intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

45
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với định hướng nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn có thể đưa ra những luận cứ khoa học đáng tin cậy về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRẦN QUỐC BẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRẦN QUỐC BẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo. Các số liệu thống kê được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ nguồn đáng tin cậy, có thể kiểm chứng; nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Trần Quốc Bảo
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADF Augmented Dickey - Fuller AIC Tiêu chuẩn Akeike DLN Ký hiệu dạng sai phân bậc 1 của các biến ở dạng log ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HQ Tiêu chuẩn Hannan Quinn IC Tiêu chuẩn Information Criterion IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IRF Impulse Response Function KPSS Kwiatkowski – Phillip – Schmidt – Shin LR Tiêu chuẩn LR NEER Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam OLS Phương pháp chi bình phương bé nhất (Ordinary least square) PP Phillips – Perron REER Tỷ giá hối đoái thực đa phương SC Tiêu chuẩn Schwarz USD Đô la Mỹ VAR Mô hình véc tơ tự hồi quy (Vector Autorgressive Model) VECM Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) VND Việt Nam đồng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn ADF – trường hợp có chặn. .................................................................................................... 27 Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn ADF – trường hợp có chặn và xu hướng ................................................................................ 28 Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn PP – trường hợp có chặn ............................................................................................................ 29 Bảng 4.4: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn PP – trường hợp có chặn và xu hướng ....................................................................................... 30 Bảng 4.5: Kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn KPSS – trường hợp có chặn ..................................................................................................... 31 Bảng 4.6: Kết quả lựa chọn bước trễ tối ưu...................................................... 32 Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger ............................................ 34 Bảng 4.8: Kiểm định đồng tích hợp trường hợp không có xu hướng ........... 35 Bảng 4.9: Kiểm định đồng tích hợp trường hợp có xu hướng ...................... 36 Bảng 4.10: Kết quả mô hình VECM– hệ số cân bằng dài hạn ...................... 37 Bảng 4.11 : Kết quả mô hình VECM trường hợp không có xu hướng........... 39 Bảng 4.12 : Kết quả mô hình VECM trường hợp không có xu hướng dạng rút gọn ..................................................................................................... 40 Bảng 4.13 : Kết quả mô hình VECM trường hợp có xu hướng ...................... 41 Bảng 4.14 : Kết quả mô hình VECM trường hợp không có xu hướng dạng rút gọn ..................................................................................................... 42 Bảng 4.15: Kiểm định hiện tượng dị phương sai và tương quan chuỗi. ......... 43 Bảng 4.16: Kết quả phân tách phương sai trong sự thay đổi của TB ............ 45 Bảng 4.17 : Kết quả hàm phản ứng xung của cán cân thương mại với cú sốc 1% từ REER. ........................................................................................ 47
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực đa phương........................................................................ 25 Hình 4.2 : Đồ thị phần dư của các biến. .......................................................... 44 Hình 4.3 : Phân tách phương sai ..................................................................... 46 Hình 4.4 : Tác động tích lũy do sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của REER. .............................................................................................................. 47
  7. MỤC LỤC Trang Tóm tắt ............................................................................................................. 1 1. Giới thiệu ................................................................................................... 2 2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại – từ lý thuyết đến bằng chứng thực nghiệm. ........................................................ 4 2.1. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. ....................................................................................................... 4 2.1.1. Lý thuyết hiệu ứng đường cong J ................................................... 5 2.1.2. Hệ số co dãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner.......... 8 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây .................................... 13 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở các nước phát triển ................................... 13 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển .......................... 14 2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở trong nước ................................................ 15 2.3. Lựa chọn mô hình ................................................................................... 16 3. Mô hình, dữ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 17 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 17 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 19 3.3.1. Kiểm định tính dừng .................................................................... 19 3.3.2. Phân tích đồng tích hợp ................................................................ 20 3.3.3. Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) .................................. 22 4. Kết quả nghiên cứu. ............................................................................... 24
  8. 4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương (REER) và cán cân thương mại. ........................................................................................ 24 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị và chọn bước trễ cho mô hình ...................... 26 4.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị............................................................. 26 4.2.2. Xác định bước trễ tối ưu............................................................... 31 4.3. Kiểm định mối quan hệ đồng tích hợp .................................................... 33 4.4. Kiểm định mô hình VECM ..................................................................... 36 4.4.1. Kết quả ước lượng mô hình VECM ............................................. 36 4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................. 44 4.5. Kiểm định và phân tích kết quả hiệu ứng đường cong J ở Việt Nam ............................................................................................................ 45 4.5.1. Phân tách phương sai ................................................................... 45 4.5.2. Hàm phản ứng xung (Impulse response function) ....................... 46 5. Kết luận ................................................................................................... 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. 1 Tóm tắt Luận văn được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2012. Nghiên cứu sử dụng phân tích đồng tích hợp Johansen, kiểm định Engle - Granger để xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Ngoài ra để xem xét trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái có quan hệ như thế nào đối với cán cân thương mại trong việc giữ cho mối quan hệ này quy về mối quan hệ cân bằng dài hạn, tác giả sử dụng mô hình VECM, đồng thời sử dụng tính năng quan trọng của mô hình VECM là phân tích cơ chế truyền dẫn sốc thông qua hàm phản ứng xung (IRF) để xem xét mức độ phản ứng của cán cân thương mại khi xảy ra cú sốc đối với tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu, tác giả tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, sự tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại có tính chất trễ, khi phá giá sẽ làm cán cân thương mại thâm hụt trong 3 quý đầu và được cải thiện từ quý 4 trở đi và trong dài hạn tác động của tỷ giá hối đoái được chuyển dịch hoàn toàn vào cán cân thương mại. Điều này đồng nghĩa, đường cong J có xuất hiện trong trường hợp của Việt Nam. Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, Cán cân thương mại, Mô hình VECM.
  10. 2 1. Giới thiệu Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực thương mại đã có những chuyển biến tích cực, song cũng lộ rõ nhiều thách thức, điều thấy rõ nhất là nền kinh tế đã phải trải qua sự thâm hụt thương mại lớn và dai dẳng trong thời gian dài. Về mặt lý thuyết, cán cân thương mại thâm hụt liên tục gây lãng phí nguồn ngoại tệ trong nước ảnh hưởng xấu tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cán cân thương mại thâm hụt quá lớn sẽ dẫn đến hoặc là cán cân vốn phải thặng dư một lượng tương ứng để bù đắp, điều này có thể làm gia tăng nợ nước ngoài quá mức đối với một quốc gia; hoặc là Chính phủ sẽ phải tiến hành các biện pháp can thiệp gắt gao trên thị trường ngoại hối, gây khó khăn và ảnh hưởng tới hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Chính vì vậy, cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề nên đuợc quan tâm đúng mức tùy theo điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Dưới góc độ thương mại quốc tế, có nhiều nhân tố vĩ mô tác động gây ra thâm hụt hoặc thặng dư thương mại. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét nhân tố là tỷ giá hối đoái, đây là nhân tố được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận là nguyên nhân tác động đến cán cân thương mại. Tỷ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng, là công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được Ngân hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ, và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Tuy nhiên, số lượng
  11. 3 nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn nghiên cứu về tác động của những biến động tỷ giá hối đoái đến giá cả hay các biến số vĩ mô khác, số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại vẫn còn ít, ví dụ như Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007), Phạm Hồng Phúc (2009). Luận văn này tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam với số liệu từ quý 1/1999 đến quý 4/2012 trên cơ sở tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu sử dụng phân tích đồng tích hợp Johansen, kiểm định Engle - Granger để xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Ngoài ra để xem xét trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái có quan hệ như thế nào đối với cán cân thương mại trong việc giữ cho mối quan hệ này quy về mối quan hệ cân bằng dài hạn, tác giả sử dụng mô hình VECM, đồng thời sử dụng tính năng quan trọng của mô hình VECM là phân tích cơ chế truyền dẫn sốc thông qua hàm phản ứng xung (IRF) để xem xét mức độ phản ứng của cán cân thương mại khi xảy ra cú sốc đối với tỷ giá hối đoái. Dựa theo tình hình và kết quả nghiên cứu, đề tài có những đóng góp sau: Về phương diện học thuật:  Hệ thống hóa những lý luận chung về tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, hiệu ứng đường cong chữ J và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.  Ứng dụng kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu nghiên cứu nhằm khắc phục các nhược điểm của bộ dữ liệu thời gian, đồng thời đóng góp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam thông qua phương pháp phân tích đồng tích hợp và mô hình VECM. Về phương diện thực tiễn:
  12. 4 Các bằng chứng tìm thấy trong đề tài đóng góp thêm một cách nhìn mới về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam. Đề tài được hoàn thành có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng và những ai quan tâm, nghiên cứu đến những vấn đề liên quan. Mục tiêu đề tài: Với định hướng nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn có thể đưa ra những luận cứ khoa học đáng tin cậy về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam. Cụ thể đề tài tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu:  Câu hỏi thứ nhất, có hay không sự tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn?  Câu hỏi thứ hai, phá giá có cải thiện được cán cân thương mại tại Việt Nam không? Mất bao lâu để cán cân thương mại được cải thiện kể từ khi phá giá? Đường cong J có xuất hiện ở Việt Nam không? Phần còn lại của luận văn có kết cấu như sau. Phần 2 mô tả mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại – từ lý thuyết đến bằng chứng thực nghiệm. Phần 3 trình bày mô hình, dữ liệu, phương pháp nghiên cứu. Kết quả nội dung của phân tích được trình bày ở phần 4. Phần 5 là kết luận. 2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại – từ lý thuyết đến bằng chứng thực nghiệm. 2.1. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng, thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế … đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với
  13. 5 nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quan hệ kinh tế giữa các nước, nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh thuật ngữ tỷ giá hối đoái. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tỷ giá. Tuy nhiên, được thừa nhận rộng rãi ngày nay theo cơ chế kinh tế thị trường, tỷ giá được khái niệm như sau : “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”1. Theo mô hình thay thế bất hoàn hảo của Goldstein và Khan (1985), cán cân thương mại bao gồm các thành phần của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Thu nhập trong nước và giá nhập khẩu là những nhân tố quyết định cầu hàng hóa nhập khẩu. Tương tự, thu nhập nước ngoài và giá xuất khẩu là những nhân tố quyết định cung hàng hóa xuất khẩu. Theo trường phái Keynes cổ điển, thu nhập trong nước, thu nhập nước ngoài và tỷ giá hối đoái thực là những nhân tố chính tác động đến giá trị xuất khẩu ròng2. 2.1.1. Lý thuyết hiệu ứng đƣờng cong J Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 –1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện. Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại 1 Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê, 2012, trang 296 2 Trích: Eric Ben Kamoto (2006), “The J-Curve effect on the trade balance in Malawi and South Africa”, The University of Texas at Arlington, 2006.
  14. 6 trong dài, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Thặng dư (+) 3. Cán cân vãng lai 4. 5. 0 6. 7. Thời gian 8. Đường cong J Thâm hụt (-) Hình 3.1 Hiệu ứng đƣờng cong J Cán cân vãng lai Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẳn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay. Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi.
  15. 7 Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Với những phân tích trên cho thấy, sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chỉ được cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn. Điều này hàm ý, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng, nên làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi; ngược lại, trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả, nên cán cân thương mại được cải thiện. Mức độ và thời gian kéo dài trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng cải thiện vững chắc trong dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào các yếu tố:  Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (ITG) có sẵn trong nền kinh tế. Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển.  Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền
  16. 8 kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.  Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước. Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài.  Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước. Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.  Mức độ linh hoạt của tiền lương. Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ. 2.1.2. Hệ số co dãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner Khi nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại thông qua cách tiếp cận hệ số co giãn, một số giả định đã được đưa ra nhằm đơn giản hóa vấn đề. Thứ nhất, là độ co giãn giá của cung các hàng hóa xuất khẩu nội địa và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài là co giãn hoàn toàn – tức hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài có mức giá cố định, do đó sự thay đối trong mức giá tương đối của chúng hoàn toàn là do sự thay đổi trong tỷ
  17. 9 giá hối đoái danh nghĩa. Thứ hai, cán cân thương mại cân bằng trước khi tiến hành phá giá, tức trị giá xuất khẩu tính theo đồng nội tệ đúng bằng trị giá nhập khẩu, đây là một giả định quan trọng để có thể rút ra điều kiện Marshall-Lerner. Trước hết, cần thấy rằng cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị (chứ không phải khối lượng) hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại. Theo đó, cán cân thương mại tính bằng nội tệ TB P.Qx E.P*.QM (1.1) Trong đó, P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ; Qx là khối lượng xuất khẩu; E là tỷ giá, tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ; P* là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ; QM là khối lượng nhập khẩu. Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có X = P.Qx; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có M=P*.QM; khi đó: TB X E.M (1.2) Sự thay đổi của TB được thể hiện như sau: dTB dX E.dM M .dE (1.3) dTB dX dM hay: E. M (1.4) dE dE dE Hệ số co giãn xuất khẩu ƞ x, được tính bằng phần trăm sự thay đổi của giá trị xuất khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá – cũng chính là phần trăm thay đổi của tỷ giá do mức giá trong nước là cố định, được tính theo công thức:
  18. 10 dX / X dE x dX x X dE / E E (1.5) Tương tự, Hệ số co giãn nhập khẩu ƞ m, được tính bằng phần trăm sự thay đổi của giá trị nhập khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá hay tỷ giá và được tính theo công thức: dM / M dE m dM m M (1.6) dE / E E Thay giá trị của các phương trình (1.5) và (1.6) vào phương trình (1.4) dTB .X x m .M M (1.7) dE E dTB X M( x . m 1) (1.8) dE E.M Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, tức là: TB = X – E.M = 0, hay X/E.M = 1 Phương trình (1.8) được viết lại như sau: dTB M( x m 1) (1.9) dE Như vậy, để cải thiện được cán cân thương mại sau khi phá giá thì điều kiện sau phải được thỏa mãn: ( x m 1) 0 Trên đây chính là điều kiện Marshall-Lerner, điều kiện này phát biểu rằng: với trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, việc phá giá tiền tệ sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại nếu giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1
  19. 11 hay (ηx + ηm>1). Nếu giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu nhỏ hơn 1 hay (ηx + ηm
  20. 12 nhập khẩu giảm, hiệu ứng lượng rõ ràng đã góp phần cải thiện cán cân thương mại. Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng. Như vậy, có ba khả năng có thể xảy ra đối với cán cân thương mại khi phá giá nội tệ. Khả năng thứ nhất, phản ánh tính trội của hiệu ứng giá cả. Điều này có nghĩa là dù khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm cũng sẽ không đủ bù đắp lượng giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ. Kết quả là cán cân thương mại từ cân bằng chuyển sang thâm hụt. Khả năng thứ hai, phản ánh tính trội của hiệu ứng khối lượng. Điều này có nghĩa là sau khi phá giá, khối lương xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vượt quá giá trị xuất khẩu giảm tính theo ngoại tệ và giá trị nhập khẩu tính theo nội tệ. Kết quả là cán cân thương mại từ cân bằng chuyển sang thặng dư. Khả năng thứ ba, phản ánh tính trung hòa của hai hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng, Điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm và giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Kết quả là trạng thái cân bằng của cán cân thương mại được duy trì. Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng cán cân thương mại không nhất thiết vì thế mà được cải thiện. Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng quyết định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2