intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

41
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng công tác chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An từ 2016-2018. Từ đó, đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với các đối tượng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ----------------------------------------------- TRẦN THỊ VINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 07 năm 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng. Tác giả Trần Thị Vinh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới GS-TS. Lê Đình Viên vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn:“ Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An”. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học kinh tế công nghiệp Long An đã tận tình, chu đáo trong quá trình giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo KBNN Long An và các đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô phản biện đã có những nhận xét xác đáng, quý báu giúp cho tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn trong tương lai. Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả Trần Thị Vinh
  4. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Cải thiện công tác chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An là một yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo xây dựng được cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN để từ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo duy trì hoạt động và tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai minh bạch. Nghiên cứu này tóm lược lại một số vấn đề thuộc về quy chế của ngành, kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi và cả những bài báo nghiên cứu chuyên ngành. Từ những lý luận nền tảng làm căn cứ để tác giả phân tích và đánh giá thực tiễn quản lý chi tiêu nội bộ và cuối cùng là một nhóm giải pháp được tác giả đề nghị nhằm lành mạnh hóa công tác quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước Long An.
  5. iv ABSTRACT Improving the efficiency of internal spending at Long An State Treasury is an essential requirement to ensure a reasonable and effective mechanism for managing and using the state budget so that the tasks can be well implemented. assigned, contributing to ensuring the maintenance of activities and strengthening the management, improving the operational efficiency of the state apparatus, avoiding waste and loss in budget allocation and use clearly the state budget. This study summarizes some issues of industry regulation, practical experience of cost management and specialized research articles. From the basic arguments as a basis for the author to analyze and evaluate the actual results of internal spending and finally a group of solutions proposed by the author to strengthen the financial management in general at Long An state treasury
  6. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chi tiêu nội bộ của hệ thống KBNN Long An giai đoạn 2016-2018. ............................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm .................................................................. 3 1.4.2 Phạm vi về thời gian..................................................................................... 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.6 Những đóng góp mới của luận văn ................................................................. 3 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ............................................................ 3 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ............................................................. 3 1.7 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ................................................... 3 1.9 Kết cấu luận văn: ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC....................................................................... 6 1.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước.................................................................... 6 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 6 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN .............................................. 7 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ........................................................ 8 1.2 Chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước ........................................................... 9 1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ đối với Kho bạc Nhà nước ....................................................................................................................... 9 1.2.2 Đặc điểm chi tiêu nội bộ Kho bạc Nhà nước ............................................... 9 1.2.3 Nguyên tắc chi tiêu nội bộ Kho bạc Nhà nước ............................................ 9
  7. vi 1.3 Nội dung chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước .......................................... 10 1.3.1 Chi từ Ngân sách Nhà nước cấp................................................................. 10 1.3.2 Chi từ nguồn thu nghiệp vụ ........................................................................ 10 1.3.3 Chi từ nguồn kinh phí tăng thu tiết kiệm chi ............................................. 12 1.4 Lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và báo cáo quyết toán kinh phí ............ 12 1.4.1 Lập, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước ........................................... 13 1.4.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước ............................................... 14 1.4.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước ........................................................... 15 1.5 Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ............................................ 15 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước ............. 16 1.6.1 Nhóm nhân tố bên ngoài ............................................................................ 16 1.6.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ...................................... 16 1.6.1.2 Chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Long An ...................... 17 1.6.1.3 Quy chế chi tiêu nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước ............................. 17 1.6.2 Nhóm nhân tố bên trong............................................................................. 18 1.6.2.1 Sự nhận thức của đơn vị về tự chủ chi tiêu nội bộ và trình độ của người quản lý trong đơn vị .................................................................................. 18 1.6.2.2 Công tác bố trí, sử dụng công chức làm công tác chi tiêu nội bộ ........... 18 1.6.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong chi tiêu nội bộ .............................. 19 1.6.2.4 Tổ chức hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước Long An ........................................................................................................................ 19 1.6.2.5 Ý thức chấp hành dự toán chi của đơn vị thuộc và trực thuộc Kho bạc Nhà nước Long An .............................................................................................. 19 1.7 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của một số Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Long An ...................... 20 1.7.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước An Giang ............................................................................................................. 20 1.7.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp ........................................................................................................... 22
  8. vii CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN GIAI ĐOẠN 2016-2018 ...................................................... 25 2.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của Kho bạc Nhà nước Long An ....... 25 2.1.1 Sơ lược về Kho bạc Nhà nước Long An .................................................... 25 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Long An ............................................. 25 2.1.2.1 Tại văn phòng Kho bạc Nhà nước Long An ........................................... 25 2.1.2.2 Tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện, thị..................................................... 27 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Long An ............................. 29 2.2 Thực trạng chi tiêu nội bộ tại Kho bạc nhà nước Long An .......................... 31 2.2.1 Hệ thống văn bản chi tiêu nội bộ tại Kho bạc nhà nước Long An ........... 31 2.2.2 Lập, phân bổ, giao dự toán ........................................................................ 31 2.2.3 Thực hiện chi tiêu nội bộ Kho bạc Nhà nước Long An ............................. 33 2.2.3.1 Chi từ ngân sách Nhà nước ..................................................................... 33 2.2.3.2 Kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi............................................................... 37 2.3 Đánh giá hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An ............. 39 2.3.1 Những kết quả đạt được ............................................................................. 39 2.3.1.1 Tiết kiệm các khoản chi hành chính và nghiệp vụ chuyên môn ............. 39 2.3.1.2 Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................ 40 2.3.1.3 Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của công chức KBNN Long An ....... 40 2.3.1.4 Mô hình tổ chức của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh .................................. 41 2.3.1.5 Mô hình quản lý tài chính nội bộ của hệ thống Kho bạc Nhà nước ...... 42 2.3.1.6 Kết quả thực hiện quy chế công khai dân chủ ........................................ 43 2.3.2 Những hạn chế ........................................................................................... 43 2.3.2.1 Hạn chế trong công tác lập dự toán hàng năm ........................................ 43 2.3.2.2 Hạn chế trong việc chấp hành và quyết toán kinh phí ............................ 44 2.3.2.3 Quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn chưa rõ nét ............................. 44 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 46 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 46 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 47
  9. viii CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN .................................................................. 49 3.1 Mục tiêu định hướng ..................................................................................... 49 3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 ........................... 49 3.1.2 Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước52 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An ........................................................................................................................ 54 3.2.1 Công tác lập, phân bổ dự toán .................................................................... 54 3.2.2 Công tác quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước.................................... 57 3.2.3 Công tác xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ ............................... 59 3.2.4 Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ .......... 60 3.2.5 Nâng cao ý thức tự chủ tài chính và kiện toàn tổ chức bộ máy ................. 61 3.2.6 Tăng cường vai trò chủ động sáng tạo và nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ ở các đơn vị Kho bạc Nhà nước ..................................................................... 64 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ ....................................... 65 3.2.8 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ ................................................................................................................... 65 3.3 Một số khuyến nghị ....................................................................................... 66 3.3.1 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính .................................................................. 66 3.3.2 Khuyến nghị với Kho bạc Nhà nước ......................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70
  10. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BSTN Bổ sung thu nhập CC Công chức CCVC Công chức, viên chức CCDC Công cụ dụng cụ CTNB Chi tiêu nội bộ CNTT Công nghệ thông tin HCNN Hành chính nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp KBNN Kho bạc Nhà nước KBLA Kho bạc Long An KPHĐ Kinh phí hoạt động KT-XH Kinh tế xã hội KTNB Kế toán nội bộ KTPL Khen thưởng phúc lợi NHNN Ngân hàng Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước PTHĐN Phát triển hoạt động ngành QLTC Quản lý tài chính TCNB Tài chính nội bộ TSCĐ Tài sản cố định TPCP Trái phiếu chính phủ TTTKC Tăng thu tiết kiệm chi UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  11. x DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Cơ cấu công chức viên chức Kho bạc Nhà nước Long An .......................... 26 Bảng 2.2: Cơ cấu công chức viên chức Kho bạc Nhà nước cấp huyện ........................ 28 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước Long An ........... 33 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng kinh phí đảm bảo hoạt động .......................................... 35 Bảng 2.6: Tình hình chi từ nguồn kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi ............................... 38
  12. xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Kho bạc Nhà nước Long An ............................................ 25 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức Kho bạc Nhà nước cấp huyện trực thuộc ......................... 27 Sơ đồ 2.4: Tình hình tiết kiệm chi giai đoạn 2016-2018 .............................................. 39 Sơ đồ 3.1: Quy trình chiến lược lập ngân sách theo kết quả đầu ra .............................. 55 Sơ đồ 3.2: Quy trình soạn lập phát triển ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn ................................................................................................................................. 56
  13. 1 MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, cơ chế quản lý tài chính hiện đang áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập đã bộc lộ nhiều hạn chế và rất cần được khắc phục. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với 4 nội dung lớn là: (i) Cải cách thể chế; (ii) Cải cách bộ máy; (iii) Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC); và (iv) Cải cách tài chính công. Theo đó, ngày 17 tháng 10 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP (Chính phủ, 2015), Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 130/2005), được ví như một bước ngoặt cho đổi mới cơ chế quản lý kinh phí đối với các cơ quan nhà nước. Kể từ đây, phần lớn các cơ quan nhà nước được quyền tự chủ, tự chiu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhằm hướng tới mục tiêu chung nhất là nâng cao hiêu quả hoạt động ở mỗi cơ quan hành chính Nhà nước. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính đã tiến hành cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc. Kho bạc Nhà nước (KBNN) một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính được ưu tiên lựa chọn triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005. Chính vì vậy, tất cả các đơn vị thuộc hệ thống KBNN từ trung ương đến địa phương đều phải thống nhất, đồng bộ triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005. KBNN Long An một trong 63 KBNN cấp tỉnh, cũng đã có được những thành tựu không nhỏ sau mỗi kỳ hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định 130/2005, như: Tạo điều kiện chủ động cho KBNN Long An thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ (CTNB); phát huy tính dân chủ trong đơn vị; tính chủ động, sáng tạo của CB CC hoạt động của đơn vị ngày càng được nâng cao; kỹ năng quản lý từng bước được cải thiện; công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp xác định lại vị trí việc làm cho từng CB, CC từng bước nâng cao đời sống vật chất cho CB, CC trong đơn vị. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn không ít những vấn đề cần tiếp tục phải nghiên cứu cả về
  14. 2 cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý điều hành tại KBNN Long An như: Một số cơ chế chính sách chưa được cụ thể hóa dẫn tới bị động trong quá trình triển khai thực hiện; Công tác lập dự toán còn hình thức, chủ yếu dựa vào số chi năm trước để lập dự toán cho những năm tiếp theo; Công tác xây dựng quy chế CTNB còn chậm đưa vào thực hiện khi thông tư của Bộ Tài Chính thay đổi tiêu chuẩn, định mức chi; Một số định mức chi tiêu, bồi dưỡng cho công chức còn chưa phù hợp (chi tiếp khách, chi bồi dưỡng cho cán bộ làm việc trong môi trường độc hại…); Các tiêu chí làm căn cứ đánh giá cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu vẫn căn cứ vào chương trình công tác được cấp trên giao hàng năm, công tác bình xét thi đua hàng năm thực tế còn nể nang… Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An”, để nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Thông qua đó đóng góp một phần trí lực của mình cho việc nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chi tiêu nội bộ của KBNN. - Phân tích thực trạng công tác chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An từ 2016-2018. Từ đó, đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với các đối tượng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chi tiêu nội bộ của hệ thống KBNN Long An giai đoạn 2016-2018.
  15. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm Những hoạt động có liên quan đến chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu về chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 và các tài liệu thứ cấp liên quan khác. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận nào được vận dụng vào để giải quyết vấn đề chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An? - Thực trạng chi tiêu nội bộ KBNN Long An thời gian qua diễn biến ra sao? - Cần giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An? 1.6 Những đóng góp mới của luận văn 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hệ thống KBNN. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu về quản lý tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý cho các lãnh đạo ngành Kho bạc. 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại KBNN Long An đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả từ đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công chức, tăng cường cơ sở vật chất để chuẩn bị cho chiến lược phát triển của hệ thống KBNN đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 1.7 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, suy luận, tổng hợp, thống kê, phương pháp so sánh. 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước * Các nghiên cứu trong nước Qua nghiên cứu chưa đầy đủ, trong những năm gần đây có nhiều đề tài cũng như công trình nghiên cứu của các tác giả đã tập trung phân tích, nhận diện, mô tả các yếu
  16. 4 tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi tiêu nội bộ đã đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả nội bộ, cụ thể như: Nguyễn Thị Kim Hoa (2015). Với bài viết “Triển khai kế toán nội bộ tập trung tại KBNN cấp tỉnh - kết quả và một số kinh nghiệm”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 158, đã nêu được vai trò và tầm quan trọng của kế toán nội bộ tập trung, giúp cho việc quản lý nguồn tài chính nội bộ ngày một chặt chẽ hơn, công tác lập báo cáo quyết toán hàng năm đạt được các yêu cầu nhanh gọn, chính xác, tiết kiệm, có khả năng cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo kịp thời, công tác chi tiêu nội bộ ngày càng được công khai, đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm của các đơn vị đã triển khai tốt kế toán nội bộ tập trung tại KBNN cấp tỉnh. Đỗ Thị Xuân (2016). Với bài viết “Một số vấn đề về thực hiện kế toán nội bộ tập trung tại KBNN Ninh Bình”. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 172, lại nêu ra một số bất cập trong quá trình thực hiện kế toán nội bộ tập trung; đồng thời chỉ ra các ưu điểm: phòng Tài vụ tham mưu với lãnh đạo để ban hành quy trình tạm ứng, thanh toán chi thường xuyên, từ đó đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, kiểm soát kịp thời, chặt chẽ, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ tốt cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, tăng thu nhập cho công chức trong toàn tỉnh, tạo sự công bằng, công khai minh bạch trong việc sử dụng tài chính, tài sản của cơ quan. Nhìn chung các bài báo đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu về kế toán nội bộ của Kho bạc có thể ở góc độ này hay góc độ khác, nhưng chưa đề cập được một cách hệ thống đầy đủ và bao quát về hoạt động quản lý CTNB tại KBNN. Bên cạnh những bài báo, một số luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến vấn đề này như: Nguyễn Ngọc Đức (2017). Với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Kho bạc Nhà nước đến năm 2020”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Thương Mại Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu về lý luận, phân tích đánh giá thực trạng công tác chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KBNN từ 2014 - 2017, từ đó có những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KBNN đến năm 2020.
  17. 5 Nguyễn Văn Mỹ (2016). Với đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại Học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại KBNN cấp tỉnh, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính nội bộ của KBNN tỉnh Đồng Tháp các năm 2013 - 2015, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020. Điểm qua một số danh mục công trình điển hình có liên quan đến nghiên cứu về quản lý chi tiêu nội bộ của KBNN ở các cấp độ khác nhau cho thấy tùy theo mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của mỗi công trình mà tác giả của mỗi công trình đó đã lựa chọn cách tiếp cận và giải quyết các yêu cầu nghiên cứu ở các cấp độ và phạm vi cũng rất khác nhau. Mặt khác, ở các cấp độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các điều kiện KT-XH rất khác nhau nên cách thức đề xuất các giải pháp hoàn thiện cũng khác nhau. Với nhận thức đó, tác giả nhận thấy đề tài: “ Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An”, có phạm vi nghiên cứu khác biệt, không trùng lặp với các đề tài của luận văn đã được bảo vệ trước đó. 1.9 Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước và chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước. Chương 2: Thực trạng chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An giai đoạn 2016-2018. Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An.
  18. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Hệ thống KBNN tiền thân là Nha Ngân khố Quốc gia, trong những năm qua đã không ngừng lớn mạnh và góp phần cùng toàn ngành Tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được đặt ra trong từng thời kỳ và từng giai đoạn cách mạng. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống KBNN có thể khái quát như sau: Giai đoạn 1946- 1951: Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính. Giai đoạn 1951- 1989: Cơ quan quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước. Giai đoạn 1990- Nay: Hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính Ngày 01 tháng 04 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước với chức năng quản lý quỹ NSNN, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển và kế toán NSNN. Để đáp ứng các yêu ngày càng cao của nền hành chính Nhà nước phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày 21/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, theo đó, KBNN được giao thực hiện 02 chức năng mới là tổng kế toán nhà nước và Quản lý ngân quỹ nhà nước. Bắt đầu từ giai đoạn này hoạt động của KBNN bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ cải cách và hiện đại hóa hệ thống. Tính đến ngày 31/12/2018, KBNN thực hiện quản lý quỹ NSNN, bao gồm: ngân sách trung ương; ngân sách cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngân sách cấp huyện của 661 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và ngân sách cấp xã của 10.500 xã, phường, thị trấn. Hệ thống KBNN đang quản lý trên 800.000 tài khoản của hơn 540.000 đơn vị với doanh số hoạt động của KBNN hàng năm lên tới trên 9 triệu tỷ đồng. Hệ thống KBNN có 14.300 CB, CC trong đó: 4% có trình độ trên đại học, 70% có trình độ đại học.
  19. 7 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN - Chức năng của KBNN: Là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định, dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của KBNN, kế hoạch hoạt động hành năm của KBNN; Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của KBNN; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của KBNN; Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện kế toán NSNN; Tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước; Tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ Nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống, mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN; Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ; Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc;
  20. 8 Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của KBNN; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; Hiện đại hóa hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống KBNN; Quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước KBNN được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất. Cơ quan KBNN ở Trung ương gồm: Lãnh đạo KBNN và 12 đơn vị cấp cục, Vụ tương đương thuộc KBNN. - Cơ quan KBNN ở địa phương gồm: KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. KBNN ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh . KBNN, KBNN tỉnh, Thành phố, huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các NHTM theo quy định của pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2