intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm tìm hiểu cơ sở lý thuyết hệ thống chuỗi cung ứng; phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại nhà máy đường An Khê; kiến nghị giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê – Công ty CP Đường Quảng Ngãi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- HOÀNG HIỀN MINH HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG AN KHÊ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẾ HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Thế Hoàng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 3 năm 2015 Tác giả Hoàng Hiền Minh Hiếu
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... vi GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................................1 1. Nhận dạng vấn đề nghiên cứu .............................................................................1 2. Mục tiêu đề tài .....................................................................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4 4.1. Nguồn dữ liệu sử dụng.................................................................................4 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................5 5. Kết cấu luận văn ..................................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP. ......................................................................................................6 1.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ...............................................................6 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ......................................................................6 1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ........................................................6 1.1.3. Các thành viên của chuỗi cung ứng ........................................................7 1.1.4. Vai trò và chức năng của chuỗi cung ứng ..............................................8 1.2. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng ...............................................................10 1.2.1. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng ..................................................10 1.2.2. Các cấp độ của quản trị chuỗi cung ứng ...............................................10 1.2.3. Quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ...................................11 1.2.4. Quản trị quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng ................................14 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng quản trị chuỗi cung ứng ...........................................18 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NHÀ MÁY ĐƢỜNG AN KHÊ TRONG THỜI GIAN QUA. .....................................................21 2.1. Giới thiệu Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi và Nhà máy Đƣờng An Khê ..21
  4. 2.1.1. Công ty Cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi ..................................................21 2.1.2. Nhà máy Đƣờng An Khê ......................................................................24 2.2. Phân tích ngành mía ....................................................................................28 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đƣờng thế giới ......................................28 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đƣờng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013. ...............................................................................................................34 2.3. Mô hình Chuỗi cung ứng tại Nhà máy Đƣờng An Khê ..............................41 2.4. Tổ chức và quản trị chuỗi cung ứng ............................................................42 2.4.1. Mục tiêu của chuỗi cung ứng ................................................................42 2.4.2. Quản trị chuỗi cung ứng ở cấp độ chiến lƣợc do Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi đề xuất ...........................................................................................42 2.4.3. Quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ...................................44 2.4.4. Các quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng .......................................52 CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NMĐ AN KHÊ ĐẾN NĂM 2020 ...............................................62 3.1. Kết luận........................................................................................................62 3.1.1. Thị trƣờng ngành mía đƣờng Việt Nam và ASEAN trong thời gian 2015 – 2020. ......................................................................................................62 3.1.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng NMĐ An Khê. .............................62 3.2. Giải pháp......................................................................................................64 3.2.1. Giải pháp chiến lƣợc .............................................................................64 3.2.2. Giải pháp về quy trình hoạch định ........................................................65 3.2.3. Giải pháp về quy trình tìm kiếm nguồn hàng .......................................67 3.2.4. Giải pháp về quy trình sản xuất ............................................................69 3.2.5. Giải pháp về quy trình phân phối .........................................................71 3.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA (Asean Free Trade Area) Khu vực tự do thƣơng mại Asean CCS (Commercial Cane Sugar) Chữ lƣợng đƣờng CP Cổ phần CRM (Customer Relationship Management) Quản trị quan hệ với khách hàng DT Diện tích ISCM (Internal Supply Chain Management) Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ NM Nhà máy NMĐ Nhà máy đƣờng NSBQ Năng suất bình quân SCM (Supply Chain Management) Quản trị chuỗi cung ứng SRM (Supplier Relationship Managerment) Quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp TM Thƣơng mại TMN Tấn mía / ngày TNHH Trách nhiệm hữu hạn XN Xí nghiệp Đƣờng RE (Refined Extra) Đƣờng tinh luyện thƣợng hạng Đƣờng RS (Refined Standar) Đƣờng tinh luyện tiêu chuẩn.
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Những quy trình kinh doanh hỗ trợ hiệu quả năng lực chuỗi cung ứng.. . . 17 Bảng 2.1: Công suất NMĐ An Khê qua các năm ....................................................... 25 Bảng 2.2: Ƣu điểm và nhƣợc điểm của vùng nguyên liệu mía ở Gia Lai ......... ........ 26 Bảng 2.3: Diện tích đất cày, cơ giới hóa qua các mùa vụ ........................................... 27 Bảng 2.4: Diện tích đất trồng mía đƣợc cơ giới hóa ở vùng An Khê ......................... 27 Bảng 2.5: Diện tích, sản lƣợng năng suất mía ở An Khê qua các vụ mùa.................. 28 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp cung, cầu, giá đƣờng thế giới (từ năm 2000 – 2013) ..… ... 32 Bảng 2.7: Tình hình sản xuất – tiêu thụ đƣờng của NMĐ An Khê các năm ............... 45 Bảng 2.8: Chi phí đầu tƣ cho mỗi ha trồng mía đại trà ............................................... 48 Bảng 2.9: Chi phí đầu tƣ cho mỗi ha trồng mía cơ giới hóa đại trà ............................ 49 Bảng 2.10: Cơ cấu giống mía vụ mùa 2012 – 2013 ..................................................... 51 Bảng 2.11: Chênh lệch hoạch định nhu cầu và định giá so với thực tế ...................... 53 Bảng 2.12: Diện tích mía Nhà máy Đƣờng An Khê quản lý ...................................... 54 Bảng 2.13: Sản lƣợng mía ở các huyện, thị vùng Đông Gia Lai ................................ 55
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bốn quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng ............................................ 15 Hình 1.2: Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng .................................................. 20 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi ........ ................................. 23 Hình 2.2: Doanh thu các sản phẩm, dịch vụ của Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi ... 24 Hình 2.3: Danh sách các nhà máy đƣờng lớn trong cả nƣớc ...................................... 25 Hình 2.4: Năng suất đƣờng thế giới ........................................................................... 29 Hình 2.5: Giá đƣờng thế giới qua các năm ................................................................ 33 Hình 2.6: Thặng dƣ cung, cầu đƣờng thế giới qua các năm . ..................................... 33 Hình 2.7: Diện tích trồng mía cả nƣớc ....................................................................... 35 Hình 2.8: Sản lƣợng mía qua các năm ........................................................................ 36 Hình 2.9: Tổng sản lƣợng mía ép và nhập kho cả nƣớc giai đoạn 2003 – 2013 ........ 36 Hình 2.10: Biểu đồ giá đƣờng Việt Nam và Thế giới từ 2003 – 2014 ....................... 38 Hình 2.11: Mô hình chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê ............................................... 41
  8. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Nhận dạng vấn đề nghiên cứu Ngành mía đƣờng trong suốt gần 20 năm đầu tƣ và phát triển đã gặt hái những thành tích đáng trân trọng. Năm 1995, từ một đất nƣớc phải phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào đƣờng nhập khẩu và công nghệ sản xuất đƣờng thô sơ, lạc hậu thì đến cuối mùa vụ 2013, ngành mía đƣờng đã sản xuất đủ lƣợng đƣờng tiêu thụ trong nƣớc, công nghệ sản xuất đạt gần bằng với thế giới. Tuy nhiên, những khó khăn, vƣớng mắc của ngành mía đƣờng đã ngày càng bộc lộ rõ ràng khiến cho ngành mía đƣờng thực sự đứng trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Nhiều nhận định của các chuyên gia và ngƣời trong ngành đã nhận xét “ngành mía đƣờng đứng trƣớc nguy cơ phá sản”,“ngành mía đƣờng yếu kém mọi bề”… Những khó khăn thể hiện rõ: giá thành sản xuất cao hơn trong khu vực khoảng 2 lần; giá bán đang trong chu kỳ giảm; lƣợng tồn kho của hầu hết các nhà máy gia tăng do chịu tác động từ đƣờng Thái Lan nhập lậu giá rẻ khoảng 400.000 tấn trong năm 2013, các hộ trồng mía ở một số khu vực nhƣ đồng bằng sông Cửu Long bỏ mía vì lợi nhuận thấp, dẫn đến nhiều nhà máy không đảm bảo đủ nguyên liệu mía gây bất ổn, cạnh tranh trong thị trƣờng… Bên cạnh đó, theo lộ trình gia nhập AFTA, vào năm 2015 thuế nhập khẩu đƣờng trong khu vực vào nƣớc ta sẽ giảm từ 5% xuống 0% đang tới rất gần. Đƣờng là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, có chất lƣợng gần nhƣ tƣơng đồng do đó các sản phẩm cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa vào giá thành. Giá thành đƣờng sản xuất trong nƣớc đang cao hơn giá thành đƣờng nƣớc ngoài rất nhiều lần, gấp 2,4 – 2,9 lần so với giá thành mía đƣờng sản xuất ở Lào của Hoàng Anh Gia Lai. Trong khi đó, giá bán sỉ đƣờng tại kho nhà máy qua các năm giảm sút theo chu kỳ giá của đƣờng thế giới. Năm 2011 giá sỉ đƣờng trong nƣớc khoảng 18.000 – 19.000 đ/kg thì đến 2013 chỉ còn trong khoảng 13.500 – 15.000 đ/kg và xu hƣớng còn tiếp tục
  9. 2 giảm. Điều này đòi hỏi các nhà máy đƣờng (NMĐ) cần nỗ lực để giảm giá thành và cạnh tranh tốt trên thị trƣờng. Nguyên nhân của những khó khăn của ngành mía đƣờng có thể tóm tắt nhƣ sau: - Thứ nhất, năng suất mía trung bình thấp chỉ đạt 50 -70 tấn/ha, chữ lƣợng đƣờng chỉ ở mức 8,5 – 10 CCS trong khi các nƣớc nhƣ Brazil, Thái Lan, Úc… đạt tới mức năng suất mía từ 80 đến 120 tấn/ha/năm, chữ lƣợng đƣờng 12 – 14 CCS. - Thứ hai, công nghệ chế biến sản xuất mía đƣờng trong nƣớc hầu hết các nhà máy chỉ đạt mức trung bình khoảng 1 tấn mía cho ra khoảng hơn 90 kg đƣờng, kém hiệu quả hơn so với khu vực từ 10% đến 20%. - Thứ ba, mối quan hệ hợp tác giữa ngƣời trồng mía – nhà khoa học – nhà máy – tổ chức tài chính chƣa tạo đƣợc sự liên kết tin tƣởng, hợp tác toàn diện. Điều này dẫn đến nhiều giống mía tốt năng suất cao chƣa đƣợc triển khai, cơ giới hóa khó khăn trong việc trồng mía lẫn thu hoạch làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất mía đƣờng… - Thứ tƣ, ba năm gần đây thị trƣờng đƣờng thế giới rơi vào chu kỳ giảm giá thành cộng với đƣờng nhập lậu từ Thái Lan không kiểm soát đƣợc chi phối gần 1/3 thị trƣờng trong nƣớc càng gây ra nhiều khó khăn cho ngành mía đƣờng trong việc tiêu thụ, hàng tồn kho gia tăng ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận và việc tái đầu tƣ cho mía đƣờng. - Thứ năm, hộ trồng mía chủ yếu trồng theo diện tích nhỏ lẻ, trung bình chƣa đạt 1 ha/ hộ trồng do đó khó áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cơ giới hóa cũng nhƣ thiếu nguồn vốn, thiếu tin tƣởng để đầu tƣ lâu dài vào mía. Công ty Cổ phần (CP) Đƣờng Quảng Ngãi là một trong những công ty lớn nhất ngành mía đƣờng Việt Nam. Công ty có 2 nhà máy đƣờng là Nhà máy Đƣờng Phổ Phong và Nhà máy Đƣờng An Khê, với công suất ép mía lần lƣợt là 2.500 tấn mía/ngày (TMN) và 10.000 TMN tính vào năm 2013. Cùng chung tình trạng của
  10. 3 ngành mía đƣờng, công ty đã gặp không ít khó khăn. Giá đƣờng bán ra sát gần với giá thành sản xuất, thậm chí có thời điểm dƣới mức giá thành. Công ty có nguồn đầu ra mạnh cho sản phẩm đƣờng các năm qua nhờ vào đối tác, bạn hàng lâu năm. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cao do thị trƣờng cuối cùng là xuất sang Trung Quốc, khi quan hệ giữa 2 quốc gia đang có những vấn đề vƣớng mắc. Tại Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi, đặc biệt là NMĐ An Khê, vẫn có những điểm sáng so với các NMĐ trong ngành. NMĐ An Khê có những điểm thuận lợi nhất định đó là: khí hậu thuận lợi cho cây mía phát triển; Nhà máy (NM) quản lý một vùng nguyên liệu mía rộng lớn hơn 16.000 ha, có khả năng tiếp tục đƣợc mở rộng và đầu tƣ phát triển theo xu hƣớng cơ giới hóa; công suất lớn nhờ đó tận dụng tốt tính kinh tế nhờ quy mô để giảm giá thành; đƣợc sự hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với Trung tâm Mía giống Quảng Ngãi, một đơn vị nghiên cứu mía giống hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng mà NMĐ An Khê đặt ra là: làm thế nào để giảm giá thành sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong bối cảnh thị trƣờng mía đƣờng Việt Nam sẽ có những biến động sau khi hiệp định AFTA có hiệu lực, để giảm giá thành đƣờng sản xuất hiệu quả thì NMĐ An Khê không thể đủ sức để tự giải quyết trong vòng 1 đến 2 năm tới. Điều này đòi hỏi cần có chiến lƣợc đúng đắn từ nhiều thành phần tham gia tƣơng tác với hoạt động của NMĐ An Khê và một lộ trình chiến lƣợc đúng đắn ít nhất từ 3 – 5 năm mới có thể giải quyết khâu giảm giá thành, nâng cao cạnh tranh sau khi gia nhập sâu rộng vào thị trƣờng khu vực. Đó chính là lý do tác giả thực hiện đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Nhà máy đƣờng An Khê thuộc Công ty Cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi” Với đề tài cấp độ chiến lƣợc cho khoảng 3 – 5 năm tới, cùng với đó là lòng đam mê tìm hiểu sâu về chuỗi cung ứng và niềm tin mãnh liệt vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, của ngành mía đƣờng nói riêng. Nhằm hiện thực hóa những tiềm năng của NMĐ An Khê góp phần phát triển ngành mía đƣờng Việt Nam khi đƣợc hoạch
  11. 4 định, tổ chức và quản lý tốt. Tác giả hy vọng tâm huyết của mình có thể là những gợi ý thiết thực để Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi xem xét, áp dụng. 2. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết hệ thống chuỗi cung ứng. - Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại nhà NMĐ An Khê. - Kiến nghị giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê – Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản trị chuỗi cung ứng mía đƣờng tại NMĐ An Khê và các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của NMĐ An Khê. - Phạm vi nghiên cứu:  Nghiên cứu về lý thuyết chuỗi cung ứng.  Nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng mía đƣờng tại NMĐ An Khê và hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng chỉ giới hạn đến việc phân phối tới các khác hàng doanh nghiệp.  Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê.  Thời gian nghiên cứu: 5/2014 đến 8/2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn dữ liệu sử dụng - Nguồn dữ liệu thứ cấp: báo cáo từ NMĐ An Khê, Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi và các tài liệu tham khảo về quản trị chuỗi cung ứng từ sách báo, internet…
  12. 5 - Nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả trao đổi với hộ trồng mía về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất, mua bán, đầu tƣ vùng nguyên liệu mía, thu mua, bảo quản mía. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp lý thuyết chuỗi cung ứng đƣa vào áp dụng tại NMĐ An Khê. - Phƣơng pháp mô tả: mô tả hoạt động của chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê. - Phƣơng pháp thống kê phân tích: phân tích tình hình hoạt động của NMĐ An Khê. - Phƣơng pháp suy luận: sử dụng phƣơng pháp suy luận quy nạp và diễn giải để xác định những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng theo cơ sở lý thuyết và thực trạng hiện tại. 5. Kết cấu luận văn Giới thiệu đề tài. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng mía đƣờng tại NMĐ An Khê. Chƣơng 3: Kết luận và giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê đến năm 2020.
  13. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Trên thế giới từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất nhiều về chuỗi cung ứng và đã đƣa ra nhiều khái niệm, đơn cử: - “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm và dịch vụ ra thị trường” (Lambert và Cooper, 2000) - “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối những thành phẩm này đến tay khách hàng” (Ganeshan, Ram và Terry, 1995). Nhƣ vậy “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng…” (Chopra và Meindl, 2007). Nó là một mạng lƣới phòng ban, công ty và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. 1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng là những thao tác tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Trên thế giới có các định nghĩa nhƣ sau: “Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản trị các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng” (Martin Christopher, 1992)
  14. 7 “Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả nhất” (Michael Hugos, 2010) Tóm lại, hiểu đơn giản thì chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết nhằm tối ƣu hóa tất cả hoạt động từ khâu đầu tiên là nhận đơn hàng đến khâu cuối cùng là phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, kể cả khâu hậu mãi. Còn quản trị chuỗi cung ứng nhìn nhận chuỗi cung ứng và các tổ chức trong đó là một thực thể độc lập. Nó đƣa ra phƣơng pháp tiếp cận hệ thống để nắm bắt và quản trị các hoạt động khác cần thiết cho việc điều phối lƣu lƣợng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng đƣợc chu đáo nhất. Nếu xem xét từng mặt cụ thể thì những yêu cầu khác nhau trong chuỗi cung ứng thƣờng gồm nhiều đòi hỏi mâu thuẫn. Chẳng hạn nhƣ yêu cầu duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng mức độ cao đòi hỏi lƣợng hàng tồn kho nhiều, nhƣng trong khi đó, để vận hành hiệu quả doanh nghiệp lại cần giảm thiểu lƣợng hàng hóa trong kho. Chỉ khi các yêu cầu này đƣợc xem xét, kết hợp với nhau nhƣ những chi tiết trong một bức tranh tổng quát thì nhà quản trị mới có thể tìm ra cách cân bằng hiệu quả giữa những nhu cầu khác nhau đó. 1.1.3. Các thành viên của chuỗi cung ứng Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp để thực hiện những chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp này là nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc đóng vai trò là khách hàng, ngƣời tiêu dùng. Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản: Nhà cung cấp Công ty Khách hàng (Nguồn: Michael Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng)
  15. 8 Chuỗi cung ứng mở rộng Nhà Nhà cung Khách Khách Công ty cung cấp cấp hàng hàng Nhà cung cấp dịch vụ (Nguồn: Michael Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng) Nhà cung cấp dịch vụ là những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ tập trung vào một công việc đặc thù mà chuỗi cung ứng đòi hỏi, chuyên sâu vào kỹ năng đặc biệt phục vụ công việc đó. Do đó họ có thể thực hiện những công việc này hiệu quả hơn nhiều với mức giá phải chăng so với việc tự thực hiện của nhà sản xuất, nhà cung cấp hay nhà phân phối. Nhà cung cấp dịch vụ bao gồm: - Logistics - Tài chính - Nghiên cứu thị trƣờng - Thiết kế sản phẩm - Công nghệ thông tin 1.1.4. Vai trò và chức năng của chuỗi cung ứng 1.1.4.1. Vai trò của chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Có thể kể ra một số vai trò của chuỗi cung ứng nhƣ sau: - Liên kết tất cả các thành viên tập trung vào hoạt động tăng giá trị.
  16. 9 - Quản trị hiệu quả toàn bộ mạng lƣới của mình bằng việc bao quát tất cả các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lƣu trữ và hệ thống các kênh phân phối. - Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lƣợc phân phối để có thể loại bỏ các sai sót trong công tác hậu cần cũng nhƣ sự thiếu liên kết có thể dẫn đến sự chậm trễ. - Tăng cƣờng hiệu quả cộng tác, liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ thông tin cần thiết nhƣ các báo cáo xu hƣớng nhu cầu thị trƣờng, các dự báo, mức tồn kho và kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng nhƣ đối tác. - Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng. 1.1.4.2. Chức năng của chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng cung cấp một bộ ứng dụng toàn diện bao gồm các các chức năng hỗ trợ từ đầu đến cuối trong các quy trình cung ứng. - Quản lý kho để tối ƣu mức tồn kho (thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu, các linh kiện, bộ phận thay thế cho các hệ thống máy móc) đồng thời tối thiểu hóa các chi phí tồn kho liên quan. - Quản lý đơn hàng bao gồm tự động nhập các đơn hàng, lập kế hoạch cung ứng, điều chỉnh giá, sản phẩm để đẩy nhanh quy trình đặt hàng, giao hàng. - Quản lý mua hàng để hợp lý hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp, tiến hành mua hàng và thanh toán. - Quản lý hậu cần để tăng mức độ hiệu quả của công tác quản lý kho hàng, phối hợp các kênh vận chuyển, từ đó tăng độ chính xác về thời gian của công tác giao hàng. - Lập kế hoạch chuỗi cung ứng để cải thiện các hoạt động liên quan bằng cách dự báo chính xác nhu cầu thị trƣờng, hạn chế việc sản xuất thừa.
  17. 10 - Quản lý thu hồi để đẩy nhanh quá trình kiểm tra đánh giá và xử lý các sản phẩm lỗi; đồng thời tự động hóa quy trình khiếu nại, đòi hỏi bồi hoàn từ các nhà cung ứng và công ty bảo hiểm. - Một số giải pháp quản trị chỗi cung ứng trên thị trƣờng hiện nay còn đƣợc tích hợp thêm khả năng quản lý hợp đồng, quản lý vòng đời sản phẩm và quản lý tài sản. 1.2. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng 1.2.1. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm cần phải đƣợc tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thƣơng mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. 1.2.2. Các cấp độ của quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lƣợc đến chiến thuật và tác nghiệp.  Cấp độ chiến lƣợc: xử lý các quyết định có tác động liên quan dài hạn đến tổ chức. Những quyết định này bao gồm số lƣợng, vị trí, công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lƣới. Trong giai đoạn này, một công ty đƣa ra kế hoạch về giá cả và thị trƣờng đối với một sản phầm, quyết định cấu trúc chuỗi cung ứng nhƣ thế nào cho một vài năm tới. Nó quyết định cấu trúc chuỗi cung ứng sẽ là cái gì, nguồn lực sẽ đƣợc phân bổ ra sao và mỗi giai đoạn sẽ thực hiện những tiến trình nào. Chuỗi cung ứng chiến
  18. 11 lƣợc đƣợc thực hiện bởi công ty bao gồm việc chọn gia công ngoài hay công ty tự thực hiện chức năng chuỗi cung ứng, vị trí, công suất sản phẩm và hạ tầng nhà kho, sản phẩm đƣợc sản xuất hay dự trữ ở những vị trí khác nhau, phƣơng thức vận chuyển đƣợc thực hiện với các chặng đƣờng khác nhau và các hệ thống thông tin hữu dụng. Một công ty phải đảm bảo rằng cấu trúc chuỗi cung ứng hỗ trợ cho mục tiêu chiến lƣợc và tăng sự thặng dƣ của chuỗi cung ứng. Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng đƣợc thực hiện cho dài hạn và rất khó thay đổi trong ngắn hạn.  Cấp độ chiến thuật: bao gồm những quyết định đƣợc cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu mua, sản xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lƣợc vận tải kể cả tần suất viếng thăm của khách hàng. Những quyết định đƣợc thực hiện trong suốt giai đoạn này với khung thời gian đƣợc ấn định là một quý cho đến một năm. Vì thế, cấu trúc chuỗi cung ứng trong giai đoạn này là cố định. Mục tiêu của cấp độ chiến thuật là tối đa hóa thặng dƣ của chuỗi cung ứng có thể đƣợc tạo ra trên phạm vi kế hoạch. Ở giai đoạn này, các công ty phải xem xét sự bất định về nhu cầu, tỷ giá hối đoái, cạnh tranh với một thiết kế khung thời gian ngắn hơn và dự báo tốt hơn.  Cấp độ tác nghiệp: liên quan đến các quyết định hàng ngày nhƣ lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải… Ở cấp độ tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng đƣợc xem là khá ít biến động. Mục tiêu của hoạt động chuỗi cung ứng là xử lý các đơn hàng một cách tốt nhất. Trong suốt giai đoạn này, công ty sử dụng tồn kho hay sản xuất cho các đơn hàng riêng lẻ, xác định ngày đơn hàng cần sản xuất, tạo danh sách hàng tại nhà kho, phân chia đơn hàng thành các phƣơng thức vận chuyển cụ thể, xây dựng lịch giao hàng bằng xe tải và đặt các đơn hàng bổ sung. Mục tiêu của giai đoạn hoạt động này là xây dựng kế hoạch thƣờng xuyên và hiệu quả cho hoạt động của chuỗi cung ứng. 1.2.3. Quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
  19. 12 1.2.3.1. Quản trị mối quan hệ với khách hàng (CRM) Quy trình tổng thể CRM bao gồm các quy trình xuôi diễn ra giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mục tiêu của quy trình tổng thể CRM là tạo ra nhu cầu khách hàng, chuyển giao và theo dõi đơn hàng thuận tiện. Sự yếu kém của quy trình này sẽ dẫn đến nhu cầu bị mất bởi vì các đơn hàng không đƣợc xử lý và thực thi hiệu quả. Các quy trình chính của CRM bao gồm: - Marketing: Quy trình marketing bao gồm các quyết định liên quan đến đối tƣợng khách hàng mà doanh nghiệp hƣớng đến. Sản phẩm nào đƣợc chào bán, định giá sản phẩm, hỗ trợ bán hàng và phân phối hàng nhƣ thế nào? CRM cung cấp các phân tích để cải thiện các quyết định về giá, lợi ích sản phẩm, lợi ích khách hàng... - Bán hàng: Quy trình này tập trung vào kế hoạch bán cho ai, bán cái gì? Bao gồm cung cấp cho lực lƣợng bán hàng thông tin cần để bán hàng và thực thi bán hàng thực tế. Quy trình bán hàng cũng yêu cầu các chức năng nhƣ báo giá đúng ngày, truy cập thông tin liên quan đến đơn hàng. - Quản lý đơn hàng: Quy trình quản lý đơn hàng rất quan trọng cho khách hàng để theo dõi đơn hàng của họ và để doanh nghiệp hoạch định, thực hiện đáp ứng đơn hàng. Quy trình này gắn chặt với nhu cầu khách hàng với nguồn cung của doanh nghiệp. - Trung tâm dịch vụ khách hàng: thƣờng là điểm tiếp xúc giữa khách hàng với công ty. Trung tâm dịch vụ khách hàng giúp khách hàng đặt hàng, giới thiệu sản phẩm, giải quyết các vấn đề phát sinh, cung cấp thông tin về tình trạng đơn hàng. Nhƣ vậy, các quy trình CRM là cốt yếu của chuỗi cung ứng, nó bao hàm hoạt động tƣơng tác giữa doanh nghiệp với khách hàng. Khách hàng là xuất phát điểm để tăng thặng dƣ cho chuỗi cung ứng, bởi vì tất cả các nhu cầu, doanh thu hầu nhƣ phát sinh từ phía khách hàng.
  20. 13 1.2.3.2. Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM) ISCM tập trung vào hoạt động nội bộ doanh nghiệp, bao gồm tất cả các quy trình liên quan đến kế hoạch và đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Hoạch định chiến lược: Quy trình này tập trung vào thiết kế mạng lƣới chuỗi cung ứng. - Hoạch định nhu cầu: bao gồm dự báo nhu cầu, phân tích tác động đối với nhu cầu bằng các công cụ quản lý nhƣ giá, khuyến mãi… - Hoạch định cung ứng: lấy đầu vào là dự báo nhu cầu để hoạch định nguồn lực dựa vào hoạch định chiến lƣợc, rồi đƣa ra các kế hoạch tối ƣu để đáp ứng nhu cầu. - Đáp ứng đơn hàng: là quy trình đáp ứng đơn hàng với nguồn cung và phƣơng tiện vận chuyển cụ thể. - Dịch vụ thị trường: sau khi sản phẩm đƣợc giao đến tay khách hàng, nó phải đƣợc dịch vụ chăm sóc. Quy trình dịch vụ dựa vào xây dựng mức tồn kho phụ tùng, nguyên liệu cũng nhƣ lên lịch dịch vụ gọi và đặt hàng. Quy trình tổng thể ISCM nhằm đáp ứng nhu cầu tạo ra bởi quy trình tổng thể CRM. ISCM và CRM có sự tích hợp mạnh mẽ. Khi dự báo nhu cầu thì tƣơng tác với CRM là cần thiết. Ứng dụng CRM giúp cho việc tiếp cận khách hàng, hoạch định nhu cầu hiệu quả nhờ vào những dữ liệu về hành vi của khách hàng. Tƣơng tự, ISCM nên có sự tích hợp mạnh mẽ với quy trình tổng thể mối quan hệ với nhà cung cấp (SRM). Hoạch định cung ứng, đáp ứng đơn hàng, dịch vụ thị trƣờng phụ thuộc vào nhà cung cấp và quy trình quản trị chuỗi cung ứng. Nếu nhà cung cấp không cung cấp đủ nguyên vật liệu, linh kiện cho sản xuất để nhà máy để nhà máy hoạt động thì quản trị chuỗi cung ứng không hiệu quả. Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng yêu cầu doanh nghiệp tích hợp dọc tất cả các quy trình tổng thể CRM, ISCM, SRM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2