intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lãi suất và việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2014

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là kiểm định giả thuyết cho rằng có mối liên hệ giữa lãi suất ngân hàng và mức độ tuân thủ nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thông qua lượng nợ thuế tồn đọng qua các thời kỳ. Kết quả phân tích là cơ sở để xây dựng chính sách thuế và chính sách phạt chậm nộp thuế để đảm bảo nguồn thu phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thiện công tác quản lý thuế ở tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lãi suất và việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2014

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- TRẦN THỊ THANH TUYỀN MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ VIỆC CHẬM NỘP THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 -2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRẦN THỊ THANH TUYỀN MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ VIỆC CHẬM NỘP THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 -2014 Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, tôi tên là Trầ n Thi ̣ Thanh Tuyề n, học viên Cao học Ngành Quản lý công - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu thu thập được từ sách, báo, các nghiên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp thu thập qua các sở ban ngành trong tỉnh Tiề n Giang Tôi cam đoan đề tài không được sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học khác. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh./. TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2016. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Tuyền
  4. MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu .................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu chi tiết .................................................................................................. 3 1.3. Các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 3 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4. Phạm vi và đối tượng ............................................................................................. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 1.6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .......................................................................... 5 1.8. Ha ̣n chế nghiên cứu tiế p theo ................................................................................. 5 Tóm tắt Chương 1 ........................................................................................................ 6 Chương 2: Cơ sở lý thuyết.......................................................................................... 7 2.1. Tổng quan về hệ thống thuế tại Việt Nam ............................................................. 7 2.1.1. Công tác quản lý thuế .......................................................................................... 7 2.1.2. Đặc điểm của thuế ............................................................................................... 7 2.1.3. Các loại thuế ........................................................................................................ 9 2.1.4 Phân cấp quản lý ngân sách ................................................................................. 14 2.2. Tổng quan về lãi suất ............................................................................................. 16 2.3. Lược khảo tài liệu và nghiên cứu trước ................................................................. 18 2.4. Khung phân tích về thuế và lãi suất ...................................................................... 21 2.4.1 Tổng quan về thuế ................................................................................................ 21 2.4.2. Khung phân tích về lãi suất ................................................................................. 23 Tóm tắt Chương 2 ......................................................................................................... 26
  5. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 27 3.1. Mức độ tuân thủ và nguyên nhân thất thoát nguồn thu .......................................... 27 3.2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29 3.2.1. Số liệu.................................................................................................................. 29 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 29 3.2.3. Mô hình phân tích ............................................................................................... 29 3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 30 3.3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 30 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 30 3.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 31 3.5. Đo lường các biế n .................................................................................................. 32 3.5.1. Laĩ suấ t ................................................................................................................ 32 3.5.2. Tiề n thuế nô ̣p....................................................................................................... 33 3.5.3. Tiề n thuế nơ ̣ ........................................................................................................ 35 3.5.4. Ngành nghề kinh doanh ...................................................................................... 36 3.5.5. Loại hình doanh nghiệp ....................................................................................... 36 3.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 38 3.6.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................................................... 38 3.6.2. Kiể m tra làm sa ̣ch dữ liê ̣u ................................................................................... 39 3.6.3. Khó khăn trong quá trình khảo sát ....................................................... 40 3.7. Phương pháp phân tích ........................................................................................... 41 3.7.1. Phân tić h tương quan........................................................................................... 41 3.7.2. Phương pháp thống kê mô tả............................................................................... 42 3.7.3. Phương pháp so sánh nhóm T-Test ..................................................................... 42 3.7.4. Phương pháp Anova ............................................................................................ 42 3.7.5. Phương pháp hồ i qui ........................................................................................... 42 Tóm tắt Chương 3 ......................................................................................................... 43 Chương 4: Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và việc chậm nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ............................................................. 44
  6. 4.1. Xác định giá trị của các biến số ............................................................................. 44 4.1.1. Mô tả số liệu thu thập được ................................................................................. 44 4.1.2. Mô tả giá trị của các biến số trong mô hình nghiên cứu ..................................... 45 4.2. Mô hình phân tích yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế ........................... 52 Tóm tắt Chương 4 ......................................................................................................... 56 Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách............................................................ 57 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 57 5.2. Gợi ý chính sách và giải pháp ................................................................................ 58 5.3. Định hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục A: Hình vẽ - Đồ thị Phụ lục B: Bảng biểu - Số liệu
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Mã Dummy cho các loại hình doanh nghiệp và lãi suất ..........................29 Bảng 4.1: Thống kê biến Lãi suất huy động của ngân hàng thương mại 2010-2014 ...................................................................................................................................46 Hình 4.2 : Thống kê biến tiền thuế thực thu hàng tháng tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang .........................................................................................................................48 Bảng 4.3: Hệ số tương quan của các biến trong mô hình ........................................52 Bảng 4.4: Tóm tắt các giả thuyết của mô hình.........................................................55
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế ................28 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu .................................................................................30 Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010 - 2014 ...............44 Hình 4.2: Lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân hàng tháng của ngân hàng 2010 - 2014 .......................................................................................................45 Hình 4.3: Lãi suất huy động của ngân hàng thương mại 2010 - 2014 ......................47 Hình 4.4: Biểu đồ tần suất số thuế phải thu hàng tháng của doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang .........................................................................................................................47 Hình 4.5: Xu hướng nguồn thu thuế của doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang 2010 – 2014 ...................................................................................................................................48 Hình 4.6: Chênh lệch giữa tiền thuế phải thu và tiền thuế thực thu hàng tháng .......49 Hình 4.7: Biểu đồ tần suất đối với số thu thuế đúng hạn ..........................................49 Hình 4.8: So sánh biến thiên lãi suất và biến thiên tỷ lệ thu thuế đúng hạn 2010- 2014 ...........................................................................................................................50 Hình 4.9: So sánh tỷ lệ thu nợ trễ hạn năm 2010 và năm 2014 ................................51
  9. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Chính sách thuế luôn là công cụ quan trọng để gia tăng nguồn thu, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Đó cũng là công cụ quan trọng để đạt được các nền tảng phù hợp cho việc tái phân phối nguồn lực, phân phối thu nhập và ổn định kinh tế. Gia tăng nguồn thu luôn là nỗi khát khao của nhiều quốc gia để thoả mãn các khoản chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu xã hội và chính trị. Đến nay, nhiều nước đang phát triển như Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc gia tăng nguồn thu để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Theo Richard (1990), các nước đang phát triển có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào thuế gián thu, đặc biệt là việc thu thuế dựa vào các hoạt động giao dịch hơn là thuế thu nhập (cá nhân và doanh nghiệp) như các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đối với một quốc gia mà hệ thống tài chính vẫn còn chưa hoàn thiện như Việt Nam thì thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng mạnh trong nhiều năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Tài chính, hệ thống thuế của Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2010 đang hướng nhiều đến thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT (Phụ lục A.1). Theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê Việt Nam, tỷ trọng thu thuế từ doanh nghiệp (bao gồm cả quốc doanh, tư nhân và FDI) tăng từ 33.3% trong tổng thu ngân sách nhà nước năm 2000 (không bao gồm nguồn thu từ dầu thô) lên đến gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013. Tuy nhiên, đối tượng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chuyển hướng tập trung vào các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục A.2). Thuế thu nhập doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược đối với nguồn thu của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng trốn thuế và tránh thuế trong khu vực doanh nghiệp ngày càng nhiều và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng1. Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Tiền Giang qua thanh tra kiểm tra năm 1 Báo Kinh doanh và Pháp luật online - http://kinhdoanhnet.vn/tin-tuc/xa-hoi/hang-loat-ong-lon-fdi-lo-mat-chuyen-gia- tron-thue_t114c13n19743
  10. 2 2010 tại văn phòng cục thuế có 56 trường hợp trốn thuế, tuy nhiên đến năm 2014 số lượng doanh nghiệp trốn thuế tăng 118 trường hợp. Tương tự các tỉnh khác, đảm bảo nguồn thu là mục tiêu hàng đầu của chính quyền tỉnh Tiền Giang và là điều kiện cần để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong tổng thu ngân sách tỉnh Tiền Giang, nguồn thu từ doanh nghiệp cũng đang chiếm tỷ trọng rất lớn và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, tỷ trọng thu thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2014 chiếm đến 44.6% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng nợ thuế đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, nợ đọng thuế tính đến 31/12/2014 của các loại hình doanh nghiệp lên đến 293 tỷ đồng, chiếm gần 5% trên tổng số thu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra số thu của phạt chậm nộp năm 2010 là 2,7 tỷ đồng, nhưng đến năm 2014 số tiền lập bộ phạt chậm nộp là 10,8 tỷ đồng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn thu thuế không hiệu quả và thu không đầy đủ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ yếu mà các nước phát triển thường gặp phải đó là cấu trúc chính sách thuế và công tác hành thu không hiệu quả dẫn đến các hoạt động trốn thuế và tránh thuế (Teera, 2004). Trốn thuế không chỉ là vấn đề ở các nước kém phát triển mà cả những nước đang phát triển, nước phát triển (Richard, 1990). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng nơi nào có thu thuế, nơi đó có tình trạng trốn thuế ở bất kỳ loại thuế nào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu so sánh của Teera và cộng sự (2004) cho thấy tình trạng trốn thuế ở các quốc gia các quốc gia đang phát triển có xu hướng cao hơn các quốc gia phát triển và các quốc gia thuộc nhóm OECD. Để kiểm soát tình trạng trốn thuế và tránh thuế, Franzoni (1998) cho rằng có hai công cụ chính thường được sử dụng đó là lãi suất phạt chậm nộp (penalty rates) và kiểm toán thống kê (auditing probabilities) trong đó công cụ thứ nhất là công cụ phổ biến hiện đang sử dụng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tuân thủ thuế còn phụ thuộc nhiều vào các chính sách
  11. 3 thuế, trong đó có chính sách phạt chậm nộp thuế. Dường như có mối liên hệ giữa việc thay đổi lãi suất ngân hàng với việc chậm nộp thuế. Trường hợp lãi suất ngân hàng thấp hơn lãi suất chậm nộp thuế thì xu hướng chậm nộp thuế gia tăng và ngược lại. Nhằm kiểm định giả thuyết cho rằng lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách cho phù hợp, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lãi suất và việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2014”. Với kỳ vọng góp phần đạt mục tiêu hiện đại hoá ngành thuế, tăng cường năng lực quản trị thuế và nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp nộp thuế theo Dự án Hiện đại hoá ngành thuế (Tax Administration Modernization Project) của Tổng Cục thuế (Phụ lục A.3). 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm định giả thuyết cho rằng có mối liên hệ giữa lãi suất ngân hàng và mức độ tuân thủ nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thông qua lượng nợ thuế tồn đọng qua các thời kỳ. Kết quả phân tích là cơ sở để xây dựng chính sách thuế và chính sách phạt chậm nộp thuế để đảm bảo nguồn thu phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thiện công tác quản lý thuế ở tỉnh Tiền Giang. 1.2.2. Mục tiêu chi tiết: Đánh giá thực trạng nợ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2014. Xác định mối liên hệ giữa lãi suất và mức độ chậm nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác hành thu và chính sách phạt chậm nộp thuế phù hợp. 1.3. Các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu: 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu:
  12. 4 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp chậm nộp thuế hoặc tuân thủ các chính sách thuế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khi lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng thương mại có xu hướng tăng thì hành vi chậm nộp thuế của doanh nghiệp cũng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong trường hợp lãi suất ngân hàng cao hơn thuế suất phạt chậm nộp thuế thu nhập của doanh nghiệp. Như vậy, các giả thuyết trong quá trình nghiên cứu cần làm rõ đó là: - Mức độ tuân thủ nộp thuế của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Có sự khác biệt trong việc tuân thủ nộp thuế của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh tế khác nhau (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau (nhà nước, FDI, tư nhân). Việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ nộp thuế của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách thuế đảm bảo nguồn thu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Tiền Giang. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Biến động của lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi chậm nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ? - Đối tượng và loại hình doanh nghiệp nào có khối lượng nợ đọng thuế lớn trong giai đoạn 2010 – 2014 ? - Giải pháp nào là khả thi để cải thiện chính sách thuế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ? 1.4. Phạm vi và đối tượng: Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Đối tượng nghiên cứu là tất cả các doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, FDI) đang hoạt động và có trích nộp thuế cho tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn từ 2010 đến 2014.
  13. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định lượng và thống kê mô tả để tìm kiếm và phát hiện các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp thông qua số thuế chậm nộp theo thời gian từ 2010 đến 2014. Đồng thời kiểm định gỉa thuyết cho rằng việc thay đổi lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại có tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1.6. Cấu trúc luận văn: Nội dung luận văn được chia làm 5 phần như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và việc chậm nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: Phân tích ảnh hưởng của lãi suất đối với việc tuân thủ nộp thuế nhằm mang lại sự công bằng cho các doanh nghiệp nộp thuế, từ đó đề ra các giải pháp nhằm mang lại giá trị công cho xã hội mà cụ thể cho ngành thuế tỉnh Tiền Giang. 1.8. Ha ̣n chế nghiên cứu tiế p theo: Tuy khảo sát có những đóng góp tích cực đối với công tác quản lý nợ thuế, tuy nhiên nhận biết vị thế của mình nên cũng có một số hạn chế nhất định: - Do hạn chế về khả năng nên nghiên cứu chỉ tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, và các doanh nghiệp lớn có vốn kinh doanh từ 5 tỷ đồng trở lên do văn phòng Cục thuế tỉnh Tiền Giang quản lý. - Nghiên cứu chỉ xem xét đến doanh nghiệp có khả năng nộp thuế - Đối với lãi suất tiền vay chỉ nghiên cứu lãi suất ngắn hạn - Đối với lãi tiền gửi, chỉ nghiên cứu lãi suất đối với đồng Việt Nam và lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
  14. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương này cung cấp những thông tin để tác giả phát hiện ra các vấn đề nghiên cứu, xây dựng mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đồng thời đề cập đến tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với việc phân tích lãi suất ngân hàng đến viện tuân thủ nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
  15. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về hệ thống thuế tại Việt Nam: 2.1.1. Công tác quản lý thuế: Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 là khung pháp lý cơ bản để đảm bảo tính minh bạch và liêm chính trong ngành thuế; quy định cụ thể về quản lý dịch vụ nộp thuế, khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. Một số điểm cơ bản trong Luật Quản lý thuế gồm: - Luật quy định rõ các quyền của người nộp thuế từ quá trình tính thuế, kiểm tra, thanh tra và khiếu nại về thuế. Luật cũng quy định bắt buộc cơ quan quản lý thuế phải bồi thường cho đối tượng nộp thuế đối với những tổn thất do cơ quan thuế gây ra. - Luật quy định sử dụng một mã số thuế duy nhất và quy định phù hợp về nộp thuế và hoàn thuế. Nếu đối tượng chậm nộp thuế thì phạt theo mức 0,05%/ngày trên tổng số tiền chậm nộp; số tiền thuế nộp thừa sẽ được hoàn trả trong thời gian quy định. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế vẫn còn một số hạn chế cần xem xét như chưa quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan thuế các cấp gồm: Tổng Cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế. Một số quy định còn thiếu trong Luật Quản lý thuế gồm: không có cơ chế hợp tác giữa cơ quan thuế và hải quan, không có quy định về kế toán và sổ sách kế toán trong Luật và chưa có quy định về kê khai thuế điện tử cũng như công nhận chữ ký điện tử của doanh nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm của thuế : Khái niệm: Thuế là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước không đối giá và hoàn trả trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Căn cứ vào mục đích điều tiết của nhà nước mà chia thành 2 loại thuế là thuế trực thu và thuế gián thu
  16. 8 Thuế trực thu: Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, người nộp thuế người chịu thuế là một Thuế gián thu: Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế Đối tượng nộp thuế: là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Đặc tính của thuế: Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các công cụ khác. Những đặc trưng đó là: Tính bắt buộc: Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước. Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt việc động viên mang tính chất bắt buộc của nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phân thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân. Tính không hoàn trả trực tiếp: Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Tính pháp lý cao: Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật.
  17. 9 Chức năng của thuế: Chức năng của thuế là sự thể hiện công dụng vốn có của thuế, và nó có tính ổn định tương đối. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển thuế luôn luôn thực hiện hai chức năng cơ bản sau: Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước: Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện đông viên nguồn tài chính cho nhà nước, là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm của xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Thuế là một nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất cho ngân sách nhà nước. Chức năng điều tiết kinh tế: Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế, sử dụng linh họat các ưu đãi và miễn giảm thuế. Trên cơ sở đó, nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện. 2.1.3. Các loại thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp và các chế độ thu ngoài thuế (phí, lệ phí): Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu chính trong hệ thống thu ngân sách của Việt Nam. Tổng nguồn thu thuế TNDN ở Việt Nam chiếm khoảng 7% GDP trong những năm gần đây (WB, 2011). Cùng một luật thuế được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp kể cả trong và ngoài nước đã cơ bản góp phần tạo môi trường kinh doanh công bằng. Tuy nhiên, các quy định về khấu hao khá phức tạp với 53 loại tài sản cố định có thời gian sử dụng khác nhau mà nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn 1 trong 3 phương pháp khấu hao (phương pháp đường thẳng, số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo lượng
  18. 10 sản phẩm) để khấu trừ thuế. Điều này dẫn đến làm tăng chí phí và thời gian của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chi phí quản lý và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp nộp thuế. Thực tế, nếu chia thành 3 nhóm tài sản theo 3 nhóm phương pháp khấu hao hoặc 1 phương pháp khấu hao đồng nhất cho 4-5 nhóm tài sản thì việc quản lý thuế và tuân thủ thuế sẽ tốt hơn. Một số khoản chi trong hoạt động kinh doanh theo luật tại Việt Nam không cho phép khấu trừ như các khoản chi từ phúc lợi và tiền thưởng cho người lao động hoặc các chi phí cho một số hoạt động xúc tiến bán hàng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đối với mức thuế suất, hiện nay tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Điều này dẫn đến phức tạp hoá công tác quản lý thuế. Chẳng hạn doanh nghiệp thông thường chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% nhưng nhiều khoản mức thuế suất khác dao động từ 32% đến 52% được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu thô, khí đốt và các loại tài nguyên quý hiếm khác. Ngoài ra, một số doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 10% đến 20%. Ngoài thuế, doanh nghiệp còn chịu nhiều khoản phí và lệ phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, việc xác định mức phí và lệ phí phải bảo đảm thời gian thu hồi vốn hợp lý và phù hợp với khả năng thanh toán đối với bên mua. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2011) cho thấy, không có mối liên hệ nào giữa mức phí và chi phí cung cấp một dịch vụ cụ thể. Một số quy định có chi phí thu và chi phí tuân thủ cao hơn mức thực thu; quá nhiều cách thức để xác định mức phí và lệ phí, chẳng hạn có khoảng 66 loại phí và lệ phí hải quan và khoảng 200 loại phí, lệ phí cho thử nghiệm thuốc chữa bệnh. Việc phức tạp hoá các khoản phí, lệ phí cũng được xem như là một trong những yếu tố tác động đến việc tuân thủ nộp phí và lệ phí liên quan đến doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu chính của Việt Nam. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, thuế thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận,
  19. 11 lợi tức, thuế thu nhập từ chủ đầu tư. Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức Về cơ sở thuế: Thuế TNDN chỉ đánh vào các tổ chức sản xuấ t kinh doanh. Cơ sở thuế bao gồ m thu nhập từ hoa ̣t động đầ u tư vố n thuộc nhiề u nguồ n khác nhau. Có thể có một lỗ hổ ng về thuế , phầ n thu nhập từ bán quyề n sử du ̣ng đấ t có thể tránh thuế nế u toàn bộ công ty đươ ̣c bán, và đấ t đai, lúc đó, đươ ̣c tính là một phầ n của công ty. Cách tố t hơn là đánh thuế giá tri ̣đấ t theo cách thông thường. Khấu hao khấu trừ thuế: Các quy đinh ̣ về khấ u hao khá phức ta ̣p với 53 loa ̣i tài sản cố đinh ̣ có thời ha ̣n sử du ̣ng khác nhau mà nhà đầ u tư phải xác đinh ̣ và lựa cho ̣n một trong 3 phương pháp khấ u hao. Nế u nhà đầ u tư không bằ ng lòng với thời ha ̣n mà luật quy đinh ̣ thì đã có quy đinh ̣ cho phép thỏa thuận với cơ quan thuế . Để thực hiện chế độ khấ u hao, mỗi tài sản cố đinh ̣ phải đươ ̣c phân loa ̣i, lưu giữ trong hồ sơ riêng và sổ theo dõi tài sản, đươ ̣c đánh số và dán thẻ với số liệu thố ng kê phù hơ ̣p. Rõ ràng là tấ t cả các việc này sẽ làm tăng chi phí quản lý và chi phí tuân thủ. Các quy đinh ̣ về khấ u hao vẫn có thể đươ ̣c sử du ̣ng như là công cu ̣ ưu đãi thuế đố i với một số loa ̣i hình đầ u ̣ Chế độ khấ u hao nhanh tư cu ̣ thể hoặc đầ u tư ở những khu vực điạ lý đươ ̣c chỉ đinh. tới gấ p 2 lầ n chế độ thông thường đươ ̣c áp du ̣ng cho các cơ sở kinh doanh hàng hóa, ̣ vu ̣ “có hiệu quả kinh tế cao”. dich Các khoản không được khấu trừ thuế TNDN: Một số khoản chi của công ty không đươ ̣c trừ theo luật mặc dù đó là những chi phí kinh doanh hơ ̣p pháp đươ ̣c chấ p nhận theo thông lệ quố c tế như: các khoản chi phúc lơ ̣i và chi tiề n thưởng cho người lao động (những khoản tiề n thưởng phải chiụ thuế TNCN do người lao động trả). Một số khoản chi được quy định trần không phù hợp chi phí cho quảng cáo và các hình thức khuyế n ma ̣i khác, kể cả giải trí, và những chi phí đó không đươ ̣c vươ ̣t quá 10% tổ ng chi phí tổ ng chi phí đươ ̣c trừ. Đố i
  20. 12 với các doanh nghiệp mới thành lập các chi phí này không đươ ̣c vươ ̣t quá 15% chi phí đươ ̣c trừ cho 3 năm đầ u kể từ khi thành lập. Thuế suất: Chế độ thuế hiện ta ̣i quy đinh ̣ mức thuế suấ t thông thường là 25%. Mức thuế suấ t cao hơn từ 32 % đế n 50% đươ ̣c áp du ̣ng cho dầ u mỏ, khí đố t và các loa ̣i tài nguyên quý, hiế m khác. Các mức thuế suấ t thấ p 20% và 10% như là một phầ n của chế độ ưu đãi thuế TNDN đươ ̣c áp du ̣ng cho hoa ̣t động đầ u tư ở các liñ h vực kinh tế ưu đãi hay khu vực điạ lý đươ ̣c khuyế n khích đầ u tư. Việc áp du ̣ng nhiề u mức thuế suấ t khiế n cho công tác quản lý thêm phức ta ̣p; Mức thuế suấ t cao hơn áp du ̣ng đố i với chi nhánh của các công ty nước ngoài đươ ̣c tán thành do các chi nhánh này chỉ bi ̣ đánh thuế một lầ n và không có cơ hội nào để áp du ̣ng thuế khấ u trừ ta ̣i nguồ n thuế TNDN có các hình thức khuyế n khích đầ u tư vào các liñ h vực cu ̣ thể , điạ bàn cu ̣ thể , và nế u các hoa ̣t động đầ u tư đáp ứng đươ ̣c mố t số tiêu chí xã hội (phu ̣ nữ hoặc người khuyế t tật); Hiện nay, các hình thức ưu đãi thuế còn rấ t phức ta ̣p và cầ n đươ ̣c hơ ̣p lý hoá hơn nữa. Có ba hình thức ưu đãi thuế chính: thuế suấ t ưu đãi (20, 10%); miễn giảm thuế có thời thời ha ̣n; và chế độ khấ u hao nhanh. Các tiêu chí chi tiế t đươ ̣c quy đinh ̣ cho mỗi loa ̣i, song đôi khi không rõ ràng. Kinh nghiệm thu thuế TNDN ở các quốc gia trên thế giới: Ở hầ u hế t các nước phát triể n, thu nhập phát sinh từ tấ t cả các nguồ n bao gồ m kinh doanh, thương ma ̣i và thu nhập không phát sinh từ hoa ̣t động kinh doanh đề u đươ ̣c đưa vào cơ sở thuế . Hầ u hế t các nước đề u đánh thuế lơ ̣i nhuận thu đươ ̣c từ đầ u tư vố n với mức thuế suấ t thông thường, song một số trường hơ ̣p đươ ̣c miễn thuế nế u lơ ̣i nhuận từ vố n đươ ̣c tái đầ u tư vào kinh doanh. Tuỳ thuộc vào các quy đinh ̣ về ha ̣n chế ở một số nước nhằ m tránh trố n lậu thuế , mo ̣i chi phí phát sinh toàn bộ hay riêng biệt để ta ̣o ra thu nhập hoặc duy trì tài sản đề u đươ ̣c giảm thuế . Tấ t cả các nước đề u có quy đinh ̣ khấ u trừ chi phí khấ u hao, song cách thức khác nhau. Một số phương pháp thông thường như khấ u hao theo đường thẳ ng hay số dư giảm dầ n đươ ̣c áp du ̣ng. Các hình thức ưu đãi thuế nói chung đươ ̣c đưa ra dưới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2