intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích giúp Ngân hàng nhận diện những cơ hội và thách thức trong quá trình nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi. Từ đó, cải thiện những mặt yếu kém, phát huy những điểm mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng tiền gửi đến giao dịch tại Ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHI KHANH NÂNG CAO NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHI KHANH : PGS.TS HOÀNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Đức. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 05 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Phi Khanh
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................7 TÓM TẮT ..................................................................................................................9 ABSTRACT .............................................................................................................10 Chương 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................3 1.7. Các khảo lược nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................................4 1.8. Bố cục và kết cấu luận văn ................................................................................5 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5 Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO HẠN CHẾ NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG ............ 6 2.1. Nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của NHTM ...................................6 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ...................................................................................6 2.1.2. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh .......................................................6 2.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM .................................................9 2.1.4. Năng lực về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại NHTM ..............................10
  5. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực huy động vốn tiền gửi của NHTM .............11 2.2.1. Thị phần huy động vốn tiền gửi ......................................................................11 2.2.2. Sự đa dạng, khác biệt của sản phẩm và dịch vụ huy động vốn tiền gửi .........11 2.2.3. Lãi suất huy động vốn“ ...................................................................................11 2.2.4. Uy tín thương hiệu của NHTM .......................................................................11 2.2.5. Hệ thống điểm giao dịch .................................................................................12 2.2.6. Hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng ..................................................12 2.2.7. Nguồn nhân lực của NHTM“ ..........................................................................13 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi tại NHTM ......................................................................................................................16 2.3.1. Các yếu tố môi trường bên trong NHTM ........................................................17 2.3.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài NHTM .......................................................18 2.3.3. Ý nghĩa của việc NCNL huy động vốn tiền gửi của NHTM ..........................20 2.4. Những biểu hiện ảnh hưởng đến NCNL huy động vốn tiền gửi của NHTM . .............................................................................................................................21 2.4.1. Biểu hiện liên quan đến hoạt động tín dụng....................................................21 2.4.2. Biểu hiện liên quan đến lãi suất ......................................................................21 2.4.3. Biểu hiện liên quan đến thiếu hụt nguồn vốn huy động .................................22 2.4.4. Biểu hiện liên quan đến khả năng thanh toán của Ngân hàng ........................22 Tóm tắt Chương 2 ...................................................................................................22 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 24 3.1. Khung nghiên cứu của đề tài...........................................................................24 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................24 3.1.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn tiền gửi ............25 3.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................26 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .........................................................................26 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................28 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................33 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................33
  6. 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................34 Tóm tắt Chương 3 ...................................................................................................36 Chương 4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................................................................................................... 37 4.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCT Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ .........37 4.2. Thực trạng năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018 ...........................................................39 4.2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016- 2018 ..................................................................................39 4.2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ .............................................42 4.3. Đo lường năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ ................................................................................................43 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .........................................................................43 4.3.2. Kiểm định các biến quan sát ...........................................................................44 4.3.3. Kết quả đo lường năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ ....................................................................47 4.4. Đánh giá chung về năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ .................................................................................52 4.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................52 4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế .........................................................53 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................54 Chương 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................................................................................................... 55 5.1. Định hướng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ ................................................................................................55 5.2. Các giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP
  7. Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ ....................................................55 5.2.1. Giải pháp về năng lực tài chính.......................................................................55 5.2.2. Giải pháp về năng lực quản trị điều hành .......................................................56 5.2.3. Giải pháp về năng lực nguồn nhân lực............................................................57 5.2.4. Giải pháp về năng lực sản phẩm, dịch vụ .......................................................58 5.2.5. Giải pháp về năng lực cạnh tranh về giá .........................................................59 5.2.6. Giải pháp về năng lực công nghệ ....................................................................60 5.2.7. Giải pháp về uy tín, thương hiệu .....................................................................61 5.2.8. Giải pháp về mạng lưới ...................................................................................62 5.2.9. Giải pháp về năng lực Marketing ....................................................................62 5.3. Đề xuất, kiến nghị .............................................................................................63 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................64 Tóm tắt Chương 5 ...................................................................................................64 KẾT LUẬN ...............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66 PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬNCHUYÊN GIA (NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH) ........................................................................................................................68 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG .................................75 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG .......................................78
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NCNL Nâng cao năng lực NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn tiền gửi ...................................................................................................................................27 Bảng 3.2: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực tài chính” ...................................29 Bảng 3.3: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực quản trị điều hành” ....................29 Bảng 3.4: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực nguồn nhân lực” ........................30 Bảng 3.5: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực sản phẩm, dịch vụ” ....................31 Bảng 3.6: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực cạnh tranh về giá” ......................31 Bảng 3.7: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực công nghệ” .................................32 Bảng 3.8: Biến quan sát thuộc nhân tố “Uy tín, thương hiệu”..................................32 Bảng 3.9: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực mạng lưới” .................................33 Bảng 3.10: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực Marketing”............................... 33 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Cần Thơ 2016-2018 ..........38 Bảng 4.2: Tình hình cho vay tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ........39 Bảng 4.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................44 Bảng 4.4: Kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng năng lực huy động vốn .........44 Bảng 4.5: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực tài chính” ..................48 Bảng 4.6: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực quản trị điều hành” .......48 Bảng 4.7: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực nguồn nhân lực” .......49 Bảng 4.8: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực sản phẩm, dịch vụ” .....49 Bảng 4.9: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực cạnh tranh về giá” ....50 Bảng 4.10: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực công nghệ” .............50 Bảng 4.11: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Uy tín, thương hiệu” ..............51 Bảng 4.12: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực mạng lưới” .............51 Bảng 4.13: Thống kê biến quan sát thuộc thang đo “Năng lực Marketing” .............52
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ........................................7 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................24 Hình 3.2: Mô hình đo lường năng lực huy động vốn của Ngân hàng.......................26 Hình 4.1: Tổng số tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2016-2018 ............................ 40 Hình 4.2: Tiền gửi phân loại theo khách hàng ..........................................................40 Hình 4.3: Tiền gửi phân loại theo kỳ hạn..................................................................41 Hình 4.4: Tiền gửi phân theo loại tiền gửi ................................................................ 41
  11. TÓM TẮT Tên đề tài: Nâng cao năng lực huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. Lý do chọn đề tài: Ngân hàng TMCP Ngoại thương là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, do đó càng phải chịu nhiều áp lực lớn, phải luôn đi đầu trong việc phát huy hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ thời gian qua đã không ngừng tìm kiếm nhiều nguồn huy động lớn tại địa phương. Vấn đề: Để duy trì và ngày càng mở rộng các dịch vụ cho vay hỗ trợ vốn cho khách hàng và cải tiến chất lượng dịch vụ thì đòi hỏi nguồn vốn huy động phải lớn, đây là một vấn đề vô cùng khó khăn khiến các nhà quản trị Ngân hàng luôn trăn trở để tìm giải pháp. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đểxác định các nội dung liên quan đến năng lực huy động vốn tiền gửi. Kết quả nghiên cứu: Tình hình huy động tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2016 - 2018. Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nếu phân loại tiền gửi theo khách hàng. Căn cứ theo kỳ hạn tiền gửi không kỳ hạn chiếm đa số và chủ yếu là Việt Nam đồng. Kết quả kiểm định các thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên các thang đo đảm bảo chất lượng tốt và các biến quan sát trong thang đo này có mối quan hệ chặt chẽ. Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các hàm ý chính sách gồm: Giải pháp về năng lực tài chính; Giải pháp về năng lực quản trị điều hành; Giải pháp về năng lực nguồn nhân lực; Giải pháp về năng lực sản phẩm, dịch vụ; Giải pháp về năng lực cạnh tranh về giá; Giải pháp về năng lực công nghệ; Giải pháp về uy tín, thương hiệu; Giải pháp về năng lực Marketing. Từ khóa: năng lực huy động vốn, huy động vốn tiền gửi, Ngân hàng TMCP Ngoại thương.
  12. ABSTRACT Title: Improve capital mobilization capacity of Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch. Reason for writing: In Vietnam, Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (VCB) is one of the largest banks, therefore, it is under great pressure and must always be at the forefront of promoting business efficiency. VCB - Can Tho Branch has continuously sought for large sources of local mobilization. Problem: In order to maintain and expand lending services to support capital for customers and improve service quality, it requires a large amount of mobilized capital, it requires a large amount of mobilized capital, which is an extremely difficult issue that makes the managers of the Bank are always anxious to find solutions. Methods: Using qualitative and quantitative research methods to identify contents related to deposit mobilization capacity. Results: Deposit situation grew well in the period of 2016 - 2018. Deposits of economic organizations accounted for a high proportion if classifying deposits by customers. Based on term, demand deposits accounted for the majority and mainly Vietnam dong. The results of testing the scales show that the overall Cronbach's Alpha coefficient of the scales is greater than 0.6 and all observed variables have a total correlation coefficient greater than 0.3 so the scales ensure good quality and the observed variables in this scale have a close relationship. Conclusions and implications: The thesis proposes policy implications including: Solutions on financial capacity; Solutions on executive management capacity; Solutions on human resource capacity; Solutions for product and service capacity; Solution of price competitiveness; Solutions on technological capacity; Solutions on prestige and brands; Solutions on marketing competencies. Keywords:capital mobilization capacity, deposit mobilization capacity, VCB.
  13. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của các Ngân hàng luôn được sự quan tâm và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Những Ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ đứng trước nguy cơ bị sáp nhập, phá sản do đó các Ngân hàng phải luôn tập trung thể hiện năng lực kinh doanh tốt để khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường tài chính. Để đạt được điều này thì vấn đề nguồn vốn Ngân hàng được đặt lên hàng đầu. Ngân hàng cũng giống như các lĩnh vực ngành nghề khác, phải có được nguồn vốn mạnh,“bền vững mới có thể thực hiện các hoạt động cho vay, cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo được niềm tin và sự trung thành của khách hàng thì mới tồn tại và phát triển bền vững.” Ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương là một trong những Ngân hàng lớn, có kinh nghiệm lâu năm và số lượng chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước, do đó càng phải chịu nhiều áp lực lớn, phải luôn đi đầu trong việc phát huy hiệu quả kinh doanh. Để duy trì và ngày càng mở rộng các dịch vụ cho vay hỗ trợ vốn cho khách hàng và cải tiến chất lượng dịch vụ thì đòi hỏi nguồn vốn huy động phải lớn, đây là một vấn đề vô cùng khó khăn khiến các nhà quản trị Ngân hàng luôn trăn trở để tìm giải pháp. Cùng với xu hướng tập trung huy động vốn, phát triển toàn diện của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ thời gian qua đã không ngừng tìm kiếm nhiều nguồn huy động lớn tại địa phương. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện nên vẫn chưa đạt được những mục tiêu mong muốn. Lượng khách hàng tiềm năng trên thị trường vẫn còn khá lớn nhưng vẫn chưa được khai thác đúng cách. Chính sách lãi suất và các chương trình ưu đãi huy động dành cho khách hàng vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Không những vậy, chất lượng dịch và chăm sóc khách hàng cũng là vấn đề cần phải đánh giá lại. Chính vì thế, nghiên cứu “Nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của
  14. 2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ”“được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, với kỳ vọng sẽ giúp Ngân hàng nhận diện những cơ hội và thách thức, tìm ra những giải pháp để huy động vốn hiệu quả hơn.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để“thực hiện đề tài, nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ. Mục tiêu 2: Đo lường năng lực huy động vốn của“Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ.” Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng“huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh”Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018 như thế nào? Năng lực huy động vốn của“Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh”Cần Thơ hiện nay như thế nào? Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn của nghiên cứu những khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào năng lực huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ. Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tạiNgân hàng TMCP Ngoại
  15. 3 thương - Chi nhánh Cần Thơ. Về“thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được được thu thập bằng cách phỏng vấn khách hàng trong thời gian từ tháng 5/2019.” 1.5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, so sánh tổng hợp, phương pháp chuyên gia và phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Cụ thể như: Phương pháp thống kê mô tả, so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ. Phương pháp chuyên gia: thực hiện thảo luận nhóm chuyên gia Ngân hàng để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn của Ngân hàng. Các chuyên gia sẽ đóng góp ý kiến về các câu hỏi phỏng vấn khách hàng để các câu hỏi này chặt chẽ hơn, bám sát thực tế hơn. Các chuyên gia được chọn để cho ý kiến phải là những cán bộ quản lý trực tiếp tham gia hoạt động huy động vốn tại chi nhánh như: Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng dịch vụ khách hàng, Giao dịch viên có kinh nghiệm và thời gian công tác tại Ngân hàng từ 3 năm trở lên. Phương pháp khảo sát sử dụng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được xây dựng để khảo sát những khách hàng đang có giao dịch gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ nhằm đo lường năng lực huy động vốn của Ngân hàng. Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để đánh giá và đưa ra các kết luận về năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ. Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích giúp Ngân hàng nhận diện những cơ hội và thách thức trong quá trình nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi. Từ đó, cải thiện những mặt yếu kém, phát huy những điểm mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng tiền gửi đến giao dịch tại Ngân hàng
  16. 4 1.7. Các khảo lược nghiên cứu có liên quan đến đề tài Hoàng Thị Hồng Lê (2014), nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác có xu hướng tăng theo quy mô tổng nguồn vốn,“song tỷ trọng trong cơ cấu vốn có xu hướng giảm. Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm ưu thế. Năm 2010, nguồn vốn này đạt tỷ trọng 21,36%, năm 2011 đạt 28,63%, đặc biệt là năm 2012, tỷ trọng này tăng vọt đạt 47,16%. Tiền gửi của tổ chức kinh tế có giá trị tăng song tỷ trọng trong tổng cơ cấu vốn có xu hướng giảm dần qua các năm. Nghiên cứu cũng đề xuất một số nhóm giải pháp như: Nhóm giải pháp liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn từ tiền gửi cá nhân; Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình và hệ thống sản phẩm; Nhóm giải pháp liên quan tới chất lượng dịch vụ và truyền thông; Nhóm giải pháp liên quan tới hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng và Nhóm giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng lực nhân sự và phát triển mạng lưới.” Nguyễn Thị Kim Tuyền (2013), nghiên cứu về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của“Ngân hàng TMCP Tiên Phong Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng bằng cách điều tra, thu thập thông tin khách hàng, sau đó tiến hành so sánh, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp như: Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động huy động vốn tiền gửi của TPB; Phát triển dịch vụ hỗ trợ huy động vốn tiền gửi; Tăng cường hoạt động marketing và thực hiện chăm sóc khách hàng; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới chi nhánh; Tăng cường năng lực tài chính; Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành.” Trần Phụng Thùy Chi (2013),“Giải pháp nâng cao năng lực về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp diễn giải, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm rõ năng lực về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV và phương pháp thống kê mô tả thông
  17. 5 qua khảo sát, phân tích các nhân tố khám phá xử lý bằng phần mềm SPSS. Tác giả đề xuất các nhóm giải pháp gồm có: Cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của hoạt động huy động vốn; Linh hoạt chính sách lãi suất huy động; Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; Tăng cường hoạt động khuyến mãi, quảng bá thương hiệu và thực hiện chăm sóc khách hàng; Phát huy thế mạnh nguồn nhân lực; Tăng cường năng lực tài chính; Phát huy thế mạnh năng lực uy tín thương hiệu; Phát huy thế mạnh năng lực quản trị; Phát huy thế mạnh mạng lưới hoạt động.” 1.8. Bố cục và kết cấu luận văn Chương 1:“Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của ngân hàng và những dấu hiệu cảnh báo hạn chế năng lực huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng năng lực huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ. Chương 5: Giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ.” Tóm tắt chương 1 Chương 1 - Giới thiệu vấn đề nghiên cứu bao gồm các nội dung như sau: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Các khảo lược nghiên cứu có liên quan đến đề tài và Bố cục kết cấu luận văn.
  18. 6 Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO HẠN CHẾ NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG 2.1. Nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của NHTM 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Theo định nghĩa của Mac thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo Paul Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để tranh giành khách hàng và thị trường”. TheoGS Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ mà là để đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Từ những khái niệm trên thì việc cạnh tranh trong các NHTM là một quy luật tất yếu mà các Ngân hàng phải thực hiện để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh trong các NHTM là sự ganh đua hợp pháp theo quy định của pháp luật, sự đấu tranh hợp pháp giữa các NHTM nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như giành lấy thị phần, đạt được lợi nhuận cao, mở rộng nguồn vốn, thu hút nguồn nhân nhân lực hay đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.“Cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của các NHTM.” 2.1.2. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh 2.1.2.1. Mô hình của Michael Porter Michael Porter là nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay. Ông đã mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Ông đã viết hai cuốn
  19. 7 sách nổi tiếng là: “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy, 1980) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (CompetitiveAdvantage of Nations, 1990). Hai quyển sách này chứa đựng hầu hết những tư tưởng của ông về cạnh tranh trên thị trường. Ông cho rằng, nếu một doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hoá sản phẩm thì không thể đảm bảo cho sự thành công trong lâu dài. Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Điểm nổi bật và quan trọng nhất trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô hình năm áp lực cạnh tranh. Ông cho rằng, trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có năm yếu tố tác động, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tồn tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ có các sản phẩm dịch vụ thay thế xuất hiện; áp lực cạnh tranh từ sức ép của khách hàng; và cuối cùng là áp lực từ các nhà cung cấp. Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Nguồn: Michael Porter (1985) Từ mô hình trên ông đề xuất các chiến lược như sau: Chiến lược chi phí thấp nhất: Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược này là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất. Đặc điểm
  20. 8 của chiến lược này là tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí; Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm; Không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới; Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm “khách hàng trung bình”. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Mục tiêu của các công ty theo đuổi chiến lược này là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể. Đặc điểm của chiến lược này là cho phép công ty định giá ở mức cao; Tập trung vào việc khác biệt hóa; Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau; Không quan trọng về chi phí. Chiến lược tập trung: Mục tiêu của chiến lược này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm. Đặc điểm của chiến lược này là có thể theo chiến lược chi phí thấp; Có thể theo chiến lược khác biệt hoá sản phẩm; Tập trung phục vụ phân khúc mục tiêu. Chiến lược phản ứng nhanh: Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp, rồi chuyển sang chiến lược khác biệt hóa, và sau đó là biết cách kết hợp hai chiến lược trên. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thời gian. Điều này thể hiện trên các khía cạnh sau đây: Phát triển sản phẩm mới; Cá nhân hóa các sản phẩm; Hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu; Phân phối các sản phẩm theo đơn đặt hàng; Điều chỉnh các hoạt động Marketing; Quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng. 2.1.2.2. Mô hình của Victor Smith (2002) Theo mô hình nghiên cứu của Victor Smith (2002), có năm nhân tố thể hiện năng lực cốt lõi của một tổ chức tài chính bao gồm: Nhân tố Nhãn hiệu: Bằng việc phát triển sự nhận biết về nhãn hiệu, Ngân hàng sẽ làm tăng giá trị trên thị trường thông qua việc quảng cáo và các chiến lược Marketing, không ngừng củng cố niềm tin và sự thỏa mãn của khách hàng. Quản trị thương hiệu thành công sẽ giúp cho Ngân hàng tăng thêm giá trị. Phát triển nhãn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2