intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch men ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vận dụng vào phân tích các yếu tố môi trường tác động đến Công ty Xây lắp An Giang nhận diện các cơ hội, nguy cơ, kết hợp với thực trạng các yếu tố bên trong công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch men ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- NGUYỄN THỊ TƯỜNG NGỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM GẠCH MEN ACERA ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số:60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
  2. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn này hoàn toàn được thực hiện từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. Các dữ liệu phục vụ cho các nội dung đã được phân tích trong Luận văn này là hoàn toàn có thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  3. 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 1 MỤC LỤC...................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG .......................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 8 U 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 8 2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài ................................................................ 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 9 4. Qui trình thực hiện đề tài ........................................................................................... 9 5. Kết cấu luận văn gồm .............................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................. 11 1.1 Đặc điểm kỹ thuật - công nghệ của gạch ốp lát ACERA ..................................... 11 1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật của gạch ốp lát ACERA ....................................................... 11 1.1.1 Qui trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát – gạch ACERA (xem Phụ lục 1)....... 11 1.2 Quan điểm về sự phát triển .................................................................................... 12 1.3 Các tác động của môi trường đến sản xuất kinh doanh gạch ốp lát....................... 12 1.3.1 Môi trường vĩ mô ............................................................................................... 13 1.3.1.1 Các yếu tố kinh tế ............................................................................................ 13 1.3.1.2 Yếu tố chính phủ và chính trị........................................................................... 13 1.3.1.3 Yếu tố xã hội .................................................................................................... 14 1.3.1.4 Yếu tố tự nhiên................................................................................................. 14 1.3.1.5 Yếu tố công nghệ ............................................................................................. 14 1.3.2 Phân tích môi trường vi mô ................................................................................ 15 1.3.3 Phân tích các yếu tố nội bộ ................................................................................. 16 1.4 Một số công cụ để xây dựng và lựa chọn các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu18 1.4.1 Các công cụ để xây dựng giải pháp .................................................................... 18 1.4.1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).................................................. 19 1.4.1.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................................ 20 1.4.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) ........................................................ 21 1.4.1.4 Xây dựng giải pháp – Ma trận SWOT ............................................................. 21 1.4.2 Các công cụ để lựa chọn giải pháp – Ma trận định lượng QSPM ...................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................... 26
  4. 3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM GẠCH MEN ACERA CỦA CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG......................................................................................................................... 27 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây lắp An Giang........................... 27 2.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................................... 27 2.1.2 Quá trình phát triển ............................................................................................. 27 2.1.3 Quy mô phát triển ............................................................................................... 29 2.2 Cơ cấu tổ chức (xem Phụ lục 2)............................................................................. 30 2.3 Thực trạng quá trình hoạt động và phát triển của Công ty Xây lắp An Giang ...... 30 2.3.1 Các sản phẩm chính của công ty trên thị trường................................................. 30 2.3.2 Phân tích kết quả hoạt động của Công ty Xây lắp An Giang thời kỳ: 2004-2008: ...................................................................................................................................... 31 2.4 Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của ACERA ........................................................................................................................ 32 2.4.1 Nguồn nhân lực................................................................................................... 32 2.4.2 Hoạt động Marketing .......................................................................................... 36 2.4.3 Tài chính và kế toán ............................................................................................ 42 2.4.4 Hoạt động quản trị............................................................................................... 42 2.4.5 Hoạt động sản xuất.............................................................................................. 43 2.5 Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty:........................................................................................................................ 45 2.5.1 Các yếu tố vĩ mô ................................................................................................. 45 2.5.1.1 Yếu tố về kinh tế .............................................................................................. 45 2.5.1.2 Yếu tố về chính trị và pháp luật ...................................................................... 47 2.5.1.3 Xã hội............................................................................................................... 48 2.5.1.4 Tự nhiên ........................................................................................................... 50 2.5.1.5 Công nghệ ........................................................................................................ 51 2.5.2 Các yếu tố vi mô ................................................................................................. 52 2.5.2.1 Khách hàng ...................................................................................................... 52 2.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh............................................................................................ 52 2.5.2.3 Đối thủ tiềm ẩn................................................................................................. 57 2.5.2.4 Nhà cung cấp.................................................................................................... 57 2.5.2.5 Sản phẩm thay thế ............................................................................................ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 60
  5. 4 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ NHẰM TRIỂN SẢN PHẨM GẠCH MEN ACERA CHO CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG ĐẾN NĂM 2015.............................................................................................................................. 61 3.1 Xây dựng mục tiêu phát triển của ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015...................................................................................................................... 61 3.1.1 Các quan điểm định hướng phát triển sản phẩm ACERA .................................. 61 3.1.2 Xây dựng các mục tiêu phát triển ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015...................................................................................................................... 62 3.1.2.1 Các căn cứ để xác định mục tiêu ..................................................................... 62 3.1.2.1.1 Mức tăng trưởng của ngành .......................................................................... 62 3.1.2.1.2 Thực hiện sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua.................... 62 3.1.2.1.3 Định hướng phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2015.............................................................................................................................. 63 3.1.2.2 Xây dựng mục tiêu phát triển của ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015...................................................................................................................... 65 3.2 Xây dựng giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển của ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015................................................................................. 65 3.2.1 Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT ........................................................ 67 3.2.2 Sử dụng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn giải pháp phát triển sản phẩm gạch ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang............................................................. 68 3.3 Nội dung các giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015 ........................................................................................ 77 3.3.1 Nhóm giải pháp 1: Phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất ................ 78 3.3.2 Nhóm giải pháp 2: Hạ giá thành ......................................................................... 78 3.3.3 Nhóm giải pháp 3: Giải pháp nhân sự ................................................................ 80 3.3.4 Nhóm giải pháp 4: Giải pháp Marketing ............................................................ 81 3.4. Kiến nghị............................................................................................................... 83 3.4.1 Đối với nhà nước................................................................................................. 83 3.4.2 Kiến nghị với ngành vật liệu xây dựng............................................................... 84 III.4.3 Kiến nghị đối với Công ty................................................................................. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 85 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 87 PHỤ LỤC
  6. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACERA Gạch men An Giang ACIFA Xi măng An Giang AFTA Khu vực tự do mậu dịch ASEAN APEC Tổ chức quốc tế các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với mục tiêu tăng cường kinh tế chính trị ASEAN Liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội khu vực Đông Nam Á CICA Hiệp hội gốm sứ Châu Á ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EU Liên minh Châu Âu IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NS Ngân sách SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới
  7. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa 5 yếu tố cạnh tranh Biểu đồ 2.1 Doanh số và nộp thuế của Công ty Xây lắp An Giang giai đoạn 2004 – 2008 Biểu đồ 2.2 Thị phần gạch ceramic năm 2008 tại khu vực ĐBSCL DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Bảng 1.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ Bảng 1.4 Ma trận SWOT Bảng 1.5 Ma trận QSPM Bảng 2.1 Quy mô phát triển của Công ty Xây lắp An Giang giai đoạn 2004 - 2008 Bảng 2.2 Các sản phẩm chính của Công ty trên thị trường Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp An Giang từ 2004 - 2008 Bảng 2.4 Trình độ lao động năm 2008 – lực lượng sản xuất gạch ACERA Bảng 2.5 Các hình thức nâng cao trình độ lao động Bảng 2.6 Tỷ lệ lao động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.7 Thu nhập của người lao động qua các năm Bảng 2.8 Kết quả khảo sát mức độ đồng ý về giá của ACERA so với các sản phẩm cùng nhóm Bảng 2.9 Chi phí quảng cáo của gạch ACERA qua các năm Bảng 2.10 Một số chỉ số tài chính của ACERA qua các năm Bảng 2.11 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Bảng 2.12 Tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008 Bảng 2.13 GDP bình quân đầu người từ 2004 - 2008 Bảng 2.14 Chỉ số lạm phát của Việt Nam từ 2004 - 2008
  8. 7 Bảng 2.15 Lộ trình cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO Bảng 2.16 Tình hình dân số Việt Nam qua các năm 2004 – 2008 Bảng 2.17 Những điểm mạnh và điểm yếu của nhóm cạnh tranh chất lượng cao Bảng 2.18 Những điểm mạnh và điểm yếu của nhóm cạnh tranh chất lượng trung bình Bảng 2.19 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 2.20 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Bảng 3.1 Mức tăng trưởng bình quân ngành vật liệu xây dựng Bảng 3.2 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch men ốp lát toàn ngành Bảng 3.3 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ACERA Bảng 3.4 Xác định tốc độ tăng trưởng của ACERA qua các thời kỳ Bảng 3.5 Ma trận SWOT Bảng 3.6 Ma trận QSPM cho nhóm S/O Bảng 3.7 Ma trận QSPM cho nhóm W/O Bảng 3.8 Ma trận QSPM cho nhóm S/T Bảng 3.9 Ma trận QSPM cho nhóm W/T Bảng 3.10 Bảng tổng hợp điểm hấp dẫn của các giải pháp
  9. 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới, trong xu thế đó nhiều cơ hội mở ra cho tất cả chúng ta, tuy vẫn tiềm tàng nhiều khó khăn, thách thức cho tất cả các doanh nghiệp trong nước. Dù ở loại hình doanh nghiệp nào cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Lĩnh vực vật liệu xây dựng tuy đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên tiềm năng rộng lớn vẫn có và vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính và có trách nhiệm với xã hội. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên rất phong phú, đa dạng làm nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng, bên cạnh lại có lực lượng lao động dồi dào, cần cù lao động, chịu khó học hỏi tiếp thu nhanh kiến thức, khoa học kỹ thuật, với một thị trường rộng lớn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, nông thôn, cùng với chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, nên ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng, Công ty Xây lắp An Giang cũng phải thường xuyên đương đầu với sự biến đổi ngày càng nhanh của môi trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong ngành. Trong thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực rất lớn để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh mới như: Hoạt động theo cơ chế thị trường, đổi mới công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường… công ty còn phải tìm ra cho mình một hướng phát triển dài hạn để sản phẩm của mình luôn được thị trường chấp nhận. Xuất phát từ thực tế đó, có thể thấy rằng việc tìm ra các giải pháp để góp phần phát triển lâu dài là việc làm cấp thiết của Công ty Xây lắp An Giang. Với lý do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch men ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015” để nghiên cứu và làm đề tài cho luận văn của mình.
  10. 9 2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vận dụng vào phân tích các yếu tố môi trường tác động đến Công ty Xây lắp An Giang nhận diện các cơ hội, nguy cơ, kết hợp với thực trạng các yếu tố bên trong Công ty để: 1. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu nhằm xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. 2. Thiết lập các giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch men ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang. Đề tài nầy nhằm phục vụ cho Công ty Xây lắp An Giang hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung thực hiện việc phân tích các tác động đến môi trường hoạt động của công ty và thực trạng của Công ty Xây lắp An Giang nhằm xây dựng các giải pháp khả thi cho hoạt động của công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch men ốp lát thương hiệu ACERA đến năm 2015. 4. Qui trình thực hiện đề tài Với mục tiêu và ý nghĩa như đã nêu trên, tác giả điểm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của trong công ty trong 3 năm qua, phân tích thực trạng hoạt động và trên cơ sở đó tác giả xây dựng các nhóm giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang từ đây cho đến năm 2015. Để phục vụ cho quá trình phân tích và đề xuất giải pháp, tác giả đã nghiên cứu các dạng dữ liệu, bao gồm: 1. Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Tác giả đã tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm, trong đó tập trung vào những nội dung phân tích cho sản phẩm ACERA: Sự tác
  11. 10 động của yếu tố môi trường (môi trường vĩ mô, môi trường vi mô), các yếu tố nội tại tác động đến kết quả hoạt động của công ty và phân tích các khả năng khắc phục các yếu tố môi trường tác động đến công ty. 2. Các số liệu thứ cấp qua thống kê của các Bộ, ngành sản xuất và kinh doanh gạch ốp lát trong thời gian qua và định hướng đến năm 2015. 3. Số liệu có được từ phương pháp chuyên gia được thực hiện bởi nhóm chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh gạch ốp lát, đưa ra số liệu mong muốn đạt được kết quả nghiên cứu cho đề tài. Tác giả phân tích và xem xét mối liên hệ giữa các vấn đề. Từ đó, tìm ra những phương thức hợp lý nhằm khai thác tối đa cơ hội và điểm mạnh, giảm thiểu mối đe dọa và điểm yếu trên cơ sở đề xuất các giải pháp tối ưu trong quá trình xây dựng giải pháp phát triển của công ty. 5. Kết cấu luận văn gồm Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn có kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch ACERA của Công ty Xây lắp An Giang. Chương 3: Một số giải pháp khắc phục hạn chế nhằm phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch men ACERA cho Công ty Xây lắp An Giang đến năm 2015.
  12. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Đặc điểm kỹ thuật – công nghệ của gạch ốp lát ACERA 1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật của gạch ốp lát ACERA Gạch ốp lát là các tấm mỏng được sản xuất từ đất sét hoặc từ các nguyên liệu thô vô cơ khác, dùng để lát nền, ốp tường cho các công trình xây dựng và được tạo hình bằng phương pháp dẻo hay phương pháp ép bán khô hoặc các phương pháp khác ở nhiệt độ thường, sau đó được sấy và đem nung ở nhiệt độ thích hợp để đạt được các tính năng theo yêu cầu. Gạch có thể được tráng men hoặc không tráng men, không bắt cháy và không bị ảnh hưởng do ánh sáng. Gạch ACERA là loại gạch ốp lát có đặc tính kỹ thuật như trên, nhưng được phủ men, có thể là lớp men bóng hoặc mờ trên bề mặt tùy vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cho phù hợp đặc tính, thẩm mỹ của từng công trình xây dựng. 1.1.2 Qui trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát ACERA (xem Phụ lục 1) Thuyết minh qui trình công nghệ từ Phụ lục 1: Nguyên liệu cho xương gạch mộc bao gồm các loại đất sét, đá tràng thạch, đá vôi được cân và nạp vào máy nghiền xương theo công thức phối liệu được định trước cùng với phụ gia và nước. Sau khi nghiền đạt đến độ mịn theo yêu cầu công nghệ, hổn hợp nguyên liệu được gọi là hồ xương và được tháo liệu vào bể chứa hồ xương (1). Từ đây, hồ xương được bơm qua hệ thống sàng rung để tách các hạt nguyên liệu thô và được loại bỏ mạt kim loại bằng nam châm trước khi xả vào bể chứa hồ xương (2). Hồ xương tiếp tục được bơm từ bể chứa hồ xương (2) nạp vào tháp sấy phun và tạo thành dạng bột ép có độ ẩm khoảng 5.0-6.0%. Bột ép được ủ lại trong silô để đồng nhất về tính chất và dự trữ bảo đảm cho việc sản xuất được liên tục. Bột ép sau đó được tháo liệu từ silô đến máy ép thủy lực và được ép tạo hình thành viên gạch mộc. Viên gạch mộc được sấy đến độ ẩm khoảng 0.5-1.0 % và có độ cứng đủ để chịu các tác động cơ học khi chuyển sang công đoạn tráng men và in trang trí.
  13. 12 Các nguyên liệu men màu được cân theo phối liệu định trước và được nghiền mịn theo yêu cầu công nghệ tạo thành huyền phù men và hổn hợp màu in. Huyền phù men được phủ lên bề mặt gạch mộc theo phương pháp phun hay tráng bằng chuông bao gồm hai lớp. Lớp men lót là lớp liên kết trung gian giữa men và xương gạch mộc, đồng thời làm lớp men tạo nền cho việc trang trí ở lớp men mặt. Lớp men mặt là lớp men được phủ trên nền lớp men lót, men mặt có thể chứa màu hay không chứa màu. Các hoa văn trên bề mặt gạch được in lên trên lớp men lót trước khi phủ men mặt (trang trí dưới men) hay được in trên lớp men mặt (trang trí trên men) bằng phương pháp in lụa. Gạch sau khi qua công đoạn tráng men và in hoa văn trang trí được trữ lại trong các xe trữ gạch và được chuyển đến lò nung con lăn. Tại đây, gạch được nung kết khối ở nhiệt độ khoảng 1170-1180oC với chu kỳ nung khoảng 40-42 phút. Sau khi ra lò, gạch thành phẩm được kiểm tra độ cứng, kích thước, độ cong vênh và màu sắc hoa văn, sau đó được phân loại, đóng gói và nhập kho thành phẩm. 1.2 Quan điểm về sự phát triển Theo nguyên lý về phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật Mác - Lênin, “Phát triển là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính qui định mới, cao hơn về chất nhờ đó làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy để có thể nhận thức được sự tự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển” [20, tr 345]. Vận dụng quan điểm trên vào thực tiễn của doanh nghiệp, đó là sự phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu, phát triển cả về chất và lượng. Phát triển sản xuất kinh doanh của sản phẩm gạch men ACERA được hiểu là sự gia tăng về qui mô và chất lượng sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch men ACERA. Công ty muốn phát triển để có sản phẩm nhiều hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, uy tín cao hơn, doanh thu lớn hơn, thị trường rộng hơn, lợi nhuận nhiều hơn,..
  14. 13 Đối với người lao động mong muốn có được môi trường làm việc tốt hơn, công việc ổn định hơn, an toàn hơn, thu nhập ngày càng tăng..., mỗi lần được tăng lương là mỗi lần được phát triển. 1.3 Các tác động của môi trường đến sản xuất kinh doanh gạch ốp lát 1.3.1 Môi trường vĩ mô Môi trường kinh doanh vĩ mô bao gồm nhiều các yếu tố khác nhau nằm bên ngoài doanh nghiệp, nó mang định hướng và có ảnh hưởng đến các môi trường vi mô, môi trường nội bộ, tạo ra cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô được chọn lọc tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh gạch ốp lát, bao gồm các yếu tố sau: 1.3.1.1 Các yếu tố kinh tế + Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Là một nhân tố cần được xem xét đầu tiên khi tìm hiểu về nền kinh tế ở một quốc gia là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó, nó cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về sức khỏe của nền kinh tế nước đó. Tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế đó. Nó là đòn bẩy kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. + Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng, thị hiếu…dẫn đến tăng lên quy mô thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. + Chính sách tiền tệ của chính phủ cũng tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn chính sách quản lý tiền mặt, nguồn cung cấp tiền… 1.3.1.2 Yếu tố chính phủ và chính trị Các yếu tố chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về thuế, phí, cho vay, an toàn, quảng cáo, nơi đặt nhà máy sản xuất và bảo vệ môi trường. Các hoạt động này
  15. 14 của chính phủ cũng có thể cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Các chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách về bảo vệ môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của các chính sách kinh tế xã hội của chính phủ cũng tác động lớn đến việc soạn thảo mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 1.3.1.3 Yếu tố xã hội + Quan điểm tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của dân cư các vùng, các địa phương và quan điểm tiêu dùng của giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp ảnh hưởng đến hình thành các thị trường và tác động đến nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phong cách sống tác động đến nhu cầu hàng hóa dịch vụ bao gồm chủng loại, chất lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã. + Tốc độ tăng dân số: Tác động tích cực đến nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Yếu tố văn hóa: Chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng. + Nét văn hóa vùng cũng tác động rất lớn đến nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. 1.3.1.4 Yếu tố tự nhiên Ngày nay các yếu tố về duy trì môi trường tự nhiên ngày càng gia tăng, do môi trường sống của con người đang bị ô nhiểm, tài nguyên có sẳn trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt, các nhà sản xuất kinh doanh sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, gây sự lãng phí trầm trọng, làm thế nào để sử dụng hiệu quả các yếu tố tự nhiên đang đặt ra và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.5 Yếu tố công nghệ Công nghệ là yếu tố rất quan trọng trong thời đại ngày nay, công nghệ mới luôn được quan tâm nghiên cứu và phát triển, các giải pháp kỹ thuật mới ra đời để thay thế cho các vấn đề đang tồn tại, các nhà doanh nghiệp đã thấy rằng không có doanh nghiệp sản xuất nào mà không phụ thuộc vào công nghệ, công nghệ càng tinh vi thì càng cho phép sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu hiện đại. Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp. Cơ hội là tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao,
  16. 15 nguy cơ là có thể làm cho vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp lại bị suy thoái một cách gián tiếp hay trực tiếp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp buộc phải thể hiện được giải pháp công nghệ trong từng thời kỳ để sản xuất ra các loại sản phẩm tương ứng. 1.3.2 Phân tích môi trường vi mô Môi trường vi mô là những yếu tố ngoại cảnh nhưng có liên quan đến doanh nghiệp. Môi trường vi mô là các yếu tố xuất hiện trong ngành sản xuất kinh doanh, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó [3, tr 24]. Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa 5 yếu tố cạnh tranh Đối thủ tiềm năng Nguy cơ từ Đối thủ cạnh tranh mới CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhà cung Người mua cấp Cạnh tranh Khả năng thương lượng của trong ngành Khả năng mặc cả Nhà cung cấp của Người mua Nguy cơ từ sản Sản phẩm thay thế phẩm thay thế Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty, do nhiều nguyên nhân do các đối thủ cạnh tranh nhau luôn tìm mọi thủ thuật để giành lợi thế cho mình. Sự hiểu biết mục đích của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho công ty đoán biết được mức độ mà đối thủ cạnh tranh có bằng lòng với vị trí hiện tại của họ hay không, khả năng đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lược như thế nào, sức mạnh phản ứng đối với diễn biến của những thay đổi của môi trường bên ngoài ra sao, mức độ quan trọng của các sáng kiến mà đối thủ đưa ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu xuất hiện cạnh tranh, trong cạnh tranh có doanh nghiệp thắng vì có lợi thế so sánh hơn doanh nghiệp khác, có doanh nghiệp sẽ thua
  17. 16 không bán được hàng, rủi ro, sản xuất bị thu hẹp. Vì vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai để đưa ra giải pháp cạnh tranh phù hợp. 1.3.3 Phân tích các yếu tố nội bộ Là hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố và hệ thống bên trong mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Các doanh nghiệp cần phải xem xét một cách chính xác các yếu tố bên trong đó nhằm xem đâu là ưu điểm và là nhược điểm của doanh nghiệp. Trên cơ sở giúp doanh nghiệp giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được kết quả mong muốn. Việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp đòi hỏi phải thu thập, phân tích những thông tin về tài chính, về nhân sự, về nghiên cứu và phát triển, về sản xuất, về marketing, về văn hóa doanh nghiệp, nề nếp tổ chức chung,... Trong đó, nguồn lực hết sức quan trọng và là chủ yếu đó là tiền vốn, con người và nguyên vật liệu. Mỗi một bộ phận chức năng đều phải chịu trách nhiệm tìm kiếm hoặc bảo toàn một trong các nguồn lực nói trên. - Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp, con người cung cấp những dữ liệu đầu vào để hoạch định ra mục tiêu, phân tích được hoàn cảnh thực tại của môi trường, lựa chọn và kiểm tra giải pháp mà doanh nghiệp đang thực hiện, cho dù quan điểm chung của cả hệ thống có đúng đến mức độ nào đi chăng nửa thì cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc hiệu quả. Cũng như các nguồn lực khác nguồn nhân lực cần phải được thu nhận và bố trí sao cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đã đề ra, các vấn đề cần đặt ra đối với nguồn nhân lực đó là: + Trình độ của đội ngũ lãnh đạo. + Trình độ tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên. + Các chính sách cho nhân viên có hiệu quả và hiệu năng hay không. + Trình độ chuyên môn. + Kinh nghiệm làm việc,.. - Hoạt động marketing
  18. 17 Chức năng chính của hoạt động marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình tạo ra và duy trì mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, hoạt động marketing tập trung vào xem xét các vấn đề: + Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, mức độ đa dạng của sản phẩm. + Khả năng thu thập thông tin cần thiết từ khách hàng. + Thị phần của doanh nghiệp. + Kênh phân phối hàng hóa. + Danh tiếng của sản phẩm. + Quảng cáo và khuyến mãi có hiệu quả. + Chiến lược giá và khả năng linh hoạt trong định giá. + Dịch vụ sau bán hàng. - Tài chính kế toán Bộ phận chức năng tài chính có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn doanh nghiệp. Các xem xét về tài chính, các mục tiêu và các chiến lược tổng quát của doanh nghiệp gắn bó mật thiết với nhau vì các quyết định của doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài chính cần phải được phân tích dưới lăng kính tài chính, các vấn đề tài chính cần xem xét bao gồm: + Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn. + Nguốn vốn của doanh nghiệp. + Chi phí vốn. + Các vần đề về thuế. + Tình hình vay. + Tỉ lệ lãi, hay hệ thống kế toán có hiệu quả,.. - Hoạt động quản trị Đối với doanh nghiệp điều hết sức quan trọng là làm sao xây dựng được một nề nếp tốt khuyến khích nhân viên tiếp thu được các chuẩn mực đạo đức và thái độ tích cực trong công việc, nếu nề nếp nầy tạo được tính linh hoạt và khuyến khích tập trung chú ý đến các điều kiện bên ngoài thì nó sẽ tăng cường khả năng của doanh
  19. 18 nghiệp thích nghi với các biến đổi của môi trường. Như vậy, trách nhiệm chính của các nhà quản trị là hướng sự lưu tâm của nhân viên vào những vấn đề quan trọng. Xem xét việc quản trị của một doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề: + Cơ cấu tổ chức. + Uy tín và thể diện của doanh nghiệp. + Hệ thống kiểm soát. + Nề nếp tổ chức - Hoạt động sản xuất Là hoạt động tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp là khâu hoạt động chính yếu của doanh nghiệp nên nó ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của doanh nghiệp, với chất lượng sản phẩm được sản xuất ra tốt cùng với giá thành thấp thì khả năng cạnh tranh là rất lớn góp phần giảm nhẹ cho hoạt động bán hàng, tài chính và các phương tiện sản xuất sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Ngược lại, hàng được sản xuất ra kém chất lượng thì các hoạt động khác sẽ khó khăn hơn và không hiệu quả. Các vấn đề cần xem xét trong hoạt động sản xuất đó là: + Năng suất sản xuất. + Khả năng sản xuất. + Chi phí trong sản xuất. + Công nghệ sản xuất. + Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong sản xuất. + Giá cả và khả năng cung ứng nguyên liệu của nhà cung ứng. + Những nghiên cứu cải tiến trong sản xuất và quản lý trong sản xuất. 1.4 Một số công cụ để xây dựng và lựa chọn các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu 1.4.1 Các công cụ để xây dựng giải pháp
  20. 19 1.4.1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận này cho phép tóm tắt và đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh,.. xem xét đâu là các nhân tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp được nhận diện trong quá trình quan sát yếu tố bên ngoài. - Mức độ quan trọng được phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố, tổng số các mức phân loại được ấn định cho các yếu tố là 1,0. Sự phân loại nầy cho thấy tầm quan trọng của yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đó. - Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định đến sự thành công thể hiện phản ứng của các yếu tố nầy đối với chiến lược hiện tại của doanh nghiệp, với các mức độ từ phản ứng ít đến phản ứng tốt. - Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để có được điểm tầm quan trọng. Bất kể số cơ hội chủ yếu và mối đe doạ được bao gồm trong ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ, cho thấy các giải pháp của doanh nghiệp đang tận dụng các cơ hội có hiệu quả và đã giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực từ các mối đe doạ của môi trường bên ngoài. Tổng số điểm là 1 cho thấy rằng những giải pháp mà công ty đề ra đã không tận dụng được các cơ hội hoặc không tránh được các mối đe dọa bên ngoài. Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Mức độ quan Số điểm Các yếu tố bên ngoài Phân loại trọng quan trọng Liệt kê các yếu tố bên ngoài Tổng cộng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0