intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện; xem xét tác động của quản lý khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện, một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ PHƯƠNG TRANG KHOẢN PHẢI THU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY NGÀNH ĐIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ PHƯƠNG TRANG KHOẢN PHẢI THU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY NGÀNH ĐIỆN Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ LANH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài nghiên cứu “Khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng để phân tích và nghiên cứu của đề tài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo quy định. Học viên thực hiện Luận văn Đoàn Thị Phương Trang
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................. ix DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................x TÓM TẮT ................................................................................................................ xi ABSTRACT ............................................................................................................ xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...............................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.6 Bố cục của luận văn .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6 2.1. Khung lý thuyết.................................................................................................... 6 2.1.1 Khái niệm về quản trị vốn luân chuyển ................................................6 2.1.2 Khái niệm khoản phải thu .....................................................................7 2.1.3 Phân loại các khoản phải thu ................................................................7
  5. iii 2.1.4 Các chính sách thực hiện quản trị khoản phải thu ...............................9 2.1.5 Mối quan hệ giữa khoản phải thu và hiệu quả hoạt động ...................12 2.1.6 Khái niệm hiệu quả hoạt động ............................................................12 2.1.7 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động .....................................13 2.2 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây............................................................15 2.2.1 Tổng quan về các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................15 2.2.2 Tổng quan về các nghiên cứu ở trong nước ...................................................20 2.2.3 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây ..................................................22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24 3.1. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................24 3.2. Mô tả các chỉ tiêu đo lường và thu thập dữ liệu...............................................24 3.2.1 Mô tả chỉ tiêu đo lường về hiệu quả hoạt động và các khoản phải thu ..24 3.2.2 Thu thập dữ liệu ..................................................................................26 3.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................28 4.1 Tổng quan các khoản phải thu về doanh nghiệp ngành điện ...........................28 4.1.1 Các khoản phải thu về doanh nghiệp ngành điện ...............................28 4.1.2 Công tác quản lý khoản phải thu và hiệu quả hoạt động giữa các Tổng công ty bán lẻ điện ....................................................................................................31 4.2 Thực trạng các khoản phải thu và hiệu quả hoạt động .....................................33 4.2.1 Thực trạng các khoản phải thu tại EVNHCMC ..................................33 4.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tại EVNHCMC .................................42 4.2.3 Mối quan hệ giữa khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại EVNHCMC ...............................................................................................................48
  6. iv 4.2.4. Những mặt đạt được và hạn chế về quản lý các khoản phải thu tại EVNHCMC ...............................................................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ................................52 5.1 Kết Luận ..............................................................................................................52 5.2 Một số khuyến nghị ............................................................................................52 5.3 Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54 PHỤ LỤC .................................................................................................................57
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EVN: Tập đoàn Điện lực Viêt Nam NPT: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia PC: Tổng công ty điện lực SMO: Đơn vị điều hành hệ thống và thị trường NLDC: Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia EPTC: Công ty mua bán điện BOT: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao EVNHCMC: Tổng công ty Điện lực TP.HCM EVNNPC: Tổng công ty Điện lực Miền Bắc EVNCPC: Tổng công ty Điện lực Miền Trung EVNSPC: Tổng công ty Điện lực Miền Nam PCSG: Công ty Điện lực Sài Gòn PCPT: Công ty Điện lực Phú Thọ PCTP: Công ty Điện lực Tân Phú PCBP: Công ty Điện lực Bình Phú PCCC: Công ty Điện lực Củ Chi PCDH: Công ty Điện lực Duyên Hải PCHM: Công ty Điện lực Hóc Môn PCTTh: Công ty Điện lực Thủ Thiêm PCGV: Công ty Điện lực Gò Vấp PCTĐ: Công ty Điện lực Thủ Đức PCTT: Công ty Điện lực Tân Thuận
  8. vi PCGĐ: Công ty Điện lực Gia Định PCCL: Công ty Điện lực Chợ Lớn PCBC: Công ty Điện lực Bình Chánh PCTB: Công ty Điện lực Tân Bình PCAPĐ: Công ty Điện lực An Phú Đông ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Phản ứng của các đơn hàng trễ hạn ........................................................10
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê các kết quả nghiên cứu trước đây .......................................... 22 Bảng 4.1: Thông số chính của cơ cấu ngành điện trong tương lai ......................... 28 Bảng 4.2: Thống kê khu vực quản lý và số lượng khách hàng của các Công ty điện lực ........................................................................................................................... 33 Bảng 4.3: Các khoản phải thu của EVNHCMC giai đoạn 2015-2018 .................. 35 Bảng 4.4: Các khoản phải thu trong tháng 12 năm 2018 ....................................... 37
  11. ix DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: Doanh thu hàng năm của EVN giai đoạn 2012-2016 .......................... 29 Đồ thị 4.2: Tỷ lệ thu tiền điện trên khoản phải thu của EVN giai đoạn 2012-2016 ................................................................................................................................ 30 Đồ thị 4.3: Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của EVN giai đoạn 2013-2016............................................................................................................... 30 Đồ thị 4.4: So sánh kỳ thu tiền bình quân, ROA và ROE giữa các Tổng công ty Điện lực bán lẻ điện giai đoạn 2015-2017 ............................................................. 31 Đồ thị 4.5: Doanh thu của các Công ty điện lực giai đoạn 2016-2018 .................. 36 Đồ thị 4.6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các Công ty điện lực giai đoạn 2016- 2018 ........................................................................................................................ 37 Đồ thị 4.7: Vòng quay khoản phải thu của các Công ty điện lực giai đoạn 2016- 2018 ........................................................................................................................ 44 Đồ thị 4.8: Kỳ thu tiền bình quân của các Công ty điện lực giai đoạn 2016-2018 44 Đồ thị 4.9: Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của EVNHCMC giai đoạn 2014-2018 ...................................................................................................... 45 Đồ thị 4.10: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản của EVNHCMC giai đoạn 2014-2018 .. 46 Đồ thị 4.11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của EVNHCMC giai đoạn 2014- 2018 ........................................................................................................................ 47 Đồ thị 4.12: Mối quan hệ giữa ROA và kỳ thu tiền bình quân .............................. 48 Đồ thị 4.13: Mối quan hệ giữa ROE và kỳ thu tiền bình quân .............................. 49
  12. x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Doanh thu của các Công ty điện lực giai đoạn 2016-2018 ................... 57 Phụ lục 2: Vòng quay các khoản phải thu của các Công ty điện lực giai đoạn 2016- 2018 .........................................................................................................................58 Phụ lục 3: Kỳ thu tiền bình quân của các Công ty điện lực giai đoạn 2016-2018 ..59 Phụ lục 4: So sánh kỳ thu tiền bình quân, ROA và ROE giữa các Tổng công ty Điện lực bán lẻ điện giai đoạn 2015-2017 .......................................................................60
  13. xi TÓM TẮT Sự tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nghiên cứu tại các công ty ngành điện Việt Nam giai đoạn 2014-2018, nghiên cứu được giới hạn cho Tổng công ty Điện lực TP.HCM là đơn vị bán lẻ điện, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp bằng phương pháp định tính trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây. Khoản phải thu được đo lường bằng kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tiêu cực và Tổng công ty Điện lực TP.HCM đang quản lý tốt số ngày thu tiền bình quân của khách hàng. Từ khóa: Khoản phải thu, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả hoạt động của những công ty ngành điện Việt Nam.
  14. xii ABSTRACT The impact of the receivables on the performance of businesses studied at Vietnamese power companies in the period of 2014-2018, the study is limited to Ho Chi Minh City Electricity Corporation is the seller. Odds, based on secondary data source by qualitative method on the basis of applying theoretical framework and previous research results. Receivables are measured by the average cash collection period, operating efficiency is measured by the ratio of return on assets (ROA) and return on equity (ROE). The research results show that the impact of receivables on the performance of businesses is negative and Ho Chi Minh City Power Corporation is well managing the average number of days to collect money from customers. Key words: Receivables, return on assets, return on equity, performance of electricity companies in Vietnam.
  15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Bản chất của hiệu quả hoạt động là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý tốt tài sản cố định, hàng tồn kho, các khoản phải thu,…. Trong quá trình kinh doanh, bên cạnh các quyết định tài chính dài hạn còn có các quyết định quản trị tài chính ngắn hạn. Để có thể tồn tại và phát triển, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có chính sách quản lý vốn luân chuyển hiệu quả, trong đó có quản trị khoản phải thu. Khoản phải thu là số tiền khách hàng phải trả cho doanh nghiệp đối với dịch vụ hoặc hàng hóa doanh nghiệp đã cung cấp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Việc tăng các khoản phải thu sẽ làm tăng các chi phí quản lý và thu hồi nợ, thậm chí là chi phí lãi vay do nhu cầu cần bổ sung vốn luân chuyển khi để khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp quá nhiều. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, đã có gần 60,000 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong bảy tháng đầu năm 2018 tăng 38.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là gần 40,000 doanh nghiệp tăng 45.6%, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn là gần 20,000 doanh nghiệp tăng 26% và tập trung vào các lĩnh vực sửa chữa ôtô, xe máy, bán buôn, bán lẻ tăng 19.8%; xây dựng tăng 6.9% và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 26.2%. Theo Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục Trưởng Tổng cục thống kê Việt Nam cho rằng “Việc doanh nghiệp thành lập và giải thể là chuyện rất bình thường trong nền kinh tế thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam không mâu thuẫn nhau” và Ông cho rằng số lượng doanh nghiệp Việt Nam phá sản, giải thể ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới như ở New Zeanland cứ 100 doanh nghiệp thành lập mới thì sẽ có 16% doanh nghiệp là tồn tại,
  16. 2 còn ở Việt Nam số doanh nghiệp thành lập mới tồn tại trên 90%, tức là tỷ lệ doanh nghiệp phá sản thấp so với thành lập mới, đây có thể là cách nhìn lạc quan của một nhà làm chính sách. Riêng đối với doanh nghiệp thì việc kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phá sản, giải thể là điều không doanh nghiệp nào mong muốn cả, việc doanh nghiệp phá sản giải thể thể hiện năng lực quản lý kém làm thất thoát nguồn lực tài chính, thiếu kế hoạch kinh doanh, thiếu mô hình kinh doanh hiệu quả, chậm áp dụng khoa học kỹ thuật dẫn đến lạc hậu và bị đào thải,…và nhiều vấn đề khác cần xử lý trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp không ứng phó được. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phần, việc đi sâu phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính chưa được các nhà đầu tư quan tâm. Do vậy doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu ghi nhận là số liệu kế toán mà chưa thực sự quan tâm là tiền đã thu về hay chưa, tức là lợi nhuận thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không thể hiện được dòng tiền của các khoản phải thu của doanh nghiệp đang bị thâm hụt hoặc thặng dư. Điều này cũng là mối quan tâm cần thiết cho các công ty trong ngành điện hiện nay. Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành điện nhưng đều thuộc tầm vĩ mô như: nghiên cứu “Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” của Nguyễn Thanh Sơn (2014), nghiên cứu “Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam” của Nguyễn Hoài Nam (2018) và nghiên cứu “Một số giải pháp chủ yếu để quản lý có hiệu quả ngành điện lực Việt Nam” của Nguyễn Hữu Quyền,…nhưng chưa một nghiên cứu nào tìm hiểu cụ thể một chỉ tiêu nào đó của tài sản là một thành phần của vốn luân chuyển để đánh giá hiệu quả hoạt động. Trong khi, ngành điện Việt Nam là một ngành có nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh rất lớn, bên cạnh việc huy động các nguồn vốn vay thì việc khai thác tốt lợi nhuận giữ lại và quản trị tốt khoản phải thu là một ưu tiên trong quản trị tài chính. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu các khoản phải thu và hiệu quả hoạt động của các công ty ngành điện là rất cần thiết nhằm đảm bảo dòng tiền bổ sung cho vốn
  17. 3 luân chuyển được thông suốt, thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh và thấy được sự ảnh hưởng của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những nhận định về tổ chức quản lý các khoản phải thu, đánh giá hiệu quả đạt được và đề xuất các gợi ý hoàn thiện hoạt động quản trị vốn luân chuyển cho các công ty ngành điện. Xuất phát từ những suy nghĩ nêu trên cho thấy đề tài “Khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện” là vấn đề cần được nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn kỳ vọng đạt ba mục tiêu sau đây: - Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện. - Xem xét tác động của quản lý khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện. - Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu để nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận văn phải trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện như thế nào ? - Có sự tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành điện không ? - Có những đề xuất gì giúp cho công tác quản trị khoản phải thu tại các công ty ngành điện ? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đó là khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện. Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trong phạm vị Tổng công ty Điện lực TP.HCM về công tác quản trị khoản phải thu và hiệu quả
  18. 4 hoạt động là đơn vị bán lẻ điện đại diện cho doanh nghiệp ngành điện. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán từ năm 2014 – 2018 của Tổng công ty Điện lực TP.HCM. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp định tính Phương pháp định tính: Thực hiện thống kê, phân tích, đánh giá, so sánh công tác quản trị khoản phải thu và hiệu quả hoạt động tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán từ năm 2014 – 2018 tại Tổng công ty Điên lực TP.HCM. 1.6 Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày theo bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài Nội dung chương này nêu lập luận sự cần thiết để lựa chọn đề tài cho việc nghiên cứu luận văn này. Đặt ra các mục tiêu nghiên cứu, cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Tại chương 2, đưa ra một số nội dung cho những khái niệm cốt lõi về quản trị vốn luân chuyển, khoản phải thu và hiệu quả hoạt động. Dựa trên những bài nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài để đánh giá kinh nghiệm về sự tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tại chương 3, nêu phương pháp xử lý dữ liệu và các chỉ tiêu đánh giá nhằm tiến hành kiểm tra sự tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động tại các công ty ngành điện, cụ thể là Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
  19. 5 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Tại chương 4, thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra nhận xét, đánh giá về sự tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị - Tại chương 5, nêu kết luận về kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu để nâng cao hiệu quả hoạt động cho Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
  20. 6 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1 Khái niệm về quản trị vốn luân chuyển Theo Nguyễn Thanh Liêm (2007) khái niệm “Quản trị vốn luân chuyển theo nghĩa rộng là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động, là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty”. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Với nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự chuyển hóa nhanh chóng giữa các hình thái tồn tại cơ bản của tài sản lưu động để liên tục sản sinh ra ngân quỹ. Quản trị vốn luân chuyển duy trì quan hệ giữa từng bộ phận cấu thành cũng như tổng thể của vốn luân chuyển một cách hợp lý và tìm ra các nguồn vốn phù hợp để tài trợ cho vốn luân chuyển. Như vậy, quản trị vốn luân chuyển tác động trực tiếp lên trạng thái sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Ngoài ra, khái niệm về quản trị vốn luân chuyển bằng không cũng được định nghĩa theo cách riêng như sau: Vốn luân chuyển = Tồn kho + Khoản phải thu – Khoản phải trả. Với khái niệm này giải thích rằng tồn kho và khoản phải thu là cơ sở tạo nên doanh thu, nhưng chính tồn kho có thể được tài trợ bởi nhà cung cấp thông qua khoản phải trả. Giảm vốn luân chuyển và tăng doanh số có hai lợi ích cơ bản về mặt tài chính: Thứ nhất, mỗi đồng tiền được giải phóng nhờ giảm hàng tồn kho và khoản phải thu hoặc nhờ tăng khoản phải trả. Việc này sẽ làm tăng nguồn ngân quỹ cho công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2