intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoạt động M&A và giá trị cộng hưởng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Hoạt động M&A và giá trị cộng hưởng” được nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động M&A và nâng cao giá trị cộng hưởng tại Việt Nam, mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động mua bán và sáp nhập. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoạt động M&A và giá trị cộng hưởng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN HOẠT ĐỘNG M&A VÀ GIÁ TRỊ CỘNG HƢỞNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN HOẠT ĐỘNG M&A VÀ GIÁ TRỊ CỘNG HƢỞNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hƣớng dẫn là TS. Mai Thanh Loan. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm 2012 Tác giả Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ......................................................................................... 2 CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ...... 4 2.1 Bài nghiên cứu “The value of synergy” của tác giả Aswath Damodaran (2005) ... 4 2.2 Bài nghiên cứu “Quantifying Synergy value in Mergers and Acquisitions” của tác giả Albert De Graaf (2010)........................................................................................ 5 2.3 Bài nghiên cứu “Strategic Analysis of Synergistic Effect on M&A of Volvo Car Corporation by Geely Automobile” của tác giả Xia Zhou, Xiuzhi Zhang (2011) ... 6 2.4 Sách “Đi tìm giá trị cộng hƣởng” do tác giả Vũ Anh Dũng, Đặng Xuân Minh biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật phát hành (2012) .................................. 7 CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 9 CHƢƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 12 4.1 Khái quát về hoạt động mua bán, sáp nhập và giá trị cộng hƣởng ....................... 12 4.1.1 Những thành công, hạn chế và rủi ro của M&A tại Việt Nam trong thời gian qua ............................................................................................................................ 12 4.1.2 Tổng quan về giá trị cộng hƣởng: ...................................................................... 20 4.2 Định giá giá trị cộng hƣởng thƣơng vụ KMR-KMF tại Việt Nam ....................... 23 4.3 Kết quả cuộc khảo sát ý kiến về hoạt động M&A và giá trị cộng hƣởng ............ 31 4.4 Một số đề xuất thúc đẩy hoạt động M&A và giá trị cộng hƣởng tại Việt Nam ... 38
  5. 4.4.1 Xu hƣớng hoạt động M&A một số lĩnh vực tại Việt Nam ................................ 38 4.4.2 Cơ hội và khó khăn cho việc phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam ............ 39 4.4.3 Một số đề xuất đẩy mạnh hoạt động M&A và giá trị cộng hƣởng tại Việt Nam trong thời gian tới ................................................................................................. 42 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nƣớc NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTW : Ngân hàng trung ƣơng NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần M&A : Merger and Acquistion ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lƣu động DCF : Chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow) FCFF : Phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền cho công ty (Free Cash Flow to Firm) GDP : Tổng thu nhập quốc gia (Gross Domestic Product) WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization) PWC : Price Waterhouse Coopers
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ Bảng 4.1 - Số lƣợng và giá trị các thƣơng vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến 2011 ............................................................................................................................ 12 Đồ thị 4.1 - Số lƣợng và giá trị các thƣơng vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011 ..................................................................................................................... 13 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Các trình tự của M&A Phụ lục 2 - Danh mục các thƣơng vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam trong những năm gần đây Phụ lục 3 – Định giá giá trị cộng hƣởng trong thƣơng vụ mua bán Geely – Volvo của Xia Zhou, Xiuzhi Zhang Phụ lục 4 – Bản câu hỏi khảo sát về hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong doanh nghiệp tại Việt Nam Phụ lục 5 – Xu hƣớng M&A trên một số lĩnh vực tại Việt Nam
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay với sự biến động không ngừng của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, nhu cầu đứng vững trong thƣơng trƣờng phần nào đã làm mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ, điều này thể hiện trên nhiều khía cạnh trong đó hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra rất sôi động và thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp toàn thế giới. Với sự bất ổn trong nền kinh tế, việc Mua bán và Sáp nhập là một trong các con đƣờng ngắn và hiệu quả của hoạt động đầu tƣ bởi nó tiết kiệm đƣợc nguồn lực, thời gian và tránh đƣợc các rào cản gia nhập. Cũng theo xu thế đó, hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về số lƣợng và giá trị giao dịch. Tuy nhiên để tiến hành M&A thành công đòi hỏi các doanh nhân và các nhà quản lý phải có kiến thức vững chắc, am hiểu những rủi ro và những lợi ích của thƣơng vụ M&A. Con số thống kê cho thấy có đến 65% các thƣơng vụ M&A trên thế giới không tạo ra giá trị cho các cổ đông, vì thế vấn đề làm thế nào để tạo ra giá trị cộng hƣởng thông qua các thƣơng vụ M&A vẫn còn là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Chính vì thế đề tài “Hoạt động M&A và giá trị cộng hƣởng” đƣợc nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động M&A và nâng cao giá trị cộng hƣởng tại Việt Nam, mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động mua bán và sáp nhập.
  9. 2 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU Trên thế giới hoạt động M&A ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và đầu tƣ. Hàng năm giá trị giao dịch M&A theo số liệu thống kê của Thomson Reuters đạt mức trên 3.000 tỷ USD. Tại Việt Nam, khái niệm M&A dần đƣợc biết đến trong vòng một thập kỷ trở lại đây và giá trị M&A tại Việt Nam đã tăng trƣởng trên 40 lần trong gần 10 năm qua, từ mức khoảng 120 triệu USD năm 2003 đến 4,7 tỷ USD năm 2011. Đặc biệt, từ năm 2007, thị trƣờng M&A này trở nên rất sôi động, phát triển nhanh cả về số lƣợng và giá trị giao dịch, tốc độ tăng trƣởng hàng năm ở mức cao và xuất hiện hàng loạt thƣơng vụ M&A tầm cỡ. Trong các thƣơng vụ M&A ở Việt Nam, hầu hết các giao dịch vẫn mang yếu tố nƣớc ngoài là chủ yếu. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài thƣờng đóng vai trò là ngƣời đi mua do có kinh nghiệm, trình độ quản lý và quan trọng nhất là khả năng tài chính lớn mạnh, điều này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài tiết kiệm đƣợc chi phí thâm nhập thị trƣờng nội địa. Tuy nhiên nhờ các giao dịch M&A mà các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội đa dạng hóa nguồn vốn, học hỏi những kinh nghiệm quý báu, công nghệ hiện đại của các nƣớc phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó hoạt động M&A cũng đem lại những rủi ro cho nền kinh tế nhƣ việc phát sinh cơ chế độc quyền hay việc đánh mất các thƣơng hiệu Việt về tay các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu là tỷ lệ thất bại của các thƣơng vụ M&A còn khá cao, không đem lại giá trị cho các cổ đông thậm chí giá trị này còn bị hao mòn. Chính vì thế giá trị cộng hƣởng là một mục tiêu mà hầu hết các thƣơng vụ M&A cần hƣớng tới. Trên thế giới khái niệm này không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên tại Việt Nam giá trị cộng hƣởng vẫn còn là một khái niệm mới. Vậy giá trị cộng hƣởng bao gồm những giá trị nào và lợi ích của nó đến hoạt động của doanh nghiệp sau khi tiến hành M&A là gì? Và có thể ƣớc lƣợng
  10. 3 giá trị này bằng một phƣơng pháp cụ thể trƣớc khi tiến hành sáp nhập hai doanh nghiệp hay không? Đó chính là những nội dung nghiên cứu của chính bài luận văn. Tóm lƣợc các nội dung chính của bài nghiên cứu nhƣ sau: Phần 1: Những vấn đề chung về M&A và giá trị cộng hƣởng: khái niệm M&A và giá trị cộng hƣởng. Phần 2: Tình hình M&A và giá trị cộng hƣởng tại Việt Nam, trong đó đơn cử một trƣờng hợp tiến hành M&A tại Việt Nam và ứng dụng phƣơng pháp trên để tiến hành ƣớc lƣợng giá trị cộng hƣởng này. Đồng thời tác giả cũng tiến hành một cuộc khảo sát để đánh giá mức độ am hiểu và nhận định về M&A nói chung và giá trị cộng hƣởng nói riêng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Phần 3: Trên cơ sở những dự báo tình hình M&A tại Việt Nam trong thời gian sắp tới, cơ hội và khó khăn cho việc phát triển hoạt động M&A, và có một số đề xuất để đẩy mạnh hoạt động M&A và gia tăng giá trị cộng hƣởng là điều cần thiết.
  11. 4 Chƣơng 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Bài nghiên cứu “The value of synergy” của tác giả Aswath Damodaran (2005): Giáo sƣ Aswath Damodaran là giảng viên Tài chính tại trƣờng Đại Học New York. Ngoài vô số ấn bản trong các tạp chí giáo dục, Giáo sƣ Damodaran là tác giả của nhiều bài viết đƣợc đánh giá cao và sử dụng rộng rãi về sự đánh giá, tài chính công, và quản lý Đầu tƣ. Trong “The value of synergy”, tác giả đƣa ra cái nhìn tổng quát đầy đủ về giá trị cộng hƣởng trong mua bán và sáp nhập, các nguồn gốc khác nhau của giá trị cộng hƣởng và phân chia giá trị cộng hƣởng thành hai loại là cộng hƣởng hoạt động và cộng hƣởng tài chính. Ngoài ra tác giả còn xem xét các phƣơng án để định giá giá trị cộng hƣởng trong đầu tƣ, làm rõ giá trị đƣợc tạo ra là bao nhiêu và giá trị phải trả cho các thƣơng vụ sáp nhập là bao nhiêu. Tổng quát tác giả đƣa ra sơ đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến giá trị cộng hƣởng sau:
  12. 5 Bên cạnh bài nghiên cứu, ông còn đƣa ra bảng tính mẫu excel “Synergy” nhằm hƣớng dẫn việc tính toán giá trị cộng hƣởng một cách nhẹ nhàng hơn đƣợc nêu rõ hơn trong chƣơng 3 & 4. Tuy nhiên, điểm hạn chế của bài phân tích này là đa phần dữ liệu trong các ví dụ là những con số giả định chƣa xác thực với các trƣờng hợp sáp nhập cụ thể. Bên cạnh đó, phƣơng pháp định giá bằng bảng tính trên không thể áp dụng đƣợc trong các trƣờng hợp công ty có chi tiêu vốn (Current Capital Spending) khá lớn so với doanh thu, vì khi đó kết quả thƣờng cho ra giá trị cộng hƣởng âm. 2.2 Bài nghiên cứu “Quantifying Synergy value in Mergers and Acquisitions” của tác giả Albert De Graaf (2010): Đây là bài nghiên cứu của tác giả Albert De Graaf tại trƣờng Đại Học Nam Phi. Tác giả cho rằng thật cần thiết khi tiến hành định lƣợng giá trị cộng hƣởng trƣớc khi sáp
  13. 6 nhập. Qua tham khảo rất nhiều tài liệu về mua bán, sáp nhập và các vấn đề tƣơng tự, theo Albert De Graaf, giá trị cộng hƣởng đƣợc chia một cách logic thành hai loại: cộng hƣởng chi phí và cộng hƣởng doanh thu nhƣ bảng sau: Các loại cộng hƣởng đƣợc đề cập nhƣ cộng hƣởng hoạt động, cộng hƣởng đầu tƣ, cộng hƣởng tài chính, lợi ích thuế… đƣợc xếp vào dạng cộng hƣởng chi phí. Còn cộng hƣởng doanh thu bao gồm các loại cộng hƣởng nhƣ cộng hƣởng kinh doanh, gia tăng doanh thu, cải tiến quy trình… Tuy nhiên điểm hạn chế trong bài nghiên cứu này là tác giả chƣa đƣa ra phƣơng pháp định lƣơng cụ thể để xác định giá trị cộng hƣởng và ví dụ cụ thể minh họa. 2.3 Bài nghiên cứu “Strategic Analysis of Synergistic Effect on M&A of Volvo Car Corporation by Geely Automobile” của tác giả Xia Zhou, Xiuzhi Zhang (2011): Hai tác giả Xia Zhou và Xiuzhi Zhang là các nhà nghiên cứu thuộc trƣờng đại học khoa học và công nghệ Jiangxi của Trung Quốc. Các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá khả năng và tính toán giá trị cộng hƣởng dựa trên một trƣờng hợp sáp nhập thực tế là thƣơng vụ sáp nhập của hai tập đoàn xe hơi lớn là Volvo và Geely vào tháng 3 năm 2010. Trong bài tác giả đƣa ra những luận cứ và dẫn chứng cho việc tính toán giá trị cộng hƣởng nhằm đạt kết quả chính xác nhất 3 loại giá trị cộng hƣởng: cộng
  14. 7 hƣởng quản lý, cộng hƣởng hoạt động và cộng hƣởng tài chính. Phƣơng pháp xác định giá trị cộng hƣởng có sử dụng mô hình CAPM để tính chi phí vốn và dùng mô hình Watson để tính giá trị cộng hƣởng. Giả sử hai công ty tiến hành sáp nhập là A và B. Theo thị trƣờng, chúng ta có những thông số sau: - Lãi suất phi rủi ro Rf - Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trƣờng E(Rm) - Tỷ suất lãi vay cho mỗi công ty KB. - Thuế thu nhập T - Thời gian (năm) tăng trƣởng kỳ vọng, giả định là n = 10 - Hệ số rủi ro β Bƣớc 1: Tính hệ số βAB của công ty sau sáp nhập bằng cách tính trung bình cộng của hai giá trị β riêng rẽ. Bƣớc 2: Tính WACCAB của công ty kết hợp. Bƣớc 3: Tính giá trị của công ty cộng hƣởng VAB, từ đó xác định Giá trị cộng hƣởng. (Chi tiết xin xem phụ lục 3) Qua bài nghiên cứu của hai tác giả này, ta cũng rút ra một phƣơng pháp chung để tiến hành xác định giá trị cộng hƣởng của hai công ty bất kỳ trên những giả định theo thị trƣờng hiện hành. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu còn một số yếu tố ƣớc lƣợng chƣa giải thích căn cứ cụ thể khiến ta khó vận dụng vào các trƣờng hợp cụ thể khác. 2.4 Sách “Đi tìm giá trị cộng hƣởng” do tác giả Vũ Anh Dũng, Đặng Xuân Minh biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật phát hành (2012): Là sách đầu tiên tại Việt Nam viết về giá trị cộng hƣởng. Các tác giả đã trình bày tổng quát những xu hƣớng và hoạt động M&A trên thế giới, khu vực và tại Việt
  15. 8 Nam, đặc biệt trong giai đoạn 2009-2011. Những thƣơng vụ M&A đáng chú ý đƣợc tổng hợp một cách logic, thể hiện rõ xu hƣớng M&A qua 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên điểm hạn chế của sách là chƣa giới thiệu phƣơng pháp định lƣợng giá trị cộng hƣởng cụ thể. Từ những bài nghiên cứu tham khảo trên, tác giả đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu cho bài luận văn nhƣ sau: - Giá trị cộng hƣởng trong M&A là gì và bao gồm những giá trị nào? - Có một phƣơng pháp nào xác định giá trị cộng hƣởng chung nhất hay không và có thể áp dụng phƣơng pháp này để tính giá trị cộng hƣởng trong một trƣờng hợp cụ thể tại Việt Nam không? - Các nhà phân tích tài chính tại Việt Nam có chú ý đến giá trị này trong các thƣơng vụ sáp nhập hay không và nếu có thì mức độ quan tâm nhƣ thế nào? - Có những đề xuất gì nhằm thúc đẩy hoạt động M&A nói chung và nâng cao giá trị cộng hƣởng nói riêng tại Việt Nam.
  16. 9 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài luận dùng phƣơng pháp tính toán giá trị cộng hƣởng trong một trƣờng hợp cụ thể dựa trên bảng báo cáo tài chính của 2 công ty sáp nhập tại Việt Nam thông qua việc tiếp thu và học hỏi phƣơng pháp của Giáo sƣ Aswath Damodaran tại Mỹ, dựa trên bảng tính excel, nhờ đó ta có đƣợc kết quả định lƣợng mong đợi cụ thể. Phƣơng pháp nhƣ sau: Gọi hai công ty tiến hành sáp nhập là công ty A và công ty B. Bước 1: Tính FCFE (Free Cashflow to Equity) cho từng công ty A, B; cho tổng A+B và cho công ty sau sáp nhập AB. FCFE = Thu nhập ròng + Khấu hao – Chi tiêu vốn – Thay đổi vốn lưu động Trong đó: Thu nhập ròng = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí lãi vay) (1 – Thuế TNDN) Bước 2: Tính FCFF (Free Cashflow to Firm) cho từng năm FCFF = FCFE * (1 + g) Bước 3: Tính giá trị tới hạn TV Bước 4: Tính giá trị của công ty FCFF1 FCFF2 FCFF3 FCFF4 FCFF5 TV PV 1 g (1 g ) 2 (1 g ) 3 (1 g ) 4 (1 g ) 5 (1 g ) 5
  17. 10 Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phƣơng pháp khảo sát để tổng hợp, phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc thông qua cuộc khảo sát các đối tƣợng làm việc trong lĩnh vực tài chính. SƠ ĐỒ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT Xác định tổng thể mẫu, Tổ chức khảo sát Bảng câu hỏi (Thu thập dữ liệu sơ cấp) Xử lý dữ liệu trên SPSS Tổng hợp kết quả, kiến nghị Đọc kết quả trên các bảng output * Mục đích, nội dung chính của cuộc khảo sát: Cuộc khảo sát nhằm hai mục tiêu chính: - Đánh giá mức độ quan tâm, mức độ am tƣờng về hoạt động M&A của những ngƣời hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan. - Lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung cần xử lý trƣớc và sau khi thực hiện thƣơng vụ M&A nhƣ: các động cơ thúc đẩy hoạt động M&A, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện M&A, các nhân tố ảnh hƣởng đến giá trị cộng hƣởng…. Từ đó, mục đích cuối cùng là bổ sung cho những phân tích của tác giả từ thực trạng còn hạn chế của hoạt động M&A ở VN nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động này ở nƣớc ta. Nội dung chính hàm chứa trong bản câu hỏi gồm: - Khả năng am hiểu của những ngƣời hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan. - Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A. - Các tiêu chí quan trọng trong thực hiện M&A.
  18. 11 - Các yếu tố ảnh hƣởng đến Giá trị cộng hƣởng. * Tổng thể mẫu khảo sát Kích thƣớc mẫu đƣợc chọn là 130 đáp viên, đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, thuận tiện. Đáp viên là những ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tƣ... trên địa bàn TP.HCM; có kinh nghiệm hoặc am hiểu nhất định về nội dung khảo sát. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu là tự ghi báo: đáp viên tự trả lời trên phiếu khảo sát và gửi trực tiếp cho phỏng vấn viên hoặc gửi qua email. Thời gian tiến hành khảo sát là tháng 5/2012. Số phiếu phát ra là 150 phiếu. Số phiếu thu về hợp lệ là 130 phiếu, chiếm tỷ lệ 87%.
  19. 12 Chƣơng 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát về hoạt động mua bán, sáp nhập và giá trị cộng hƣởng: Sáp nhập và mua lại là một cụm từ thƣờng đi chung với nhau, chúng có chung một mục tiêu là tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt đƣợc, tuy nhiên xét về tính chất thì lại không hoàn toàn giống nhau. Việc sáp nhập thƣờng là dựa trên sự tự nguyện và đƣợc thực hiện thông qua việc hoán đổi chứng khoán (stock swap) hoặc chi trả bằng tiền mặt. Còn việc mua lại thƣờng là dựa trên ý muốn chủ quan của bên mua, và có xu hƣớng là công ty lớn mua lại công ty nhỏ hơn. 4.1.1 Những thành công, hạn chế và rủi ro của M&A tại Việt Nam trong thời gian qua: Những thành công: - Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tăng nhanh: Cùng với xu hƣớng phát triển của thế giới, khoảng 3 năm trở lại đây, thị trƣờng M&A tại Việt Nam bắt đầu trở nên rất sôi động, phát triển nhanh cả về số lƣợng và giá trị giao dịch. Theo thống kê, số giao dịch mua bán và giá trị các giao dịch nhƣ sau: Bảng 4.1 SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ CÁC THƢƠNG VỤ M&A TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2011 Tổng giá trị Số giao dịch các giao dịch Năm mua bán (triệu đô la Mỹ) 2003 41 118 2004 23 34
  20. 13 2005 22 61 2006 38 299 2007 108 1719 2008 166 1117 2009 295 1100 2010 345 1750 2011 413 4700 (Nguồn: theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers) Đồ thị 4.1 SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ CÁC THƢƠNG VỤ M&A TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2011 Tình hình M&A tại Việt Nam 450 5000 400 4500 350 4000 3500 300 3000 250 2500 200 2000 150 1500 100 1000 50 500 0 0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng thương vụ Giá trị thương vụ Sở dĩ, số lƣợng và giá trị các thƣơng vụ M&A gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua là do sự tác động từ hai yếu tố:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2