intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa giá vàng với chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định mối quan hệ điều chỉnh qua lại giữa biến động giá vàng và chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thập niên vừa qua từ đó đánh giá vai trò của giá vàng đối với các biến động chính sách tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa giá vàng với chính sách tiền tệ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM -- Nguyễn Thị Ánh Loan MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM -- Nguyễn Thị Ánh Loan MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định – Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, định hướng phương pháp khoa học và chỉ dẫn tôi xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn. Quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, anh chị, bạn bè khóa cao học K19 của Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã chia sẻ và hỗ trợ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã nỗ lực học hỏi, xin ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, đọc nhiều tài liệu liên quan, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót do kiến thức còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu của Quý thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Ánh Loan
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu và kiểm chứng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với tài sản trí tuệ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Ánh Loan
  5. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ i CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..... 3 2.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI: ....................................................... 3 2.1.1. Nghiên cứu “The price of Gold and Monetary Policy” – Giá vàng và chính sách tiền tệ của W.D.Lastrapes và George Selgin (1996): ............. 3 2.1.2. Nghiên cứu “Gold price and Inflation” – Giá vàng và lạm phát của Greg Tkacz (2007): ................................................................................... 5 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM:......................................................... 5 2.2.1. Nghiên cứu “Monetary Policy in Vietnam: Evidence from a Structural VAR” – Chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Bằng chứng từ mô hình cấu trúc VAR của PhD. Ky Viet Tran – World Bank (04/2009): ................... 5 2.2.2. Paper “Inflationary Implication of gold price in Vietnam” tác động của giá vàng đến lạm phát tại Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Cúc 2013:.......................................................................................................... 8 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 10 3.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: .................................................... 10 3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU: ................................................... 11 3.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (Y): ............................................................ 11 3.2.2. Chỉ số giá tiêu dùng toàn phần (CPI):..................................................... 11
  6. ii 3.2.3. Lãi suất dài hạn (R): ................................................................................ 12 3.2.4. Giá vàng (G): .......................................................................................... 12 3.2.5. Chỉ số giá nguyên-nhiên-vật liệu (CP): .................................................. 12 3.2.6. Tổng dự trữ ngân hàng (TR): .................................................................. 13 3.2.7. Lãi suất ngắn hạn (FR):........................................................................... 13 3.2.8. Tổng hợp các biến và mô tả số liệu: ....................................................... 14 3.2.9. Thứ tự sắp xếp các biến: ......................................................................... 15 3.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH: ................................................ 16 CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 18 4.1. XU HƯỚNG ĐIỀU HÀNH GIÁ VÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:........................................................ 18 4.1.1. Xu hướng điều hành giá vàng trong nước: ............................................. 18 4.1.2. Xu hướng điều hành chính sách tiền tệ trong nước: ............................... 19 4.2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ................................................... 19 4.2.1. Các bước kiểm định mô hình: ................................................................. 20 4.2.2. Phân tích phản ứng xung:........................................................................ 28 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ..................................................................................... 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 50 PHỤ LỤC 1 MÔ HÌNH VAR CƠ SỞ .......................................................................... 52 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG ................................................... 58 PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER ............................... 65
  7. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - ADF: Augmented Dickey-Fuller – Phương pháp Dickey-Fuller bổ sung - CPI: Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng - EX: exchange Rate – Tỷ giá hối đoái - GSO: General Statistics Office – Tổng cục thống kê Việt Nam - IFS: International Financial Statistics – Thống kê tài chính quốc tế - IMF: International Monetary – Quỹ tiền tệ quốc tế - NHNN: Ngân hàng nhà nước - USD: Đô la Mỹ - VAR: Vector Autoregession – Tự hồi quy vector - VND: Đồng Việt Nam. - SJC: Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn. - SVAR: Structural Vector Autoregession – Tự hồi quy vector có cấu trúc - VCSC: Viet Capital Securities Joint Stock Company: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. - WGC: World Gold Council – Hội đồng vàng thế giới
  8. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi số liệu................................................... 21 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định lựa chọn độ trễ mô hình .................................................. 22 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định lựa chọn độ trễ mô hình ................................................. 23 Bảng 4.5 : Tính ổn định của mô hình VAR với nhóm dữ liệu giá vàng trong nước .... 27 Bảng 4.6: Phản ứng của các biến yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ trước một cú sốc giá vàng thế giới ............................................................................................................ 29 Bảng 4.7: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc lãi suất dài hạn: ................................ 31 Bảng 4.8: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc tỷ lệ dự trữ bắt buộc ......................... 33 Bảng 4.9: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc lãi suất cho vay qua đêm .................. 35 Bảng 4.10: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc giá vàng trong nước ....................... 37 Bảng 4.12: Phân rã phương sai lãi suất dài hạn ............................................................ 41 Bảng 4.13: Phân rã phương sai tỷ lệ dự trữ bắt buộc .................................................... 43 Bảng 4.14: Phân rã phương sai lãi suất cho vay qua đêm............................................. 45
  9. ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Tính ổn định của mô hình VAR với nhóm dữ liệu giá vàng thế giới ........... 24 Hình 4.2: Tính ổn định của mô hình VAR với nhóm dữ liệu giá vàng trong nước ...... 27 Hình 4.3: Phản ứng của các biến yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ trước một cú sốc giá vàng thế giới ............................................................................................................ 28 Hình 4.4: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc lãi suất dài hạn .................................. 30 Hình 4.5: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc tỷ lệ dự trữ bắt buộc ......................... 32 Hình 4.6: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc lãi suất cho vay qua đêm .................. 34 Hình 4.7: Phản ứng của các yếu tố trước cú sốc giá vàng trong nước .......................... 36 Hình 4.8: Phân rã phương sai giá vàng trong nước....................................................... 38 Hình 4.9: Phân rã phương sai lãi suất dài hạn............................................................... 40 Hình 4.10: Phân rã phương sai tỷ lệ dự trữ bắt buộc .................................................... 42 Hình 4.11: Phân rã phương sai lãi suất cho vay qua đêm ............................................. 44
  10. i TÓM TẮT Với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa giá vàng và chính sách tiền tệ tại Việt Nam đề tài nghiên cứu thực hiện phân tích tập hợp các yếu tố liên quan đến giá vàng, chính sách tiền tệ trong môi trường vĩ mô thông qua sử dụng phương pháp tự hồi quy Vector VAR. Các yếu tố đại diện cho mô trường vĩ mô trong bài bao gồm giá trị sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng; các yếu tố đại diện cho chính sách tiền tệ bao gồm lãi suất dài hạn (lãi suất trái phiếu kỳ hạn 05 năm), tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; yếu tố giá vàng được phân tích dưới hai khía cạnh giá vàng thế giới quy đổi và giá vàng trong nước. Dữ liệu phân tích được lấy từ kỳ tháng 01/2000 đến hết tháng 06/2013 tương ứng với 162 số kỳ quan sát. Kết quả phân tích mô hình tự hồi quy vecor VAR cho thấy giá vàng nói chung đóng vai trò quan trọng kéo theo sự biến động thuận chiều của các biến chính sách tiền tệ gồm lãi suất dài hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất ngắn hạn; trong khi, sự thay đổi của các biến chính sách tiền tệ không kéo theo xu hướng biến động rõ rệt nào của giá vàng. Ngoài ra, biến động của cả giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đều kéo theo phản ứng thuận chiều mạnh mẽ của chỉ số giá tiêu dùng. Điều này thể hiện rằng giá vàng cũng là một chỉ báo quan trọng và cần được quan tâm đúng mức hơn nữa trong việc điều hành chính sách tiền tệ ổn định giá cả. Từ khóa chính: Mô hình tự hồi quy vector VAR, chính sách tiền tệ, giá vàng, giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất dài hạn, chỉ số giá dầu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay qua đêm.
  11. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước đình trệ với các nguy cơ khủng hoảng tài chính, lạm phát gia tăng, vàng, mà cụ thể là vàng miếng càng phát huy mạnh mẽ vai trò phương tiện cất trữ an toàn. Theo nhận định chung việc vận hành thị trường kinh doanh vàng có ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và ngoại hối. Trong vòng hơn 01 năm vừa qua, một số các dự thảo, các quyết định quan trọng của Ngân hàng Nhà Nước liên quan đến quản lý kinh doanh vàng miếng ít nhiều gây biến động trên thị trường và đã thu hút nhiều chú ý và ý kiến trái chiều của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng. Do đó, nghiên cứu “Mối quan hệ giữa giá vàng với chính sách tiền tệ tại Việt Nam” dưới góc nhìn định lượng là một cách tìm hiểu sâu hơn vai trò của vàng đối với nền kinh tế trong nước hấp dẫn tác giả và là động lực để tác giả thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định mối quan hệ điều chỉnh qua lại giữa biến động giá vàng và chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thập niên vừa qua từ đó đánh giá vai trò của giá vàng đối với các biến động chính sách tiền tệ. Để giải quyết mục tiêu trên, bài phân tích cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: Một là, biến động giá vàng trong nước và biến động giá vàng thế giới có mối quan hệ như thế nào đối với các biến chính sách tiền tệ trong nước đại diện là: lãi suất dài hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cho vay qua đêm trong môi trường vĩ mô? Hai là, biến động của các biến chính sách tiền tệ có ảnh hưởng như thế nào lên giá vàng?
  12. 2 Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn đối với các đơn vị hoạch định chính sách liên quan và cũng hướng đến lợi ích cho các học giả quan tâm đến vấn đề: Đối với các đơn vị hoạch định chính sách: có được thông tin về vai trò và mức độ tác động qua lại giữa giá vàng và các biến chính sách tiền tệ để đưa ra các giải pháp điều hành thị trường hiệu quả. Đối với các học giả: tham khảo kết quả và phương pháp nghiên cứu khi thực hiện các nghiên cứu liên quan. Đề tài nghiên cứu có kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận.
  13. 3 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Mối quan hệ giữa biến động giá vàng và chính sách tiền tệ tại một quốc gia, vùng lãnh thổ dường như không phải là đề tài nghiên cứu nhiều hấp dẫn, do đó tác giả đã dành thời gian tìm kiếm lâu dài nhưng số lượng các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến vấn đề này tương đối hạn chế. 2.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI: 2.1.1. Nghiên cứu “The price of Gold and Monetary Policy” – Giá vàng và chính sách tiền tệ của W.D.Lastrapes và George Selgin (1996): Nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR phân tích mối liên hệ của giá vàng và chính sách tiền tệ tại Mỹ với nội dung chính như sau: Các biến sử dụng trong mô hình: ⎛ ⎞ = ⎜ ⎜ ⎟ ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ ⎠ Trong đó: y là tổng sản lượng đầu ra, p là chỉ số giá tiêu dùng, r là lãi suất dài hạn (tác giả chọn lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ), cp là chỉ số giá nguyên- nhiên-vật liệu, g là giá vàng, tr là tổng dự trữ ngân hàng, fr là lãi suất ngắn hạn của Fed. Mô hình kinh tế được xây dựng có dạng: = +. . . + + , (1)
  14. 4 Trong đó, u là vector 7x1 của dãy số không tương quan, những cú sốc ngoại sinh tiềm ẩn, và E ′ = Ω giả sử là đường chéo, thì ma trận A (7x7) có a trong mỗi yếu tố đường chéo của nó. Ma trận A , i = 0, … , p, chứa cấu trúc thông số đo lường tương quan động, trong khi các yếu tố của u thì giải thích cho sự đổi mới cơ bản thuộc về kinh tế đến các quy tắc quyết định của doanh nghiệp và điều kiện cân bằng thị trường (ví dụ cú sốc cung và cầu). Hàng thứ 5 đại diện cho giá vàng cân bằng, vì vậy đếm các cú số ngoại sinh đến cung và cầu vàng. Hàng thứ 6 thể hiện nhu cầu ngành tài chính trong tổng dự trữ, hàng cuối cùng là chức năng chính sách của quỹ dự trữ liên bang, đó là cung của dự trữ ngân hàng. Cú sốc cuối cùng, được hiểu như là một cú sốc chính sách ngoại sinh, ví dụ sự nhấn mạnh vào nghiên cứu phân tích thực nghiệm trong các nghiên cứu dẫn truyền chính sách tiền tệ. Tác giả phân tích 2 nội dung sau để tìm vai trò của vàng. Đầu tiên là tính đàn hồi của chính sách tiền tệ với kỳ vọng thay đổi trong giá vàng, đại diện bởi hệ số tương ứng trong hàng cuối cùng của A . Thứ hai là phản ứng cân bằng động của các biến dự trữ thị trường khác nhau đến cú sốc ngoại sinh trong giá vàng ( ). Tác giả không giới hạn phản ứng tức thời của những biến khác trong hệ thống tỷ lệ quỹ dự trữ liên bang trong mô hình này. Chuỗi dữ liệu thực nghiệm hàng tháng được lấy từ tháng 12/1982 đến hết tháng 11/1995 với độ trễ được chọn cho VAR ổn định là độ trễ 6. Các phân tích rút ra từ mô hình VAR trên chuỗi dữ liệu thực nghiệm thu được như sau: - Lãi suất ngắn hạn của Fed tăng 74 điểm cơ bản làm cho cung tổng dự trữ tăng 1%. - Một cú sốc tăng giá vàng thực 2% làm cho lãi suất ngắn hạn của Fed tăng 10 điểm cơ bản sau 12 tháng và giảm dự trữ ngân hàng. Điều này ngụ ý rằng Fed thật sự có thay đổi cung dự trữ để đáp ứng với sự thay đổi trong giá vàng, phản ứng tồn tại trong khoảng vài tháng.
  15. 5 - Phản ứng của Fed với cú sốc giá tiêu dùng cũng giống như cú sốc giá vàng tuy nhiên thể hiện mạnh hơn và tức thời hơn. - Các cú sốc giá vàng dẫn tới sự gia tăng chỉ số giá hàng hóa, và Fed phản ứng dựa trên giá cả hàng hóa là chủ yếu. Điều đó, nó có thể là do phản ứng của chính sách với giá vàng là một tác động gián tiếp, và vàng không có vai trò độc lập trong việc hình thành chính sách. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa đáp ứng nghịch trong ngắn hạn những cú sốc vàng. Tác động của vàng lên cầu dự trữ không mạnh, vì nó dẫn tới một phản ứng thuận chiều giữa phản ứng cân bằng của dự trữ và lãi suất ngắn hạn của Fed. Điều này dẫn đến nhận định rằng vàng đóng một vai trò độc lập trong việc hình thành chính sách tiền tệ. Sau các phân tích thực nghiệm của mình, tác giả kết luận chung rằng, tại Mỹ, giá vàng độc lập với chính sách tiền tệ. 2.1.2. Nghiên cứu “Gold price and Inflation” – Giá vàng và lạm phát của Greg Tkacz (2007): Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính phân tích dữ liệu giá vàng và lạm phát từ năm 1994 đến năm 2005 tại 14 quốc gia gồm Mỹ và các quốc gia OECD, một số quốc gia ngoài OECD (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Isreal) kết luận được rằng giá vàng dẫn đến lạm phát tại nhiều quốc gia lên đến 2 năm và là một chỉ số đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia OECD theo đuổi lạm phát mục tiêu. 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM: 2.2.1. Nghiên cứu “Monetary Policy in Vietnam: Evidence from a Structural VAR” – Chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Bằng chứng từ mô hình cấu trúc VAR của PhD. Ky Viet Tran – World Bank (04/2009): Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nơi mà có sự thay đổi lớn trong cấu trúc kinh tế trong thời gian ngắn. Những đặc điểm này làm phức tạp các nghiên cứu
  16. 6 kinh tế thực nghiệm. Vì vậy, nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với cấu trúc dễ bị phá vỡ với giai đoạn ngắn. Vì kích thước thời gian ngắn, các phá vỡ cấu trúc và tự nhiên mở ra nhanh chóng mà đặc trưng cho các nền kinh tế đang chuyển đổi, bao gồm Việt Nam, tác giả không ngụ ý đề cập sự hội nhập kỹ thuật. Tác giả mở rộng thảo luận về vai trò của vàng trong chính sách tiền tệ từ một phương trình cân bằng đến mô hình VAR và rộng hơn đến mô hình SVAR. Say đây là những lý do lựa chọn mô hình VAR và SVAR: - Các mô hình này phù hợp với nền kinh tế mà có nhiều sự phá vỡ cấu trúc. - Sự giới hạn trong dữ liệu sẵn có hạn chế việc sử dụng các mô hình lớn. - Các mô hình này có khả năng mô tả được các phản ứng động. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR và SVAR phân tích vai trò của vàng trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Trong đó, tác giả phân tích tác động qua lại giữa các biến: tăng trưởng cung tiền (Mt), chỉ số giá tiêu dùng (CPIt), chỉ số tỷ giá hối đoái VND/USD theo công bố của NHNN (ER ), khe hở chỉ số sản xuất công nghiệp GINDt, % khe hở giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đổi sang USD (GAP ) Mô hình VAR cơ bản được tác giả sử dụng trong nghiên cứu: Yt = A1yt-1 + A2yt-2 + … + Apyt-p + ut Trong đó, yt = (y1t,…,ykt)’ là ma trận vector (k x 1) của chuỗi dữ liệu thời gian, A là các biến của ma trận, kích thước ma trận (k x k); ut = (u1t, …ukt)’ là một vector sai số không xác định của các thời kỳ. Mô hình SVAR tác giả sử dụng trong nghiên cứu: Ay = A∗ y + A∗ y + ⋯ + A∗ y + Bε Chuỗi dữ liệu phân tích từ tháng 01/1993 đến tháng 12/2002 và thu được các kết luận chính như sau: Kết luận về phản ứng của chính sách tiền tệ đối với các cú sốc:
  17. 7 - Cú sốc CPI làm cho cung tiền M2 phản ứng nghịch chiều nhưng biến mất sau 4 tháng. Kết quả này là chắn chắn vì việc ổn định một số chỉ tiêu giá cả là một phần của NHNN. - M2 có bước nhảy đột ngột để phản ứng với cú sốc . Điều này chắc chắn vì M2 tăng là tín hiệu quan trọng liên quan đến tình trạng tài khoản ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam. - Cú sốc trong khe hở giá vàng dẫn đến tăng tức thời M2, và nó nhanh chóng tự điều chỉnh lại ngay sau đó. Kiểu phản ứng này tương tự với phản ứng của NHNN như trong đề cập của mô hình McCallum. Một số kết luận khác: - Trong mô hình SVAR: 80% biến động của CPI được giải thích bởi chính nó, và 12% được giải thích bởi M2, 6% được giải thích bởi GAP , và 3% được giải thích bởi ER . Như vậy, nghiên cứu tìm thấy được tác động của lạm phát đến cú sốc M2, ER , GAP . Trong khi không tìm thấy tác động nào từ ER đến các thay đổi trong CPI. - Cũng trong mô hình SVAR, 84% thay đổi của ER được giải thích bởi chính nó, 10% được giải thích bởi GAP . - Tác động của cú sốc giá vàng trên lạm phát và tỷ giá hối đoái trong mô hình SVAR cung cấp bằng chứng để NHNN tin rằng giá vàng có quan hệ với tỷ giá hối đoái và lạm phát. - Toàn bộ biến động của GAP được giải thích bởi chính nó. Như vậy NHNN có thể sử dụng GAP như một chỉ báo lạm phát. - CPI giải thích 37% biến đối của M2 trong mô hình SVAR (trong mô hình VAR là 4.4%) - Mô hình SVAR cung cấp cho ta các mối liên hệ hợp lý hơn giữa chính sách tiền tệ và lạm phát.
  18. 8 2.2.2. Paper “Inflationary Implication of gold price in Vietnam” tác động của giá vàng đến lạm phát tại Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Cúc 2013: Nghiên cứu sử sụng mô hình MS-VAR phân tích dữ liệu từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2011, và đi đến kết luận chung giá vàng như một chỉ số dẫn đến lạm phát tại Việt Nam với mức độ ngày càng nghiêm trọng, và chính phủ Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách để đối phó với sự thay đổi của khe hở giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Nhận xét chung: Tóm lại, sau khi tham khảo các nghiên cứu trước đây liên quan đến nội dung đề tài và tham khảo một số tài liệu lý thuyết về mô hình kinh tế định lượng, tác giả rút ra được một số điểm như sau: Phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan nhiều đến chính sách tiền tệ là phương pháp tự hồi quy vector VAR hoặc SVAR. Trong đó, mô hình SVAR được cho là phù hợp với nền kinh tế còn nhiều biến động (Ky Viet Tran, 2007) và khi áp dụng mô hình này, mấu chốt là phải bóc tách được phần dư của từng yếu tố riêng rẽ để phân tích tác động của một cú sốc này lên các yếu tố khác được chính xác, để làm được điều này cần thiết thực hiện việc sắp xếp trật tự và khóa ảnh hưởng các biến (giới hạn phản ứng tức thời của các biến). Trong khi đó, mô hình VAR được coi là mô hình thống kê không giới hạn, cũng quan tâm đến trật tự sắp xếp các biến và phản ứng của tất cả các biến đều được coi trọng. Các biến đại diện cho chính sách tiền tệ được các tác giả sử dụng lần lượt là lãi suất (ngắn hạn, dài hạn), cung tiền, tổng dự trữ, tỷ giá hối đoái. Các biến kinh tế vĩ mô liên quan được đưa vào mô hình phân tích lần lượt là sản lượng đầu ra (thường dùng sản lượng sản xuất công nghiệp), chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá nguyên-nhiên-vật-liệu. Yếu tố giá vàng khi đưa vào mô hình phân tích tại Việt Nam phân biệt giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
  19. 9 Giá vàng có một vai trò nhất định liên quan đến chính sách tiền tệ, đặc biệt liên quan đến mức độ lạm phát. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương 2 tác giả tham khảo các nghiên cứu trước đây liên quan đến giá vàng và chính sách tiền tệ trong và ngoài nước, thông qua đó, rút ra được một số điểm chung: Thứ nhất, mô hình SVAR và mô hình VAR phù hợp với việc phân tích tác động của các biến chính sách trong kinh tế vĩ mô. Thứ hai, giá vàng có một vai trò nhất định liên quan đến chính sách tiền tệ. Thứ ba, các biến chính sách lãi suất, dự trữ, cung tiền, tỷ giá hối đoái được các tác giả đưa vào mô hình phân tích như đại diện cho các phản ứng về tiền tệ; khi xây dựng các mô hình phân tích, các biến này cũng được đặt cạnh những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản khác là sản lượng đầu ra và mức giá tiêu dùng.
  20. 10 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: Hiện nay, công cụ chính sách tiền tệ tại Việt Nam bao gồm: các hoạt động trên thị trường mở, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi chính sách chiết khấu, và một số công cụ kiểm soát trực tiếp như kiểm soát tín dụng, ấn định lãi suất cho các ngân hàng trung gian,…. Do đó, kết hợp với kết luận tại chương 2, tác giả lựa chọn các biến gồm giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất dài hạn, giá vàng, chỉ số giá nguyên-nhiên-vật liệu, dự trữ ngân hàng thương mại, lãi suất ngắn hạn để đưa vào mô hình nghiên cứu, cách lựa chọn biến này áp dụng theo nghiên cứu “The price of Gold and Monetary Policy – Giá vàng và chính sách tiền tệ” của W.D.Lastrapes và George Selgin (1996). Mô hình SVAR được cho là phù hợp hơn trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến chính sách tiền tệ tại chương 2. Tuy nhiên, đối với tập hợp biến tác giả sử dụng xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu này, thật khó để đưa ra các giới hạn và khẳng định biến nào không chịu ảnh hưởng tức thời của biến khác trong các biến còn lại, mà đây là yếu tố quan trọng để áp dụng mô hình SVAR. Do đó, tác giả lựa chọn phân tích bằng mô hình VAR, quan sát tất cả các phản ứng tức thời để tiếp nhận kết quả tự nhiên nhất vốn có của việc mô hình hóa dữ liệu đem lại, và theo mô hình VAR trong phân tích “Monetary Policy in Vietnam: Eviden from a Structural VAR – Chính sách tiền tệ tại Việt Nam – Bằng chứng từ mô hình cấu trúc VAR” của Ky Viet Tran (04/2009), mô hình VAR trong bài nghiên cứu này được viết như sau: Yt = A1yt-1 + A2yt-2 + … + Apyt-p + ut Trong đó:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2