intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN PHẠM HOÀNG THẾ VŨ MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN PHẠM HOÀNG THẾ VŨ MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KỲ Long An, tháng 05/2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Phạm Hoàng Thế Vũ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập tại Trường; những người đã truyền đạt cho tác giả kiến thức hữu ích trong ngành Tài chính - Ngân hàng, làm cơ sở cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô; đặc biệt là Cô TS. Trần Thị Kỳ. Do đó, tác giả xin chân thành cám ơn TS. Trần Thị Kỳ, người thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng và các dữ liệu có liên quan tại Chi nhánh để tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất. Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Hoàng Thế Vũ
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Những lợi ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại là rất lớn nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, giá rẻ, chính xác và bảo mật. Đối với ngân hàng, việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử giúp tiết kiệm được các chi phí đồng thời nâng cao lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Còn đối với khách hàng thì dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra loại hình dịch vụ ngân hàng mới này còn làm giúp quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa hiệu quả hơn, hiện đại hóa hệ thống thanh toán và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Đề tài: “Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An”, tác giả lựa chọn nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử và mở rộng dịch vụ ngân hang điện tử tại NHTM từ các giáo trình chuyên ngành, các nguồn tài liệu trên Internet, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước đây và kết hợp kiến thức được học, kinh nghiệm thực tế của bản thân và sự tận tình của giảng viên hướng dẫn để viết luận văn này. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu được những kết quả như sau: - Nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM. Trong đó tác giả nêu được khái niệm và sự cần thiết phải mở rộng dịch vụ ngân hang điện tử, các chỉ tiêu đo lường mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu một số kinh nghiệm về mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của một số ngân hàng thương mại trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm trong mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. - Tác giả đã phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An từ năm 2017 đến năm 2019; Xác định những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
  6. iv - Trên cơ sở định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và mục tiêu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An; đối chiếu với những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã được trình bày tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử cho đơn vị trong thời gian tới.
  7. v ABSTRACT The benefits of e-banking services are huge thanks to its utility, fast, cheap price, accuracy and security. For banks, the implementation of e-banking services helps to save costs while improving profits and improving competitiveness. For customers, electronic banking services bring convenience, time and cost savings. In addition, this new type of banking service also helps to make the monetary and goods circulation process more efficient, modernize the payment system, and contribute to promoting the development of electronic commerce. Subject: "Expanding electronic banking services at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Tan An City, Long An Province", the author chooses the research on the basis of summarizing the basic theory of e- banking services and expansion of e-banking services at commercial banks from specialized textbooks, Internet resources, professional journals, previous studies and a combination of knowledge knowledge, practical experience and the dedication of the instructors to write this thesis. The thesis has conducted the research with the following results: - Research and synthesize basic theoretical issues about expanding electronic banking services at commercial banks. In which the author stated the concept and the need to expand e-banking services, the measurement criteria to expand e- banking services. In addition, the author has also studied a number of experiences in expanding e-banking services of some domestic commercial banks and learned lessons from the expansion of e-banking services for the Bank. Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Tan An City, Long An Province. - The author has analyzed the situation of expanding electronic banking services at the Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Tan An City, Long An Province from 2017 to 2019; Identify the results achieved, the limitations and the cause of that restriction. - Based on the orientation of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development and the electronic banking service expansion goal of Vietnam Bank
  8. vi for Agriculture and Rural Development - Branch Tan An City, Long An Province; Compared with the limitations and causes of the limitations presented, the author has proposed solutions to expand e-banking services for the unit in the future.
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ----------------------------------------------------------------------------------i LỜI CẢM ƠN -------------------------------------------------------------------------------------- ii NỘI DUNG TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------- iii ABSTRACT ---------------------------------------------------------------------------------------- v MỤC LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------- x DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ------------------------------------------- xi PHẦN MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Sự cần thiết của đề tài ------------------------------------------------------------------------- 1 2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2 2.1. Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------------------------- 2 2.2. Mục tiêu cụ thể--------------------------------------------------------------------------------- 2 3. Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------- 2 4. Phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm ------------------------------------------------------------ 2 4.2. Phạm vi về thời gian -------------------------------------------------------------------------- 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 6. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ---------------------------------------------------------------- 4 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng ---------------------------------------------------- 4 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng -------------------------------------------------------- 4 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng --------------------------------------------------------- 5 1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng ---------------------------------------------------------- 6 1.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử ---------------------------------------- 11 1.2.1. Khái niệm ----------------------------------------------------------------------------- 11 1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử ----------------------------------------- 12 1.2.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử ----------------------------------------------- 13
  10. viii 1.2.4. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử--------------------------------------------- 18 1.3. Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử ----------------------------------------------- 20 1.3.1. Quan niệm về mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử ------------------------------ 20 1.3.2. Sự cần thiết mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử --------------------------------- 20 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử---------------------- 25 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử -------------- 26 1.4. Bài học kinh nghiệm từ việc mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại trong nước ----------------------------------------------------- 32 1.4.1. Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại trong nước ------------------------------------------------------------------------------- 32 1.4.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An------------------------------------------ 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------- 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN ------ 38 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An và Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An---- 38 2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An -------------------------------------------------------------------- 38 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018 ------------------------------------------------------------------------------------------ 41 2.2. Thực trạng mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An -------------------------------------------------------------------------------- 47 2.2.1. Tình hình cung ứng các dịch vụ ngân hàng điện tử ----------------------------- 47 2.2.2. Kết quả mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử-------------------------------------- 53 2.2.3. Rủi ro phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử -------- 63
  11. ix 2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An --------------------------------------------------------------------------- 64 2.3.1. Những kết quả đạt được ------------------------------------------------------------- 64 2.3.2. Những mặt còn hạn chế ------------------------------------------------------------- 66 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế--------------------------------------------------- 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------- 70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN ---------------------------- 71 3.1. Định hướng và mục tiêu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An ----- 71 3.1.1. Định hướng mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam -------------------------------------------------------- 71 3.1.2. Mục tiêu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An --------------------------- 72 3.2. Giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An ---------------------------------------------------------------------------------------------- 73 3.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ------------------------------------------------------------ 73 3.3.2. Các giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử ------------------------------ 74 3.3. Một số kiến nghị ----------------------------------------------------------------------- 82 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam--------- 82 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ------------------------------------------ 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------- 87 KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------ I
  12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Agribank – Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông 1 Thành phố Tân An, tỉnh thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân Long An An, tỉnh Long An Tiếng Anh: Automated Teller Machine 2 ATM Tiếng Việt: Máy rút tiền tự động Tiếng Anh: Cash Deposit Machine 3 CDM Tiếng Việt: Máy gửi tiền trực tuyến 4 ĐTDĐ Điện thoại di động 5 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 6 NHĐT Ngân hàng điện tử 7 NHNN Ngân hàng nhà nước 8 NHTM Ngân hàng thương mại Tiếng Anh: Point of Sale 9 POS Tiếng Việt: Máy POS
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ Sơ đồ tổ chức của Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân 2.1. 41 An, tỉnh Long An Số hiệu bảng Tên bảng biểu Trang biểu 2.1. Tình hình huy động vốn 42 2.2. Dư nợ cho vay 44 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 45 2.4. Số lượng thẻ phát hành lũy kế và máy ATM 47 2.5. Số lượng thiết bị EDC/POS phát hành lũy kế 48 2.6. So sánh tiện ích dịch vụ Mobile – Banking 49 2.7. So sánh tiện ích dịch vụ E-Mobile Banking 52 2.8. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử 53 2.9. Cơ cấu các loại thẻ 55 2.10. Cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ 57 2.11. Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử 58 2.12. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử 60 Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ Thị phần thẻ ATM trên địa bàn Thành phố Tân An năm 2.1. 61 2019 Thị phần máy ATM trên địa bàn Thành phố Tân An 2.2 61 năm 2019 Thị phần máy POS trên địa bàn Thành phố Tân An năm 2.3 62 2019
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Xác định đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động, Agribank đã có nhiều bước đi cụ thể, từ việc triển khai xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thanh toán đến tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến. Xác định đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang yêu cầu các chi nhánh trong hệ thống, trong số đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Phố Tân An tỉnh Long An (Agribank Thành Phố Tân An) cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2019, tất cả các dịch vụ của Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An đều tăng trưởng so với năm 2017. Trong đó, nhóm dịch vụ dịch vụ ngân hàng điện tử, ủy thác đại lý, thẻ, dịch vụ khác đạt mức tăng trưởng tích cực trên 20%, nhóm thanh toán trong nước đạt mức tăng trưởng khả quan so với các năm trước; khoảng 65% số lượng giao dịch đã được tự động hóa, đáp ứng được việc tăng trưởng mạnh số lượng khách hàng. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu giao dịch thương mại hàng hóa, thanh toán dịch vụ trực tuyến, thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử… ngày càng tăng, cho nên cần thiết Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An phải nhận thức được lợi ích to lớn của dịch vụ ngân hàng điện tử và quan tâm phát triển dịch vụ này, đồng thời, chạy đua quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn tỉnh tỉnh Long An. Nhận thức rõ điều này, tác giả chọn đề tài: “Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Phố Tân An tỉnh Long An” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  15. 2 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn dịch vụ ngân hàng điện tử và mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm Nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. 4.2. Phạm vi về thời gian Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập trong 03 năm (từ năm 2017 đến năm 2019) 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 như thế nào?. - Cần có những giải pháp gì để mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An?. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm:
  16. 3 - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp thống kê để phân tích, phân loại số liệu thực tế, tổng hợp, đối chiếu để đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An từ 2017 – 2019. - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An.
  17. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng [1] Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đời sống và quá trình hội nhập quốc tế. Mặc dù, dịch vụ ngân hàng đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, thống nhất về dịch vụ ngân hàng. Theo Luật các Tổ chức Tín dụng (2010): “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như vậy, sự phân định giữa kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng là chưa rõ ràng. David Cox (2001) thì cho rằng: “Hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của NHTM đều gọi là dịch vụ ngân hàng hoặc là cơ sở, điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Cụ thể hơn, dịch vụ ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán... mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản... của họ, nhờ đó ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí”. Một số quan điểm cho rằng, các hoạt động sinh lời của ngân hàng thương mại ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân định rõ hoạt động tín dụng, một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam, với hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu phát triển ở nước ta. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính hiện này cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng. Còn quan điểm khác thì cho rằng, tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quan niệm này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch vụ trong
  18. 5 dự thảo Hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá tình gia nhập, phù hợp với nội dung Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Như vậy, dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, trong Luận văn này, dịch vụ ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng. Thu được chênh lệch về lãi suất, phí thông qua các dịch vụ đã cung cấp. 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng [1] Dịch vụ ngân hàng là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ ngân hàng trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường được. Tính vô hình: Không giống như những sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể nhìn thấy được, không nghe thấy được hay không cảm nhận được trước khi người ta mua chúng. Khách hàng khi đến với NH không thể biết chắc chắn số tiền của mình có được an toàn hay không? Số tiền thanh toán cho khách hàng có đúng hẹn hay không? Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm các dấu hiệu hay bằng chứng về chất lượng dịch vụ. Họ sẽ suy diễn về chất lượng dịch vụ từ địa điểm, con người, trang thiết bị, thông tin, biểu tượng và giá cả mà họ thấy. Do vậy, để khắc phục đặc điểm này thì trong kinh doanh NH phải dựa trên cơ sở lòng tin. Hoạt động của NH phải hướng vào việc cũng cố và tạo ra lòng tin đối với khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tăng tính hữu hình của dịch vụ, quảng cáo tăng hình ảnh của NH, uy tín, tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào hoạt động tuyên truyền cho NH. Tính không đồng nhất: Đặc tính này còn gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thường khác nhau tùy huộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tượng phục vụ và địa điểm phục vụ. Tính không thể tách rời: Tính không tách rời của dịch vụ thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn sử
  19. 6 dụng. Quá trình cung cấp và tiêu dùng dịch vụ NH được diễn ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung ứng dịch vụ. Tính không lưu giữ được: Dịch vụ không thể cất giữ, lưu kho rồi đem bán như hàng hoá khác. Có những thời điểm nhu cầu tăng đột biến nhưng các NH cũng không thể sản xuất sẵn rồi đem cất giữ. Chúng ta có thể ưu tiên thực hiện dịch vụ theo thứ tự trước sau nhưng không thể tái sử dụng hay phụ hồi lại. Chính vì vậy, dịch vụ ngân hàng là sản phẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó. 1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng 1.1.3.1. Theo quy mô và đối tượng khách hàng được cung cấp dịch vụ a. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến tay từng cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc là việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông” – Theo WTO. “”Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng dành cho quảng đại quần chúng, thường là một nhóm các dịch vụ tài chính gồm cho vay trả dần, vay thế chấp, tín dụng chứng khoán, nhận tiền gửi và các tài khoản cá nhân” – Theo từ điển Ngân hàng và Tin học. Hiện nay, các NHTM đang thực hiện tái cấu trúc mô hình hoạt động theo đối tượng khách hàng: cá nhân, SMEs và doanh nghiệp lớn. Vì vậy, có thể cho rằng “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hiểu là các dịch vụ ngân hàng được cung ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới kênh phân phối truyền thống hoặc mạng lưới phân phối điện tử”. b. Dịch vụ ngân hàng bán buôn Ngân hàng bán buôn là thuật ngữ dùng để mô tả thực tiễn tài chính vay và cho vay giữa hai tổ chức lớn. Các dịch vụ ngân hàng được coi là "bán buôn" chỉ dành riêng cho các cơ quan Chính phủ, quỹ hưu trí, các tập đoàn có tài chính mạnh và các khách hàng tổ chức khác có qui mô và sức ảnh hưởng tương tự. Những dịch vụ này bao gồm quản
  20. 7 lí tiền mặt, tài trợ thiết bị, các khoản vay lớn và dịch vụ ủy thác, và các dịch vụ khác. Ngân hàng bán buôn cũng đề cập đến việc vay và cho vay giữa các tổ chức ngân hàng. Loại cho vay này xảy ra trên thị trường liên ngân hàng và thường liên quan đến khoản tiền cực kì lớn. Dịch vụ ngân hàng bán buôn hoạt động giống như một đơn vị cung cấp những khoản chiết khấu nếu một doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về dự trữ tiền mặt tối thiểu và giao dịch hàng tháng tối thiểu - cả hai điều này công ty SaaS đều đáp ứng. 1.1.3.2. Theo công nghệ cung cấp dịch vụ a. Dịch vụ ngân hàng truyền thống Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn thu quan trọng là các khoản tiền gửi(thanh toán và tiết kiem của khách hàng) – một quỹ sinh lợi được gửi tại Ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, được ngân hàng trả lãi. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chảng hạn ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% mọt năm để thu hút các khoản tiền gửi nhăm mục đích cho vay đói với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với alĩ suất gấp đôi hay gấp 3 lãi suất tiết kiệm. Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu sang cho ngân hàng để lấy tiền trước).Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Thanh toán: Ngân hàng cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.Khi các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhân thấy Ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ.Thanh toán qua Ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiết kiệm không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được tiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2