intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh. Việc nhận diện các nhân tố này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các chính sách cũng như chương trình phù hợp để vận động người dân tham gia hiến máu, duy trì người hiến máu nhắc lại để có nguồn cung cấp máu ổn định, an toàn cho thành phố. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH A NỮ VŨ QUỲNH KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH A NỮ VŨ QUỲNH KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TỪ VĂN BÌNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trịnh A Nữ Vũ Quỳnh Là học viên cao học lớp Kinh tế và Quản trị sức khỏe khóa 25 của khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện. Các số liệu cũng như kết quả của luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 08 năm 2017 Học viên Trịnh A Nữ Vũ Quỳnh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3 1.5 Cấu trúc nghiên cứu ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................... 5 2.1 Tổng quan về tình hình hiến máu .................................................................. 5 2.1.1 Tình hình tiếp nhận máu trong toàn quốc .......................................... 5 2.1.2 Tình hình tiếp nhận máu tại TP. Hồ Chí Minh ................................... 7 2.2 Lược khảo lý thuyết ....................................................................................... 9 2.2.1 Khái niệm về máu .............................................................................. 9 2.2.2 Hiến máu ........................................................................................... 10 2.2.3 Người hiến máu và vai trò của người hiến máu ................................ 11 2.2.4 Tiêu chuẩn tham gia hiến máu .......................................................... 13 2.2.5 Lợi ích và những phản ứng không mong muốn của việc hiến máu .. 13 2.2.6 Truyền máu ....................................................................................... 14 2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi hiến máu .................................. 17 2.2.8 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi của người hiến máu .................................................................................................... 18 2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan ........................................................... 19
  5. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25 3.1 Khung phân tích ........................................................................................... 25 3.2 Mô hình kinh tế lượng.................................................................................. 25 3.3 Mô tả biến số ................................................................................................ 27 3.4 Dữ liệu .......................................................................................................... 29 3.4.1 Số lượng mẫu khảo sát ...................................................................... 29 3.4.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................ 30 3.4.3 Thời gian khảo sát ............................................................................. 30 3.4.4 Phương pháp lấy mẫu ........................................................................ 30 3.4.5 Xử lý số liệu ............................................................................................. 30 3.4.6 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu............................................................... 30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................................. 32 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................ 32 4.1.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu ............................................................... 32 4.1.2 Tuổi và hành vi hiến máu .................................................................. 37 4.1.3 Giới tính và hành vi hiến máu ........................................................... 38 4.1.4 Nghề nghiệp và hành vi hiến máu ..................................................... 39 4.1.5 Trình độ học vấn và hành vi hiến máu .............................................. 39 4.1.6 Thu nhập và hành vi hiến máu .......................................................... 40 4.1.7 Nhận thức về hiến máu tình nguyện và hành vi hiến máu ................ 41 4.1.8 Thái độ và hành vi hiến máu ............................................................. 42 4.1.9 Xã hội và hành vi hiến máu .............................................................. 42 4.1.10 Kênh thông tin hiến máu và hành vi hiến máu ................................. 43 4.1.11 Lý do hiến máu.................................................................................. 44 4.1.12 Lý do không hiến máu ...................................................................... 45 4.2 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................ 45 4.2.1 Mô hình tham gia hiến máu .............................................................. 45 4.2.2 Mô hình tần suất hiến máu ................................................................ 47 4.3 Thảo luận...................................................................................................... 49
  6. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 54 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 54 5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 55 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tổng quan mẫu nghiên cứu ...................................................................... 32 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các về tuổi, nhận thức, thái độ và ảnh hưởng xã hội ...... 34 Bảng 4.3: Thống kê mô tả về độ tuổi theo nhóm hành vi ......................................... 37 Bảng 4.4: Tỉ lệ hiến máu theo nhóm tuổi .................................................................. 38 Bảng 4.5: Thống kê mô tả nhận thức về hiến máu tình nguyện ............................... 41 Bảng 4.6: Thống kê mô tả thái độ về hiến máu tình nguyện .................................... 42 Bảng 4.7: Thống kê mô tả ảnh hưởng xã hội về hiến máu tình nguyện .................. 43 Bảng 4.8: Thống kê kênh thông tin về hiến máu tình nguyện .................................. 43 Bảng 4.9: Thống kê lý do hiến máu tình nguyện ...................................................... 44 Bảng 4.10: Thống kê lý do không hiến máu ............................................................ 45 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình tham gia hiến máu.......................................... 46 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình tần suất hiến máu ........................................... 48
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận trong toàn quốc từ năm 1994-2015 ......... 5 Hình 2.2: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận tại Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học giai đoạn 1994-2015 ............................................. 8 Hình 2.3: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận từ 2010 – 2015 tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy ............................................................................................... 9 Hình 2.4: Quy trình hiến máu ................................................................................... 11 Hình 2.5: Quy trình truyền máu ................................................................................ 16 Hình 2.6: Mô hình chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ............... 18 Hình 2.7: Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ, hành vi và môi trường sống của người hiến máu ........................................................................................ 19 Hình 3.1: Khung phân tích đề xuất ........................................................................... 25 Hình 3.2: Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................... 30 Hình 4.1: Biểu đồ phân bố độ tuổi của mẫu khảo sát ............................................... 35 Hình 4.2: Biểu đồ nhận thức về hiến máu tình nguyện............................................. 35 Hình 4.3: Biểu đồ thái độ về hoạt động hiến máu tình nguyện ................................ 36 Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của xã hội đến hiến máu tình nguyện ........................ 37 Hình 4.5: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo giới tính ......................................................... 38 Hình 4.6: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo nghề nghiệp................................................... 39 Hình 4.7: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo trình độ học vấn ............................................ 40 Hình 4.8: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo thu nhập bình quân từng tháng ..................... 40 Hình 4.9: Biểu đồ kiến thức về hiến máu tình nguyện ............................................. 41
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Máu là nguồn nguyên liệu vô giá và không thể sản xuất nhân tạo, chỉ có thể có được bằng cách thu thập từ người hiến máu (WHO, 2005). Máu đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong cuộc sống. Truyền máu và các sản phẩm máu giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm, giúp các bệnh nhân mắc bệnh đe dọa đến tính mạng duy trì được cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các thủ thuật và phẫu thuật y tế phức tạp. Do đó cần có lượng máu dự trữ đủ để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu cấp cứu, điều trị, quốc phòng, an ninh và dự phòng thảm hoạ... Cung cấp máu an toàn và đầy đủ nên là một phần không thể thiếu trong chính sách chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia [1]. Tháng 7 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới công bố kết quả về tình hình truyền máu và hiến máu toàn thế giới năm 2015, toàn thế giới ước tính thu được khoảng 112,5 triệu đơn vị máu. Trong đó, hơn 50% lượng máu thu được ở các nước có thu nhập cao (khu vực này chỉ chiếm khoảng 19% dân số thế giới). Tỷ lệ dân số hiến máu trung bình ở các nước phát triển là 3,31%, ở các nước đang phát triển là 1,17% và ở các nước chậm phát triển là 0,46%. Có 70 nước có tỷ lệ hiến máu dưới 0,1% dân số, trong đó có 6 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, các nước này đều là các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp (WHO 2016). Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, số đơn vị máu cần cho điều trị ở mỗi nước, mỗi năm tối thiếu phải bằng 2% dân số cả nước (WHO 2015). Nhu cầu về máu và các chế phẩm máu ở hầu hết các nước ngày càng tăng do sự già hóa dân số và việc thực hiện các phương pháp y học mới đòi hỏi một lượng lớn máu và chế phẩm máu (Juwaheer, 2012). Ở nhiều nước, nhu cầu về máu và các chế phẩm máu tăng với tốc độ cao hơn so với tỷ lệ thu gom dẫn đến tình trạng phải đối mặt với thách thức làm sao duy trì đủ máu cho điều trị, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn của nó[1]. [1]: http://www.who.int/campaigns/world-blood-donor-day/2016/event/en/
  10. 2 Tại Việt Nam, theo báo cáo của ban chỉ đạo quốc gia về vận động hiến máu tình nguyện, trong năm 2015 toàn quốc đã vận động tiếp nhận được 1.341.542 đơn vị máu, tăng 9,7% so với năm 2014. Trong đó có 96,9% đơn vị máu là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương 1,46% dân số hiến máu (thấp hơn tỉ lệ tối thiểu cần thiết cho nhu cầu điều trị mà Tổ chức Y tế Thế giới ước tính). Tuy lượng máu tiếp nhận của cả nước tăng lên nhưng cũng chỉ đáp ứng hơn 60% nhu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh. Vào một số thời điểm trong năm, tình trạng thiếu máu vẫn còn xảy ra như dịp hè, tết Nguyên đán... Tại một số tỉnh, lượng máu tiếp nhận được thấp hơn nhu cầu máu cho điều trị, tỉ lệ người dân hiến máu còn rất khiêm tốn, thậm chí dưới 0,5%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp cứu và điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh (Ngô Mạnh Quân và cộng sự, 2015). Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận máu nhiều nhất cả nước, số lượng máu tiếp nhận trong năm 2015 lên đến 257.814 đơn vị, với tỉ lệ dân số hiến máu là 3.25 % và 100% người hiến máu là hiến máu tình nguyện (Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, 2016). Là nơi tập trung các bệnh viện hàng đầu ở khu vực miền Nam do đó lượng bệnh nhân đổ dồn về khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh rất đông dẫn đến nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị là rất lớn. Sự cân bằng mong manh giữa nguồn cung cấp máu và nhu cầu đã buộc các ngân hàng máu không ngừng tìm kiếm những cách thức hiệu quả hơn để vận động người dân hiến máu. Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hiến máu trở nên quan trọng. Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển rất quan tâm nghiên cứu về chủ đề này trong khi ở Việt Nam thì nội dung nghiên cứu này vẫn còn rất hạn chế. Nắm được các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu là rất cần thiết để xây dựng và phát triển chính sách vận động người hiến máu mới, duy trì người hiến máu hiện tại một cách phù hợp từ đó đạt được một nguồn cung cấp máu an toàn và ổn
  11. 3 định. Đó là lý do tiến hành nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh. Việc nhận diện các nhân tố này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các chính sách cũng như chương trình phù hợp để vận động người dân tham gia hiến máu, duy trì người hiến máu nhắc lại để có nguồn cung cấp máu ổn định, an toàn cho thành phố. Mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tham gia hiến máu tình nguyện, số lần hiến máu của người dân. (2) So sánh tỉ lệ hiến máu giữa nhóm đối tượng tiềm năng (người trong độ tuổi thanh niên ≤ 30 tuổi hoặc sinh viên) so với các nhóm khác. (3) Xác định tỉ lệ các động cơ tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hành vi hiến máu. (4) Nhận diện các kênh thông tin kêu gọi hiến máu được nhiều người biết đến. 1.3 Dữ liệu nghiên cứu Số lượng mẫu khảo là: 314. Đối tượng khảo sát: Những người trong độ tuổi hiến máu (18-60 tuổi) đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp lấy mẫu: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi. Thời gian khảo sát: thực hiện khảo sát từ tháng 12/2016 đến tháng 02/2017. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại TP. Hồ Chí Minh.
  12. 4 1.5 Cấu trúc nghiên cứu Nghiên cứu được chia làm 5 chương, với cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu Nội dung chương này bao gồm giới thiệu bối cảnh, lý do thực hiện nghiên cứu; trình bày mục tiêu nghiên cứu; số liệu nghiên cứu; xác định phạm vi nghiên cứu và nêu ra cấu trúc của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết Trình bày cơ sở lý thuyết, các khái niệm và nghiên cứu có liên quan để làm nền tảng thực hiện nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp, mô hình nghiên cứu, mô tả biến số và dữ liệu thực hiện nghiên cứu. Chương 4: Kết quả Chương này trình bày các kết quả của nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện. Thông qua việc phân tích các kết quả nghiên cứu để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Từ những kết quả ở chương 4, chương này sẽ đưa ra kết luận của nghiên cứu. Từ đó, gợi ý những kiến nghị hoặc chính sách liên quan nhằm gia tăng tỉ lệ tham gia hiến máu tình nguyện. Ngoài ra, chương này cũng đánh giá những hạn chế của nghiên cứu để từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  13. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về tình hình hiến máu 2.1.1 Tình hình tiếp nhận máu trong toàn quốc Hiện nay cả nước có 16 trung tâm truyền máu lớn. Trong đó có 04 cơ sở có số lượng máy tiếp nhận trên 50.000 đơn vị máu / năm, 11 cơ sở tiếp nhận được dưới 35.000 đơn vị máu/năm và 01 cơ sở tiếp nhận được 3.300 đơn vị máu/năm. Số lượng máu tiếp nhận tăng dần qua các năm và đối tượng hiến máu cũng chuyển đổi dần, đối tượng hiến máu tình nguyện tăng dần, giảm dần đối tượng hiến máu chuyên nghiệp (người bán máu) và người nhà cho máu. 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0 Tổng số đơn vị máu tiếp nhận Hiến máu tình nguyện Hiến máu chuyên nghiệp và người nhà cho máu Hình 2.1: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận trong toàn quốc từ năm 1994-2015 Nguồn: Viện Huyết Học Truyền Máu TW Theo báo cáo của ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện về kết quả công tác vận động hiến máu tình nguyện năm 2015, toàn quốc đã tiếp nhận 1.156.649 đơn vị máu, sau quy đổi là 1.341.542 đơn vị, đạt 117,2 % chỉ tiêu kế hoạch và tăng 9,7% so với năm 2014. Trong đó, 96,9 % đơn vị máu là từ người hiến máu
  14. 6 tình nguyện, dân số cả nước hiến máu đạt 1,46%, đối tượng tham gia hiến máu nhắc lại đạt 42%. Lượng máu tiếp nhận về cơ bản đảm bảo máu phục vụ cho công tác điều trị, góp phần cứu chữa hàng triệu người bệnh cần truyền máu. Năm 2015, cả nước không xảy ra tình trạng thiếu máu trầm trọng nhưng lượng máu tiếp nhận cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu sử dụng. Đến nay, cả nước có hơn 98% quận/ huyện và hơn 71% xã/ phường lập Ban chỉ đạo vận động hiến máu; có gần 2.800 câu lạc bộ hiến máu tình nguyện với hơn 114.000 thành viên. Ngân sách nhà nước cấp cho Ban chỉ đạo quốc gia và hầu hết Ban chỉ đạo cấp tỉnh cao hơn năm trước và cơ bản được đảm bảo. Lực lượng người hiến máu tình nguyện được xem là nguồn cung cấp máu ổn định và an toàn nhất, đặc biệt là khi người hiến máu có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động truyền máu và an toàn truyền máu. Do đó, đối tượng hiến máu này luôn được ban chỉ đạo vận động hiến máu chú trọng duy trì và phát triển. Có nhiều mô hình tốt về tuyên truyền, vận động và tổ chức hiến máu được thực hiện như Trung ương Đoàn với chương trình “Chủ nhật đỏ”, Bộ công an với chương trình “Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu”, Viện Huyết học Truyền máu TW với chương trình “Lễ hội xuân hồng” và “Hành trình đỏ”, TW Hội chữ thập đỏ Việt Nam với “Ngày hội hiến máu nhân đạo Nguyễn Du”… Nhận thức của người dân nói chung về hiến máu tình nguyện chưa cao, nên hành động hiến máu nhiều khi chưa thực sự là tự giác, tự nguyện và là trách nhiệm công dân đối với xã hội. Vì vậy, hiến máu tình nguyện vẫn còn tính “kỳ cuộc” và chịu “sức ép” để đạt chỉ tiêu. Tỉ lệ trì hoãn hiến máu do vấn đề sức khỏe chiếm 7,9% (so với lượt người đã hiến máu), trong đó trên 60% là do viêm gan B và thiếu máu (thông qua 2 xét nghiệm nhanh trước hiến máu). Về hủy máu và chế phẩm máu không an toàn: số lượng máu toàn phần phải hủy năm 2015 là 32.983 đơn vị (tương đương 2,98% lượng máu đã tiếp nhận). Trong đó, túi máu bị nhiễm các tác nhân lây truyền qua đường máu như viêm gan B, viêm
  15. 7 gan C, virus HIV, giang mai, sốt rét chiếm đến 29.483 đơn vị. Còn lại là do các yếu tố kỹ thuật như không đủ thể tích, máu bị đông, túi đựng máu bị vỡ, tan máu,… 2.1.2 Tình hình tiếp nhận máu tại TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước, là nơi tập trung các bệnh viện hàng đầu ở khu vực miền Nam do đó lượng bệnh nhân đổ dồn về khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh rất đông. Nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị tại TP. Hồ Chí Minh là rất lớn và liên tục gia tăng qua các năm. Số lượng máu tiếp nhận hàng năm rất lớn nhưng tình trạng thiếu máu vẫn còn xảy ra, đặc biệt là các dịp hè, lễ tết… Năm 2015, TP. Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận máu nhiều nhất cả nước, số lượng máu tiếp nhận trong năm 2015 lên đến 257.814 đơn vị, đạt 128,9% so với chỉ tiêu kế hoạch và chiếm 22,3% số lượng máu tiếp nhận trong toàn quốc. Tỉ lệ dân số TP. Hồ Chí Minh tham gia hiến máu là 3.25 %, đứng thứ hai trên cả nước (sau Đà Nẵng) và 100% người hiến máu là người hiến máu tình nguyện. Trong đó, tỉ lệ hiến máu nhắc lại là 65%. TP. Hồ Chí Minh có 2 ngân hàng máu là Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học (ngân hàng máu lớn nhất cả nước) và Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy (ngân hàng máu lớn thứ tư trong nước).  Ngân hàng máu - Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học: Năm 1975 sau giải phóng, ngân hàng máu được tiếp quản từ Viện Truyền máu quốc gia của chế độ Sài Gòn cũ với nhiệm vụ chính là lấy máu và cung cấp máu cho các bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 02/02/2010, ngân hàng máu - bệnh viện Truyền Máu Huyết Học được khánh thành và đi vào hoạt động với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Hiện nay, Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học là ngân hàng máu lớn nhất cả nước, tổ chức thu thập và tiếp nhận máu từ người hiến máu tình nguyện, điều chế sản xuất, cung cấp máu và các chế phẩm máu cho các bệnh viện
  16. 8 trong địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Lượng máu lưu trữ tại Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học là từ hai nguồn: do Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học trực tiếp tiếp nhận và Trung tâm Hiến máu Nhân đạo thuộc Chữ thập đỏ thành phố Hồ Chí Minh vận động tiếp nhận. Lượng máu tiếp nhận tại Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây. Kể từ năm 2011, Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học không còn tiếp nhận máu từ người hiến máu chuyên nghiệp cho máu toàn phần, 100% người cho máu là người hiến máu tình nguyện. Hình 2.2: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận tại Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học giai đoạn 1994-2015 Nguồn: Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học  Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy: Năm 2002 theo quyết định 402/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy được thành lập. Năm 2010, trung tâm truyền máu Chợ Rẫy chính thức đi
  17. 9 vào hoạt động với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, vận động, tiếp nhận hiến máu và cung cấp máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất và các bệnh viện thuộc 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ gồm Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu. Số lượng máu tiếp nhận tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy cũng tăng dần theo từng năm. 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Hình 2.3: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận từ 2010 – 2015 tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy Nguồn: Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy Số lượng máu tiếp nhận tăng mạnh qua từng năm nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng máu cho điều trị. Sự cân bằng cung cầu máu trở nên mong manh và cần tăng hơn nữa số lượng máu tiếp nhận để đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị. Hay nói cách khác, việc phát triển lực lượng người hiến máu tình nguyện trở nên rất bức thiết và quan trọng. 2.2 Lược khảo lý thuyết 2.2.1 Khái niệm về máu
  18. 10 Máu: Máu là mô liên kết được lưu thông trong hệ tuần hoàn dưới dạng dung dịch. Máu gồm 2 thành phần: thành phần hữu hình – tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) và thành phần vô hình – huyết tương (Phạm Đình Lựu, 2008). Thể tích máu trong cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh lý như tuổi, giới tính, cân nặng… Thể tích máu trung bình ở người dao động từ 70 – 80ml/kg cân nặng. Thể tích máu được duy trì hằng định trong cơ thể nhờ sự cân bằng giữa 2 yếu tố: lượng dịch nhập vào cơ thể như ăn uống, truyền dịch… và lượng dịch bài tiết khỏi cơ thể như nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt… Riêng thành phần hồng cầu trong máu có thể duy trì số lượng hằng định từ 3.8 – 4.2 triệu hồng cầu trên 1 microlit máu nhờ vào sự cân bằng giữa hai yếu tố: tạo máu từ tủy xương và sự tiêu hủy các hồng cầu già, mất chức năng tại lách. Trong những trường hợp thể tích máu bị hao hụt do nhiều nguyên nhân ví dụ như xuất huyết, mất nước do tiêu chảy cấp mức độ nặng hoặc mất nước do ra nhiều mồ hôi trong thời tiết nóng… có thể ảnh hưởng đến huyết áp và sự tưới máu các cơ quan, quan trọng nhất là tim, não bộ và thận. Nếu thể tích máu mất đi dưới 25% thể tích máu toàn cơ thể và tốc độ mất máu không quá nhanh, cơ thể có thể duy trì huyết áp thông qua các cơ chế bù trừ nhằm đảm bảo việc tưới máu mô: tăng nhịp tim; co mạch máu ngoại vi dồn máu vào trung tâm cho các cơ quan quan trọng như não bộ, tim và thận…; tiết ra hormone kháng bài niệu giúp giảm thiểu thể tích nước mất qua đường tiểu… Tuy nhiên khi thể tích máu mất đi hơn 1/3 thể tích máu toàn cơ thể, các cơ chế bù trừ của cơ thể không còn hiệu quả dẫn đến tình trạng sốc giảm thể tích, rối loạn chức năng cơ quan do giảm tưới máu mô và thậm chí là tử vong (Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, 2012). 2.2.2 Hiến máu Hiến máu là quá trình mà một người tự nguyện cho máu hoặc các thành phần của máu. Máu sau khi được thu thập có thể dùng để truyền hoặc trải qua một quá trình dược – sinh học gọi là “phân tách” tạo ra các chế phẩm máu (WHO, 2005). Quy trình hiến máu hiện đang được áp dụng tại các cơ sở tiếp nhận máu tại Việt Nam như sau:
  19. 11 Đăng ký Tư vấn, khám, xét Nghỉ, nghiệm tuyển hiến máu uống nước chọn Tư vấn Nghỉ, ăn nhẹ, Hiến máu nhận quà tặng sau hiến máu Hình 2.4: Quy trình hiến máu Nguồn: Cẩm nang vận động hiến máu (2012) 2.2.3 Người hiến máu và vai trò của người hiến máu  Người hiến máu là người tự nguyện cho máu hoặc các thành phần của máu. Có 3 nhóm người hiến máu (WHO, 2010): Người hiến máu tình nguyện: là người cho máu hoặc các thành phần của máu một cách tình nguyện, không nhận thù lao dưới dang tiền mặt hoặc dưới bất kỳ hình thức nào có thể thay thế tiền. Người thân cho máu: là những người cho máu khi được yêu cầu bởi thành viên khác trong gia đình hoặc cộng đồng của họ. Hình thức này còn gọi là cho máu trực tiếp thường xảy ra khi bệnh nhân yêu cầu nhận máu từ người thân hoặc bạn bè của họ. Người hiến máu vì mục đích thương mại: là những người cho máu nhằm mục đích nhận tiền hoặc các hình thức khác có thể đổi thành tiền. Các quốc gia trên thế giới ngày nay tập trung phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện nhắc lại, vì đây được xem là đối tượng cho máu an toàn nhất. (Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, 2012).
  20. 12  Vai trò của người hiến máu: Người hiến máu đóng vai trò là nguồn cung cấp máu dự trữ tại các ngân hàng máu. Do tính chất quan trọng này, số đơn vị máu tiếp nhận và tỷ lệ máu đáp ứng được với nhu cầu điều trị được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của các trung tâm truyền máu hoặc ngân hàng máu. Người hiến máu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của máu và an toàn truyền máu. Một trong các nguyên tắc truyền máu là truyền máu an toàn. Truyền máu an toàn bao gồm an toàn về miễn dịch (truyền chế phẩm máu phù hợp nhóm máu của bệnh nhân và không kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể người nhằm giảm tối thiểu nguy cơ liên quan đến truyền chế phẩm máu), an toàn về vi sinh (đảm bảo loại bỏ các tác nhân lây truyền qua đường máu). Mặc dù nguồn máu sau khi tiếp nhận sẽ được trải qua quá trình sàng lọc các kháng thể bất thường trong máu (nhằm giảm nguy cơ gây kích thích hệ miễn dịch khi truyền vào cơ thể bệnh nhân) và đặc biệt là các tác nhân vi sinh như virus viêm gan B, virus viêm gan C, virus HIV, giang mai, sốt rét... (nhằm giảm nguy cơ lây truyền qua đường máu). Hiện nay, các trung tâm truyền máu lớn tại Việt Nam đã bắt đầu sử dụng phương sàng lọc máu bằng kỹ thuật khuyếch đại acid nucleic (NAT: Nucleic Acid Testing) nhằm rút ngắn thời gian cửa sổ, tăng khả năng phát hiện virus viêm gan B, virus viêm gan C và virus HIV. Nhưng an toàn truyền máu vẫn phải bắt đầu ngay từ khâu đầu tiên nghĩa là phải đảm bảo nguồn máu an toàn ngay từ nguồn cung cấp máu vì chất lượng máu phụ thuộc rất lớn vào người hiến máu. Người hiến máu cần đảm bảo các điều kiện về hiến máu, tự sàng lọc các nguy cơ mắc bệnh qua đường máu nhằm giảm tải rủi ro truyền các chế phẩm máu bị nhiễm bệnh trong giai đoạn cửa sổ cho người bệnh. Người hiến máu còn góp phần quan trọng trong công tác truyền thông, vận động hiến máu. Tấm gương về tinh thần sẵn sàng cho máu cứu người và tấm lòng vị tha của những người hiến máu sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của những người xung quanh về tầm quan trọng của truyền máu trong hoạt động điều trị bệnh. Chính những người hiến máu sẽ là nhân chứng sống xua đi nỗi sợ “hiến máu, ảnh hưởng đến sức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2