intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn này nhằm kiểm định giả thuyết hiệu quả dạng yếu đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam cho giai đoạn 2000 – 2012 để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam có tuân theo giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu hay không? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN VĂN CÔNG KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN VĂN CÔNG KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã hết lòng ủng hộ động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013 Học viên: Nguyễn Văn Công
  4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013 Tác giả Nguyễn Văn Công
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOSE: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội TTCK: Thị trường chứng khoán CTCK: Công ty chứng khoán UBCK: Ủy ban chứng khoán EMH: Efficient Market Hypothesis – Giả thuyết thị trường hiệu quả IID: Independent and Identically Distributed – Phân phối xác suất độc lập và đồng nhất RW: Random Walk – Bước ngẫu nhiên RW1: Random Walk 1 – Giả thuyết 1 của lý thuyết bước đi ngẫu nhiên RW2: Random Walk 2 – Giả thuyết 2 của lý thuyết bước đi ngẫu nhiên RW3: Random Walk 3 – Giả thuyết 3 của lý thuyết bước đi ngẫu nhiên
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Unit Root ................................................................ 25 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Ljung-Box .............................................................. 26 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định LOMAC ................................................................. 27 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch của chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 – 2012 [18]. .......................................................................................................3 Hình 1.2: Quy mô công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2012 [19] ...4 Hình 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu chứng khoán theo tuần .................................. 24
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5 1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6 1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 6 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ .......................................................... 8 2.1. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory) .......................... 8 2.2. Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) ................................................................................................ 9 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đó ....................................................... 11 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 14 3.1. Giới thiệu các kiểm định ......................................................................... 14 3.2. Lựa chọn kiểm định ................................................................................ 15 3.2.1. Bước ngẫu nhiên ........................................................................... 17 3.2.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................ 17 3.2.3. Kiểm định Ljung – Box ............................................................... 19 3.2.4. Kiểm định LOMAC ..................................................................... 20 3.3. Nguồn dữ liệu và thống kê mô tả ........................................................... 22 3.3.1. Nguồn dữ liệu ............................................................................... 22 3.3.2. Thống kê mô tả nguồn dữ liệu ..................................................... 23 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 25 4.1. Kết quả kiểm định Unit Root ................................................................. 25 4.2. Kết quả kiểm định Ljung-Box ................................................................ 26
  8. 4.3. Kết quả kiểm định LOMAC ................................................................... 27 4.4. Kết luận .................................................................................................... 28 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 29 5.1. Kết luận .................................................................................................... 29 5.2. Kiến nghị chính sách ............................................................................... 32 5.3. Những hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo ................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 34 PHỤ LỤC BẢNG ....................................................................................................... 36
  9. 1 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đó là kênh huy động vốn dài hạn hết sức hiệu quả bên cạnh các kênh huy động trung và ngắn khác từ ngân hàng. Chính vì lí do đó bất cứ một thay đổi nào của nền kinh tế đều được phản ánh một cách rõ nét lên giá chứng khoán và các chỉ số thị trường. Sự phản ánh đó nhanh hay chậm, mức độ chính xác cao của các biến động giá được quyết định bởi nhân tố thông tin trên thị trường, cụ thể, khi nhận được những thông tin tích cực từ nền kinh tế, giá cổ phiếu có thể ngay lập tức biến động theo chiều hướng tăng và ngược lại giá sẽ điều chỉnh giảm khi thông tin nhận được có dấu hiệu tiêu cực. Khả năng phản ánh tốt thông tin của thị trường chứng khoán vì vậy được rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu xem xét như một tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường. Một trong những lý thuyết được nghiên cứu nhiều nhất cũng như được công nhận một cách rộng rãi trên thế giới là Lý thuyết thị trường hiệu quả. Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) do Fama nêu ra lần đầu năm 1965, được xem là nền tảng của lý thuyết tài chính hiện đại, theo đó thì thị trường hiệu quả được chia thành ba dạng là dạng yếu, dạng trung bình và dạng mạnh. Có nhiều nghiên cứu kiểm định đối với các thị trường phát triển như ở Mỹ, Nhật và Châu Âu chứng minh rằng thị trường chứng khoán ở những nước này phần lớn tuân theo hiệu quả ít nhất là dạng yếu. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận rộng rãi cũng như nhiều bằng chứng chứng tỏ thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển không tuân theo hiệu quả dạng mạnh cũng như dạng trung bình mà trong rất nhiều trường hợp thậm chí không tuân theo hiệu quả dạng yếu (Phần 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đó của luận văn).
  10. 2 Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có hệ thống tài chính mới hội nhập vào tài chính toàn cầu do đó thị trường chứng khoán được dự đoán cũng sẽ mang nhiều tính chất tương tự với hầu hết các thị trường chứng khoán mới nổi khác trên thế giới. So với các thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng còn khá non trẻ với hơn 12 năm phát triển bắt đầu từ ngày 28/07/2000. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan từng bước trở thành kênh truyền dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa và cơ cấu lại nền kinh tế cũng như sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước song có nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến sự quá mới mẻ và kém phát triển của thị trường bao gồm thông tin bất cân xứng, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh cũng như các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp chưa đầy đủ, việc giao dịch nội gián, làm giá chứng khoán hoặc đầu tư quá dựa vào tin đồn, chất lượng hàng hóa còn thấp, chưa đa dạng. Đặc biệt, với sự tham gia đông đảo của các công ty chứng khoán thành lập theo phong trào và các nhà đầu tư cá nhân thiếu kiến thức chuyên môn về đầu tư, tài chính và những thông tin mang tính cơ bản về nền kinh tế cũng như của các công ty niêm yết, thay vì xem việc đầu tư chứng khoán là một nghề do đó dễ dẫn đến những hành động và quyết định đầu tư cảm tính, phi lý trí, bầy đàn. Dẫn đến thị trường rất dễ bị tổn thương, tác động nghiêm trọng sau những biến động về kinh tế và xã hội điển hình như vụ “Bầu Kiên” (Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB), ông Lý Xuân Hải (Tổng giám đốc Ngân hàng ACB) bị bắt (tháng 08/2012) đã làm thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với nhiều sự thay đổi về mặt chính sách nhà nước tạo ra sức hấp dẫn của một thị
  11. 3 trường mới nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Xuất phát từ lý do này rất nhiều các nghiên cứu khoa học kinh tế liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam trên nhiều phương diện được đưa ra, như các nghiên cứu về chính sách, hệ thống pháp luật, tính chất kinh tế, quy tắc hoạt động của thị trường, cơ cấu của thị trường và tác động qua lại của thị trường đến nền kinh tế cũng như các tác động khác đến đời sống xã hội. Các nghiên cứu ngày càng được đầu tư và xem xét một cách chuyên sâu và dành được nhiều sự quan tâm của các tổ chức cá nhân nhà đầu tư, nhà phân tích và những cơ quan xây dựng chính sách coi trọng. Hình 1.1: Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch của chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 – 2012 [18]. Trong quá trình phát triển hơn 12 năm vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển nhất định về số lượng công ty niêm yết bắt đầu với 2 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần cơ điện lạnh – REE và Công ty Cổ phần Cáp
  12. 4 và Vật liệu viễn thông – SAM) cộng với một số trái phiếu với mức vốn hóa thị trường chỉ đạt 459 tỷ đồng trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000, đến nay thị trường đã có 315 công ty niêm yết tính đến ngày 31/12/2012 với mức vốn hóa 602.904 tỷ đồng [19]. Hình 1.2: Quy mô công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2012 [19] Thêm vào đó số lượng các nhà đầu tư với sự tham gia không chỉ các tổ chức cá nhân trong nước mà còn có các tổ chức cá nhân nước ngoài tăng lên chóng mặt đạt mức 1,26 triệu tài khoản (trong đó các tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài có 16.001 tài khoản) tính đến hết tháng 12/2012. Riêng trong tháng 12/2012, số tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư được cấp mới là 7.869 tài khoản (trong đó: tổ chức trong nước 111; cá nhân trong nước 7.701; tổ chức nước ngoài 14; cá nhân nước ngoài 35) [20]. Cùng với sự đóng góp về trình độ đầu tư, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của các tổ chức cá nhân nước ngoài
  13. 5 trong việc nắm bắt thị trường, kiến thức, kinh nghiệm của nhà đầu tư Việt Nam cũng đã tương đối được nâng cao. Về mặt chính sách, Quốc hội Nhà nước Việt Nam cũng như Bộ Tài chính và trực tiếp là Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp quy hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo một môi trường hoạt động lành mạnh cho toàn bộ thị trường điều chỉnh mọi mặt các mối quan hệ hoạt động trên TTCK như Luật đầu tư, các quy định về phát hành thông tin, các Nghị định, Thông tư lên quan đến quy chế hoạt động của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán, các công ty niêm yết…Ngoài hoàn thiện khung pháp lý, Nhà nước ta cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường tài chính thế giới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Với vai trò quan trọng của TTCK là kênh huy động vốn đầu tư dài hạn hiệu quả, nhanh chóng nhất cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, đồng thời cũng nhận ra như xu hướng phát triển mạnh mẽ và nhiều tiềm năng của TTCK Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến hoạt động của thị trường. Đã có rất nhiều đề tài khoa học và các tài liệu nghiên cứu đã được công bố đưa ra rất nhiều các kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa sự phát triển của thị trường. Mục tiêu của luận văn này nhằm kiểm định giả thuyết hiệu quả dạng yếu đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam cho giai đoạn 2000 – 2012 để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam có tuân theo giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu hay không? Luận văn cố gắng tìm hiểu mức độ hiệu quả của thị trường trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra những
  14. 6 đề xuất chính sách có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Luận văn sử dụng dữ liệu chỉ số VN-Index của Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSE giai đoạn 2000-2012. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sẽ thực hiện kiểm định tính hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng phương pháp định lượng thông qua các kiểm định tính ngẫu nhiên của chuỗi dữ liệu giá sử dụng dữ liệu là chỉ số VN-Index bao gồm kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định tự tương quan và kiểm định sai biệt phương sai. Nếu chuỗi dữ liệu giá ủng hộ giả thuyết, có thể đi đến kết luận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có hiệu quả ít nhất là dạng yếu. Ngược lại, có thể kết luận thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả. 1.4. Nội dung nghiên cứu Luận văn có 5 chương bao gồm: Chương 1: Luận văn sẽ giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Chương này trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory) và đưa ra cái nhìn tổng quan các nghiên cứu trước đó. Chương 3: Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm các phương pháp kiểm định như kiểm định nghiệm đơn vị - Unit Root, kiểm định Tự tương quan - Ljung Box, kiểm định Sai biệt phương sai – Lomac đồng thời mô tả các nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu sau khi tiến hành kiểm định đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
  15. 7 Chương 5: Rút ra kết luận cho luận văn, đề xuất những kiến nghị chính sách và nêu ra các hạn chế của luận văn.
  16. 8 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp định lượng để kiểm định tính hiệu quả dạng yếu của thị trường. Đối với luận văn này tác giả dựa trên nền tảng cơ sở của hai lý thuyết quan trọng trong tài chính là Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên và Giả thuyết thị trường hiệu quả để lựa chọn ra những kiểm định thích hợp. 2.1. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory) Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên nói rằng các biến động giá cổ phiếu không tuân theo bất kỳ hình mẫu hoặc xu hướng nào và lịch sử giá quá khứ của cổ phiếu không có trí nhớ, do vậy không thể sử dụng để dự báo giá cổ phiếu trong tương lai. Fama (1965) cho rằng lý thuyết bước đi ngẫu nhiên thực tế bao gồm hai giả thuyết riêng biệt: (1) những biến động giá kế tiếp là độc lập, và (2) những biến động giá tuân theo một phân phối xác suất. Chi tiết hơn, Campbell và các tác giả khác (1997) chỉ ra ba loại giả thuyết bước đi ngẫu nhiên. Giả thuyết 1 (RW1) với giả định những biến động là phân phối xác suất độc lập và đồng nhất (IID). Tuy nhiên giả thuyết này thiếu sự linh hoạt cần thiết để thích ứng với những sự đổi thay của kinh tế, xã hội bởi vì tính đồng nhất. Giả thuyết 2 (RW2) đã nới lỏng giả định IID thành phân phối xác suất độc lập mà không cần đồng nhất, và như vậy RW1 là một trường hợp đặc biệt của RW2. Giả định về tính độc lập trong RW2 cũng có thể được nới lỏng tiếp để có được RW3, là giả thuyết
  17. 9 tổng quát nhất trong cả ba. RW3 giả định rằng những biến động giá là không tương quan và bao gồm cả RW1 và RW2 như là những trường hợp đặc biệt. Để chấp nhận hay bác bỏ lý thuyết bước đi ngẫu nhiên, chúng ta phải có chứng cứ thống kê để tìm hiểu có thật sự giá cả trong tương lai của cổ phiếu là độc lập với những biến động giá trong lịch sử. Trong những phần sau thì chúng ta cũng thấy rõ sự liên quan giữa lý thuyết bước đi ngẫu nhiên và giả thuyết thị trường hiệu quả. Thật ra thì hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả (đặc biệt là đối với dạng yếu) đều dựa trên RW3. 2.2. Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) là một trong những hòn đá tảng của tài chính hiện đại. Nó cũng là nguyên nhân tranh luận của các nhà kinh tế cũng như các chuyên gia tài chính. EMH nói rằng tại bất kỳ thời điểm nào, giá cổ phiếu đã phản ánh hết tất cả thông tin sẵn có. Đối với thị trường hiệu quả, có định nghĩa chính thức và không chính thức: Định nghĩa chính thức: Một thị trường hiệu quả tạo ra mức giá phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin có sẵn tại bất kỳ thời điểm nào (Fama, 1970). Đây là định nghĩa được chấp nhận nổi tiếng nhất và công khai cho thị trường hiệu quả. Định nghĩa không chính thức: Lợi nhuận là hoàn toàn không dự đoán được và không có nhà đầu tư nào có thể kiếm được siêu lợi nhuận bất thường bằng cách khai thác thông tin có sẵn trong quá khứ: Một thị trường hiệu quả được định nghĩa là một thị trường trong đó có một số lượng lớn người tối đa hóa lợi nhuận hợp lý, cố gắng để dự đoán giá trị thị trường trong tương lai của những chứng khoán riêng lẻ để có được lợi nhuận và quan trọng là thông tin hiện tại hầu như có sẵn cho tất cả mọi người tham dự. Trong một thị trường hiệu quả, cạnh tranh giữa các thành viên thông minh dẫn đến một tình huống mà ở bất kỳ điểm nào
  18. 10 trong thời gian, giá thực tế của chứng khoán đã phản ánh những tác động của thông tin dựa trên cả những sự kiện đã xảy ra, trên các sự kiện hiện tại và sự kiện dự kiến sẽ diễn ra trong tương lai. Vì vậy trong một thị trường hiệu quả tại bất kỳ thời điểm nào giá thực tế của một chứng khoán sẽ là một ước lượng tốt về giá trị chính xác của nó. Fama (1965, 1970) đưa ra cách phân loại mức độ hiệu quả theo các dạng yếu, trung bình, mạnh căn cứ vào mức độ tương đối của các nguồn thông tin sẵn có. Có ba dạng EMH như sau: Dạng yếu: Giả thuyết dạng yếu nói rằng giá cổ phiếu đã phản ánh tất cả những thông tin có được từ dữ liệu giao dịch thị trường như giá lịch sử, khối lượng giao dịch. Nếu thị trường tuân theo hiệu quả dạng yếu, thì việc sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng, các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ … nhằm dự báo biến động giá cổ phiếu trong tương lai dựa vào dữ liệu giá trong quá khứ là không thể. Giá cả sẽ chỉ tuân theo những bước đi ngẫu nhiên mà thôi. Dạng trung bình: Giả thuyết dạng trung bình nói rằng tất cả những thông tin được công bố rộng rãi liên quan đến các công ty và triển vọng của công ty đã được phản ánh đầy đủ vào giá. Bao gồm những dữ liệu giao dịch thị trường và những thông tin cơ bản về kết quả kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, các chỉ số tài chính, kế hoạch lợi nhuận, chia cổ tức … của công ty. Nếu thị trường tuân theo hiệu quả dạng trung bình, thì việc sử dụng phân tích cơ bản để tìm kiếm lợi nhuận thông qua các dữ kiện cơ bản để mua những cổ phiếu được định giá thấp, bán những cổ phiếu được định giá cao, cũng không thể thực hiện. Dạng mạnh: Giả thuyết dạng mạnh nói rằng giá cổ phiếu đã phán ánh tất cả thông tin liên quan đến công ty bao gồm cả thông tin công bố rộng rãi lẫn
  19. 11 thông tin nội bộ. Hiệu quả dạng mạnh hàm ý rằng ngay cả những nhà đầu tư giao dịch dựa trên thông tin nội gián cũng không thể nào tìm kiếm được lợi nhuận vượt trội. Nếu thị trường tuân theo hiệu quả dạng mạnh, thì thông tin nội bộ cũng không có tác dụng gì. Luận văn này sẽ dựa vào những nền tảng của hai lý thuyết bao gồm Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên và Giả thuyết thị trường hiệu quả để thực hiện các kiểm định thống kê để kiểm định tính hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn sử dụng ba kiểm định bao gồm kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định tự tương quan và kiểm định sai biệt phương sai. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đó Do những tác động to lớn của việc xác định tính chất hoạt động của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư trong việc xây dựng chiến lược đầu tư và các nhà kinh tế học trong việc tìm ra quy luật kinh tế của thị trường, đã có nhiều nghiên cứu về giả thuyết thị trường hiệu quả đối thị trường chứng khoán cho nhiều nước trên thế giới tại nhiều thời điểm khác nhau không chỉ ở những thị trường tại các nền kinh tế phát triển mà còn ở những nền kinh tế đang phát triển. Năm 2004, Worthington và Higgs công bố nghiên cứu “Bước ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả đối với thị trường chứng khoán các nước Châu Âu - Random walks and market efficiency in European equity markets)”. Nghiên cứu của họ sử dụng dữ liệu ngày để kiểm định tính ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả dạng yếu đối với TTCK đối với các nước phương Tây bao gồm 16 thị trường phát triển (Úc, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh) và 4 thị trường mới nổi (Cộng Hòa Séc, Hungari, Ba Lan và Nga), thông qua việc sử dụng kiểm định Nghiệm đơn vị - Unit Root Test và Sai biệt phương sai - Variance Ratio
  20. 12 Test. Kết quả chỉ ra rằng trong các thị trường mới nổi chỉ có Hungary là có tính ngẫu nhiên vì vậy có tính hiệu quả dạng yếu, tất cả các thông tin thị trường được chuyển hết vào giá chứng khoán. Bên cạnh đó, tại các thị trường phát triển chỉ có Đức, Ireland, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Anh được xác định là có tính ngẫu nhiên. Trước đó vào năm 2003 Worthington và Higgs, cũng thực hiện tương tự nghiên cứu trên “Kiểm định bước ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả đối với thị trường chứng khoán các nước Mỹ La tinh – Tests of random walks and market efficiency in Latin American stock markets: An empirical note”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu ngày từ 31/12/1987 – 28/05/2003 để kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu và lý thuyết Bước đi ngẫu nhiên đối với các nước Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Venezuela. Cũng như các nghiên cứu của các nhà phân tích khác, Worthington và Higgs đã đi đến kết luận đó là không có thị trường nào tuân theo bước đi ngẫu nhiên cũng như thị trường hiệu quả dạng yếu. Vào năm 2008, Xiaofeng Li công bố nghiên cứu “Kiểm định thị trường hiệu quả đối với thị trường chứng khoán các nước Trung Quốc và Nhật - Tests of Stock Market Efficiency in China and Japan ”. Xiaofeng Li sử dụng các kiểm định Runs Test, Unit Root Test và Variance Ratio Test với dữ liệu lấy từ chỉ số chứng khoán của các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến của Trung Quốc và TTCK thành phố Tokyo của Nhật Bản trong vòng 7 năm giai đoạn 2000 đến 2007. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và Thẩm Quyến chưa tuân theo thị trường hiệu quả, ngược lại thị trường chứng khoán tại Tokyo có tính ngẫu nhiên và do đó có tính hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2