intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái song phương VND/CNY vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011; xác định xu hướng biến động của mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011; xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------�ω�---------- TRẦN QUỐC PHONG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ VÀO CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------�ω�---------- TRẦN QUỐC PHONG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ VÀO CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2011 Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Thơ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là GS. TS Trần Ngọc Thơ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2012 Tác giả Trần Quốc Phong
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Ngọc Thơ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, cũng như gửi lời cám ơn đến các Quý thầy cô những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong cả khóa học. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời tri ân đến các anh chị đồng nghiệp tại Phòng Luật & KSNB - Công Ty CP Chứng khoán Sài Gòn, những người đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng như trong cả thời gian học cao học vừa qua. Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin cảm ơn cha mẹ, cảm ơn anh em và bạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Trần Quốc Phong
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT .........................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................2 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................7 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN ......7 1.1 Mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và tỷ giá hối đoái ......7 1.1.1 Mô hình luật một giá (LOP): ...........................................................................7 1.1.2 Các tranh luận về tính hiệu lực của LOP trong việc giải thích sự biến động của tỷ giá và giá cả hàng hóa nhập khẩu...........................................................8 1.1.3 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào giá cả hàng hóa .....9 1.1.4 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) .10 1.1.5 Các nghiên cứu liên quan về truyền dẫn của tỷ giá ..................................11 1.1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 11 1.1.5.2 Các nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá ở Việt Nam ................ 17 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của mức độ truyền dẫn (ERPT)18 1.2.1 Môi trường lạm phát của nền kinh tế........................................................... 18 1.2.2 Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái ......................................................... 20 1.2.3 Mức độ đô la hóa của nền kinh tế.................................................................21 1.2.4 Mức độ mở cửa của nền kinh tế ....................................................................21 1.2.5 Độ chênh sản lượng (output gap) .................................................................22 1.2.6 Thành phần hàng hóa nhập khẩu .................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 25 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 26 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VIỆT NAM (CPI) – XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA ERPT ........................................................................26 2.1 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 ......................................26
  6. 2.1.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 26 2.1.2 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 28 2.1.3 Các bước thực hiện trong quá trình chạy mô hình ...................................29 2.1.4 Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................................ 30 2.1.5 Chọn bước trễ tối ưu cho các biến trong mô hình.....................................31 2.1.6 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johasen ................................ 33 2.1.7 Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng trong dài hạn bằng mô hình VECM ..................................................................34 2.1.8 Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn: mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ..37 2.2 Xu hướng biến động của mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong giai đoạn Q1 2000 đến Q2 2011............ 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 48 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 49 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ VÀO MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ERPT) TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 ...................................................................... 49 3.1 Mô hình nghiên cứu................................................................................ 49 3.2 Dữ liệu và các bước thực hiện ................................................................ 50 3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị ....................................................................... 51 3.4 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đối với ERPT........................ 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 56 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 58 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 61 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 64 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................... 67 PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................... 74 PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................... 77 PHỤ LỤC 7 ........................................................................................................... 81
  7. PHỤ LỤC 8 ........................................................................................................... 82 PHỤ LỤC 9 ........................................................................................................... 83 PHỤ LỤC 10 ......................................................................................................... 84 PHỤ LỤC 11 ......................................................................................................... 85 PHỤ LỤC 12 ......................................................................................................... 86 PHỤ LỤC 13 ......................................................................................................... 88 PHỤ LỤC 14 ......................................................................................................... 89 PHỤ LỤC 15 ......................................................................................................... 90 PHỤ LỤC 16 ......................................................................................................... 91
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á - ADF: Augmented Dickey-Fuller - CNY: Nhân dân tệ của Trung Quốc - CPI: chỉ số giá tiêu dùng - CPIA: chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia Đông Á - ECM: Error correction model - ERPT: mức độ truyền dẫn của tỷ giá (exchange rate pass through) - Gos: tổng cục thống kê Việt Nam - GDP: thu nhập quốc dân - IFS: thống kê tài chính - IMF: quỹ tiền tệ quốc tế - IP: sản lượng công nghiệp - NEER: tỷ giá danh nghĩa hiệu lực - PPI: chỉ số giá sản xuất - P-P: Phillips - Perron - USD: đô la Mỹ - VECM: Vector Error Correction Model - VN: Việt Nam - VND: Việt Nam đồng - WTO: tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG - Bảng 2.1 kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các biến trong phương trình 5, 6 - Bảng 2.2 Bảng độ trễ tối ưu (tỷ giá VND/CNY, CPITQ) - Bảng 2.3 Bảng độ trễ tối ưu (tỷ giá VND/CNY, PPITQ) - Bảng 2.4 Bảng độ trễ tối ưu (NEER, CPIA) - Bảng 2.5 Kết quả kiểm đồng liên kết theo phương pháp Johasen - Bảng 2.6 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng CPI trong dài hạn theo mô hình VECM - Bảng 2.7 Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM rút gọn - Bảng 2.8 Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM đầy đủ - Bảng 3.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các biến trong phương trình 11 - Bảng 3.2 Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn DANH MỤC HÌNH VẼ - Hình 2.1: Xu hướng biến động mức độ truyền dẫn (ERPT) của tỷ giá song phương VND/CNY vào chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam (CPI) trong giai đoạn Q4 2001 đến Q2 2011( tương ứng với 02 trường hợp PPI và CPI là đại diện cho chi phí sản xuất của Trung Quốc) - Hình 2.2: Xu hướng biến động mức độ truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) vào CPIVN trong giai đoạn Q4 2001 đến Q2 2011.
  10. 1 TÓM TẮT Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá là chủ đề được thảo luận một cách sâu rộng trên thế giới trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về chủ đề này còn rất khiêm tốn. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong giai đoạn 2000 – 2011. Vì trong giai đoạn nghiên cứu, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam nên tác giả đã đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá song phương VND/CNY vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI), song song đó tác giả cũng tính mức độ truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong giai đoạn nghiên cứu. Nghiên cứu cũng xác định xu hướng tăng dần của mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) trong giai đoạn từ 2000 - 2011. Cuối cùng, bài nghiên cứu này đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, mức độ biến động của tỷ giá, độ chênh sản lượng, mức độ đô la hóa và độ mở của nền kinh tế đến độ lớn của mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn nghiên cứu.
  11. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, VNĐ lên tục bị phá giá và đi kèm với nó là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao. Cụ thể lạm phát tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 của Việt Nam lên đến 24%, đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ năm 2000 và cũng là tỷ lệ cao nhất so với các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Liệu mức độ phá giá của VNĐ và lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm qua có liên hệ với nhau? Hay nói cách khác, lạm phát cao có bị ảnh hưởng bởi việc phá VNĐ không? Và nếu có thì mức độ ảnh hưởng của phá giá VNĐ lên lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam (CPI) là bao nhiêu? Để trả lời cho các câu hỏi này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011 để làm luận văn bảo vệ khóa học thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá nhập khẩu (IMP) luôn là một chủ đề đáng quan tâm của các nhà kinh tế thế giới. Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện bởi các nhà kinh tế thế giới ở nhiều quốc gia với nhiều khu vực được nghiên cứu trong nhiều giai đoạn thời gian khác nhau. Các nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) trên thế giới được thực hiện chủ yếu theo hai phương pháp: phương pháp hồi qui tuyến tính và phương pháp phân tích VAR. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn rất ít, số lượng rất khiêm tốn (02 nghiên cứu) và cả 02 nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp phân tích VAR để
  12. 3 đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT). Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và chịu ảnh hưởng càng lớn từ các tác động bên ngoài qua đó làm tỷ giá thường xuyên biến động có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam. Vì vậy, một nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng theo phương pháp hồi qui tuyến tính là cần thiết ở thời điểm hiện tại. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, vì trong giai đoạn 2000 – 2011, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam vì vậy đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái song phương VND/CNY vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 là cần thiết. Bên cạnh đó, tác giả cũng đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011. Thứ hai, xác định xu hướng biến động của mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011. Thứ ba, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam - Tỷ giá song phương VND/CNY và tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) của Việt Nam - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc
  13. 4 - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các quốc gia Đông Á đại diện cho chi phí sản xuất của quốc gia có tỷ lệ quan hệ thương mại lớn với Việt Nam - Sản lượng công nghiệp (IP) của Việt Nam - Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái song phương và đa phương vào chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam. - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu - Các số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất (PPI) Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các quốc gia Đông Á, sản lượng công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ Q1 2000 đến Q2 2011. - Tỷ giá hối đoái song phương VND/CNY và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực (NEER) của VND với một số đối tác thương mại chính của Việt Nam trong giai đoạn từ Q1 2000 đến Q2 2011. Rổ tiền tệ để tính NEER gồm 9 đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, đó là đồng SGD (Singapore), THB (Thái Lan), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật), CNY (Trung Quốc), HKD (Hong Kong), EURO của Đức, USD (Mỹ) và AUD (Úc). 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chứng: Dựa trên số liệu thực tế thu thập được tác giả so sánh với mục tiêu - Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn; - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: + Tác giả sử dụng mô hình VECM để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu (CPI) Việt Nam dùng trong dài hạn từ 2000 - 2011. + Tác giả sử dụng mô hình ECM để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ
  14. 5 giá hối đoái (ERPT) lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong ngắn hạn từ 2000 – 2011. + Tác giả sử dụng phương pháp Kalman filter để xem xét xu hướng biến động của mức độ truyền dẫn trong giai đoạn từ 2000 – 2011 + Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của mức độ truyền dẫn. 7. Dữ liệu nghiên cứu Trong luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Tổng cục hải quan Việt Nam, Tổng cục thống kê Trung Quốc, Quỹ Tiền tệ quốc (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2011. 8. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, giới thiệu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm các phần sau: - Chương 1: tổng quan lý thuyết về giải thích sự truyền dẫn theo quan điểm luật một giá (LOP) cũng như các tranh luận liên quan về sự tồn tại của lý thuyết này trong việc giải thích sự truyền dẫn và phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ truyền đẫn của tỷ giá (ERPT). - Chương 2: Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá đối đoái song phương VND/CNY, tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) trong dài hạn và trong ngắn hạn vào chỉ số giá tiêu dùng dùng (CPI) Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 – 2011. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định xu hướng biến động của mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) trong giai đoạn nghiên cứu. - Chương 3: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) trong giai đoạn 2000 – 2011 tại Việt Nam.
  15. 6 9. Những đóng góp của luận văn - Thứ nhất, luận văn đã cung cấp thêm một phương pháp để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam: phương pháp hồi qui tuyến tính bằng mô hình VECM để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) trong dài hạn và hồi quy tuyến tính tính bằng mô hình ECM để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) trong ngắn hạn. - Thứ hai, luận văn đã xác định được xu hướng biến động của mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam. - Thứ ba, lận văn cũng đã lượng hóa được mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô vào mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT).
  16. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN 1.1 Mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và tỷ giá hối đoái 1.1.1 Mô hình luật một giá (LOP): Theo Luật một giá (LOP), các hàng hóa giống nhau được bán cùng một mức giá ở các quốc gia khác nhau khi tính chung một đồng tiền. Gọi p là giá hàng hóa theo đồng tiền của quốc gia H, p* đại diện cho giá hàng hóa theo đồng tiền của quốc gia F và E là tỷ giá hối đoái của đồng tiền của quốc H so với đồng tiền của quốc gia F. Nếu luật một giá là đúng với hàng hóa i thì giá của hàng hóa i là: pi = E (1) Nếu LOP đúng với tất cả các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia thì lý thuyết hiệu ứng ngang giá sức mua trong điều kiện tuyệt đối tồn tại và được thể hiện như sau: P = EP* (1’) Với P và P* là mức giá ở hai quốc gia H và F Theo Goldberg (1997), ta có phương trình hồi qui sau: pt = α + δXt + γEt + µZt + εt (2) Trong đó, tất cả các biến đều dưới dạng logarit, p là giá của một hàng hóa nhập khẩu cụ thể, X là biến kiểm soát đại diện cho phí sản xuất hoặc giá cả hàng hóa, E là tỷ giá hối đoái, Z đại diện cho một biến kiểm soát khác ảnh hưởng đến giá nhập khẩu trong mô hình, ε là sai số của mô hình. Goldberg (1997) nghiên cứu về sự biến động của giá cả hàng hóa và tỷ giá phải phù hợp với sự thay đổi của X, E và Z.
  17. 8 Goldberg (1997) cho rằng, nếu luật một giá (LOP) được thể hiện như phương trình (1) là đúng tức giá cả những hàng hóa giống nhau sẽ có giá bán như nhau khi qui về một đồng tiền chung thì LOP sẽ đưa ra những dự đoán cho giá cả hàng hóa và tỷ giá trong phương trình (2) như sau: Nếu giá hàng hóa được đo lường trong những đơn vị tiền tệ khác nhau thì luật một giá LOP chỉ ra rằng α = 0, δ = 1, γ = 1. Nếu giá cả được đo lường cùng một đơn vị tiền tệ thì theo LOP ta có α = 0, δ = 1, γ = 0. Điều này ngụ ý rằng, theo luật một giá, giá cả của hàng hóa nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào tỷ giá và giá cả sản xuất hàng hóa tính theo đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi tăng lên (hoặc giảm xuống) thì giá cả hàng hóa tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống một khoảng tương ứng và gần như ngay tức khắc. 1.1.2 Các tranh luận về tính hiệu lực của LOP trong việc giải thích sự biến động của tỷ giá và giá cả hàng hóa nhập khẩu Có rất nhiều nhà nghiên cứu không đồng ý với luật một giá (LOP) trong việc giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa nhập khẩu. Họ cho rằng giá cả của hàng hóa nhập khẩu có thể sẽ không thay đổi một khoảng tương ứng với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra rất nhiều lý do để giải thích cho lập luận này, trong đó có một vài lý do tiêu biểu đã được Ihrig và cộng sự (2006) tổng hợp lại như sau: - Các nhà xuất khẩu sẽ định giá hàng hóa khác nhau trong các phân khúc thị trường khác nhau: trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, các công ty đưa ra các mức giá khác nhau đối với cùng một hàng hóa ở các phân khúc thị trường khác nhau để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh ở các quốc gia nhập khẩu. Với cách định giá này, khi xảy ra các cú sốc về tỷ giá, các công ty sẽ dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận mà không cần phải thay đổi giá cả hàng hóa. Do đó, khi tỷ giá thay đổi thì giá hàng hóa nhập khẩu chưa chắc sẽ thay
  18. 9 đổi hoặc sẽ thay đổi ít hơn một khoảng tương ứng với mức độ thay đổi của tỷ giá. - Các công ty xuất khẩu định giá hàng hóa theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu: khi các công ty xuất khẩu vào quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái ít biến động, chính sách tiền tệ ổn định, các công ty này sẽ thiết lập giá hàng hóa của nó theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu. Vì vậy khi xảy ra một cú sốc về tỷ giá, các công ty xuất khẩu sẽ cho rằng sự thay đổi tỷ giá này chỉ là tạm thời và sẽ không điều chỉnh giá hàng hóa theo sự thay đổi của tỷ giá. - Chi phí phân phối và giao dịch cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá hàng hóa nhập khẩu. Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, chi phí phân phối và chi phí giao dịch thấp. Vì vậy, khi tỷ giá thay đổi, các công ty xuất khẩu dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận mà không cần tăng giá hàng hóa. - Hàng hóa nhập khẩu được chia thành nhiều công đoạn sản xuất ở các quốc gia khác nhau, khi đó chi phí của sản phẩm cuối cùng được quy đổi từ nhiều đồng tiền khác nhau. Vì vậy giá cả của hàng hóa tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu sẽ ít biến động miễn là tất cả các đồng tiền của các quốc gia sản xuất không đồng thời bị định giá cao so với đồng tiền quốc gia nhập khẩu. - Các biện pháp bảo hộ tỷ giá, giữ cho tỷ giá ít biến động sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu ít biến động. Tất nhiên, các biện pháp bảo hộ này chỉ là tạm thời, nếu trong dài hạn biến động tỷ giá là thường xuyên thì chắc chắn sẽ có một sự điều chỉnh lớn sau đó. Nhiều nghiên cứu thống nhất rằng, các biện pháp bảo hộ giữ cho tỷ giá không biến động có thể làm cho giá hàng hóa nhập khẩu không biến động ít nhất là một năm. 1.1.3 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào giá cả hàng hóa Vì có những hoài nghi về tính hợp lý của luật một giá (LOP) trong việc giải thích mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và tỷ giá hối đoái vì những lý do nêu
  19. 10 trên nên theo Goldberg (1997), vào những năm 70 của thế kỷ 20, những công ty xuất khẩu thường đặt ra câu hỏi: liệu giá xuất khẩu có thật sự không đổi mặc dù đồng tiền bị phá giá? Hay từ quan điểm của những nhà nhập khẩu nhập khẩu: liệu ảnh hưởng của việc phá giá có được truyền dẫn (pass through) một cách hoàn toàn vào giá nhập khẩu tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu không? Từ đây, đã hình thành nên định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) như sau: truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) là phần trăm thay đổi giá cả hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu từ việc thay đổi một phần trăm của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Theo Goldberg (1997), nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào giá hàng hóa là tập trung vào việc xem xét sự thay đổi của giá cả hàng hóa đối với sự thay đổi của tỷ giá trong các giao dịch giữa quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu. Theo phương trình (2), p là giá tính theo đồng tiền quốc gia nhập khẩu, X là một đại lượng đại diện cho chi phí sản xuất hàng hóa tính theo đồng tiền của quốc gia xuất khẩu, Z đại diện cho nhu cầu của quốc gia nhập khẩu như: mức giá cạnh tranh hoặc thu nhập, E là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu đối với đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Hệ số γ là mức độ truyền dẫn (hay độ lớn của ERPT). Nếu sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào giá hàng hóa nhập khẩu là hoàn toàn thì γ = 1 tức 1% thay đổi của tỷ giá hối đoái E thì giá nhập khẩu p cũng sẽ thay đổi 1%; ngược lại nếu γ < 1 thì sự truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào giá hàng hóa nhập khẩu là không hoàn toàn tức khi tỷ giá hối đoái E thay đổi 1% nhưng không làm cho giá nhập khẩu thay đổi một khoảng tương ứng 1%. 1.1.4 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Theo Bailliu và Bouakez (2004), cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gồm 02 bước:
  20. 11 - Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ giá sẽ được truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu, mức độ và tốc độ của truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu phụ thuộc vào một vài yếu tố: kỳ vọng về thời điểm phá giá, chi phí của việc điều chỉnh giá và nhu cầu hàng nhập khẩu… - Thứ hai, sự thay đổi của chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Mức độ chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng phụ thuộc vào tỷ lệ của các hàng hóa nhập khẩu này trong rổ hàng hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng CPI, ngoài ra, mức độ truyền dẫn vào chỉ số giá tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố: sự phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu cao, từ đó làm gia tăng nhu cầu hàng hóa nội địa. Điều này sẽ tạo sức ép tăng giá hàng hóa nội địa và tăng lương, nếu giá cả hàng hóa và lương tăng sẽ tiếp tục tạo sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Theo Bạch Thị Phương Thảo (2011), sự ảnh hưởng của chỉ số giá nhập khẩu vào chỉ số giá tiêu dùng theo 01 trong 02 cách sau:  Nếu hàng hóa nhập khẩu được dùng cho mục đích tiêu dùng cuối cùng, chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng.  Nếu hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên phụ liệu được dùng cho quá trình sản xuất thì chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá sản xuất và thông qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. 1.1.5 Các nghiên cứu liên quan về truyền dẫn của tỷ giá 1.1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá, nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau để xem xét mức độ truyền dẫn và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến truyền dẫn. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tóm lược các nghiên cứu liên quan về chủ đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá của các tác giả đi trước theo phương pháp thực hiện của các nghiên cứu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2