trong DN thương mại ở Việt Nam" của tác giả Phạm Văn Dược được thực hiện vào năm 2010. Đề tài cũng đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về KTTN, các kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trình bày hệ thống KTTN thiết kế cho các DN thương mại, nêu ra được các điều kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm và các giải pháp hỗ trợ từ nhà nước và DN để vận dụng thành công trong các DN thương mại. Luận án "Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam" (Tiến sĩ Trần Văn Tùng, 2009). Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTN, xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị ứng với từng trung tâm trách nhiệm trong các CTNY ở Việt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ nhằm triển khai thực hiện hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các CTNY ở Việt Nam. Luận án" Tổ chức KTTN trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải" (Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phú, 2013) đã nghiên cứu tổ chức KTTN nhằm đánh giá và kiểm soát nhà quản lý của các trung tâm trách nhiệm. Điểm mới của luận án này là sử dụng mô hình KM Star. Mô hình KM Star cho rằng kết quả thực hiện mục tiêu và chiến lược đề ra trong xu thế hội nhập cần được xem xét dựa trên 5 khía cạnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình; Nhận thức và Tính bền vững. Do đối tượng nghiên cứu của luận án này là các Tổng công ty thuộc Bộ giao thông vận tải, các DN đặc thù nên khía cạnh tính bền vững ( trách nhiệm xã hội) được vận dụng rất hợp lý. Luận án "Xây dựng mô hình KTTN trong các DN sản xuất sữa Việt Nam"(Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, 2013) đã nghiên cứu tổ chức hệ thống KTTN nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trong một loại hình DN đặc thù là sản xuất sữa tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến vấn đề sử dụng thẻ điểm cân bằng trong vận dụng phương pháp KTTN ở các DN này. Đây là một trong những tài liệu có giá trị về
  16. nghiên cứu và tổ chức hệ thống KTTN, tác giả phân biệt rõ ràng, đầy đủ các nội dung của trung tâm trách nhiệm trong DN đặc thù. Nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về xây dựng, hoàn thiện hệ thống KTTN ở một DN cụ thể. Các nghiên cứu đã được thực hiện ở các DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Tác giả Bùi Thị Bích Liên năm 2012 "Xây dựng KTTN tại Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn - Công ty TNHH một thành viên". Tác giả Nguyễn Thị Kim Chung năm 2013 "Hoàn thiện KTTN tại Công ty Cổ phần Vật Liệu và Xây Lắp Gia Lai". Tác giả Châu Hồng Phương Thảo năm 2013 "Giải pháp tổ chức KTTN tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang". Tác giả Lê Thị Xuân Huyên năm 2014 "Hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty cố phần FPT". Tác giả Lê Thị Thanh Ngọc 2015 "Hoàn thiện công tác KTTN tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Pharimexco). Tác giả Hoàng Linh Trâm năm 2015 "Hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty liên doanh TNHH KFC Việt Nam". Các DN có cách tổ chức quản lý khác nhau nên hệ thống KTTN cũng khác nhau giữa các DN. 3. Khe hổng nghiên cứu: Trên đây, tác giả đã đề cập một số các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về KTTN. Các nghiên cứu đã áp dụng KTTN ở nhiều lĩnh vực (Ngân hàng, khách sạn, xây dựng....) tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Làm thế nào để kiểm soát quản lý một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn từ đó nâng cao được mức cạnh tranh trên thị trường là hoạt động cấp thiết liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Gia Lai CTC với môi trường kinh doanh thay đối nhanh chóng, cạnh tranh ngày cang khốc liệt cũng không thể nằm ngoài xu thế đó. Để làm được điều này, Công ty cần áp dụng các biên pháp kiểm soát quản lý hiệu quả hơn mà hệ thống KTQT hay cụ thể là hệ thống KTTN là công cụ quan trọng giúp Công ty là được điều này. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về KTTN được thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai và chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Gia Lai
  17. CTC. Chính vì các lý do trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty Cổ phần Gia Lai CTC. 4. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về hệ thống KTTN tại Công ty Cồ Phần Gia Lai CTC. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ vận dụng KTTN tại Công ty để hoàn thiện hệ thống của Công ty Cổ phần Gia Lai CTC. Từ đó, giúp DN nâng cao năng lực quản lý và tính cạnh tranh trên thị trường. 5. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Nội dung của KTTN là gì? 2. Hệ thống KTTN tại Công ty Cổ phần Gia Lai CTC đã được xây dựng đến đâu? Ưu, nhược điểm của hệ thống đang được sử dụng là gì? 3. Để hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty Cổ phần Gia Lai CTC cần có các giải pháp như thế nào? 6 Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hệ thống KTTN và chế độ đãi ngộ các nhà quản lý tại Công ty Cổ Phần Gia Lai CTC. 7. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về kế toán quản trị, cụ thể là nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến KTTN làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty Cố phần Gia Lai CTC cho phù hợp với quy mô và cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty. Luận văn sử dụng các số liệu, chỉ tiêu, báo cáo của Công ty trong giai đoạn 2015 - 2016. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp nghiên cứu tình huống và được thực hiện theo hướng nghiên cứu ứng dụng, vận dụng
  18. lý thuyết sẵn có về KTTN tại một đơn vị cụ thể là Công Ty Cổ Phần Gia Lai CTC. Phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan về KTTN qua đó tổng hợp lại cơ sở lý thuyết về KTTN Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động và thực trang về đánh giá trách nhiệm trong doanh nghiệp bằng cách quan sát thực tế, gửi phiếu câu hỏi và phỏng vấn các nhân viên kế toán và các nhà quản lý trong Công ty. Qua tìm hiểu thực trạng về hệ thống KTTN và căn cứ trên cơ sở lý thuyết đã được tổng hợp đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống KTTN. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phục lục, đề tài gồm có 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng về kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC Chương III: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC
  19. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về KTTN 1.1.1. Các quan điểm về KTTN Theo quan điểm quản trị, kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp (DN), đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị DN nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Để hỗ trợ cho công tác quản lý đo lường, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động của từng cấp cá nhân, từng bộ phận và từng cấp quản lý, kế toán quản trị (KTQT) vận dụng hệ thống Kế toán trách nhiệm (KTTN) để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó. KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT. Theo đó, có thể thấy KTTN được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” của Ailman, H. B. 1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTTN được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới như Atkinson; R. D. Banker; R. S. Kaplan; S. M. Young; James R.Martin, .... Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số quan điểm nổi bậc: ● Theo Higgins (1952): KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá nhân trong tố chức, người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống kiểm soát này đươc thiết kế cho tất cả các cấp quản lý. KTTN như một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí.
  20. 2 ● Charles T Horngreen (1952), định nghĩa: KTTN là hệ thống kế toán được trình bày qua các trung tâm trách nhiệm khác nhau trong toàn bộ tổ chức và phản ánh kết quả và hoạt động của mỗi trung tâm này bằng các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí. ● Theo nhóm tác giả Anthony A. Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan và S.mark Young (2001) thì KTTN là: - Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức. - Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng). - Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong KTTN và báo cáo trách nhiệm. ● Theo nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel (2002) thì KTTN là một bộ phận của KTQT mà liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi phí trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hằng ngày về các vấn đề đó. ● Còn theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant (1990) đã trình bày quan điểm của họ về KTTN như sau: KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người mà chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2