intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình ngân hàng đầu tư đã phát triển từ lâu đời trên thế giới và đến nay vẫn chỉ rõ tính ưu việt với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thị trường tài chính các nước. Ở Việt Nam, một số công ty chứng khoán lớn và các ngân hàng đã tuyên bố định hướng hoạt động theo mô hình này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH THI DIỄM LAN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH THI DIỄM LAN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRẦN HOÀNG NGÂN TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Trần Hoàng Ngân. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, do chính tác giả thực hiện và có nguồn gốc rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Học viên ký tên Thi Diễm Lan
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề ................................................................... 3 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 3 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................ 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ………….. 4 1.1 Tổng quan ngân hàng đầu tƣ ..................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm cơ bản ngân hàng đầu tư ........................................................................... 4 1.1.2 Phân loại ngân hàng đầu tư......................................................................................... 4 1.1.3 Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư ................................................................................ 7 1.1.3.1 Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư .................................................................................... 7 1.1.3.2 Nghiệp vụ đầu tư ..................................................................................................... 7 1.1.3.3 Nghiệp vụ nghiên cứu.............................................................................................. 8 1.1.3.4 Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn ............................................................................... 8
  5. 1.1.3.5 Nghiệp vụ quản lý đầu tư ........................................................................................ 9 1.1.3.6 Nghiệp vụ nhà môi giới chính ................................................................................. 9 1.1.4 Các dòng sản phẩm đầu tư...................................................................................... 10 1.1.4.1 Phân theo tính chất thanh toán .............................................................................. 10 1.1.4.2 Phân theo tính chất biến động giá ......................................................................... 10 1.1.4.3 Phân theo lịch sử phát triển ................................................................................... 11 1.1.5 Phân biệt ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính khác ................................... 11 1.1.5.1 Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.......................................... 11 1.1.5.2 Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán ............................................ 13 1.2 Lý do chuyển đổi mô hình từ công ty chứng khoán sang ngân hàng đầu tƣ ....... 15 1.3 Kinh nghiệm xây dựng ngân hàng đầu tƣ tại các nƣớc ......................................... 17 1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng ngân hàng đầu tư ở các nước ............................................. .17 1.3.1.1Kinh nghiệm xây dựng ngân hàng đầu tư ở Đức.................................................... 17 1.3.1.2 Kinh nghiệm xây dựng ngân hàng đầu tư ở Anh .................................................. 17 1.3.1.3 Kinh nghiệm xây dựng ngân hàng đầu tư ở Mỹ .................................................... 18 1.3.2 Bài họckinh nghiệm ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam ................. 19 1.3.2.1 Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007 – 2009....................................... 20 1.3.2.2 Hậu quả đối với ngành ngân hàng đầu tư .............................................................. 21 1.3.2.3 Một số gợi ý choViệt Nam .................................................................................... 21 Kết luận chƣơng . 1 ........................................................................................................... 22 CHƢƠNG 2: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ....................... 23 2.1 Giới thiệu công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam ....................................................................................... 23 2.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................................... 23 2.1.2 Mạng lưới hoạt động ................................................................................................ 23 2.1.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010- 2013................................................................ 24
  6. 2.2 Thực trạng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam .............................................................. 28 2.2.1 Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư của các công ty chứng khoán tại Việt Nam............................................................................................................................ 28 2.2.2 Thực trạng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần tại ngoại thươngViệt Nam ................................................................ 31 2.2.2.1 Dịch vụ môi giới trái phiếu và chứng chỉ quỹ ....................................................... 31 2.2.2.2 Dịch vụ môi giới cổ phiếu ..................................................................................... 32 2.2.2.3 Hoạt động huy động vốn ....................................................................................... 33 2.2.2.4 Hoạt động sáp nhập và mua lại.............................................................................. 34 2.2.2.5 Tư vấn chuyển đổi ................................................................................................. 36 2.2.2.6 Tư vấn niêm yết ..................................................................................................... 37 2.2.2.7 Tư vấn tái cấu trúc, định giá .................................................................................. 37 2.2.2.8 Hoạt động nghiên cứu............................................................................................ 38 2.2.2.9 Hoạt động khác ...................................................................................................... 38 2.2.3 Phân tích Swot tại Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam .............................................................................. 39 2.3 Những điều kiện tiền đề vận dụng mô hình ngân hàng đầu tƣ tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam ................................................................................................................................... 40 2.3.1 Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam............. 40 2.3.2 Nguồn vốn hoạt động ............................................................................................... 42 2.3.3 Trình độ nhân sự ....................................................................................................... 43 2.3.4 Mạng lưới hoạt động ................................................................................................ 44 2.3.5 Hạ tầng kỹ thuật-công nghệ thông tin ...................................................................... 44 2.4 Nhận định khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tƣ tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam ................................................................................................................................... 45
  7. 2.4.1 Kết quả khảo sát khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.. 49 2.4.2 Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ................................................................................................................................... 49 2.4.2.1 Thuận lợi ................................................................................................................ 49 2.4.2.2 Khó khăn................................................................................................................ 53 2.4.3 Nhận định khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam............. 56 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................ 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ..................................... 59 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam và ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam ....................................................................................... 59 3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ............. 59 3.1.2 Định hướng phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ................................................................. .60 3.1.3 Định hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ............ 60 3.2 Đề xuất mô hình ngân hàng đầu tƣ vận dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam ................... 61 3.2.1 Tư cách pháp nhân .................................................................................................... 61 3.2.2 Lộ trình thực hiện ..................................................................................................... 61 3.2.2.1 Giai đoạnchuẩn bị từ 2015 đến năm 2017 ............................................................. 62 3.2.2.2 Giai đoạn sau năm 2017 ........................................................................................ 62
  8. 3.2.3 Mô hình tổ chức ........................................................................................................ 62 3.2.3.1 Theo chiều ngang................................................................................................... 62 3.2.3.2 Theo chiều dọc....................................................................................................... 67 3.3 Giải pháp nhằm vận dụng mô hình ngân hàng đầu tƣ tại công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam….70 3.3.1 Giải pháp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ..................................................................................... 70 3.3.1.1 Tăng vốn để vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư ................................................ 70 3.3.1.2 Nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ ........................................................ 70 3.3.1.3 Nguồn nhân lực phục vụ ........................................................................................ 70 3.3.1.4 Cơ chế lương thưởng cao ...................................................................................... 71 3.3.2 Một số đề xuất đối với Chính Phủ ............................................................................ 72 3.3.2.1 Đề xuất thay đổi và hoàn thiện khung pháp lý cho phép sự hình thành và hoạt động của mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam ............................................................ 72 3.3.2.2 Gia tăng tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài ............................................ 73 3.3.3 Một số đề xuất đối với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước ....................................... 73 3.3.3.1 Cơ chế quản lý rủi ro và an toàn vốn ..................................................................... 73 3.3.3.2 Hoạt động định mức tín nhiệm .............................................................................. 74 3.3.3.3 Hoạt động giám sát, hạn chế rủi ro ........................................................................ 75 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................ 77 Kết luận ............................................................................................................................ 78 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  9. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT CTCK: Công ty chứng khoán CTCP: Công ty cổ phần DNNN: Doanh nghiệp nhà nước GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐKD: Hoạt động kinh doanh HNX: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội HOSE: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh IPO: Phát hành lần đầu ra công chúng M&A: Sáp nhập và mua lại NHĐT: Ngân hàng đầu tư NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTƯ: Ngân hàng trung ương OTC: Thị trường phi tập trung ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SGDCK: Sở Giao Dịch Chứng Khoán SWOT: Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức TCTD: Tổ chức tài chính TMCP: Thương mại cổ phần TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
  10. TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTCK: Thị trường chứng khoán UBCKNN: Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước UPCOM: Thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VCBS: Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình ngân hàng đầu tư độc lập...................................................... 5 Hình 1.2: Mô hình ngân hàng đầu tư tổng hợp ................................................... 6 Hình 1.3: Mô hình ngân hàng thương mại ........................................................ 12 Hình 1.4: Mô hình ngân hàng đầu tư ................................................................ 12 Hình 2.1: Doanh thu hoạt động kinh doanh thuần của VCBS giai đoạn 2010-2013 ......................................................................................................... 27 Hình 2.2: Lợi nhuận sau thuế của VCBS giai đoạn 2010-2013 ........................ 28 Hình 2.3: Thị phần cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và thị phần trái phiếu giai đoạn 2010-2013 của VCBS ....................................................................................... 31 Hình 2.4: Doanh thu hoạt động môi giới VCBS giai đoạn 2010-2013 ............. 32 Hình 2.5 Tăng trưởng số lượng tài khoản chứng khoán của VCBS giai đoạn 2010-2013 ................................................................................................. 33 Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của VCBS giai đoạn 2010-2013 ......................... 38 Hình 2.7: Khảo sát nhu cầu sử dụng ngân hàng đầu tư của nhà đầu tư khi luật cho phép được triển khai .......................................................................................... 47 Hình 2.8: Tỷ lệ phần trăm doanh thu dự đoán giai đoạn 2015-2020 của VCBS ........................................................................................................................... 48 Hình 2.9: Khả năng vận dụng mô hình ngận hàng đầu tư tại VCBS ................ 48 Hình 2.10: Tổng giá trị và tổng số lượng các giao dịch M&A hoàn tất giai đoạn 2010-2013 ................................................................................................. 50 Hình 2.11: Các lĩnh vực thu hút sự chú ý của hoạt động M&A trong giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................................... 50 Hình 2.12: Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán giai đoạn 2010-2013 ....... 56
  12. Hình 3.1: Mô hình tổ chức ngân hàng đầu tư theo chiều ngang ....................... 62 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức VCBS ......................................................................... 69
  13. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Mảng kinh doanh chính của ba ngân hàng đầu tư tổng hợp ...............6 Bảng 1.2 Các chức năng chính của ngân hàng đầu tư .....................................13 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VCBS giai đoạn 2010-2013 .....................24 Bảng 2.2: Một số giao dịch M&A lớn trong giai đoạn 2007 – 2013 ............. 29 Bảng 2.3: Các thương vụ thực hiện huy động vốn của VCBS giai đoạn 2011-2013 .......................................................................................................24 Bảng 2.4: Các thương vụ thực hiện tư vấn sáp nhập và mua lại do VCBS thực hiện giai đoạn 2011-2013 ............................................................36 Bảng 2.5: Bảng kết quả thăm dò ý kiến của các cán bộ của VCBS .................45 Bảng 3.1: Cơ cấu bộ phận kinh doanh .............................................................63 Bảng 3.2: Cơ cấu bộ phận điều hành ...............................................................65
  14. -1- LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2006 cho đến nay đã có chiều hướng thay đổi tích cực, điển hình là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng, các tổ chức tài chính và thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô lẫn chiều sâu với 105 công ty chứng khoán thành viên. Tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán luôn có hai đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp cần huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình và nhà đầu tư có lượng tiền nhàn rỗi. Thị trường vốn của nước ta trước giờ vẫn quá phụ thuộc vào kênh tín dụng của ngân hàng thương mại. Ở các nước đang phát triển cho thấy rằng trong hoạt động của thị trường vốn ở các nước phát triển thì ngân hàng đầu tư là chủ thể quan trọng nhất. Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng đầu tư còn tương đối mới mẻ, song đã xuất hiện một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,ngân hàng thương mại lớn với các hoạt động phôi thai theo hướng các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Đây là sự phát triển tất yếu mà các nước phát triển đã trải qua và là một hướng đi đúng đắn ở các nước đang phát triển. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào ngày 20/07/2000 cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Đặc biệt là sự tăng trưởng chưa từng có của thị trường chứng khoán vào những năm cuối 2006 và đầu năm 2007 với chỉ số VN- Index tăng từ 500 điểm lên đến 1000 điểm, đạt đỉnh cao nhất là 1170,67 vào ngày 12/03/2007. Tuy nhiên, sự thành công của thị trường chứng khoán không duy trì qua năm 2008. Năm 2008 chịu sự tác động chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ số VN-Indexvà HNX-Index giảm mạnh liên tục. Trong năm 2010, VN-Index vào phiên giao dịch ngày 31/12/2010 được khép lại mức 481,66 điểm. HNX-Index đạt 114,24 điểm, khiến hầu hết nhà đầu tư đều thua lỗ từ 70-80%. Trước tình hình đó, một số công ty đã dẫn đến phá sản vì không tìm ra được hướng đi mới trên thị trường. Do đó, các công ty chứng khoán đã phôi thai hình thành mô hình ngân hàng đầu tư để tự cứu mình.
  15. -2- Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng đầu tư còn khá mới mẻ, các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tại Việt Nam chỉ tồn tại ở dạng sơ khai. Nhìn chung, đây là sự phát triển ban đầu, thể hiện một định hướng đúng của nền kinh tế Việt Nam. Dù đã có những thành công ban đầu trong việc chuyển đổi và thiết lập mô hình hoạt động, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đầu tư cơ bản. Tuy nhiên, thực tế đạt được vẫn còn thấp so với nhu cầu và mong đợi. Sau khủng hoảng năm 2008, các ngân hàng đầu tư còn lại đã có những điều chỉnh chiến lược và đạt được những kết quả hoạt động hết sức ấn tượng. Điều này như một minh chứng cho vai trò và tính hiệu quả của mô hình. Vấn đề nhận ra là không phải mô hình có còn phù hợp hay không, mà là điều hành và quản trị rủi ro nó dưới cả góc độ của cơ quan quản lý vĩ mô như thế nào? Các công ty chứng khoán trong nước tuy đã phôi thai hình thành theo mô hình ngân hàng đầu tư, tuy nhiên còn khá non trẻ chưa thể hoạt động và đáp ứng cho các giao dịch lớn mà các giao dịch này thường rơi vào các tập đoàn ngân hàng đầu tư nuớc ngoài nhiều tiềm lực, kinh nghiệm. Do đó, xuất hiện nhu cầu phát triển và nâng tầm các công ty chứng khoán lên thành các ngân hàng đầu tư thực thụ. Từ nhận định này, tác giả mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài: ―Khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tƣ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Ngoại Thƣơng Việt Nam.” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu lý luận cơ bản về ngân hàng đầu tư, các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư, các dòng sản phẩm của ngân hàng đầu tư, mô hình ngân hàng đầu tư trên thế giới. Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng Khoán Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, từ đó nhận định khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư. Đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng Khoán Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
  16. -3- Đối tượng nghiên cứu: khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng Khoán Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:nhận định các điều kiện tiền đề và khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư, từ đó đề xuất mô hình ngân hàng đầu tư vận dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng Khoán Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2010-2013 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về ngân hàng đầu tư. Chương 2: Nhận định khả năng vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng Khoán Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng mô hình ngân hàng đầu tư tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng Khoán Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Mô hình ngân hàng đầu tư đã phát triển từ lâu đời trên thế giới và đến nay vẫn chỉ rõ tính ưu việt với những đóng góp quan trọng cho sự phát tiển của thị trường tài chính các nước. Ở Việt Nam, một số công ty chứng khoán lớn và các ngân hàng đã tuyên bố định hướng hoạt động theo mô hình này. Tuy nhiên, nhiều thành phần trong nền kinh tế vẫn còn xa lạ với khái niệm mô hình này. Luận văn sẽ khái quát mô hình ngân hàng đầu tư và kinh nghiệm hoạt động trên thế giới. Do đó, các định chế tài chính, các nhà đầu tư và tổ chức khác có thể dùng luận văn để tham khảo cho các định hướng hoạt động.
  17. -4- CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ 1.1 Tổng quan ngân hàng đầu tƣ 1.1.1 Khái niệm cơ bản ngân hàng đầu tƣ Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại ít có cơ hội đầu tư. Do đó hình thành cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Thay vì tìm kiếm các nguồn vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ qua kênh ngân hàng thương mại với điều kiện vay vốn khó khăn và lãi suất cao. Người thiếu vốn có thể tìm kiếm nguồn vốn trung dài hạn trên thị trường vốn, cơ chế đó được thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Những người thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Ngân hàng đầu tư xuất hiện làm nhiệm vụ giúp cho chủ thể thiếu vốn phát hành ra các loại chứng khoán ra thị trường nhằm huy động vốn. Các loại chứng khoán cổ phiếu, trái phiếu. Do đó, ngân hàng đầu tư đóng vai trò là một chủ thể trung gian quan trọng trong nền kinh tế trên thị trường vốn. Như vậy, ngân hàng đầu tư thực chất là một định chế trung gian tài chính, được phát triển ở một mức độ cao hơn từ công ty chứng khoán với các nghiệp vụ đa dạng và phức tạp. Nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư hiện đại bao gồm nhiều nghiệp vụ như phát hành chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn và sáp nhập doanh nghiệp, hoạt động đầu tư, môi giới, nghiên cứu 1.1.2 Phân loại mô hin ̀ h ngân hàng đầu tƣ Việt Nam chưa thực sự có các ngân hàng đầu tư song có các định chế tài chính thực hiện một số chức năng của ngân hàng đầu tư, đó là các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ Mô hình ngân hàng đầu tư tồn tại dưới hai hình thức là ngân hàng đầu tư độc lập, ngân hàng tổng hợp.
  18. -5-  Ngân hàng đầu tư độc lập gồm: các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ không trực thuộc ngân hàng thương mại được coi là các ngân hàng đầu tư độc lập. Ngân hàng đầu tư độc lập được phân ra hai loại là ngân hàng đầu tư toàn diện và ngân hàng đầu tư chuyên sâu Hình 1.1: Mô hình ngân hàng đầu tƣ độc lập (Nguồn: The business of investment banking: a coprehensive overview) +Ngân hàng đầu tư toàn diện: cung cấp các dịch vụ đa dạng bao gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán, cung cấp các khoản tín dụng, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, môi giới chứng khoán, quản lý đầu tư và nghiên cứu. + Ngân hàng đầu tư chuyên sâu: không cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ của ngân hàng đầu tư và thường không bị rơi vào tình huống xung đột lợi ích như các ngân hàng đầu tư toàn diện, mà chỉ cung cấp một số mảng dịch vụ lựa chọn nhất định hoặc tập trung khai thác một mảng thị trường nhất định. Một số ngân hàng chuyên về tư vấn sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, một số tập trung phục vụ các khách hàng định chế tài chính, một số tập trung vào đầu tư mạo hiểm.  Ngân hàng tổng hợp: các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng thương mại được coi là một bộ phận của ngân hàng tổng hợp.
  19. -6- Hình 1.2: Mô hình ngân hàng đầu tƣ tổng hợp (Nguồn: The business of investment banking: a coprehensive overview) Trong thập kỷ gần đây, hàng loạt các tên tuổi lớn Credit Suisse, JP.Morgan Chase, HSBC chuyển mình mạnh mẽ sang lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Dòng sản phẩm của ngân hàng này đã thay đổi nhiều năm trước đây và trở nên phong phú hơn rất nhiều. Trên thế giới có thể kể đến ba ngân hàng tổng hợp tiêu biểu Citigroup, J.P Morgan và UBS. Bảng 1.1 Mảng kinh doanh chính của ba ngân hàng đầu tƣ tổng hợp Citigroup J.P.Morgan UBS Ngân hàng tiêu dùng Quản lý tài sản Dịch vụ khách hàng toàn cầu Ngân hàng thương doanh nghiệp Ngân hàng đầu tư mại Dịch vụ khách hàng toàn cầu Ngân hàng đầu tư tổ chức Thị trường vốn toàn Dịch vụ ngân hàng cá Dịch vụ khách hàng cầu nhân quỹ đầu cơ Ngân hàng thương Dịch vụ ngân quỹ Dịch vụ khách hàng mại chính phủ Dịch vụ chứng khoán Quản lý tài sản toàn Dịch vụ khách hàng cầu cá nhân (Nguồn: Trang chủ của các ngân hàng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2