intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Ngọc Hải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên nhằm kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong nền kinh tế ở Việt Nam theo quý giai đoạn 1999:1-2012:4. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test), kiểm định tính đồng liên kết trong mô hình bằng kiểm định Johansen, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và phân tích mô hình VECM để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ 1999-2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Ngọc Hải

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN NGỌC HẢI MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN NGỌC HẢI MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin chân thành cám ơn thầy NGUYỄN NGỌC ĐỊNH, thầy TRẦN NGỌC THƠ người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Trường Đại học Kinh Tế TPHCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quí báu cho bản thân tôi nói riêng và cho khoá Cao Học Tài Chính Doanh Nghiệp nói chung. Cảm ơn các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành chương trình học vừa qua. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn NGUYỄN NGỌC HẢI
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy Nguyễn Ngọc Định. Tác giả luận văn NGUYỄN NGỌC HẢI
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1.Tóm tắt ................................................................................................................... 1 2. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................... 3 1.1 Khái quát những nghiên cứu trước đây .................................................... 3 1.2 Bằng chứng ở các quốc gia .......................................................................... 10 1.3 Kinh nghiệm các nước Châu Á................................................................... 14 CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 18 2.1 Mô hình và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 18 2.2 Dữ liệu .............................................................................................................. 19 2.3 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 21 2.3.1 Thống kê mô tả ................................................................................................ 21 2.3.2 Hệ số tương quan ............................................................................................. 21 2.3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................................ 22 2.3.4 Kiểm định đồng liên kết .................................................................................. 26 2.3.5 Kiểm định mối quan hệ nhân quả .................................................................... 28 2.3.6 Phân tích mô hình VECM................................................................................ 31 2.4 Thảo luận kết quả ............................................................................................. 38 Chương 3: Kết luận ................................................................................................ 39 Danh mục các tài liệu tham khảo .......................................................................... 41
  6. Danh mục các bảng Bảng 1 Tỉ lệ tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam theo quý giai đoạn 1999:1-2012:4. Bảng 2 Các giá trị thống kê mô tả về tỉ lệ tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam theo qúy giai đoạn 1999:1-2012:4 Bảng 3 Hệ số tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát Bảng 4 Kiểm định nghiệm đơn vị Augment Dickey-Fuller cho biến CPI Bảng 5 Kiểm định nghiệm đơn vị Augment Dickey-Fuller cho biến GDP Bảng 6 Kiểm định hồi qui đồng liên kết Johansen cho I và G Bảng 7 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa G và I Bảng 8 Phân tích mô hình VECM Bảng 9 Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư của mô hình VECM
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tóm tắt Các dữ liệu nghiên cứu về chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong bài được thu thập trên trang web của Tổng Cục Thống kê và IMF. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ dương (đồng biến) trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn mối quan hệ này vừa đồng biến và nghịch biến. Ngoài ra, trong ngắn hạn lạm phát còn chịu tác động lớn từ kỳ vọng lạm phát của công chúng. 2. Đặt vấn đề Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Trong thời gian gần đây, sự bất ổn của kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và gia tăng lạm phát ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở nhiều quốc gia để có được mức tăng trưởng cao phải đánh đổi với mức lạm phát cao. Liệu Việt Nam có cần đánh đổi như vậy không? Để trả lời câu hỏi đó, cần nghiên cứu một cách sâu sắc sự tác động qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát, từ đó tìm ra biện phát nhằm ổn định lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho Việt Nam. 3. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết này nhằm kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong nền kinh tế ở Việt Nam theo quý giai đoạn 1999:1-2012:4. Trong nghiên cứu của mình, tôi sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test), kiểm định tính đồng liên kết trong mô hình bằng kiểm định Johansen, kiểm định quan hệ
  8. 2 nhân quả Granger và phân tích mô hình VECM để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ 1999-2012. Một bằng chứng thực nghiệm thu được từ việc chạy mô hình đồng liên kết và mô hình VECM sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ này. Từ đó xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế - lạm phát và sử dụng lạm phát như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Đồng thời đưa ra những nhận định và một số kiến nghị cho các cơ quan Chính phủ về kiểm soát lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
  9. 3 CHƢƠNG 1: CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1 Khái quát những nghiên cứu trƣớc đây Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng vẫn là một tranh cãi cả về lý thuyết lẫn những nghiên cứu thực nghiệm. Nó bắt nguồn ở những nước Mỹ Latinh vào những năm 1950, vấn đề này đã tạo ra một cuộc tranh luận dai dẳng giữa những người theo chủ nghĩa cơ cấu và phái trọng tiền. Những người theo chủ nghĩa cơ cấu tin rằng lạm phát cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, trong khi phái trọng tiền cho rằng lạm phát gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế. Có hai khía cạnh trong cuộc tranh luận này: (a) bản chất của mối quan hệ nếu nó tồn tại và (b) hướng của mối quan hệ nhân quả. Friedman (1973; 41) tóm tắt ngắn gọn bản chất mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế như sau: lạm phát xảy ra: có và không có tăng trưởng kinh tế; không có lạm phát: cũng có và không có tăng trưởng kinh tế. Tác động của lạm phát đối với tăng trưởng, sản lượng và năng suất là một trong những vấn đề chính trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Các mô hình lý thuyết trong những tài liệu về tiền tệ và tăng trưởng phân tích tác động của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát đối với trạng thái cân bằng ổn định, vốn bình quân đầu người và sản lượng (ví dụ, Orphanides và Solow, 1990) viết về tác động của lạm phát đối với sản lượng và tăng trưởng: i) không có; ii) tích cực, và iii) tiêu cực. Sidrauski (1967) đã thiết lập các kết quả đầu tiên, cho thấy tính trung lập và siêu trung lập của tiền tệ khi nó được kiểm soát một cách tối ưu khi xem xét số dư tiền thực tế
  10. 4 (M/P) trong các chức năng của nó. Tobin (1965) cho rằng tiền tệ thay thế cho vốn, ông phát hiện ra những tác động tích cực của lạm phát đối với tăng trưởng và kết quả được biết đến như là hiệu ứng Tobin. Những tác động tiêu cực của lạm phát đến tăng trưởng thường được gọi là hiệu ứng phản Tobin liên quan chủ yếu đến yếu tố tiền tệ đã được đề cập trong các mô hình trước đó (ví dụ , Stockman, 1981) xem tiền tệ như là một sự bổ sung vốn. Theo nghiên cứu từng đạt giải Nobel của Friedman năm 1977, các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng sản lượng được phát triển theo hai hướng riêng biệt. Hướng nghiên cứu đầu tiên, bắt đầu với giả thuyết cho rằng với một mức lạm phát danh nghĩa cao hơn sẽ làm tăng lạm phát không chắc chắn, xem xét mối quan hệ giữa lạm phát - lạm phát không chắc chắn, tăng trưởng và tăng trưởng không chắc chắn. Hướng nghiên cứu thứ hai, đứng ở góc độ kinh tế vĩ mô truyền thống xem xét các mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng mà không cần tham chiếu đến lạm phát không chắc chắn và tăng trưởng không chắc chắn. Nghiên cứu theo hướng thứ hai xem xét bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong nền kinh tế Ấn Độ. Tuy nhiên hướng nghiên cứu này cũng chia ra thành hai nhóm riêng biệt, với dự đoán ngược lại về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, có sự phân biệt giữa chúng. Các nhà nghiên cứu của nhóm thứ nhất dựa trên những lập luận của họ về đường cong Phillips và khoảng cách sản lượng, định nghĩa sự khác biệt giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, khẳng định mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng. Lý do cơ bản được đưa ra là nếu sản lượng thực tế tăng cao hơn sản lượng tiềm năng, điều này sẽ tạo ra một áp lực về tiền lương trên thị trường lao
  11. 5 động. Lần lượt một mức lương cao hơn sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn và vì thế giá cả sẽ cao hơn. Kết luận này được hỗ trợ bởi kết quả từ những nghiên cứu thực nghiệm của Gerloch và Smets (1999), cho thấy sản lượng thực tế tăng 1% so với sản lượng tiềm năng làm lạm phát tăng 0,2% trong quý tiếp theo ở 5 nước EMU (European Monetary Union). Hơn nữa, khi lạm phát có mối tương quan với tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát trong tương lai cũng sẽ tăng lên. Một nghiên cứu thú vị được thực hiện bởi Paul et al (1997) với dữ liệu của 70 quốc gia trong giai đoạn 1960-1989, cho rằng mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng chỉ xảy ra ở một số nước. Mallik và Chowdhury (2001) phân tích các tác động qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát ở bốn quốc gia Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan and Sri Lanka) và tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê của một mối quan hệ tích cực giữa hai biến này. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm thứ hai lập luận trên cơ sở các lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế và khẳng định rằng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển. Một trong các nghiên cứu xem xét tính tiêu cực của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng đã được thực hiện bởi Kydland và Prescott (1990). Các tác giả lập luận rằng chính cú sốc cung, chứ không phải cú sốc cầu là nguyên nhân dẫn đến sự đảo chiều trong mối quan hệ. Cú sốc cung làm cho giá phản chu kỳ, trong khi những cú sốc cầu tạo ra tính chu kỳ của giá đối với sản lượng. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm chính là tính linh hoạt của giá. Khi mức giá cố định, một cú sốc cầu sẽ làm tăng sản lượng trong khi giá ít dịch chuyển. Khi sản lượng có xu hướng tăng, mức giá có thể tăng. Do đó, một tương quan tiêu cực giữa các biến này có thể được quan sát thấy ngay cả khi một cú sốc cầu gây ra những thay đổi. Ball và Mankiw (1994) và Judd và Trehan (1995) đã nghiên
  12. 6 cứu các hiệu ứng xảy ra. Ngoài ra, Den Haan và Wouter (2000) bằng cách sử dụng dự báo dài hạn trong mô hình VAR, lập luận rằng tồn tại một sự tương quan tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Agenor và Hoffmaister (1997) cho thấy sự phân kỳ của tăng trưởng từ lạm phát ở các nước đang phát triển, họ sử dụng mô hình VAR để kiểm tra phân tích các tác động giữa lạm phát, sản lượng, tiền lương danh nghĩa và tỷ giá hối đoái. Họ nhận thấy rằng một sự sụt giảm từ từ của tỷ giá làm giảm lạm phát và kích thích sản lượng. Tuy nhiên, việc mở rộng sản lượng chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Kirmanoglu (2001), bằng cách sử dụng mô hình VAR cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát cao ở Thổ Nhĩ Kỳ làm tăng trưởng kinh tế giảm đi. Mendoza (2003) tìm thấy bằng chứng giữa lạm phát và sản lượng ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng các mô hình VAR và GARCH. Bên cạnh các mô hình VAR, bảng dữ liệu nghiên cứu cũng hỗ trợ mối quan hệ tiêu cực, đặc biệt là ở các nước có lạm phát cao. Ví dụ nghiên cứu của Barro (1996) cho thấy một mối quan hệ tiêu cực tồn ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát trên 15%. Judson và Orphanides (1996) ủng hộ ngưỡng lạm phát 10%. Bruno và Easterly (1998) thì ủng hộ ngưỡng lạm phát là 40%. Còn Ghosh và Philips (1998) lại tìm thấy một tác động tích cực cho tỉ lệ lạm phát thấp, nhưng đối với những nước có tỷ lệ lạm phát trên 5%, họ tìm thấy một hiệu ứng phi tuyến tính tiêu cực. Căn cứ bảng hồi quy dữ liệu của các nước và một số nghiên cứu gần đây, mối tương quan tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng trong thời gian dài là do ảnh hưởng của sự sụt giảm trong đầu tư và việc tăng năng suất trước đó. Tập hợp các nghiên cứu (Bruno & Eastle 1998, Sarel 1996) cho thấy tác động tiêu
  13. 7 cực của lạm phát là không phổ biến, chúng chỉ xuất hiện trên ngưỡng lạm phát. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mối quan tâm từ các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực EMU vượt quá ngưỡng lạm phát thấp có thể làm tổn thương đến tăng trưởng kinh tế. Người ta cho rằng các nước phát triển đã phát triển rất tốt thị trường tài chính và chính phủ ít khi can thiệp vào các thị trường. Nền kinh tế chủ yếu do cầu chi phối, trong đó kích cầu dẫn đến giá cả tăng cao và giao thương sụt giảm rõ ràng có thể quan sát ở một mức độ thấp của lạm phát. Mặt khác, các nước đang phát triển rất dễ bị tổn thương với những cú sốc cung gây biến đổi lớn trong lạm phát và tiêu dùng, đầu tư và sản xuất. Hơn nữa, sự can thiệp một cách cứng nhắc của chính phủ vào thị trường tài chính, thị trường hang hóa và nền kinh tế vĩ mô gây ra những thất bại cho thị trường và tạo ra sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Do đó, giá cả không phản ánh chính xác mục tiêu của các chính sách và những phản ứng từ những đại diện của nền kinh tế. Trong khoảng thời gian gần đây, kinh tế vĩ mô tập trung vào mối quan hệ tích cực trong ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng. Một phát hiện trên lý thuyết về bản chất mối quan hệ này trong dài hạn là do ảnh hưởng của lạm phát đối với đầu tư, nếu giả định đầu tư là động cơ của tăng trưởng trong mô hình tăng trưởng nội sinh, một tác động tiêu cực của lạm phát đối với đầu tư hàm ý một mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và tăng trưởng. Những bằng chứng thực nghiệm ủng hộ giả thuyết về một mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và tăng trưởng trong dài hạn. Điều này trái ngược trong ngắn hạn, khi lạm phát và tăng trưởng sản lượng tỷ lệ thuận với nhau. Hiểu biết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng thực sự là chìa khóa khi nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Theo Rangarajan (1998), câu hỏi đặt ra là liệu có
  14. 8 thể dự đoán được khả năng đánh đổi giữa ổn định giá và tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh mới phỏng đoán rằng lạm phát có tác động xấu đến tăng trưởng vì nó làm giảm năng suất và hiệu quả. Choi, Smith và Boyd (1996) đồng quan điểm khi cho rằng sự hiện diện của thông tin bất cân xứng có thể gây tổn hại cho tăng trưởng bằng cách đặt ra những rào cản trên thị trường tài chính. Do đó, nó tác động tiêu cực đến việc cung cấp và phân bổ đầu tư. Những quan điểm mới đã phê phán quan điểm của Keynes về tính „trung lập” của tiền tệ bằng cách cho rằng: trong một thị trường linh hoạt, việc lặp đi lặp lại những cú sốc tiền tệ đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng có thể dẫn đến sự gia tăng lạm phát trong thời gian dài (Rangarajan 1998). Bruno và Easterly (1998) cho rằng không có bằng chứng về một sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát trong mẫu có loại trừ cuộc khủng hoảng lạm phát cao rời rạc. Mặt khác, có bằng chứng cho thấy rằng tăng trưởng trở nên tiêu cực mạnh khi lạm phát vượt qua một ngưỡng 40% mỗi năm. Họ cho rằng thất bại của các nhà nghiên cứu khi tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa lạm phát và tăng trưởng có thể là do sự phục hồi nhanh chóng của sản lượng sau lạm phát, làm cho mối quan hệ thống kê tổng thể có ý nghĩa không đáng kể. Mặt khác, Sarel (1997) tập trung vào một nghiên cứu thực nghiệm cũng kết luận rằng lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng chỉ khi nó vi phạm một "ngưỡng" nào đó của lạm phát. Ông kết luận rằng tồn tại một ngưỡng lạm phát khoảng 8% cho một mẫu chung của nhiều nước. Khi ngưỡng ước tính từ một mẫu chung, nó có thể không chính xác cho một nước cụ thể đặc biệt nếu quốc gia đó bị cô lập. Do đó, cần phải có thêm một đánh giá thực nghiệm về những vấn đề của
  15. 9 việc tìm kiếm các mức độ mà tại đó lạm phát thực sự làm ‘xói mòn’ tăng trưởng kinh tế . Những nghiên cứu trước đó (ví dụ, Tun Wai, 1959) không xác nhận bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa nào giữa lạm phát và tăng trưởng. Một nghiên cứu gần đây của Paul, Kearney và Chowdhury (1997) gồm 70 quốc gia (trong đó có 48 nền kinh tế đang phát triển) cho giai đoạn 1960-1989 không tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở 40% các nước trong mẫu nghiên cứu; có mối quan hệ nhân quả qua lại khoảng 20% và quan hệ một chiều (theo hướng lạm phát tác động đến tăng trưởng hoặc ngược lại) cho phần còn lại. Thú vị hơn, mối quan hệ được tìm thấy là tích cực trong một số trường hợp, nhưng là tiêu cực ở những trường hợp khác. Gần đây các nghiên cứu ở nhiều quốc gia cho thấy rằng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm Fischer (1993), Barro (1996) và Bruno và Easterly (1998). Fischer (1993) và Barro (1996) tìm thấy một tác động tiêu cực rất nhỏ của lạm phát đến tăng trưởng. Fischer (1993: 281) mặc dù bằng chứng tìm thấy khá yếu nhưng ông mạnh mẽ kết luận: lạm phát không tốt cho tăng trưởng trong dài hạn. Barro (1996) thích ổn định giá cả hơn bởi vì ông tin rằng nó sẽ tốt cho tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Bruno và Easterly (1998) cũng rất thú vị. Họ lưu ý rằng bằng chứng cho thấy tỷ lệ người tin rằng lạm phát là có hại cho tăng trưởng kinh tế cao một cách bất thường. Theo điều tra của họ xác nhận các quan sát của Dornbusch (1993), Dornbusch và Reynoso (1989), Levine và Renelt (1992) và Levine và Zervos (1993) cho rằng mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát bị ảnh hưởng bởi các nước có tỷ lệ lạm phát cá biệt (hoặc là rất cao hoặc
  16. 10 rất thấp). Vì vậy, Bruno và Easterly(1998) đã kiểm tra các trường hợp rời rạc của các nước có tỷ lệ lạm phát cao (từ 40% trở lên) và tìm thấy một kết quả thực nghiệm mạnh mẽ rằng tăng trưởng giảm mạnh khi xuất hiện khủng hoảng (lạm phát rất cao), sau đó phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ sau khi lạm phát giảm xuống. 1.2 Bằng chứng ở các quốc gia Một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy bằng chứng ở nhiều quốc gia hỗ trợ quan điểm tăng trưởng trong dài hạn bị ảnh hưởng bởi lạm phát (Kormendi và Meguire 1985; Fischer 1983, 1991, 1993; De Gregorio 1993; Gylfason 1991; Roubini và Sala-i-Martin 1992; Grier và Tullock 1989; Levine Zervos 1992). Các nước (đặc biệt là các quốc gia ở châu Mỹ Latinh) đã trải qua thời kỳ lạm phát cao và tăng trưởng trong dài hạn thấp (Cardoso và Fishlow năm 1989; De Gregorio 1992a, 1992b). Tài liệu này là một phần trong các tài liệu về tăng trưởng nội sinh, họ cố gắng xác định nguyên nhân của sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng ở các nước khác nhau. Một bằng chứng đáng kể cho rằng đầu tư là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của tăng trưởng dài hạn (Barro 1991; Levine và Renelt 1992). Người ta thường cho rằng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thúc đẩy tăng trưởng bằng cách cung cấp một môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân. Vấn đề này đã được đề cập trong các tài liệu nghiên cứu sau đó của Fischer 1991, 1993; Easterly và Rebelo 1993; Frenkel và Khan 1990; và Bleaney 1996. Ảnh hưởng của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng chủ yếu từ sự không chắc chắn trong đầu tư tư nhân. Bảng dữ liệu nghiên cứu đa quốc gia về đầu tư đã đo lường sự bất ổn định của kinh tế vĩ mô, giống như những thay đổi
  17. 11 trong tỷ giá hối đoái thực hoặc tỷ lệ lạm phát, có tác động xấu đến đầu tư (Serven và Solimano 1992). Trong một nghiên cứu ở 17 nước của Cordon (1990) cho thấy rằng những bằng chứng nhìn chung ủng hộ quan điểm cho rằng tăng trưởng cao liên quan với lạm phát thấp. Điều này được rút ra từ việc so sánh dữ liệu theo thời gian ở các nước có tỷ lệ tăng trưởng giảm trong khi tỷ lệ lạm phát tăng. Nghiên cứu của Fischer (1993) xem xét vai trò của yếu tố kinh tế vĩ mô trong tăng trưởng. Ông tìm thấy bằng chứng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng với lạm phát và tích cực với chính sách tài chính tốt và một thị trường ngoại hối khỏe mạnh. Fischer cho rằng, do không có lập luận nào cho rằng một mức lạm phát cao là tốt cho nền kinh tế nên một chính phủ tạo ra lạm phát cao là một chính phủ mất khả năng kiểm soát. Do đó, tỷ lệ lạm phát được xem như là một chỉ số kinh tế vĩ mô về sự ổn định và khả năng bao quát của chính phủ trong việc kiểm soát nền kinh tế. Fischer cho rằng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, có nghĩa là một tỷ lệ lạm phát thấp hợp lý, thâm hụt ngân sách nhỏ và một thị trường ngoại hối không bị can thiệp, có lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Ông đưa ra một mô hình tăng trưởng, trong đó ông xác định những kênh chính mà thông qua đó lạm phát làm giảm tăng trưởng. Ông cho rằng sự thay đổi của lạm phát như là một dấu hiệu của sự không chắc chắn của môi trường kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, ông gặp khó khăn khi chia tách các mức độ lạm phát từ sự không chắc chắn của lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng. Điều này là do tỷ lệ lạm phát và phương sai của nó có mối liên hệ khá lớn trong dữ liệu của các quốc gia. Bằng chứng ủng hộ quan điểm kinh tế vĩ mô ổn định, được đo bằng nghịch đảo của tỷ lệ lạm
  18. 12 phát và các chỉ số về xu hướng kinh tế vĩ mô, có liên quan với mức tăng trưởng cao hơn. Để kiểm tra cơ chế mà qua đó các biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng, Fischer hồi quy tỷ lệ tích lũy vốn trên các biến này. Hệ số của tỷ lệ lạm phát là tiêu cực, cho thấy rằng điều quan trọng mà qua đó lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng là giảm sự tích lũy vốn. Fischer thấy rằng tỷ lệ lạm phát có tương quan âm ( nghịch biến) với tỷ lệ tăng trưởng theo mô hình Solow. Khi tỷ lệ lạm phát được chia thành ba loại thấp (lên đến 15%), trung bình (15-40%) và cao (trên 40%) - kết quả cho thấy, trái với những gì được mong đợi, sự kết hợp giữa lạm phát và tăng trưởng, yếu tố quyết định của nó trung bình giảm khi lạm phát tăng lên. Điều này cũng được hỗ trợ bởi các kết quả thu được của Levine và Zervos (1992). Vì vậy đây không phải là trường hợp lạm phát cao là nguyên nhân của các mối tương quan tiêu cực tổng thể giữa lạm phát và tăng trưởng, tích lũy vốn và tăng trưởng sản lượng. Thay vào đó, kết quả của Fischer cho thấy mối liên hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và sự tích lũy vốn mạnh mẽ hơn ở mức lạm phát thấp và trung bình hơn là ở mức lạm phát cao. De Gregorio (1993) đưa ra bằng chứng ở 12 quốc gia châu Mỹ La tinh trong giai đoạn 1950-1985. Ông tìm thấy một mối tương quan tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng. Bởi vì chúng có mối tương quan rất cao nên mặc dù lạm phát và phương sai của nó tác động tiêu cực đối với tăng trưởng nhưng kết quả không thể phân biệt được mức độ hay sự đa dạng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Ngay cả khi các nước lạm phát cao đã được loại bỏ khỏi mô hình hồi quy, tác động của lạm phát vẫn là tiêu cực và đáng kể. Tuy nhiên, kết quả cho thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và đầu tư vốn, đầu tư
  19. 13 nước ngoài, mối quan hệ không khác nhau đáng kể. Mặc dù kết quả của Fischer cho thấy lạm phát ảnh hưởng đến mức độ đầu tư, De Gregorio cho rằng hiệu quả đầu tư bị ảnh hưởng và dẫn đến sự ảnh hưởng của lạm phát lên tăng trưởng. Kết quả này được hỗ trợ bởi bằng chứng xuyên quốc gia trình bày trong nghiên cứu của Levine và Renelt (1992). Bleaney (1996) thấy rằng chính sách kinh tế vĩ mô nghèo nàn, được đo lường bởi cân bằng tài chính và biến động tỷ giá hối đoái thực, xuất hiện mối tương quan âm với tăng trưởng. Trong mẫu nghiên cứu của ông, lạm phát tương quan thuận với tỷ giá hối đoái thực tế và trong cùng một mô hình hồi quy lạm phát không xuất hiện để có một ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Vì cả hai có tương quan, điều này cho thấy rằng sự lựa chọn một trong hai biến phụ thuộc vào độ mở của nền kinh tế và ảnh hưởng tương đối của giá cả trong nước và ngoài nước đối với quyết định đầu tư . Tỷ lệ lạm phát cao cũng có xu hướng biến động, mối quan hệ tiêu cực và không thể dự đoán trước được của lãi suất thực không khuyến khích tích lũy vốn trong nước. Lạm phát cao bất ngờ làm xói mòn giá trị thực của tài sản tài chính và biến động của lạm phát làm tăng rủi ro của việc nắm giữ những tài sản đó. Ngược lại, mộ mức lạm phát thấp đến trung bình khuyến khích tiết kiệm vốn, đặc biệt là ở mức giá ổn định. Fry (1988) và Gleb (1989) tìm thấy trong dữ liệu nền kinh tế trong 1 khoảng thời gian, một mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lãi suất thực. Để tách rời ảnh hưởng của lạm phát ra khỏi lãi suất thực, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và dự báo từ các mô trình năm 1993. Bằng chứng từ mẫu của hai mươi quốc gia, cho thấy tác động của lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát đến tốc độ tăng trưởng GNP được đưa ra. Tỷ lệ lãi suất thực có một tác động có ý nghĩa thống kê và tích cực
  20. 14 đến tăng trưởng. Nhưng khi có lạm phát, tỷ lệ lãi suất thực tế không còn ý nghĩa thống kê, trong khi hệ số của tỷ lệ lạm phát lại có ý nghĩa. Điều này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lãi suất và tăng trưởng thực tế đã thực sự phản ánh mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng khi xuất hiện áp lực tài chính, nơi mà tỷ lệ lãi suất danh nghĩa được giữ cố định. Đó là lý do tại sao, đối với một mẫu phụ của các nền kinh tế mà tỷ lệ lãi suất thực tốt, các hệ số của cả tỷ lệ lãi suất thực và lạm phát là tiêu cực, điều đó chỉ ra rằng ở mức lãi suất thực thấp hơn có thể có một tác động tích cực đối với tăng trưởng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng một điều kiện đặc biệt quan trọng để đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, nếu lạm phát làm giảm tiết kiệm của chính phủ, đầu tư công có thể sẽ giảm. 1.3 Kinh nghiệm các nƣớc châu Á Bằng chứng ở các nước hỗ trợ một mối quan hệ tiêu cực ở nhiều quốc gia. Nói chung, các nước có mức tăng trưởng cao hơn là những nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy hiệu quả cao ở các nước Đông Á, đã duy trì tăng trưởng cao trong ba thập kỷ qua, đã từng có một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thúc đẩy tỷ lệ đầu tư cao và tăng trưởng kinh tế (Ngân hàng Thế giới 1993). Ổn định kinh tế vĩ mô đã được định nghĩa là lạm phát phải chịu sự kiểm soát, các khoản nợ trong và ngoài nước phải được quản lý và giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô xuất hiện trong vòng một hoặc hai năm. Mặc dù các bằng chứng xuyên quốc gia cho thấy mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng là tiêu cực, không có sự phân biệt giữa các nền kinh tế mở hay đóng cửa giữa các quốc gia này. Nó có thể là mối tương quan tiêu cực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0